1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (3) Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà .
3. Bài mới : (27) Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
MT : Giúp HS biết một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta .
- Nêu : Hiện nay , ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau . Em nào có thể kể tên những giống gà mà em biết ?
- Ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm : gà nội , gà nhập nội , gà lai .
- Kết luận : Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . Có những giống gà nội như gà ri , gà Đông Cảo , gà mía , gà ác ; gà nhập nội như gà Tam hoàng , gà lơ-go , gà rốt ; gà lai như gà rốt-ri
Kĩ thuật (tiết 16 ) MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA I. MỤC TIÊU : - Kể được tên một số giống gà , nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà nuôi nhiều ở nước ta . Biết liên hệ thực tế để kể tện và nêu được đặc điểm chủ yếu một số giống gà được nuôi nhiều ở gia đình hoặc địa phương . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh ảnh minh họa đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt . - Phiếu học tập . - Phiếu đánh giá kết quả học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà . 3. Bài mới : (27’) Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 5’ Hoạt động 1 : Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . MT : Giúp HS biết một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . - Nêu : Hiện nay , ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau . Em nào có thể kể tên những giống gà mà em biết ? - Ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm : gà nội , gà nhập nội , gà lai . - Kết luận : Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . Có những giống gà nội như gà ri , gà Đông Cảo , gà mía , gà ác ; gà nhập nội như gà Tam hoàng , gà lơ-go , gà rốt ; gà lai như gà rốt-ri Hoạt động lớp . - Kể tên các giống gà . 15’ Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . MT : Giúp HS nắm đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . - Phát phiếu học tập cho các nhóm ; mỗi nhóm 4 – 6 HS . - Hướng dẫn HS tìm các thông tin SGK để hoàn thành phiếu . - Nêu tóm tắt đặc điểm hình dạng và ưu , nhược điểm chủ yếu của từng giống gà như SGK . - Kết luận : Ở nước ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà . Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu , nhược điểm riêng . Khi nuôi gà , cần căn cứ vào mục đích nuôi , điều kiện nuôi để chọn giống cho phù hợp . Hoạt động nhóm . - Các nhóm thảo luận hoàn thành các câu hỏi trong phiếu về đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . 5’ Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập . MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn . - Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS . - Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . Hoạt động lớp . - Làm bài tập . - Báo cáo kết quả tự đánh giá . (3’) (1’) 4. Củng cố : - Giáo dục HS có ý thức nuôi gà . 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS đọc trước bài học sau - Nêu lại ghi nhớ SGK . Rút kinh nghiệm: . Kĩ thuật (tiết 34) CHỌN GÀ ĐỂ NUÔI I. MỤC TIÊU : - Nêu được mục đích của việc chọn gà để nuôi . - Bước đầu biết cách chọn gà để nuôi . - Thấy được vai trò của việc chọn gà để nuôi . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh , ảnh minh họa đặc điểm ngoại hình của gà được chọn để nuôi . - Phiếu đánh giá kết quả học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Chọn gà để nuôi . a) Giới thiệu bài : Trong bài học trước , chúng ta đã biết các giống gà khác nhau có đặc điểm hình dạng , khả năng sinh trưởng , sinh sản khác nhau . Ngay trong cùng một giống gà thì tốc độ lớn , khả năng sinh sản của từng con cũng khác nhau . Có con lớn nhanh , đẻ nhiều ; có con lớn chậm , đẻ ít . Do vậy , muốn nuôi gà đạt kết quả , trước hết phải biết cách chọn gà để nuôi . b) Các hoạt động : 10’ Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích của việc chọn gà để nuôi . MT : Giúp HS nắm mục đích của việc chọn gà để nuôi . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Ghi tóm tắt ý trả lời của HS ở bảng . - Nhận xét , giải thích : Muốn nuôi gà đạt năng suất cao , cho sản phẩm đạt chất lượng tốt , điều quan trọng nhất là phải có con giống khỏe mạnh , có khả năng tăng trọng , đẻ trứng phù hợp với mục đích nuôi . - Nêu vài ví dụ minh họa để HS hiểu . - Kết luận : như SGK . Hoạt động lớp . - Đọc mục 1 SGK , trả lời câu hỏi : Tại sao phải chọn gà để nuôi ? 10’ Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách chọn gà để nuôi . MT : Giúp HS nắm cách chọn gà để nuôi . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . a) Chọn gà con mới nở : - Nhận xét , giải thích : Những con mắt sáng , lông khô , bông xốp , nhanh nhẹn , vững vàng , hay ăn là biểu hiện bên ngoài của những con khỏe mạnh , có khả năng lớn nhanh . Những con khoèo chân , vẹo mỏ , mắt lờ đờ , đi chậm , nằm bẹp là biểu hiện bên ngoài của những con yếu , phát triển kém . Khi chọn gà để nuôi , không nên chọn những con này . b) Chọn gà nuôi lấy trứng : - Gợi ý : Nhận xét về thân hình , đầu , mỏ , chân ; đối chiếu với nội dung nêu những đặc điểm của gà nuôi lấy trứng . - Giải thích : Gà nuôi lấy trứng phải có khả năng đẻ nhiều trứng . - Nêu tiếp : Ngoài những đặc điểm nêu trong SGK , khi chọn gà nuôi lấy trứng , nên chọn những con mái của giống gà có khả năng đẻ nhiều trứng như gà lơ-go , gà rốt-ri , gà ri . c) Chọn gà nuôi lấy thịt : - Gợi ý : Nhận xét về thân hình , đầu , mỏ , chân ; đối chiếu với nội dung nêu những đặc điểm của gà nuôi lấy thịt . - Giải thích : Gà nuôi nhằm mục đích lấy thịt phải có khả năng đạt trọng lượng cao trong thời gian ngắn . - Nêu tiếp : Ngoài những đặc điểm nêu trong SGK , khi chọn gà nuôi lấy thịt , nên chọn những con trống của giống gà có tầm vóc to , khả năng tăng trọng nhanh . Nếu có điều kiện nuôi tập trung , tốt nhất nên nuôi những giống gà thịt của nước ngoài được nhập vào nước ta . - Tóm tắt nội dung chính HĐ2 : Gà được chọn nuôi phải khỏe mạnh , nhanh nhẹn , hay ăn , chóng lớn . Chọn gà bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài và hoạt động của chúng . Nếu nuôi gà lấy trứng , nên chọn những con thuộc giống gà có khả năng đẻ nhiều trứng . Nếu nuôi gà lấy thịt , nên chọn những con hay ăn , nhanh lớn , có khả năng đạt trọng lượng cao trong thời gian ngắn . Hoạt động lớp . - Đọc mục 2a , quan sát hình 1 , nêu đặc điểm hình dạng , hoạt động của gà con được chọn để nuôi ; trả lời câu hỏi mục này . - Đọc mục 2b , quan sát hình 2 để nêu đặc điểm hình dạng của gà được chọn để nuôi lấy trứng . - Nêu những đặc điểm chủ yếu của gà được chọn nuôi lấy trứng theo SGK . - Đọc mục 2c , quan sát hình 3 để nêu đặc điểm hình dạng của gà được chọn nuôi lấy thịt . - Trả lời câu hỏi mục 2c . - Nhắc lại những đặc điểm chủ yếu của gà được chọn nuôi lấy thịt như SGK . 5’ Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập . MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS . - Nêu đáp án để HS đối chiếu , tự đánh giá kết quả làm bài của mình . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS . Hoạt động lớp . - Làm bài tập . - Báo cáo kết quả tự đánh giá . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS thấy được vai trò của việc chọn gà để nuôi . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS đọc trước bài học sau . Mĩ thuật (tiết 17) Thường thức mĩ thuật : XEM TRANH “DU KÍCH TẬP BẮN” I. MỤC TIÊU : - Tiếp xúc , làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung . - Nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh . - Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Sưu tầm tranh Du kích tập bắn trong Tuyển tập tranh VN hoặc trên sách báo - Một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác . 2. Học sinh : - SGK . - Sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai vật mẫu . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : (27’) Thường thức mĩ thuật : Xem tranh Du kích tập bắn . a) Giới thiệu bài : Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho sinh động , hấp dẫn , phù hợp nội dung . b) Các hoạt động : 10’ Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung . MT : Giúp HS nắm vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nêu các ý sau : + Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khóa V ( 1929 – 1934 ) trường Mĩ thuật Đông Dương . Ông vừa sáng tác hội họa , vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật dân tộc . + Oâng tham gia hoạt động cách mạng rát sớm , là một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ ( 1946 ) . + Kháng chiến toàn quốc bùng nổ , ông cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ , kịp thời sáng tác , góp công sức vào cuộc kháng chiến chống Pháp . Bức tranh Du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh đó . + Oâng còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng khác ; là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên bác , đóng góp lớn trong việc xây dựng Viện Bảo tàng Mị thuật VN , đào tạo đội ngũ họa sĩ , cán bộnghiên cứu mĩ thuật . + Với đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại VN , năm 1996 , ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật . Hoạt động lớp . - Theo dõi . 10’ Hoạt động 2 : Xem tranh Du kích tập bắn . MT : Giúp HS nắm đặc điểm của bức tranh Du kích tập bắn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh : + Hình ảnh chính bức tranh là gì ? + Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào ? + Có những màu chính nào trong tranh ? + Tìm tỉ lệ các bộ phận . - Kết luận : Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài Chiến tranh Cách mạng . - Nêu vài câu hỏi để HS tập nhận xét các bức tranh khác của HS . Hoạt động lớp . - Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích . Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với những tư thế khác nhau rất sinh động . - Phía xa là nhà , cây , núi , bầu trời tạo bố cục chặt chẽ , sinh động . - Màu vàng của nền đất , màu xanh thẳm của nền trời , màu trắng bạc của mây diễn tả cái nắng chói chang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng nực của miền Nam Trung Bộ ; màu sắc có đậm , nhạt rõ ràng . - Nêu cảm nhận của mình về các tác phẩm . 5’ Hoạt động 3 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được học tập của mình và của bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nhận xét chung tiết học , khen ngợi các nhóm , cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài . Hoạt động lớp . 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại những đặc điểm chính của bức tranh Du kích tập bắn . - Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS quan sát các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí ; sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật . Aâm nhạc (tiết 17) Oân tập và kiểm tra 2 bài hát : REO VANG BÌNH MINH – HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH Oân tập : TĐN số 2 I. MỤC TIÊU : - Củng cố 2 bài hát trên ; bài TĐN số 2 . - Hát thuộc lời ca , đúng giai điệu , sắc thái của 2 bài hát ; tập biểu diễn bài hát . Đọc nhạc , hát lời , gõ phách bài TĐN số 2 . - Yêu thích ca hát . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Nhạc cụ quen dùng . - Đàn giai điệu , đệm và hát tốt 2 bài hát . 2. Học sinh : - SGK . - Nhạc cụ gõ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Học bài hát do địa phương tự chọn . - Vài em hát lại bài hát tự chọn . 3. Bài mới : (27’) Oân tập và kiểm tra 2 bài hát : Reo vang bình minh – Hãy giữ cho em bầu trời xanh – Oân tập : TĐN số 2 . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : 15’ Hoạt động 1 : Oân tập và kiểm tra 2 bài hát . MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca 2 bài hát . PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải a) Reo vang bình minh : - Oân tập và kiểm tra nhóm , cá nhân trình bày bài hát . b) Hãy giữ cho em bầu trời xanh : - Oân tập và kiểm tra nhóm , cá nhân trình bày bài hát . Hoạt động nhóm , cá nhân . 10’ Hoạt động 2 : Oân tập TĐN số 2 . MT : Giúp HS đọc đúng bài TĐN số 2 . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . Hoạt động lớp , nhóm . - Cả lớp đọc nhạc , hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN . - Từng tổ trình bày bài TĐN . 4. Củng cố : (3’) - Hát lại 1 trong 2 bài hát vừa ôn . - Giáo dục HS yêu thích ca hát . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Oân lại 2 bài hát ở nhà . Thể dục (tiết 33) ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN” I. MỤC TIÊU : - Oân đi đều vòng phải , vòng trái . Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối chính xác . - Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn . Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi đúng quy định . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , 2 – 4 vòng tròn bán kính 4 – 5 m . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 5’ Mở đầu : MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học . PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập : 1 phút . - Giậm chân tại chỗ , đếm to theo nhịp : 1 phút . - Oân các động tác của bài TD . - Chơi trò chơi khởi động : 1 – 2 phút 20’ Cơ bản : MT : Giúp HS thực hiện được các động tác đội hình đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Oân đi đều vòng phải , vòng trái : 8 – 10 phút . b) Học trò chơi “Lò cò tiếp sức” : 10 – 12 phút . - Nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi , nội quy chơi . - Nhắc HS chơi an toàn . Hoạt động lớp , nhóm . - Các tổ tự tập : 5 phút . - Cả lớp cùng thực hiện : + Lần 1 : GV hướng dẫn . + Lần 2 : Cán sự điều khiển . + Lần 3 : Tổ chức dưới dạng thi đua . - Chơi thử vài lần để hiểu cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình . - Chơi chính thức . 5’ Phần kết thúc : MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Thực hiện một số động tác thả lỏng tích cực , hít thở sâu : 1 phút . - Đứng tại chỗ vỗ tay , hát : 1 phút . Thể dục (tiết 34) ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI , VÒNG TRÁI TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN” I. MỤC TIÊU : - Oân đi đều vòng phải , vòng trái . Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối chính xác . - Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : 5’ Mở đầu : MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học . PP : Giảng giải , thực hành . - Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập : 1 phút . - Xoay các khớp : 1 – 2 phút . - Chơi trò chơi khởi động : 1 – 2 phút - Kiểm tra bài cũ : 1 – 2 phút . 20’ Cơ bản : MT : Giúp HS thực hiện được các động tác đội hình đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Oân đi đều vòng phải , vòng trái : 5 – 8 phút . - Đến từng tổ sửa sai cho HS . b) Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn” : 7 – 9 phút . - Nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi , nội quy chơi . - Làm trọng tài cuộc chơi . Hoạt động lớp , nhóm . - Các tổ tự tập theo điểm đã phân công . - Thi giữa các tổ dưới sự điều khiển của GV . - Khởi động lại các khớp lần nữa . - Chơi thử rồi chơi chính thức . 5’ Phần kết thúc : MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Đàm thoại , giảng giải . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập và giao bài tập về nhà : 2 – 3 phút . Hoạt động lớp . - Đi thành 1 hàng dọc theo vòng tròn , vừa đi vừa thả lỏng , hít thở sâu : 1 – 2 phút .
Tài liệu đính kèm: