Giáo án Lớp 5 tuần 1 và 2

Giáo án Lớp 5 tuần 1 và 2

TIẾT 1:TẬP ĐỌC

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. Mục tiêu

-Biết đọc nhấn giọng ở các từ cần thiết, ngắt nhgỉ hơi đúng chỗ.

 - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn .

- Học thuộc lòng đoạn từ:“ Sau 80 năm giời . của các em”.Trả lời được các câu hỏi 1,2 3.

- Với học sinh khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến, tin tưởng.

* TTHCM:Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước,trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ trang 4, SGK

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 62 trang Người đăng nkhien Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 1 và 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
Tiết 1:Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I. Mục tiêu 
-Biết đọc nhấn giọng ở các từ cần thiết, ngắt nhgỉ hơi đúng chỗ..
 - Hiểu nội dung bài: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn .
- Học thuộc lòng đoạn từ:“ Sau 80 năm giời ... của các em”.Trả lời được các câu hỏi 1,2 3.
- Với học sinh khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến, tin tưởng. 
* TTHCM:Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước,trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
II. Đồ dùng dạy học :
• Tranh minh hoạ trang 4, SGK 
• Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Mở đầu 
- Giáo viên giới thiệu khái quát nội dung và chương trình phân môn Tập đọc của học kỳ I lớp 5. 
- GV yêu cầu học sinh mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm trong sách
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ. 
- Giới thiệu : Tranh vẽ minh hoạ chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
-Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
- GV nêu : Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng . 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a) Luyện đọc
 - GV yêu cầu HS mở SGK trang 4-5 sau đó gọi 1 HS khá đọc cả bài. 
- GV chia đoạn :2 đoạn
Đoạn 1 :Từ đầu....Vậy các em nghĩ sao ?
Đoạn 2 :Phần còn lại.
-Yêu cầu HS luyện đọc tiếp nối, GV chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
-Lần 1 :2 HS đọc nối tiếp (kết hợp luỵên đọc từ khó ) :tựu trường,hết thảy,sung sướng,siêng năng,...
-Lần 2 :2 HS đọc nối tiếp (kết hợp giải nghĩa từ ) 
-Lần 3 :2 HS đọc nối tiếp bài.
- GV đọc mẫu 
b) Tìm hiểu bài
1) Em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? 
2) Em hãy giải thích rõ hơn về câu của Bác Hồ “ Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em ’’
3) Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi: “ Vậy các em nghĩ sao ? ’’
-Em hãy nêu ý chính của đoạn 1 trong bức thư ?. 
-Y/C HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi. 
4) Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ? 
5) Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
-Em hãy nêu ý chính của đoạn 2 trong bức thư ?. 
- Trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở học sinh điều gì ? 
c) Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- GV hỏi : Chúng ta nên đọc bài thế nào cho phù hợp với nội dung ? 
- GV nêu : Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn 2, hãy theo dõi cô đọc và tìm các từ cần nhấn giọng. 
-GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- GV tổ chức cho 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn thứ.
- GV yêu cầu HS tự học thuộc lòng đoạn thứ “ Sau 80 năm giời nô lệ  nhờ một phần lớn ở công học tập của các em “ 
- GV mời 3 HS đọc thộc lòng trước lớp.
- Tuyên dương HS đọc thuộc lòng tốt, biết đọc diễn cảm. 
C. Củng cố – dặn dò:
-Qua bức thư của Bác em thấy Bác có tình cảm gì với các em HS ? Bác gửi gắm hy vọng gì vào các em HS ?
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm tên của các chủ điểm: Việt Nam- Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người. 
- HS nêu: Tranh vẽ Bác Hồ và các bạn thiếu nhi trên khắp mọi miền Tổ quốc, hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay theo hình chữ S. 
- Lắng nghe .
- Quan sát, trả lời: Tranh vẽ cảnh Bác Hồ đang viết thư cho các cháu thiếu nhi.
-1 HS đọc -HS cả lớp theo dõi và đọc thầm. 
- 3 cặp HS luyện đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp, HS cả lớp theo dõi và đọc thầm.
-2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài.
-2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài.
-1 HS đọc chú giải ,cả lớp đọc thầm trong SGK. 
.-2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài.
- Cả lớp theo dõi
1) Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, này khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này các em học sinh được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. 
2) Từ thán 9 – 1945 các em HS được hưởng một nền gíao dục hoàn toàn Việt Nam. Để có được điều đó, dân tộc ta phải đấu tranh kiên cường, hi sinh mất mát trong suốt 80 năm chống thực dân Pháp đô hộ. 
3) Bác nhắn các em HS cần phải nhớ tớ sự hi sinh xương máu của đồng bào để cho các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.
 +ý1 : Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9 – 1945 với các ngày khai giảng trước đó. 
-HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi. 
4)Sau Cách mạng tháng Tám, toàn dân ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. 
5) Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựngđất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. 
 + ý 2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước.
- Một HS nêu ý kiến: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn. Bác tin tưởng rằng HS Việt Nam sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng, to đẹp, sánh vai các cường quốc năm châu. 
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung và thống nhất. 
 + Đoạn 1 : đọc với giọng nhẹ nhàng thân ái. 
 + Đoạn 2 : đọc với giọng xúc động, thể hiện niềm tin. 
- HS theo dõi GV đọc mẫu, dùng bút chì gạch chân các từ cần phải nhấn giọng, gạch chéo vào chỗ cần chú ý ngắt giọng. 
- HS thực hiện :
 + Nhấn giọng ở cá từ ngữ : Xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sanh vai, phần lớn. 
 + Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ : ngày nay / chúng ta cần phải  ; nước nhà trông mong/ chờ đợ các em rất nhiều. 
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. 
- 3 HS tham gia cuộc thi lần lược đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- HS tự học thuộc, sau đó 2 bạn ngồi cạnh kiểm tra lẫn nhau.
- 3 HS lần lượt đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Tiết 2:Đạo đức
em là học sinh lớp 5 
 I. Mục tiêu:
	Giúp HS biết.
	HS lớp 5 là HS lớn nhất của trường ,cần phải gưong mẫu cho các em lớp dưới học tập. 	
	+ Có ý thức học tập, rèn luyện .
 +Vui và tự hào là HS lớp 5.
 + Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức rèn luyện 
	* KNS : + Có kỹ năng tự nhận thức (được mình là học sinh lớp 5 ).
 + Kỹ năng xác định giá trị ( xác định được giá trị của học sinh lớp 5 ).
 +Kỹ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống đẻ xứng đáng là HS lớp 5)
II. Đồ dùng dạy học.
	+ Tranh vẽ các tình huống SGK .
	+ Phiếu bài tập cho mỗi nhóm ( H Đ 1 – tiết 1).
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Tiết 1
Hoạt động 1 : Vị thế của HS lớp 5
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
- GV treo tranh ảnh minh hoạ các tình huống như SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của tình huống.
+ GV gợi ý tìm hiểu tranh
Câu hỏi gợi ý.
1. Bức tranh thứ nhất chụp cảnh gì ?
2. Em thấy nét mặt các bạn như thế nào ?
3. Bức tranh thứ hai vẽ gì ?
4. Cô giáo đã nói gì với các bạn ?
5. Em thấy các bạn có thái độ như thế nào?
6. Bức tranh thứ ba vẽ gì.
7. Bố của bạn HS đã nói gì với bạn?
8. Theo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen?
9. Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên?
+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
- GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
+ GV yêu cầu HS trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.
+ Yêu cầu HS các nhóm theo dõi nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
- HS chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận.
+ HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
1. Bức tranh thứ nhất chụp cảnh các bạn HS lớp 5 trường tiểu học Hoàng Diệu đón các em là HS lớp 1.
2. Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, háo hức.
3. Bức tranh thứ hai vẽ cô giáo và các bạn HS lớp 5 trong lớp học.
4. Cô giáo nói: Cô chúc mừng các em đã lên lớp 5!
5. Em thấy các bạn ai cũng rất vui vẻ, hanh phúc, tự hào.
6. Bức tranh thứ ba vẽ bạn HS lớp 5 và bố cảu bạn.
7. Bố bạn nói : Con trai bố ngoan quá. Đúng là HS lớp 5 có khác.
8. Bạn HS đó đã tự giác học bài, làm bài tập, tự giác làm việc nhà
9. Tuỳ từng HS mà có những cảm nghĩ khác nhau.
+ HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
HS thực hiện.
+ HS các nhóm trình bày.
+ HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2.Em tự hào là HS lớp 5.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời.
+ Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình?
+ Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5.
- GV cho HS nối tiếp nhau trả lời.
- GV nhận xét và kết luận
- HS thực hiện
-HS nêu ý kiến theo suy nghĩ của cá nhân. ví dụ.
+ Học tốt, nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo, lễ phép, giữ gìn sách vở sạch sẽ, chú ý nghe cô giáo giảng
+ Chăm học hơn, tự tin hơn, tự giác học tập hơn, giúp đỡ các bạn học kém trong lớp
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3:Trò chơi “ MC và HS lớp 5”
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
+ GV nêu bối cảnh: Trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới. Có một chương trình dành cho các bạn mói vào lớp 5 có tên gọi “ gặp gỡ và giao lưu”.
- HS tiến hành chia nhóm.
+ HS nghe và nắm được cách chơi.
GV hướng dẫn cách chơi: HS trong nhóm sẽ thay phiên nhau đóng vai MC để giao lưu với các bạn HS lớp 5 ( số thành viên còn lại trong nhóm )
+ GV đưa ra câu hỏi gợi ý cho MC ( HS có thể tự đặt câu hỏi)
+ Bạn nghĩ gì về lễ khai giảng ngày hôm nay?
+ Năm nay bạn đã là HS lớp 5, vậy bạn hãy cho mọi người biết HS lớp 5 thì có những điểm gì khác với các HS lớp khác trong trường.
+ Bạn hãy nêu cảm nghĩ của mình khi là HS lớp 5.
+ Khi là HS lớp 5, bạn cảm thấy hài lòng về những điểm mạnh vào của mình?
+ Bạn nói một vài điểm bạn cần phải cố gắng khắc phục để xứng đáng là HS lớn nhất trường, được không?
+ Bạn dự định khắc phục những điểm yếu của mình như thế nào?
+ Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm chơi.
- GV cho HS làm việc cả lớp.
+ GV mời 1 HS lên làm MC dẫn chương trình cho HS cả lớp cùng chơi.
- GV khen ngợi.
- GV gọi 2, 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK
- GV chốt lại bài học:
+ Các nhóm thực hiện trò chơi.
+ HS thực hiện trò chơi dưới sự tổ chức, điều khiển của bạn MC.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm cho những trò chơi sau.
- HS đọc.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ Bạn có thể hát hay đọc một bài thơ về chủ đề “ trường học” để tặng cho mọi người trong buổi giao lưu  ... c điểm đính khuy) và sự chuẩn bị dụng cụ,vật liệu thực hành đính khuy hai lỗ của HS.
-GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành: Mỗi HS đính 2 khuy
-GV theo dõi , h/d thêm cho những h/s còn lúng túng. 
- HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ
- HSđọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực hiện cho đúng 
- HS thực hành đính khuy theo nhóm.
C.Củng cố- dặn dò.
-G Vnhận xét sự chuẩn bị , tinh thần, thái độ học tập .
_____________________________________________________
Thứ sáu ngày 17 tháng 09 năm 2010
To ỏn
Hỗn số ( tiếp ) 
I .Mục tiêu : 
 *Kiến thức: HS nhận biết chuyển một hỗn số thành phân số .
*Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính .
*Thái độ: GD lòng ham thích học toán .
II. Đồ dùng dạy học :
Các tấm bìa cắt và vẽ như SGK 
III. Các hoạt động dạy học :
 1.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết hỗn số ( GV đọc )
Nhận xét , ghi điểm. 
2.Dạy bài mới :
 1. Giới thiệu bài 
 GV giới thiệu trực tiếp 
2. Hình thành khái niệm mới 
 - GV giúp HS phát hiện vấn đề 
- Cho HS quan sát 
- GV ghi bảng cách chuyển đổi 
 2= 2 + = = 
? Để viết hỗn số thành phân số ta làm như thế nào ? 
- GV chốt ý .
 3. Luyện tập thực hành 
Bài 1 : 
-Yêu cầu HS nêu đề bài . 
- GV gọi HS chữa bài .
Bài 2 : Cho HS làm bài làm bài theo mẫu 
Hỏi thêm HS về cách cộng , trừ hai phân số cùng mẫu .
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2
Hoạt động cá nhân 
- HS nhận ra có 2và nêu vấn đề 2 có thể bằng phân số 
- HS nêu cách chuyển đổi .
- HS nhận xét ở dạng khái quát như SGK.
- HS tự chuyển phân số thành hỗn số . làm bài vào vở . 1HS lên làm trên bảng 
- Đổi vở , kiểm tra bài của bạn. 
- 3 HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét , đánh giá bài của bạn .
 4 . Củng cố – dặn dò : 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học .
Tuyên dương những HS làm việc tích cực trong giờ học .Dặn dò về nhà
__________________________________
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa 
I. Mục tiêu 
 *Kiến thức: Tìm được từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1), xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa( BT2)
*Kĩ năng: Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa
*Thái độ: : GD lòng ham thích viét văn
II. Đồ dùng dạy – học : • Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ. 
 • Giấy khổ to, bút dạ.
 III. các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 1 câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc các từ có tiếng quốc mà mình tìm được. Mỗi HS đọc 5 từ.
- Nhận xét HS học từ ở nhà.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 3 HS đứng tạ chỗ đọc bài. 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em cùng luyện tập về từ đồng nghĩa, viết đoạn văn có sử dụng các từ đồng nghĩa.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. Nhắc HS chỉ cần ghi các từ đồng nghĩa vào vở. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Các từ đồng nghĩa : mẹ, má, u, bu, bần, bủ, mạ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm và yêu cầu hoạt động nhóm theo hướng dẫn: 
 + Chia giấy thành các cột, mỗi cột là 1 nhóm các từ đồng nghĩa. 
 + Đọc các từ cho sẵn. 
 + Tìm hiểu nghĩa của các từ. 
 + Xếp các từ đồng nghĩa với nhau vào 1 cột trong phiếu. 
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác - nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Hỏi : Các từ ở từng nhóm có nghĩa chung là gì ? 
- Nhận xét, khen ngợi.
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 - Yêu cầu HS tự làm bài. 
Gợi ý : Viết đoạn văn miêu tả trong đó có dùng các từ ở bài 2, dùng càng nhiều từ càng tốt, không nhất thiết phải là các từ cùng một nhóm đồng nghĩa. 
- Gọi 2 HS đã viết bài vào giấy khổ to dán bài tập lên bảng đọc đoạn văn cho cả lớp nghe. GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS . 
- Cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi 3 HS đọc bài của mình, yêu cầu HS khác nhận xét, sau đó sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng HS. Cho điểm những HS đạt yêu cầu. 
Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 1 HS làm trên bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- HS làm việc trong nhóm 4 người. 
Cá nhóm từ đồng nghĩa
1
bao la 
mênh mông
bát ngát
thênh thang
2
lung linh 
long lanh
lóng lánh
lấp loáng
lấp lánh
3
vắng vẻ
hiu quạnh
vắng teo
vắng ngắt
hiu hắt
- 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
- Chữa bài vào vở. 
- 3 HS tiếp nối nhau gải thích. 
 + Nhóm 1 : Đều chỉ một không gian rộng lớn, đến mức như vô cùng, vô tận.
 + Nhóm 2 : Đều gợi tả vẻ lay động rung rinh của vật có ánh sáng phản chiếu vào.
 + Nhóm 3 : Đều gợi tả sự vắng vẻ, không có người, không có biểu hiện hoạt động của con người. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS làm bài vào vở giấy khổ to, các HS khác làm vào vở. 
- 2 HS lần lượt đọc bài trước, cả lớp lắng nghe, nhận xét. 
- 3 đếm 5 HS đọc đoạn văn miêu tả. 
C. Củng cố – dặn dò :- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và chuẩn bị bài sau.
_________________________________
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục đích yêu cầu
*Kiến thức: Nhận biết được bảng số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu ( BT 1)
*Kĩ năng: Thống kê được số HS trong lớp tho mẫu ( BT 2), Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng. 
*Thái độ: : GD lòng ham thích , viết văn.
II .Đồ dùng học tập: -VBTTV
-Bảng phụ cho bài tập 2
II .Hoạt động dạy và học 
1.Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2-3 em đọc bài hôm trước
2.Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài :
 SGV-tr80 
2. Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi 1 HS đọc yêu vầu bài tập số1,xác định yêu cầu của bài 1 ?
 Làm mẫu phần a-1
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả 
GV giới thiệu 2cách trình bày thống kê : 
-Nêu số liệu(số khoa thi, số tiênd sĩ ..,số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay).
-Trình bày bảng số liệu (so sánh số khoa thi
,số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại).
-Qua 2cách trình bày, em thấy cách trình bày nào hơn?vì sao? 
Bài 2:
Sau khi XĐ yêu cầu đề bài HS thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả 
3.Củng cố ,dặn dò
 -NX tiết học.
 - Ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm bài văn 
185 khoa thi, lấy đỗ gần3000 tiến sĩ.
Nhóm khác NX, bổ sung
Bảng thống kê SGKtr15
.
-Số bia và số tiến sĩ(từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779)có tên Nhóm khác NX, bổ sung c trên bia còn lại đến ngày nay: số bia - 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia - 1306. 
Cách thống kê . vì :
-Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
-Tăng sức thuyết phục cho NX về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Nhóm khác NX, bổ sung.
Nhiều em đọc bảng thống kê, nêu các số liệu .
Biểu dương nhóm làm bài đúng nhất, đọc tốt nhất.
HS viết vào vở 
____________________________________
Khoa học
cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
I. mục tiêu. Giúp HS :
*Kiến thức: Biết được cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố.
*Kĩ năng: Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
*Thái độ: : Biét giữ gìn cơ thể của mình để luôn được mạnh khoẻ .
II. đồ dùng dạy học.
	+ Các hình ảnh trong SGk trang 10, 11	
III. các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ.
+ GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài trước+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Bài mới
1. - GV giới thiệu bài.
- HS lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi :
+ Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Sự hình thành cơ thể người.
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết địn giới tính của mỗi người.
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
- Gv giảng
+Cơ quan sinh dục của cơ thể quyết định giới tính của mỗi người.
+ Cơ quan sinh dục nam tạo tinh trùng.
+ cơ quan sinh dục nữ tạo trứng.
+ Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
+ Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ.
- Lắng nghe
Hoạt động 2.Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: cùng quan sát kĩ hình minh hoạ sơ đồ quá trình thụ tinh và đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Gọi 1 HS lên bảng gắn giấy ghi chú thích dưới mỗi hình minh họa và mô tả khái quát quá trình thụ tinh theo bài mình làm.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét.
- Gọi 2 HS mô tả lại.
- Gv kết luận
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối vào các hình với chú thích thích hợp trong SGK
- 1 HS lên bảng làm bài tập và mô tả.
- Nhận xét.
- 2 HS mô tả lại.
+Hình 1a: các tinh trùng gặp trứng.
+ Hình 1b. một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
+ hình 1c: trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi.
- Gv nêu yêu cầu: Hãy đọc mục bạn cần biết trang 11 SGK và quan sát các hình minh hoạ 2, 3, 4, 5 và cho biết hình nào chụp thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- GV gọi HS nêu ý kiến.
- GV yêu cầu HS mô tả đặc điểm của thai nhi, em bé ở từng thời điểm được chup trong ảnh.
- Nhận xét, khen ngợi.
- GV kết luận
- HS làm việc theo cặp cùng đọc SGK, quan sát hình và xác định các thời điểm của thai nhi được chụp.
- 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về từng hình, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến
+ Hình 2: thai được khoảng 9 tháng.
+ Hình 3: Thai được 8 tuần.
+ Hình 4: Thai được 3 tháng.
+ Hình 5: Thai được 6 tuần.
- 4 HS tiếp nối nhau trả lời.
+ Khi thai được 5 tuần ta nhìn thấy hình dạng của đầu và mắt nhưng chưa có hình dạng của người, vẫn còn một cái đuôi.
+ Khi thai được 8 tuần đã có hình dạng của một con người, đã nhìn thấy mắt, tai, tay và chân nhưng tỉ lệ giữa đầu, thân và chân tay chưa cân đối, đầu rất to.
+ Khi thai được 3 tháng, đã có đầy đủ các bộ phần của cơ thể và tỉ lệ giữa các phần cơ thể cân đối hơn so với giai đoạn thai 8 tuần.
+ Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
C . Củng cố dặn dò: - Muốn cơ thể khoẻ mạnh em cầ làm gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 day du moi thu cuc chuan.doc