Toán
Ôn tập về phân số
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập.
Tuần 35 Thứ hai ngày 16 tháng 5 năm 2011 Chào cờ Triển khai kế hoạch tuần 35 Học bù nhỉ lễ 30 tháng 4 Thứ ba ngày 17 tháng 5 năm 2011 Học bù nghỉ lễ 1 -5 Thứ tư ngày 18 tháng 5 năm 2011 Khảo sát chất lượng năm Thứ năm ngày 19 tháng 5 năm 2011 Toán Ôn tập về phân số Toán ôn tập về số thập phân I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 5’ 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên chữa bài 5 tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. 27’ 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2 Hoạt động 1: - Cho học sinh tự làm rồi chữa bài tập. - Nhận xét, chữa. 3.3. Hoạt động 2: - Làm tương tự bài 1. 3.4. Hoạt động 3: Làm vở. - Cho học sinh làm rồi trao đổi bài để kiểm tra. 3.5. Hoạt động 4: Làm vở. - chấm vở. - Gọi lên bảng chữa. - Nhận xét, cho điểm. 3.6. Hoạt động 5: Làm vở. - Học sinh tự làm rồi chữa. - Đọc yêu cầu của bài 1. a) 63,42: Sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai. - Có phần nguyên là 63, phần thập phân là 42 phần trăm. - Trong số 63,42 kể từ trái sang phải 6 chỉ 6 chục, 3 chỉ 3 đơn vị, 4 chỉ 4 phần mười, 2 chỉ 3 phần trăm. - Đọc yêu cầu bài 2. + Học sinh tự làm bài rồi đọc miệng để chữa bài. c) Không đơn vị, bốn phần trăm viết là: 0,04. Đọc là: không phẩy không bốn. - Đọc yêu cầu bài 3. Kết quả là: 74,60 ; 284,30 ; 401,25 ; 104,00 - Đọc yêu cầu bài 4. a) 0,3 ; 0,03 ; 4,25 ; 2,002 b) 0,25 ; 0,6 ; 0,875 ; 1,5 - Đọc yêu cầu bài 5. 3’ 4. Củng cố- dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị bài sau. Tập làm văn ôn tập về tả người I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho 1 bài văn tả người, một dàn ý đủ 3 phần. 2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người, trình bày rõ ràng, rành mạch. II. Chuẩn bị: - Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 32’ 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: - Giáo viên dán lên bảng tờ phiếu đã viết 3 đề bài rồi cùng học sinh phân tích từng đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. Bài 2: - Giáo viên nhắc nhở học sinh cần nói theo sát dàn ý nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu. - Chọn học sinh đọc nội dung bài tập 1. - Học sinh đọc gợi ý 1, 2 SGK. - Cả lớp theo dõi. - Học sinh viết thành dàn ý bài văn. - Học sinh trình bày. - Học sinh tự sửa dàn ý bài viết của mình. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2. - Dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người. - Học sinh trao đổi nhận xét cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày diễn đạt, bình chọn người trình bày hay nhất. 3’ 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. - Giao bài về nhà. Tập làm văn ôn tập về tả cảnh I. Mục đích, yêu cầu: 1. Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong kọc kỳ I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó. 2. Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả. 3. Học sinh chăm học văn. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Tiếng Việt 5. - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 3’ 1. Giới thiệu bài: 29’ 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: - Giáo viên nhắc học sinh chú ý 2 yêu cầu của bài tập. - Giáo viên dán lên bảng tờ phiếu để học sinh trình bày theo mẫu. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt lại rồi dán lên bảng. Bài 2: - Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào? b) Tìm những chi tiết cho ta thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế? c) Hai câu thơ cuối bài thể hiện tình cảm gì của tác giả? - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh trao đổi cùng bạn bên cạnh làm vào vở bài tập. - Học sinh trình bày miệng dàn ý 1 bài văn. - Học sinh đọc nối tiếp nhau nội dung bài 2. - Cả lớp đọc thầm, đọc lướt bài văn. - Học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi. - Tả theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ. - Mặt trời chưa xuất hiện những tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng. - Thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố. 3’ 3. Củng cố- dặn dò: - Chốt nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. - Giao bài về nhà. Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I. Mục đích, yêu cầu: 1. Học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện kết quả, giả thiết, kết quả. 2. Biết tạo các câu ghép có quan hệ điều kiện- kết quả, giả thiết kết quả, bằng cách điền quan hệ từ hoặc quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống. 3. Học sinh có ý thức ôn tập thường xuyên, liên tục. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, bút dạ và 3- 4 tờ phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: 4’ A. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh chữa bài tập 3, 4. 28’ B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: Bài 1: - Giáo viên nhắc học sinh trình tự bài làm. - Giáo viên gọi học sinh chỉ vào câu văn đã viết trên bảng, nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Nếu trời trở rét/ thì em phải mặc thật ấm. b) Con phải mặc ấm, nếu trời trở rét. Bài 2: - Giáo viên gọi học sinh lấy ví dụ. c) Ghi nhớ: sgk d) Luyện tập: Bài 1: - Giáo viên gọi 2 học sinh phân tích 2 câu văn, câu thơ đã viết trên bảng. Bài 2: - Giáo viên dán 3- 4 tờ phiếu đã viết nội dung. - Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 3: Hướng dẫn làm tương tự như bài tập 2. - Giáo viên gọi học sinh lên trình bày. - Giáo viên và cả lớp nhận xét và chốt lại ý đúng. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh đọc thầm 2 câu văn, suy nghĩ rồi phát biểu ý kiến. - 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nếu thì - 2 vế câu ghép được nối với nhau chỉ bằng quan hệ từ nếu. - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh nêu ví dụ. + Nếu trời mưa to thì lớp ta nghỉ lao động. + Lớp ta nghỉ lao động nếu trời mưa to. - Học sinh đọc lại. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 rồi làm cá nhân. - Học sinh trình bày. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh suy nghĩ làm bài. - Học sinh lên bảng trình bày kết quả. a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại. b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi. c) Nếu ta chiếm được cao điểm này thì trận đánh sẽ mất thuận lợi. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3. - Học sinh làm bài vào vở. a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà cùng vui. b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công. c) Nếu Hồng chịu khó học tập thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. 3’ 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Giao bài về nhà. Toán ôn tập về tính chu vi - diện tích một số hình I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn) II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài 4 tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hoạt động 1: Đọc yêu cầu bài 1. - Cho học sinh tự làm rồi gọi lên bảng chữa. - Nhận xét, cho điểm. 3.3. Hoạt động 2: Đọc yêu cầu bài 2. Tứ lệ: 1: 1000 3.4. Hoạt động 3: Đọc yêu cầu bài 3. a) Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là: 120 x = 80 (m) Chu vi khu vườn hình chữ nhật là: (120 + 80) x 2 = 400 (m) b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là: 120 x 80 = 9600 (m2) = 0,96 a Đáp số: a) 400 b) 9600m2 = 0,96 a bài giải Đáy lớn là: 5 x 1000 = 5000 (cm) = 50 (m) Đáy bé là: 3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 (m) Chiều cao là: 2 x 1000 = 2000 (cm) = 20 m Diện tích mảnh đất hình thang là: (50 + 30) x 20 : 2 = 800 (m2) Đáp số: 800 m2 Bài giải a) SABCD = 4 x S∆BOC SABCD = (4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2) b) Diện tích hình tròn là: 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích phần tô đậm là: 50,24 – 32 = 18,24 (cm2) Đáp số: 18,24 cm2 4. Củng cố- dặn dò: - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. Tập làm văn ôn tập về tả con vật I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim hoạ mi hót, học sinh được củng cố hiểu biét về văn tả con vật (cấu tạo của bài văn tả con vật, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hoá) - VIết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích. II. Chuẩn bị: - Tờ phiếu viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật. - Tranh, ảnh một vài con vật. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 4’ 2. Kiểm tra bài cũ: - 2, 3 học sinh đọc đoạn văn hoặc bài văn về nhà các em đã viết lại cho hay. - Nhận xét. 28’ 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hoạt động 1: Làm miệng. - Giáo viên dán lên bảng tờ phiếu viết cấu tạo 3 phần bài văn tả con vật. - Giáo viên chốt lại: a) Đoạn gồm 3 đoạn. + Đoạn 1: (câu đầu)- (Mở bài tự nhiên) + Đoạn 2: (Tiếp theo cỏ cây) + Đoạn 3: (Tiếp theo đến đêm dày) + Đoạn 4: (Phần còn lại) (Kết bài không mở rộng) b) Tác giả quan sát chim hoạ mi bằng những giác quan nào? c) Học sinh nói tiếp những chi tiết hoặc hình ảnh em thích? Vì sao? 3.3. Hoạt động 2: Bài 2: Làm vở. - Nhắc chú ý: Viết đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật. - Nhận xét cho điểm những đoạn hay. - 2 học sinh nối tiếp đọc nội dung bài. Học sinh 1 đọc bài Chim hoạ mi hót. Học sinh 2 đọc các câu hỏi. + Mời 1 học sinh đọc. - Học sinh phát biểu ý kiến. + Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều. + Tả tiếng hót đặc biệt của chim hoạ mi vào buổi chiều. + Tả cách ngủ đặc biệt của chim hoạ mi trong đêm. + Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi. + Bằng nhiều giác quan. - Thị giác: thấy hoạ mi bay đến bụi tầm xuân, thấy hoạ mi nhắm mắt - Thính giacs: Nghe tiếng hót của hoạ mi. - Đọc yêu cầu bài tập. - 1 vài học sinh nói con vật em định tả. - Học sinh viết bài. - Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn viết. - Nhận xét. Tập đọc ôn tập (t1) I. Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. - Tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút. Củng cố, khắc sâu kiến thức về CN- VN trong từng kiểu câu kể. - Học sinh tự giác, tích cực trong giờ kiểm tra. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên 11 bài tập đọc; 5 bài tập đọc học thuộc lòng từ tuần 19 - 34. - Phiếu học tập. Bảng phụ chép nội dung về ... t độ dân số của Sơn La là 100 người/ km2 thì trung bình mỗi km2 có thêm: 100 - 61 = 39 (người) Khi đó dân số của tỉnh Sơn La tăng thêm là: 39 x 14210 = 554 190 (người) Đáp số: a) Khoảng 35,82% b) 554 190 người 2’ 4. Củng cố- dặn dò: - Hệ thống bài - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu ôn tập ( t6) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nghe viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ” - Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. II. Chuẩn bị: - Băng giấy viết 2 để bài. III. Các hoạt động dạy học: 1’ 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 32’ 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hoạt động 1: Nghe - viết - GV đọc thầm lại 11 dòng thơ. - Giáo viên nhắc chú ý những từ dễ sai Sơn Mỹ, chân trời, - Giáo viên đọc từng dòng thơ. - Giáo viên chấm bài, nhận xét. 3.3. Hoạt động 2: Làm vở - Giáo viên cùng học sinh phân tích đề gạch chân dưới những từ quan trọng, xác định đúng yêu cầu. - Quan sát, đôn đốc các em làm bài. - Chấm bài. - Học sinh nghe và theo dõi trong SGK. - Học sinh đọc thầm lại. - Học sinh viết. - Đọc yêu cầu bài 2. a) Tả một đám trẻ (không phải tả 1 đứa trẻ) đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò. b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yêu tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê. - Học sinh làm bài. 2’ 4. Củng cố- dặn dò: - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị bài sau. Chính tả Kiểm tra cuối kỳ (đọc – hiểu) ( Đề của tổ) Kỹ thuật Lắp ghép mô hình tự chọn (t3) I. Mục tiêu: - Học sinh biết lựa chọn các mô hình mình thích để lắp ghép. - Rèn đôi tay khéo léo, óc sáng tạo. - Yêu thích lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép. III. Các hoạt động dạy học: 1’ 1. ổn định: 2. Kiểm tra: 32’ 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự lựa chọn mô hình để lắp ghép. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lựa chọn chi tiết. ? Học sinh lựa chọn chi tiết. * Hoạt động 3: Lắp ghép mô hình. ? Hướng dẫn học sinh lắp ghép mô hình. - Giáo viên bao quát, giúp đỡ. * Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm. - Giáo viên nhận xét, biểu dương. * Hoạt động 5: Tháo cắt các chi tiết. ? Học sinh tháo dỡ cắt các chi tiết. - Học sinh suy nghĩ lựa chọn. - Học sinh nối tiếp nêu mô hình mình chọn lắp trước lớp. - Học sinh lựa chọn chi tiết phù hợp để lắp ghép mô hình tự chọn. - Sắp xếp các chi tiết đã lựa chọn. - Học sinh lắp ghép mô hình mình đã lựa chọn theo đúng quy định. - Giữ trật tự, đảm bảo an toàn khi thao tác lắp. - Học sinh trưng bày sản phẩm. - Bình chọn sản phẩm đẹp. - Học sinh tháo các chi tiết. - Kiểm tra cac chi tiết. - Cất giữ bảo quản các chi tiết. 1’ 4. Củng cố: - Hệ thống nội dung. - Liên hệ- nhận xét. 1’ 5. Dặn dò: - Giao việc Buổi chiều Địa lí Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ ii ( Đề của tổ) Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố về giải toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hộp chữ nhật và sử dụng máy tính bỏ túi. - Rèn kĩ năng giải toán thành thạo. - Giáo dục học sinh có ý thức chăm học. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 4’ 1. Kiểm tra bài cũ: Vở bài tập toán. 28’ 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: Yêu cầu học tính rồi khoanh vào kết quả đúng. Bài 2: GV nêu yêu cầu. - Cho học sinh cách tính thể tích hình hộp chữ nhật. Bài 3: Ôn về toán chuyển động. - Giáo viên nhận xét. Bài 4+5: Giải bài toán. GV hướng dẫn học sinh phân tích đề, cách làm. - GV chấm, chữa bài. - Học sinh làm. - Học sinh nêu kết quả khoanh.D - Học sinh tinh rồi nêu kết quả. - Học sinh nêu đáp án khoanh. - Học sinh làm vở. 1 HS nêu đáp án. - Học sinh làm vở. 3’ 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học, chốt nội dung ôn. - Về nhà ôn bài. Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2011 Thể dục Tổng kết môn học I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Tổng kết môn học. Yêu cầu hệ thống được những kiến thực, kĩ năng cở bản đã học trong năm, đánh giá được sự cố gắng và những điểm còn hạn chế, kết hợp có tuyên dương, khen thưởng những em học sinh xuất sắc. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Lớp học. - Phương thiện: Kẻ bảng hệ thống kiến thức, kĩ năng. Đội hình đội ngũ Bài thể dục phát triển chung Bài tập RLTT KNCB Môn thể thao tự chọn Trò chơi vận động Ôn: - - - Các động tác: - - - 1. Ôn: - - 2. Học mới: - 1. Ôn - - 2. Học mới. - 1. Ôn - - 2. Học mới. - III. Các hoạt động dạy học: 5’ 1. Phần mở đầu: - Giới thiệu bài: - Khởi động: - Nêu mục tiêu, nhiệm vụ bài. - Vỗ tay, hát. 25’ 2. Phần cơ bản: - GV cùng HS hệ thống các ND đã học. - Giáo viên treo băng giấy kẻ bảng. Đặt câu hỏi. - Giáo viên đánh giá kết quả. - Tuyên dương những cá nhân, tổ tập tốt. - Học sinh phát biểu. 1 số học sinh tập các động tác. 5’ 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Trò chơi. - Dặn từ tập luyện trong dịp hè. Giữ vệ sinh và Toán Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II I. Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức toán ở học kì II và cả năm của học sinh ở lớp 5. - Kiểm tra kỹ năng làm bài kiểm tra của học sinh. II. Đồ dùng dạy học: Đề bài, thời gian 45 phút. III. Hoạt động dạy học: 1’ 1. ổn định tổ chức: 2’ 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 35’ 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Giảng bài. - Giáo viên chép đề (giao đề) bài cho học sinh. - Học sinh đọc đề làm bài. Phần 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (5 điểm) 1. Chữ số 9 trong số thập phân 17,209 thuộc hàng nào? A. Hàng nghìn C. Hàng phần trăm B. Hàng phần mười. D. Hàng phần nghìn. 2. Phân số viết dưới dạng số thập phân là: A. 4,5 B. 8,0 C. 0,8 D. 0,45 3. Khoảng thời gian từ lúc 7 giờ kém 10 phút đến lúc 7 giờ 30 phút là: A. 10 phút B. 20 phút C. 30 phút D. 40 phút. 4. Hình dưới đây gồm 6 hình lập phương, mỗi hình lập phương đều có cạnh bằng 3cm Thể tích của hình đó là: A. 18 cm3 B. 54 cm3 C. 162 cm3 D. 243 cm3 5. Đội bóng của một trường học đã thi đấu 20 trận, thắng 19 trận. Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là: A. 19% B. 85% C. 90% D. 95% Phần II: (5 điểm) 1. Đặt tính rồi tính (2 điểm) a) 5,006 + 2,357 + 4,5 c) 21,8 x 3,4 b) 63,21 - 14,75 d) 24,36 : 6 2. Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ và đén tỉnh B lúc 11 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48 km/ giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính quãng đường AB. 3. Viết kết quả tính vào chỗ chấm. Một mảnh đất gồm 2 nửa hình tròn và một hình chữ nhật có kích thước ghi trong hình bên. Diện tích mảnh đất đó là: Bài giải Thời gian ô tô đi từ A đến B và không kể thời gian nghỉ là: (0,5 điểm) 11 giờ 45 phút - 7 giờ - 15 phút = 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ. (0,5 điểm) Độ dài quãng đường AB là: (0,75 điểm) 48 x 4,5 = 216 (km) Đáp số: 216 km (0,25 điểm) Diện tích mảnh đất đó là: 3656 m2 2’ 4. Củng cố- dặn dò: - Thu bài và nhận xét giờ. Mĩ thuật ( GV bộ môn dạy) Tập làm văn kiểm tra định kì ( viết) I. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong bài tả người. - Từ đó học sinh biết cách viết lại cho bài văn hay hơn. II. Tài liệu và phương tiện: Đề kiểm tra. III. Hoạt động dạy học: 1’ 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 35’ 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) GV nêu yêu cầu giờ kiểm tra. 1. Chính tả: Gv đọc cho học sinh viết 1 đoạn trong bài: Con gái. 2. Tập làm văn: GV chép đề lên bảng. Đề bài: Em hãy tả cô giáo em trong 1 giờ học mà em nhớ nhất. - Học sinh làm bài. 2’ 4. Củng cố, dặn dò: - GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. - Về nhà ôn bài. Tiếng Việt Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa. - Rèn kĩ năng nhận biết tốt. - Giáo dục học sinh có ý thức chăm học. II. Các hoạt động dạy học: 4’ 1. Kiểm tra bài cũ: 28’ 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn HS luyện đọc. Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ: a/ chết b/ đeo - GV nhắc lại, chốt ý đúng. - Nêu khái niệm về từ đồng nghĩa. Bài 2: Phân biệt nghĩa của từ “ ba” + ba má + ba tuổi + con ba ba + xe ba gác - GV nhận xét, sửa sai. Bài 3: Đặt câu phân biệt nhgiã của từ “xe”. - GV chốt lại. - Học sinh nêu miệng. + mất, qua đời, hi sinh,.... + mang, xách, cắp,... - HS đặt câu với 1 số từ vừa tìm được. - Học sinh nêu. - Học sinh nêu nghĩa. - Học sinh xác định từ nhiều nghĩa, phân tích. Bác A ( xe) một ( xe) cát về xây nhà. - Xe1 chỉ hoạt động. - Xe 2 chỉ chất liệu. 3’ 3. Củng cố- dặn dò: - GV chốt nội dung ôn tập. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về thực hiện phép cộng, trừ, nhân số thập phân đúng quy định - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng thành thạo. - Giáo dục học sinh có ý thức chăm học. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: 4’ 1. Kiểm tra bài cũ: Vở bài tập toán. 28’ 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: Củng cố +, -, x STP. - Gv đưa ra 1 số phép tính. - GV nhận xét kĩ thuật tính. Bài 2: Tìm x. GV nêu yêu cầu tìm x và nêu cách thực hiện. a. x + 19,52 = 19,92 - Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài 3: Tính. 7,4 x 10 + 14,4 x 10 - Giáo viên nhận xét. Bài 4: Một xe máy đi 1 đoạn đường 2 giờ đầu mỗi giờ đi 12,5 km, 2 giờ sau mỗi giờ đi 17,5 km. Hỏi người đó đi được bao nhiêu km? - GV chấm, chữa bài. - Học sinh thực hiện bảng con. - 1 số học sinh thực hiện bảng lớp. - Học sinh giơ bảng kiểm tra. - Học sinh làm vở. 3HS lên làm bảng. b. 21,07 – x = 18,94 c. x : 7,4 = 14,8 - Học sinh nêu cách làm. - Học sinh làm, chữa bài. Học sinh làm vở. Tính 2 giờ đầu Tính 2 giờ sau Tính cả 2 giờ. 3’ 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học, chốt nội dung ôn. - Về nhà ôn bài. Sinh hoạt Nhận xét tuần 35 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong học kì II. - Biết được tình hình học tập của lớp ở học kỳ II và cuối năm. - Từ đó học sinh biết tự giác để vươn lên trong học tập. II. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Sinh hoạt: a) Sơ kết tuần 35. - Lớp trưởng nhận . - Tổ thảo luận tự đánh giá. - Giáo viên nhận xét và xếp loại tổ. b) Sơ kết học kì II. - Giáo viên nhận xét chung 2 mặt hoạt động của lớp ở học kỳ II: học tập , hạnh kiểm. - Nhận xét từng cá nhân. - Lớp nghe và bổ sung. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà ôn tập những bài đã học.
Tài liệu đính kèm: