Giáo án Địa lí 5 - Tiết học 21: Các nước láng giềng của Việt Nam

Giáo án Địa lí 5 - Tiết học 21: Các nước láng giềng của Việt Nam

 CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM

I- MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể :

 - Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Campuchia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đồ của ba nước này.

 - Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Campuchia và Lào

 - Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.

 - HS khá, giỏi:Nêu những điểm khác nhau của Lào và Campuchia về vị trí địa lí và địa hình.

 * Liên hệ về các biện pháp BV, chống ô nhiễm MT; việc khai thác, sử dụng TNTN hợp lí

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 5 - Tiết học 21: Các nước láng giềng của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ñòa lí - Tieát 21
 CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I- MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể : 
 - Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Campuchia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đồ của ba nước này.
 - Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Campuchia và Lào
 - Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
 - HS khá, giỏi:Nêu những điểm khác nhau của Lào và Campuchia về vị trí địa lí và địa hình.
 * Liên hệ về các biện pháp BV, chống ô nhiễm MT; việc khai thác, sử dụng TNTN hợp lí 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
 - Bản đồ các nước châu Á. 
- Bản đồ tự nhiên châu Á. 
- Các hình minh họa SGK. 
- GV và HS sưu tầm các tranh ảnh, thông tin về tự nhiên, các cảnh đẹp, các ngành kinh tế, văn hóa - xã hội của ba nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc. 
- Phiếu học tập của HS. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
4'
1. Kiểm tra bài cũ : 
+ KT bài: Châu Á(TT) 
Vài HS . 
+ Nhận xét, ghi điểm. 
2. Dạy bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : 
+ Treo lược đồ các nước châu Á và yêu cầu HS chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta. 
- 1 HS lên bảng vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu. 
+ Giới thiệu : Đó là ba nước láng giềng rất gần gũi với nước ta. Trong giờ học này các em sẽ cùng tìm hiểu về ba nước này. 
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài 
8'
Hoạt động 1
CAM-PU-CHIA
+Yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế 
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, cùng xem lược đồ, thảo luận và ghi ra 
một số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Cam-pu-chia. 
phiếu các câu trả lời của nhóm mình.
- Em hãy nêu vị trí địa lý của Cam-pu-chia ? (Nằm ở đâu ? Có chung biên giới với những nước nào, ở những phía nào ?)
- HS nêu. 
- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Cam-pu-chia ?
+ Phnôm Pênh. 
- Nêu nét nổi bật của địa hình Cam-pu-chia ?
+ Địa hình Cam-pu-chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích của Cam-pu-chia, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp, có độ cao từ 200 đến 500m.
- Dân cư Cam-pu-chia tham gia sản xuất trong ngành gì là chủ yếu ? Kể tên các sản phẩm chính của ngành này ?
+ Nông nghiệp là chủ yếu. Lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
- Vì sao Cam-pu-chia đánh bắt được rất nhiều cá nước ngọt ? 
+ Vì giữa Can-pu-chia là Biển Hồ, đây là một hồ nước ngọt lớn như “biển” có trữ lượng cá tôm nước ngọt rất lớn. 
- Mô tả kiến trúc đền Ăng - co Vát và cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân Cam-pu-chia.
+ Đạo Phật. Cam-pu-chia có rất nhiều đền, chùa tạo nên những phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Cam-pu-chia đựơc gọi là đất nước chùa tháp.
+ Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
+ Theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS.
+ Kết luận : Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam Á, giáp biên giới Việt Nam. Kinh tế Cam-pu-chia đang chú trọng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. 
7'
Hoạt động 2 
LÀO
+ GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Lào. 
- HS thảo luận nhóm 6
- Em hãy nêu vị trí địa lý của Lào : (Nằm ở đâu ? Có chung biên giới với những nước nào, ở những phía nào ?)
+ HS nêu. 
- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Lào ?
+ Thủ đô Lào và Viêng Chăn. 
- Nêu nét nổi bật của địa hình Lào ?
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.
- Kể tên các sản phẩm của Lào ?
+ Các sản phẩm của Lào là quế, cánh kiến, gỗ qúy và lúa gạo.
- Mô tả kiến trúc của Luông Pha-băng. Người dân Lào chủ yếu theo đạo gì ?
+ Người dân Lào chủ yếu theo đạo Phật. 
+ Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến,
+ Theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS.
+Kết luận : Lào không giáp biển, có diện tích rừng lớn, là một nước nông nghiệp, ngành công nghiệp ở Lào đang được chú trọng phát triển. 
* Câu hỏi mở rộng với HS khá giỏi : So sánh và cho biết điểm giống nhau trong hoạt động kinh tế của ba nước Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia ? 
- HS trao đổi với nhau và nêu :
. Ba nước đều là những nước nông nghiệp, ngành công nghiệp đang được chú trọng phát triển. 
.Cả ba nước đều trồng được nhiều lúa gạo. 
7'
Hoạt động 3 
TRUNG QUỐC
+Yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Trung Quốc. 
- Mỗi nhóm 6 HS cùng xem lược đồ, thảo luận.
- Em hãy nêu vị trí địa lý của Trung Quốc ? (Nằm ở đây ? Có chung biên giới với những nước nào, ở những phía nào ?)
+ HS nêu.
-Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Trung Quốc.
+ Thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh.
- Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung Quốc ?
+ Trung Quốc là nước có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới.
- Nêu nét nổi bật của địa hình Trung Quốc ? 
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Phía đông bắc là đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ ven biển. 
- Kể tên các sản phẩm của TQ ? 
+ HS nêu. 
+ Em biết gì về Vạn lý Trường Thành.
+ Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thủy Hoàng (trên hai ngàn năm trước đây).
+Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 
+Theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS.
+Kết luận : Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới ...
7'
Hoạt động 4 
 THI KỂ VỀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM 
- GV chia HS lớp thành 3 nhóm dựa vào các tranh ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được.
+ Nhóm Lào : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Lào. 
+ Nhóm Cam-pu-chia : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Cam-pu-chia. 
+ Nhóm Trung Quốc : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Trung Quốc.
- HS làm việc theo nhóm, có thể : 
+ Trình bày tranh ảnh, thông tin thành tờ báo tường. 
+ Bày các sản phẩm sưu tầm được của nước đó lên bàn. 
+Tổ chức cho từng nhóm báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm mình. 
+Nhận xét và tuyên dương các nhóm đã tích cực sưu tầm, có cách trưng bày và giới thiệu hay. 
*Liên hệ các BPBVMT, giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí
3’
3. Củng cố, dặn dò :
+Yêu cầu đọc “ Ghi nhớ”
+Tổng kết tiết học
+Dặn về nhà học thuộc bài. 
. CB bài sau: Châu Âu.
Vài HS đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docDia li - tiet 21.doc