Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)

Tập đọc

CHUỖI NGỌC LAM

I. Mục tiêu

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn lộn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn mạnh ở các từ ngữ gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Lễ nô en, giáo đường,

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ba nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa trong SGK

III. Hoạt động dạy và học

1. Kiểm tra bài cũ

- Ba HS nối tiếp nhau đọc bài: Trồng rừng ngập mặn và nêu nội dung chính của bài.

2. Dạy- học bài mới

*HĐ1 Giới thiệu bài

*HĐ2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 23 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc 
Chuỗi ngọc lam
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn lộn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn mạnh ở các từ ngữ gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Lễ nô en, giáo đường,
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ba nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác .
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Ba HS nối tiếp nhau đọc bài: Trồng rừng ngập mặn và nêu nội dung chính của bài.
2. Dạy- học bài mới
*HĐ1 Giới thiệu bài
*HĐ2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Hai HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
 HS1 Chiều hôm ấy tới cướp mất người anh yêu quý.
 HS2: Ngày lễ nô- en tới hi vọng tràn trề.
Hỏi: Truyên có những nhân vật nào?
HS đọc tên riêng trong bài.
HS đọc phần chú giải
GV đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài 
+ Phần 1. 
Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?
+ Chi tiết nào cho biết rõ điều đó
+ Thái đọ của chú Pi- e lúc đó như thế nào?
+ Phần 2.
 - Nội dung chính của phần 2 là gì ? (Cuộc đàm thoại giữa chú Pi- e với cô bé)
 - HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
 + Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi - e để làm gì?
 + Vì sao Pi - e lại nói rằng em bế đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
 + Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi- e? 
 + Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
*HĐ3 Luyện đọc 
- Tổ chức cho HS luyện đọc hai phần theo cách phân vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của bài?
3. Củng cố dặn dò
- 4 HS đọc toàn bài theo vai.
- GV nhận xét dặn dò.
 ___________________________
Toán
Tiết 66 chia một số tự nhiên cho một 
 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
I. Mục tiêu
Giúp cho HS;
- Hiểu và vận dụng được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng làm các bài tập luyện tập thêm của bài tập trước.
2. Dạy học bài mới
*HĐ1 Giới thiệu bài
*HĐ2 Hướng dẫn thực hiện phép chia
 VD1 HS đọc bài toán và nêu phép tính: 27 : 4
Yêu cầu HS thực hiện phép chia 27 : 4
Sau khi HS thực hiện phép chia còn dư, GV hướng dẫn cách thực hiện phép chia tiếp như sau:
4 Ta đặt tính rồi làm tính như SGk
 30 6,75(m) 
 20	
 0 	
 VD2 GV nêu ví dụ : đặt tính và thực hiện tính 43 : 52 ( như SGK)
*HĐ3 Nêu quy tắc thực hiện phép chia
*HĐ4 Luyện tập
- HS làm tập 1, 2, 3 trong SGK
*HĐ5 Chữa bài
Bài tập 1 HS chữa trên bảng . Yêu cầu HS nêu rõ cách chia từng phép tính
Bài tập 3. HS nói rõ làm thế nào dể viết các phân số dưới dạng số thập phân.
3. Củng cố dặn dò
IV. Bài tập thêm
 Tính giá trị biểu thức:
4,5 1,2 - 8 : 5
45 : 2 + 7,2 : 3
75 : 12 = 126 : 15
 _____________________________
Mĩ thuật
 Bài 14 Vẽ trang trí
Trang trí đường diềm ở đồ vật
I. Mục tiêu
- HS thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Biết cách trang trí và trang trí và trang trí được đương diềm ở đồ vật.
- Tích cực suy, nghĩ sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học
Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm.
Một số bài vẽ đường diềm ở đồ vật của HS lớp trước.
Bút chì, thước , tẩy, màu vẽ.
III, hoạt động dạy và học
*HĐ1 Quan sát nhận xét
- Gv giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và hình tham khảo ở SGk
- HS xác định vị trí của đường diềm
- HS tìm ra các họa tiết của ở đường diềm:
 +Ta có thể dùng những họa tiết nào để trang trí?
 + Những họa tiết giống nhau thường được sắp xếp như thế nào?
 + Những họa tiết khác nhau được sắp xếp như thế nào?
*HĐ2 Hướng dẫn cách trang trí
- Gv giới thiệu hình gợi ý cách trang trí đường diềm ở SGK.
*HĐ3 Thực hành
- HS làm bài vào vở
*HĐ4 Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS lựa chọn một số bài đẹp và bài chưa đẹp cho HS nhận xét và xếp loại.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về quân đội.
 ________________________
Khoa học
 Bài 27 Gốm xây dựng, gạch ngói
I. Mục tiêu
Giúp HS: - Kể được tên một số đồ gốm
Phân biệt được gạch ngói và đồ sành, sứ.
Nêu được một số lại gạch, ngói và công dụng của chúng.
Tự làm thí nghiệm để phát hiện tính chất của gạch ngói.
II. Đồ dùng dạy học
Hình minh họa trang 56; 57 SGK.
Một số lọ hoa bằng thủy tinh, gốm.
Một vài miếng ngói khô, bát đựng nước.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Làm thế nào để phân biệt được một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
- Đá vôi có tính chất gì ?
- Đá vôi có ích lợi gì?
2. Dạy và học bài mới
*HĐ1 một số đồ gốm
- Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết?
- Tất cả các loại đồ gốm được làm từ đâu chất gì?
*HĐ2 Tìm hiểu một số loại gạch, ngói và cách làm gạch, ngói
+ HS hoạt động theo nhóm
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 + Loại gạch nào dùng để xây tường?
 + Loại gạch nào dùng để lát sàn nhà, lát sân, hoặc vỉa hè, ốp tường?
 + Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà trong hình 5?
-GV cho HS biết cách lợp ngói hài và ngói âm dương.
- HS liên hệ thực tế.
-Trong lớp mình bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói như thế nào?
*HĐ3 Tìm hiểu tính chất của gạch, ngói.
- HS làm thí nghiệm để tìm hiểu xem gạch, ngói có những tính chất gì?
 + HS thực hành theo nhóm 4.
 + Chia mỗi nhóm một miếng gạch khô, ngói khô và một bát nước
 + GV hướng dẫn làm thí nghiệm: 
 + HS vừa làm thí nghiệm vừa quan sát hiện tượng xẩy ra đồng thời giải thích hiện tượng đó. 
HS trình bày thí nghiệm và nêu ra các tính chất của gạch và ngói.
3. Củng cố dặn dò
+ Yêu cầu HS trả lời nhanh những câu hỏi sau đây:
- Đồ gốm gồm những đồ dùng nào?
- Gạch, ngói có tính chất gì?
+ GV nhận xét tiets học
+ Dặn; Về nhà học mục bạn cần biết.
 __________________________
Đạo đức*
Tôn trọng phụ nữ
I. Mục tiêu
Giúp HS hiểu:
Phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
Cần phải tôn trọng và giúp đõ phụ nữ.
Trẻ em có quyền được bình đẳng không phân biệt trai hay gái.
Biết dánh giá, bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành với những hành vi, ý kiến tôn trọng hoặc không tôn trọng phụ nữ.
HS có hành động giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày (mẹ, chị gái,em gái, bạn gái)
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học
*HĐ1 Tìm hiểu vai trò của phụ nữ
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm chẵn , nhóm lẻ trả lời các câu hỏi sau:
 a) Hãy kể những công việc mà phụ nữ hay làm thường ngày trong gia đình?
 b) Hãy kể những công việc mà phụ nữ đã làm ngoài xã hội?
 c) Có sự phân biệt đối xử giữa trẻ em trai và trẻ em gái ở Việt Nam không? cho ví dụ?
 d) Em hãy kể tên một số người phụ nữ Việt Nam “ đảm việc nước, giỏi việc nhà” trong thời bình mà em biết.
( Nhóm chẵn trả lời câu 1,3,4; nhóm lẻ trả lời câu 2, 3, 4.)
- Thời gian thảo luận 3 phút
*HĐ2 Hướng dẫn thực hành
- Em hãy cùng các bạn trong tổ lập kế hoạch tổ chức mừng ngày quốc khánh mồng 8 tháng 3.
- Sưu tầm những câu chuyện, bài hát nói về phụ nữ.
*HĐ3 nhận xét dặn dò
 __________________________
Luyện toán
Luyện tập chia số thập phân cho số tự nhiên
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng chia số thập phân cho số tự nhiên
II. Hoạt động dạy và học
*HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học
*HĐ2 Củng cố kiến thức
- Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
- Nêu cách chia nhẩm một số thập phân cho 10.100; 1000; .
*HĐ3 Luyện tập
Bài 1. Đặt tính rồi tính
a)137,44: 32 112,56 : 28 15,9 : 45 
b) 857,5 : 35 431,25 : 125 372,96 : 3
Bài tập 2. Tìm x:
a) x 21 = 9,03 b. 435 x = 96,6 c. 22,1 : x = 85
Bài tập 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 Trong các phép chia dưới đây, phép chia nào có thương lớn nhất?
 A. 4,26 : 40 B. 42,6 : 0,4 C. 426 : 0,4 D. 426 : 0,04
Bài tập 4.Tính nhẩm
a) 123,32 : 10 123,32 0,1 4,56 : 100 4,56 0,01
a) 1,2 : 1000 1,2 0,001 0,456 : 100 0,02 0,001
Bài tập 5. Cứ 10 lít sữa cân nặng 10,8 kg. Hỏi 25 lít sữa cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam?
*HĐ4 Chấm chữa bài
+ GV nhận xét tiết học
 ____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Thi đọc thơ, hát về anh bộ đội Cụ Hồ
I. Mục tiêu
- HS nhớ được nhiều bài thơ, bài hát ca ngợi anh bộ đội Cụ Hồ.
- Bồi dưỡng tình cảm quý mến, thương yêu những người làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc thân yêu của chúng ta.
II. Hoạt động dạy và học
*HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết hoạt động ngoài giờ
*HĐ2 Tổ chức cho HS thi độc thơ và hát về chủ đề anh bộ đội
- Hình thức tổ chức: Theo tổ bắt thăm
*HĐ3 Tổng kết thi đua giữa các tổ
+ GV nhận xét chung
 Bài 27 Động tác điều hòa
Trò chơi “ Thăng bằng “
I. Mục tiêu
- Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học động tác điều hòa. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- chơi trò chơi: “ Thăng bằng “ . Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện dạy học
- Địa điểm; Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị một chiếc còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Hoạt động dạy và học
phần mở đầu : 6- 10 phút
 - Gv nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học.
 - HS chạy chậm trên sân tập 2 phút.
 - Dứng tại chỗ khởi động 1- 2 phút.
 2. Phần cơ bản; 18- 20 phút
 *HĐ1 Học động tác điều hòa
 *HĐ2 Ôn 5 động tác : Vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy và điều hòa.
- Ôn đồng loạt cả lớp theo đội hình hàng ngang
- Tổ chức cho HS thi giữa các tổ
 *HĐ3 Tổ chức chơi trò chơi “ Thăng bằng “
 - Gv nêu tên trò chơi.
 - GV hướng dẫn cách chơi và cho HS làm mẫu, sau đó trực tiếp điều khiển HS chơi và đứng bảo hiểm.
3. Phần kết thúc
- HS tập một số động tác tỉnh táo.
- Gv hệ thống lại bài.
- GV nhận xét bài học và giao việc về nhà : Ôn bài thể dục phát triển chung.
 ___________________________
Toán
 Tiết 67 Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
Giải bài toán có liên quan đến chu vi và diện tích hình, bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng làm bài tập luyện tập thêm của tiết học trước.
- nêu cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư.
2. Dạy bài mới
*HĐ1 Giới thiệu bài
*HĐ2 Luyện tập
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, trong vở bài tập
*HĐ3 Chấm chữa bài
Bài tập 1. HS nêu kết qua phép tính và nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính.
Bài tập 2. HS chuyển phép nhân một số  ... í
Giao thông vận tải
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS:
Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ô tô quan trọng nhất, trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách.
Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.
Xác định được trên lược đồ giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế và một số cảng biển lớn.
Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ gao thông Việt Nam.
Bản đồ kinh tế Việt Nam.
Biểu đồ trong SGK.
Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên và chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?
2. Dạy bài mới
*HĐ1 các loại hình và các phương tiện giao thông vận tải
- HS thi kể tên các loại hình và phương tiện giao thông vận tải.
*HĐ2 Tình hình vận chuyểncủa các loại hình giao thông
- HS quan sát biểu đồ khối lượng hàng hóa phân theo loại hình vận tải năm 2003 và hỏi HS:
 + Biểu đồ biểu diễn cái gì?
 + Biểu đồ biếu diễn khối lượng hàng hóa vận chuyển được của các loại hình giao thông nào?
 + Biểu đồ hàng hóa được biểu diến theo đơn vị nào?
 + Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hóa?
 + Qua khối lượng hàng hóa vận chuyển được của mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở Việt Nam?
 + Theo em, vì sao đường ô tô lại vận chuyển được nhiều hàng hóa nhất?
*HĐ3 Phân bố một số loại hình giao thông ở nước ta
- HS quan sát lược đồ giao thông vận tải và hỏi đây là lược đồ gì? cho biết tác dụng của nó?
 + HS chỉ trên lược đồ những tuyến đường giao thông quan trọng ở nước ta.
 + Nhận xét sự phân bố các loại hình giao thông ở nước ta?
 + Nêu tên và chỉ trên bản đồ các sân bay quốc tế, các cảng lớn, các đầu mối giao thông quan trọng của nước ta.
*HĐ4 Trò chơi thi chỉ đường.
- GV tổ chức cho HS thi chỉ đường như sau:
+ HS quan sát trên lược đồ HS dưới lớp nêu câu hỏi nhờ các bạn chỉ đường
3. Củng cố dặn dò
- EM biết gì về đường mòn Hồ Chí Minh.
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 ______________________________
Chính tả (Nghe- viết)
Chuỗi ngọc lam
I. Mục tiêu
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn lộn: tr/ ch hoặc ao/ au.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết vào vở nháp: sương giá- xương xẩu ; siêu nhân- liêu xiêu
2. Dạy bài mới
*HĐ1 Giới thiệu bài
*HĐ2 Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả.
- Củng cố nội dung bài:
 + Nêu nội dung đối thoại ( chú Pi- e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con heo đất để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì đã mua được chuỗi ngọc lam tặng chị).
Lưu ý HS cách viết đoạn đối thoại, các câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ dễ viết sai.
HS viết bài vào vở .
 - Khảo lại bài
*HĐ3 Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS làm tập 2 và bài tập 3.
*HĐ4 Chấm chữa bài
3. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
Luyện toán
Luyện tập chia một số tự nhiên 
cho một số thâp phân
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố quy tắc và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
II. Hoạt động dạy và học
*HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học
*HĐ2 Củng cố kiến thức
- Nêu cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân?
- Muốn thực hiện phép chia một số cho 0,5; 0,25; 0,2 ta làm thế nào?
* HĐ3 Luyện tập
Bài tập 1. Đặt tính rồi tính
a) 426 : 0, 4 125 : 1,25 1234 : 12, 4 457 : 3,54 
Bài tập 2. Chia nhẩm
 12,3 : 0,5 320 : 0,25 49,54 : 0,2 12,94 : 0,5 
Bài tập 3. một thanh sắt dài 12,5 m cân nặng 18,75 kg. Hỏi mỗi mét sắt cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam?
Bài tập 4. Một vườn cây hình chữ nhật có diện tích 78925 m2 , chiều dài là 38,5m. Tính chu vi mảnh vườn đó?
*HĐ4 Chữa bài
+ GV nhận xét tiết học
 ______________________________
 ______________________________
Hướng dẫn tự học( Khoa)
Ôn: Đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu
- HS nắm vững các tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Nêu được công dụng và cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
II. Hoạt động dạy và học
1. GV nêu yêu cầu tiết học
2. Hường đãn ôn tập
*HĐ1 Tính chất của đồng và các hợp kim của đồng
- Hoàn thành phiếu học tập sau:
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
 Đồng thiếc	 Đồng kẽm
*HĐ2 Một số đồ dùng được làm bằng đồng và các hợp kim của đồng
- Tổ chức cho HS theo nhóm cặp đôi thảo luận và kể tên những sản phẩm được làm bằng đồng.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng được làm bằng đồng và các hợp kim của đồng.
*HĐ3 Củng cố tổng kết
 ___________________________
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I. Mục tiêu
- Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thưch hành viết biên bản một cuộc họp.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước.
2. Dạy bài mới
*HĐ1 Giới thiệu bài
*HĐ2 Hướng dẫn HS làm bài tập
- Một HS đọc gợi ý 1, 2, 3, trong SGK.
- Yêu cầu HS nói trước lớp em chọn viết biên bản cuộc họp nào?( Họp tổ, họp lớp hay họp chi đội) cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào?
- GV và cả lớp xem những cuộc họp đó có cần viết biên bản không?
- Gv nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản.
*HĐ2 HS làm bài theo nhóm
*HĐ3 Các nhóm trình bày biên bản. Cả lớp và GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS sửa lại biên bản vừa lập. Về nhà quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
 ____________________________
Toán
Tiết 70 : Chia một số thập phân cho một số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết:
- Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
II. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân?
- Đặt tính rồi tính:
a) 125 : 0,15 b) 27 : 12,54 c) 146 : 1,23
2. Dạy bài mới
*HĐ1 Hình thành quy tắc chia nmột số thập phân cho một số thập phân.
- Ví dụ1: GV nêu bài toán, HS nêu phép tính giải bài toán.
 23,56 : 6,2
- GV hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như SGK) rồi thực hiện phép chia như trong SGK
- HS nêu cách thực hiện phép chia.
- GV ghi các bước thực hiện lên góc bảng.
Ví dụ 2. GV nêu phép chia, HS vận dụng cách chia ở ví dụ 1 rồi thực hiện phép chia.
- HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- GV nêu quyn tắc trong SGK, giải thích cách thực hành cụ thể
*HĐ2 luyện tập
HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK
*HĐ3 Chấm chữa bài
+ Lưu ý ở bài tập 1: HS thảo luận tình huống, khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số, trong khi phần thập phân của số chia có hai chữ số thì ta đưa về phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.
3. Củng cố dặn dò
- Gv nêu nhận xét tiết học
 __________________________
 __________________________
Khoa học
Xi măng
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nêu được công dụng của xi măng.
- Nêu được tính chất của xi măng.
- Biết được các vật liệu dùng để sản xuất xi măng.
II. Đồ dùng dạy học
+ Hình minh họa trong SGK.
+ Các câu hỏi thỏa luận ghi sẵn vào tờ phiếu.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên những đồ gốm mà em biết ?
- Hãy nêu tính chất của gạch ngói?
- Gạch ngói được làm bằng cách nào?
2. Dạy bài mới
*HĐ1 Giới thiệu bài
*HĐ2 Tìm hiểu công dụng của xi măng
- HS làm việc theo nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Hãy kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
- HS quan sát hình minh họa trong SGK và giới thiệu xi măng được làm từ chất liệu gì? chúng có tính chất gì?
*HĐ3 Tìm hiểu tính chất của xi măng và công dụng của bê tông
- Tổ chức trò chơi tìm hiểu kiến thức khoa học
+ Cách tiến hành: Cho hoạt động theo tổ thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
Xi măng có tính chất gì?
Xi măng được dùng để làm gì?
Vữa xi măng do nguyên vật liệu nào tạo thành?
Vữa xi măng dùng để làm gì?
Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?
Bê tông có ứng dụng gì?
Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng?
Cần bảo quản xi măng như thế nào?
3. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
- Ghi nhớ các thông tin về xi măng và tìm hiểu về thủy tinh.
 ________________________
Kĩ thuật*
Cắt, khâu ,thêu túi xách(tiết 1)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
Biết cách cắt, khâu , thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
Cát, khâu, thêu được túi xách tay đơn giản.
Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy và học
Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu ở mặt túi.
Một số mẫu thêu đơn giản.
Một mảnh vải có kích thước 50cm 70cm
Khung thêu cầm tay.
Kim kâu, chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
III. hoạt động dạy và học
*HĐ1 Quan sát nhận xét 
- Gv giới thiệu mẫu túi xách tay và đạt câu hỏi để HS nêu nhận xét đặc điểm hình dáng của túi xách tay.
- Túi xchs tay có hình gì? Bao gồm những bộ phận nào? 
- Các mũi khâu túi như thế nào?
- Mặt thân túi được trang trí như thế nào?
- Nêu tác dụng của túi xách tay/
*HĐ2 Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- HS đọc trong SGK và quan sát hình để nêu các bước cắt , khâu, thêu trang trí túi xách tay.
- Lưu ý:
 + Bố trí hình cân đối.
Khâu miệng túi rồi mới khâu thân túi. Gấp mép và khâu lược để cố định đường gấp mép ở mặt trái mảnh vải, sau đó lật phải để khâu đường gấp mép .
 + Để khâu phần thân túi cần gấp đôi mảnh vải.
 + Đính quai túi ở mặt trái của túi, nên khâu nhiều đường để quai túi được đính chặt vào miệng túi.
- Tổ chức cho HS thực hành đo cắt vải theo cặp.
3. Nhận xét dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau
 ________________________
 Luyện tiếng việt(viết chính tả)
Hạt gạo làng ta
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả ba khổ tho đầu của bài thơ Hạt gạo làng ta.
II. Hoạt động dạy và học
*HĐ1 Gv nêu yêu cầu tiết học
*HĐ2 Hướng dẫn HS nghe - viết
- Gv đọc ba khổ thơ đầu của bài thơ.
- Hướng dẫn cách viết tiếng khó viết và cách trình bày bài thơ.
- HS viết bài vào vở
*HĐ3 Khảo lại bài
*HĐ4 Chấm chữa bài
3. Nhận xét dặn dò
 _________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt sao - Sinh hoạt chi đội

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_5_tuan_14_ban_chuan_kien_thuc.doc