Giáo án Địa lí 5 (trọn bộ)

Giáo án Địa lí 5 (trọn bộ)

ĐỊA LÍ

Bài 1. Việt Nam - Đất nước chúng ta

I. MỤC TIÊU

HS cần phải:

- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ, lược đồ và quả địa cầu.

- Mô tả sơ lược được vị trí và hình dạng ; nêu được diện tích của lãnh thổ, những thuận lợi do vị trí đem lại; chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.

- Tự hào về đất nước.

II ĐỒ DÙNG DAY- HỌC.

- HS: Các hình minh hoạ trang 66, 67 SGK.

- GV: Quả địa cầu, lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 5 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí
Bài 1. Việt Nam - Đất nước chúng ta 
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ, lược đồ và quả địa cầu.
- Mô tả sơ lược được vị trí và hình dạng ; nêu được diện tích của lãnh thổ, những thuận lợi do vị trí đem lại; chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Tự hào về đất nước. 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 66, 67 SGK.
- GV: Quả địa cầu, lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Giới thiệu nội dung phần Địa lí 5; + Một số hiện tượng tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế xã hội của Việt Nam.
+ Một số hiện tượng địa lí của các châu lục, khu vực Đông Nam á.
+ Một số nước đại diện cho các châu lục.
- Giới thiệu nội dung bài học. 
- 1 HS đọc tên SGK.
- Dựa vào mục lục đọc tên các chủ đề của sách.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta.
- Các em có biết Việt Nam nằm ở khu vực nào của thế giới không?
- GV kiểm tra
- Treo lược đồ Việt Nam trong khu vực và hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ nội dung chính.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi phần 1 SGK, trang 66.
* GV nhận xét và nêu câu hỏi cho HS khá, giỏi:
+ Vậy, đất nước Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?
* GV kết luận: Nội dung 1 SGK. 
* Kết thúc hoạt động 1.
- Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu theo từng nhóm và huy động kiến thức để trả lời.
- Quan sát lược đồ.
- Thảo luận theo nhóm đôi trên lược đồ SGK, bạn hỏi và bạn trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Một số thuận lợi do vị trí mang lại cho nước ta.
- Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không?
* Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
* Kết thúc hoạt động 2.
- Suy nghĩ và tự trả lời.
- Một vài HS nêu ý kiến và lớp nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Hình dạng và diện tích. 
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ HS gặp khó khăn 
* GV kết thúc hoạt động 3.
* Chốt nội dung toàn bài.
- HS cùng xem lược đồ Việt Nam SGK, trang 67 , bảng số liệu về một số nước châu á và thảo luận, hoàn thành các bài tập trong VBT.
- Đại diện trình bày, nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 68
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Tổ chức cho HS tham gia cuộc thi giới thiệu: “Việt Nam đất nước tôi”
- HS chuẩn bị theo nhóm, bốc thăm chọn thứ tự và dựa vào nội dung bài học để thi giới thiệu. 
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 2: Địa hình và khoáng sản. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 2. Địa hình và khoáng sản 
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Dựa vào bản đồ, nêu được một số đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản của nước ta.
- Kể tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ. 
- Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 68, 69 SGK.
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra: 
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á và trên quả địa cầu.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
- GV chốt và giới thiệu nội dung bài học. 
- HS lần lượt trả lời câu hỏi.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Địa hình Việt Nam. 
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi theo nội dung câu hỏi:
+ Câu hỏi SGK, trang 69, 70 phần 1.
- GV nhận xét và hỏi thêm HS khá, giỏi:
+ Núi nước ta có mấy hướng chính, đó là hướng nào?
- Tổ chức cho HS thi thuyết trình về đặc điểm địa hình Việt Nam trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
* GV kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi của nước ta chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. 1/4 diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu là sông ngòi phù sa bồi đắp nên. 
* Kết thúc hoạt động 1.
- Thảo luận theo nhóm đôi dựa vào lược đồ địa hình Việt Nam SGK, trang 69 theo sự hướng dẫn của GV. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét và bổ sung.
- Trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Khoáng sản Việt Nam. 
+ Hãy đọc tên Lược đồ và cho biết Lược đồ này dùng để làm gì? 
+ Câu hỏi SGK, trang 70. 
* Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
* Kết thúc hoạt động 2: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiếc, đồng, vàng,...trong đó than đá là loịa khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
- Quan sát Lược đồ SGk, trang 70 và suy nghĩ và tự trả lời.
- Một vài HS nêu ý kiến và lớp nhận xét, bổ sung.
3. Hoạt động 3: Những lợi ích do địa hình và khoáng sản mang lại ở nước ta.
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ HS gặp khó khăn 
* GV kết thúc hoạt động 3: Đồng bằng nước ta chủ yếu là do phù sa của sông ngòi bù đáp, từ xa xưa nhân dân ta đã biết trồng lúa trên đồng bằng này và kết hợp bồi bổ cho đất. Khoáng sản cũng có chữ lượng lớn, cung cấp nguyên liệu cho nhiều nghành công nghiệp nhưng ta phải khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
* Chốt nội dung toàn bài.
- HS thảo luận, hoàn thành các bài tập trong VBT.
- Đại diện trình bày, nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 71.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Những nhà quản lí khoáng sản tài ba”
- HS chuẩn bị theo nhóm, bốc thăm chọn thứ tự .
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 3: Khí hậu. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 3. Khí hậu 
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
- Nhận biết mối quan hệ địa lí giữa địa hình và khí hậu ở nước ta một cách đơn giản. Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu; so sánh và nêu sự khác biệt giữa hai miền Nam, Bắc.
- Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhận dân ta.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 72, 73 SGK.
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra: 
+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta? 
+ Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Kể tên một số laọi khoáng sản ở nước ta và cho biết chúng có ở đâu?
- GV chốt và sử dụng câu hỏi: Hãy kể một số đặc điểm khí hậu của nước ta mà em biết? để giới thiệu nội dung bài học. 
- HS lần lượt trả lời câu hỏi.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung câu hỏi:
+ Câu hỏi SGK, trang 72 phần 1.
- GV nhận xét và hỏi thêm HS khá, giỏi:
+ Trình bày đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
- Tổ chức cho HS thi thuyết trình về đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
* GV kết luận: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gó, gió và mưa thay đổi theo mùa. 
* Kết thúc hoạt động 1.
- Thảo luận theo nhóm 4 dựa vào lược đồ khí hậu Việt Nam SGK, trang 73 theo sự hướng dẫn của GV. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét và bổ sung.
- Thi thuyết trình dựa vào quả địa cầu và lược đồ khí hậu Việt Nam.
2. Hoạt động 2: Khí hậu các miền có sự khác biệt.
- Câu hỏi thảo luận:
+ Chỉ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam?
+ Câu hỏi SGK, trang 72, phần 2. 
+ Miền Bắc có những hướng gó nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc? 
+ Miền Nam có những hướng gó nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam? 
* Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần.
+ Nếu lãnh thổ của nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu của nước ta có thay đổi theo miền không?
* Kết thúc hoạt động 2: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; Miền Nam nóng quanh năm với màu mưa và mùa khô rõ rệt.
- Quan sát Lược đồ SGK, trang 73 và suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.
- Một vài HS nêu ý kiến theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu nêu đặc điểm chủ yếu của từng miền khí hậu và lớp nhận xét, bổ sung.
- Trả lời câu hỏi.
3. Hoạt động 3: ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất.
+ Câu hỏi SGK, trang 73.
+ Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau?
* GV kết thúc hoạt động 3: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi của khí hậu theo vùng đóng góp tích cực cho việc đa dạng hoá cây trồng. tuy nhiên hàng năm, khí hậu cũng gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
* Chốt nội dung toàn bài.
- HS thảo luận, hoàn thành các câu hỏi.
- Đại diện trình bày, nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 71.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết khí hậu Việt Nam theo sơ đồ. 
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 4: Sông ngòi. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 4: Sông ngòi 
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Chỉ được trên bản đồ và lược đồ một số tên con sông chính của Việt Nam. 
- Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam, nêu được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của nhân dân.
- Nhận biết được mối quan hệ địa lí: khí hậu - sông ngòi. 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trang 74, 75 SGK.
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra: 
+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới giáo mùa ở nước ta?
+ Khí hậu mièn Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào? 
+ Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- GV chốt và giới thiệu nội dung bài học. 
- HS lần lượt trả lời câu hỏi.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ SGK và hỏi: đây là lược đồ gì và lược đồ này dùng để làm gì?
- Hướng dẫn HS làm việc cá nhân theo nội dung câu hỏi:
+ Câu hỏi SGK, trang 74 phần 1.
- GV nhận xét và hỏi thêm HS khá, giỏi:
+ Địa phương em có những dòng sông nào?
+ Về màu lũ em thấy nước của các dòng sông ở địa phương có màu gì?
- GV giải thích về màu nước sông thay đổi.
+ Nêu lại các đặc điểm về sông ngòi Việt Nam?
* GV kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp cả nước. Nư ... ới khí hậu của châu Mĩ?
* Kết thúc hoạt động 4.
- Hoạt động cá nhân: Nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. 
+ Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú?
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 26: Châu Mĩ (tiếp theo). 
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 26: Châu Mĩ (tiếp theo, trang 123)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể: 
- Nêu được phần lớn người dân châu Mĩ là người nhập cư, kể được các thành phần dân cư châu Mĩ. 
- Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
- Xác định được trên bản đồ vị trí của Hoa Kì. 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trong SGK. 
- GV: Bản đồ thế giới.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên những điều em biết về vùng rừng A-ma-dôn? 
+ Câu hỏi 1, SGK, trang 123.
+ Câu hỏi 2, SGK, trang 123.
- Chốt nội dung và dẫn vào bài.
- Lần lượt từng HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân:
+ Nêu số ân châu Mĩ?
+ So sánh số dân châu Mĩ với các châu lục khác?
+ Câu hỏi SGK, trang 124.
+ Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy?
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên Bản đồ thế giới. 
* GV nhận xét và kết thúc hoạt động 1: Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người đứng thứ ba về số dân trong các châu lục trên thế giới. Thành phần dân cư châu Mĩ rất đa dạng, phức tạp vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến. 
- Làm việc cá nhân: Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Kinh tế châu Mĩ. 
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm 6:
- Các tiêu chí so sánh là: 
+ Tình hình chung của nền kinh tế. 
+ Ngành nông nghiệp.
+ Ngành công nghiệp.
- Nhận xét và yêu cầu HS dựa vào bảng so sánh để trình bày khái quát về kinh tế châu Mĩ.
* Nhận xét và chốt: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, các ngành công nghiệp, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông phẩm nhiệt đới và khai thác khoáng sản.
- Làm việc theo nhóm 6: Hoàn thành bảng so sánh về kinh tế của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. 
- Đại diện trình bày và nhóm bạn nhận xét và bổ sung nếu có.
3. Hoạt động 3: Hoa Kì. 
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm, để lập bảng sơ đồ các đặc điểm địa lí sau:
+ Các yếu tố địa lí tự nhiên: Vị trí địa lí; Diện tích; Khí hậu.
+ Kinh tế-xã hội: Thủ đô; Dân số; Kinh tế.
* Kết thúc hoạt động 3: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nề kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, các ngành công nghệ cao và còn là một trong những nước xuất khẩu nông sản nổi tiếng trên thế giới như lúa mì, thịt, rau...
- Hoạt động nhóm để hoàn thành sơ đồ các đặc điểm địa lí Hoa Kì.
- Đại diện HS trình bày.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 27: Châu Đ ại Dương và châu Nam Cực. (trang 126)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể: 
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. 
- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trong SGK. 
- GV: Bản đồ thế giới.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên những điều em biết về vùng rừng A-ma-dôn? 
+ Câu hỏi 1, SGK, trang 126.
+ Câu hỏi 2, SGK, trang 126.
+ Câu hỏi 3, SGK, trang 126.
- Chốt nội dung và dẫn vào bài.
- Lần lượt từng HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo cặp:
+ Câu hỏi SGK, phần 1, trang 126. 
- Gọi đại diện HS lên bảng chỉ trên bản đồ thế giới, một số dảo, quần đảo của châu Đại Dương.
 * GV nhận xét và kết thúc hoạt động 1: Châu Đại Dương nằm ở Nam bán cầu, gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo xung quanh. 
- Làm việc theo cặp: Cùng xem lược đồ tự nhiên châu Đại Dương và thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân theo các tieu chí sau:
+ Địa hình.
+ Khí hậu.
+ Thực vật và động vật.
- Theo dõi và giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi đại diện HS trả lời.
- Nhận xét và chỉnh sửa cho HS và hỏi thêm đối với HS khá, giỏi: 
+ Vì sao lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô và nóng?
* Kết thúc hoạt động 2.
- Làm việc cá nhân: Tự đọc SGK, quan sát lược đồ tự nhiên châu Đại Dương, so sánh khí hậu, động vật và thực vật của lục địa với các đảo của châu Đại Dương.
- Đại diện trình bày và lớp nhận xét, bổ sung nếu có.
3. Hoạt động 3: Người dân và hoạt động kinh tế của châu Đại Dương. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cả lớp:
+ Nêu số dân của châu Đại Dương?
+ So sánh số dân của châu Đại Dương với các châu lục khác?
+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương. Họ sống ở những đâu?
+ Những nét chính của lục địa Ô-xtrây-li-a?
* Kết thúc hoạt động 3: Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, thực vật và động vật đọc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nhất ở châu lục này. 
- Hoạt động cả lớp: Dựa vào bảng số liệu diện tích và dân số các châu lục trang 103 SGK để
 cùng thảo luận và đi đến thống nhất nội dung các câu trả lời.
- Đại diện HS trình bày.
4. Hoạt động 4: Châu Nam Cực.
- Câu hỏi phần 2, SGK trang 128.
- Gợi ý HS tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:
+ Vị trí.
+ Khí hậu.
+ Động vật.
+ Dân cư.
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức tự nhiên của châu Nam Cực và giải thích:
+ Vì sao châu Nam cực có khí hậu lạnh nhất thế giới?
+ Vì sao con người không sinh sống thường xuyên ở châu Nam Cực?
* Kết thúc hoạt động 4: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới và là châu lục duy nhấtkhông có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống ở đây để nghiên cứu.
* Chốt nội dung toàn bài.
- Hoạt động cá nhân.
- HS đọc SGK và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
- HS báo cáo kết quả làm việc.
- Nêu nội dung ghi nhớ, SGK.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 28: Các đại dương trên thế giới. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 28: Các đại dương trên thế giới. (trang 126)
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể: 
- Nhớ tên và tìm được vị trí của bốn đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. 
- Mô tả được vị trí địa lí, độ sâu trung bình, diện tích của các Đại dương dựa vào bản đồ và bảng số liệu.
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trong SGK. 
- GV: Bản đồ thế giới.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
+ Câu hỏi 1, SGK, trang 129.
+ Câu hỏi 2, SGK, trang 129.
+ Nêu những đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực?
- Chốt nội dung và dẫn vào bài.
- Lần lượt từng HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Vị trí của các Đại Dương. 
- Có mấy đại dương và nêu tên các đại dương đó:
- Hướng dẫn HS hoạt động theo cặp và hoàn thành bảng thống kê dựa vào các gợi ý sau:
+ Vị trí (nằm ở bán cầu nào)?
+ Tiếp giáp với châu lục và đại dương nào?
* GV nhận xét và kết thúc hoạt động 1. 
- Trả lờo câu hỏi.
- Làm việc theo cặp: Tự quan sát hình 1 trang 130, SGK và hoàn thành bảng thống kê về vị trí, giới hạn của các đại dương trên thế giới. 
- Đại diện trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung.
2. Hoạt động 2: Một số đặc điểm của Đại Dương. 
- Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân theo các tiêu chí sau:
+ Đọc bảng số liệu về các đại dương?
+ Câu hỏi SGK, phần 2, trang 131.
- Gọi đại diện HS trả lời.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Kết thúc hoạt động 2.
- Làm việc cá nhân: Tự đọc SGK, dựa vào bảng số liệu các đại dương trang 131, SGK để trả lời câu hỏi. 
- Đại diện trình bày và lớp nhận xét, bổ sung nếu có. 
3. Hoạt động 3: Thi kể về các đại dương. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm:
+ Các nhóm chuẩn bị các thông tin...để báo cáo.
* Kết thúc hoạt động 3.
* Chốt nội dung toàn bài. 
- Hoạt động theo nhóm: Dựa vào kiến thức đã học và thi kể theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện HS trình bày.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK.
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị bài 29: Ôn tập cuối năm. 
––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí
Bài 29: Ôn tập cuối năm. (trang 126)
I. Mục tiêu
Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
- Nêu đươck một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu: á, Âu, Mĩ, Phi, Đại Dương. 
- Nhớ được tên các quốc gia đã học trong trược trình của các châu lục kể trên. 
Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương 
II Đồ dùng day- học.
- HS: Các hình minh hoạ trong SGK. 
- GV: Bản đồ thế giới để trống các châu lục và các đại dương.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Khởi động.
- Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
+ Câu hỏi 1, SGK, trang 131.
+ Câu hỏi 2, SGK, trang 131.
- Chốt nội dung và dẫn vào bài.
- Lần lượt từng HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét và bổ sung.
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1: Thi ghép chữ vào hình 
- Tổ chức cho hai đội chơi để hoàn thành yêu cầu của bài tậi 1 trên bản đồ thế giới để trống các châu lục và các đại dương.
* Nhận xét và tuyên dương các đội chơi.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bộ các châu lục và đại dương trên thế giới kết hợp chỉ bản đồ.
* GV nhận xét và kết thúc hoạt động 1. 
- Hoạt động theo hai đội chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện 1 HS trả lời.
2. Hoạt động 2:Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lụcMột số đặc điểm của Đại Dương. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo 6 nhóm: 
+ Nhóm 1, 2 hoàn thành bảng thống kê a.
+ Nhóm 3, 4 hoàn thành bảng thống kê b, phần Châu á, Âu, Phi.
+ Nhóm 5, 6 hoàn thành bảng thống kê b phần còn lại.
- Gọi đại diện HS báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Kết thúc hoạt động 2.
- Làm việc theo nhóm: Hoàn thành bái tập theo theo 6 nhóm. 
- Đại diện trình bày và lớp nhận xét, bổ sung nếu có. 
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm.
- Chuẩn bị: Ôn tập để làm bài kiểm tra cuối năm. 
––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LY LOP 5CA NAM HAY NHE.doc