Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 17 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 17 (Bản chuẩn kiến thức)

Buổi sáng

ĐẠO ĐỨC: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (tiết 2)

I. Mục tiêu:

- HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.

- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.

- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.

- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.

- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.

* KNS

- Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).

- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống)

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3

 

doc 26 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 17 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17
Thứ
Ngày, tháng
Môn học
Tên bài học
Thứ 2
Ngày 12/12/11
Buổi sáng 
Đạo đức
Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2)
Tập đọc
Ngu công xã Trịnh Tường
Toán
Luyện tập chung.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
Khoa học
Ôn tập học kỳ I
Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà
Thứ 3
Ngày 13/12/11
Buổi sáng 
Tin học
Toán
Luyện tập chung (tiếp theo)
Chính tả
Nghe viết: người mẹ của 51 đứa con.
Luyện từ và câu
Ôn tập về cấu tạo từ
Buổi chiều
Khoa học
Kiểm tra học kỳ I
Ôn Toán
Ôn tập
Địa lí
Ôn tập học kỳI
Thứ 4
Ngày 14/12/11
Buổi sáng
Ngoại ngữ
Mĩ thuật
Toán 
Giới thiệu máy tính bỏ túi.
Tập đọc
Ca dao về lao động sản xuất
Tập làm văn
Ôn tập viết đơn
Buổi chiều: Nghỉ
Thứ 5
Ngày 15/12/11
Buổi sáng
Toán
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm
Tin học
Thể dục
Luyện từ và câu
Ôn tập về câu
Buổi chiều
Âm nhạc
Ôn Tiếng Việt
Ôn tập
Lịch sử
Ôn tập học kỳ I
Thứ 6
Ngày 16/12/11
Buổi sáng
Thể dục
Ngoại ngữ
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
Toán
Hình tam giác
 GDNGLL
Phòng bệnh cúm A
Buổi chiều: Nghỉ
Thứ 2: Ngày 12 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
ĐẠO ĐỨC: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
* KNS
- Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống)
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3 	
- Học sinh: SGK, vở.
III. Hoạt động dạy-học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 4’ 
- HS làm lại bài tập 1. 
- Nêu ghi nhớ của bài 8. 
- GV nhận xét. 1’
2. Bài mới: 1’
a. Giới thiệu bài: GV ghi đề.
b.Các hoạt động:
* Hoạt động 1: 9’ Làm bài tập 3, SGK. 
* MT: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu từng cặp HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận bài tập 3. 
- GV nêu từng nội dung để HS trình bày kết quả trước lớp. 
- GV kết luận . 
- 1 HS . 
- 1 HS. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS thảo luận 4 phút . 
- Một số HS trình bày ;những HS khác có thể nêu ý kiến bổ sung. 
c. Hoạt động 2: 9’ Xử lí tình huống (bài tập 4,SGK)
* MT: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. 
* Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm HS thảo luận làm BT4. 
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày . 
- GV rút ra kết luận. 
- 4 nhóm HS làm việc. 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung . 
d. Hoạt động 3: 12’ Làm bài tập 5, SGK. 
* MT: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS tự làm BT 5; sau đó trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. 
- GV mời một số em trình bày dự kiến của mình. 
- GV nhận xét về những dự kiến của HS. 
- HS làm bài tập và trao đổi với bạn. 
- Các bạn khác có thể góp ý cho bạn. 
3. Củng cố - dặn dò: 4’
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài học sau. 
- 2 HS
TẬP ĐỌC: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giấy khổ to.
- Học sinh: Bài soạn.
III . Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:4’ “Thầy cúng đi bệnh viện”
- GV nhận xét và cho điểm 
- Học sinh TLCH
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:1’ Ngu Công xã Trịnh Tường
b. Các hoạt động: 30’
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Thực hành, giảng giải
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. 
- Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s 
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. 
- Lần lượt học sinh đọc từ câu 
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
- Yêu cầu học sinh phân đoạn
- Đoạn 1: “Từ đầu...trồng lúa”
- Đoạn 2 : “ Con nước nhỏ  trước nữa”
- Đoạn 3 : Còn lại
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi :
- HS đọc đoạn 1
+ Ong Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ?
-ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con .
Ÿ Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ ngữ 
- Giải nghĩa từ: Ngu Công 
- Học sinh đọc SGK
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
- HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2 
- Giáo viên hỏi: 
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào ?
- Họ trồng lúa nước; không làm nương , không phá rừng, cả thôn không còn hộ đói .
- Giải nghĩa: cao sản
- Học sinh phát biểu 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập 
Ÿ Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 
- Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 
+ Ong Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ?
- Ong hướng dẫ bà con trồng cây thảo quả 
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Muốn sống có hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3
- HS phát biểu 
- GV yêu cầu HS rút nội dung bài văn 
- Đại ý : Ca ngợi tinh thần dám nghĩ dám làm của ông Lìn đã thay đổi tập quán của một vùng. Nhờ vậy mà đã làm cuộc sống từ nghèo đói trở nên ấm no, hạnh phúc .
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
- 2, 3 học sinh 
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp 
- Nhận xét cách đọc 
- GV theo dõi , uốn nắn 
- 4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét
- HS nhận xét cách đọc của bạn 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
-HS nhẩm học thuộc câu văn đã chỉ định HTL
- Câu chuyện giúp em có suy nghĩ gì? 
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh đọc 
*Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò:1’ 
- Đọc diễn cảm lại bài 
- Chuẩn bị: “Ca dao về lao động sản xuất”
- Nhận xét tiết học 
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với STP và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm
- Làm bài 1 (a), 2 (a), 3.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ. 
- Học sinh: Bảng con, SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ: 4’ Luyện tập.
2 học sinh lần lượt sửa bài (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 1’Luyện tập chung.
b. Các hoạt động: 30’
* Hoạt động 1: 20’Hướng dẫn học sinh biết ôn lại phép chia số thập phân. Tiếp tục củng cố các bài toán cơ bản về giải toán về tỉ số phần trăm.
Học sinh nhắc lại phương pháp chia các dạng đã học. 
Giáo viên nhận xét – cho ví dụ.
Yêu cầu học sinh nêu cách chia các dạng.
	* Bài 2 (a):
Học sinh nhắc lại phương pháp tính giá trị biểu thức.
Giáo viên chốt lại: Thứ tự thực hiện các phép tính.
	* Bài 3: Học sinh nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm?
Chú ý cách diễn đạt lời giải.
* Hoạt động 2:10’ Hướng dẫn học sinh vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
* Hoạt động 3: 4’ Củng cố.
Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.
3. Tổng kết - dặn dò: 1’
Làm bài nhà 2, 3/ 79 .
Chuẩn bị: “ Luyện tập chung”
Nhận xét tiết học 
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Thực hiện phép chia.
Học sinh sửa bài.
Đổi tập sửa bài.
- Học sinh đọc đề – Thực hiện phép tính giá trị của biểu thức.
Lần lượt lên bảng sửa bài (Đặt phép tính cho từng bài).
Nêu cách thứ tự thực hiện phép tính.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Nêu tóm tắt.
a)Số người tăng thêm(cuối 2000-2001)	 15875 - 15625 = 250 ( người )
Tỉ số phần trăm tăng thêm:
	 250 : 15625 = 0,016 = 1, 6 %
b) Số người tăng thêm là(cuối2001-2002)
 15875 x 1,6 : 100 = 254 ( người)
Cuối 2002 số dân của phường đó là :
 15875 + 254 = 16129 ( người)
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Chọn được một chuyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
- Học sinh: Học sinh sưu tầm những mẫu chuyện về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’)
- HS kể lại chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia.
- GV nhận xét – cho điểm. 
2. Dạy bài mới: 
 a) Giới thiệu bài “Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
 b) Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (4-5’)Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề.
 * Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài.
- GV gạch chân những từ quan trọng trong đề bài.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
* Hoạt động 2: (5 – 7’) Lập dàn ý cho câu chuyện định kể
- Yêu cầu HS lập dàn ý cho câu chuyện mình sẽ kể.
* Hoạt động 3: (15 – 18’) Học sinh kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm.
3- Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
- Dặn HS về kể lại câu chuyện các em vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS kể, Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh phân tích đề bài – Xác định dạng kể.
- 1 HS đọc gợi ý, lớp đọc thầm.
- Một số HSlần lượt nêu câu chuyện đã chọn.
- HS ghi nhanh dàn ý ra nháp.
 - 2 HS ngồi cạnh nhau kể chuyện the cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhó ... .
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS viết trên bảng phụ, lớp viết vào nháp các từ tìm được. 
- HS lần lượt nhắc lại các kiến thức về câu.
- 1 HS đọc lại, lớp theo dõi.
- 1 HS đọc toàn bộ nội dung BT 1
- HS trao đổi theo cặp, tìm các kểi câu theo yêu cầu của bài.
- Đại diện 4 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS sửa bài vào vở.
- 1 HS đọc nội dung bài tập2. cả lớp đọc thầm.
- 2 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thầm mẩu chuyện Quyết định độc đáo, làm bài vào nháp. 3 cặp trình bày bài vào bảng phụ.
- Các nhóm làm bảng phụ trình bày kết quả trên bảng lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS sửa bài.
Buổi chiều
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
- Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể, xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập Tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4’
Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
2. Bài mới : 30’
- Giới thiệu bài : On tập
* Hoạt động 1: Làm bài tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong vở bài tập
* Hoạt động 2: ra bài tập
- Giáo viên nêu:
+ Tìm các kiểu câu kể trong đoạn trích.
+ Xác định thành phần của từng câu.
- Giáo viên nhận xét chung
3. Củng cố- dặn dò: 1’
Nhận xét tiết học .
- Học sinh làm bài
+ Câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
+ Câu ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì ?
học sinh thảo luận cặp đôi và nêu ý kiến:
+ Trước khi mất, bà mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Ong vốn thông minh từ nhỏ.
+ Phùng Khắc Khoan là người con của xứ đoài
 Chuyển tiết.
LỊCH SỬ: ÔN TẬP HỌC KÌ I 
I. Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta từ 1858 đến 1954.Phiếu học tập.
- Học sinh: SGK, vở lịch sử đã học
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’)
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ta nhiệm vụ gì cho cách mạnh Việt Nam ?
- Sự lớn mạnh của hậu phương có tác động như thế nào đến tiền tuyến ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới 
a) Giới thiệu bài: Ôn tập học kì I. 
b) Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (8 -10’) Các phong trào chống thực dân Pháp trước khi có Đảng lãnh đạo.
- GV phát phiếu học tập cho 2 dãy bàn (2 loại phiếu) có ghi các mốc thời gian (các sự kiện lịch sử tiêu biểu), yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 5 phút hoàn thành bảng thống kê.
- Tổ chức cho HS nhận xét và so sánh kết quả làm bài của hai dãy bàn.
- GV chốt lại các phong trào chống thực dân Pháp trước khi có Đảng lãnh đạo.
* Hoạt động 2: (12 – 15’) Cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.
- Tiến hành tương tự như hoạt động 1. Yêu cầu HS thảo luận trong thời gian 5 phút, điền các thông tin vào bảng thống kê.
- Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét kết quả làm bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa gì ?
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.- GV chốt ý.
* Hoạt động 3 (5 – 7’) Tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- GV nêu một số mốc thời gian và một số sự kiện lịch sử, yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng con.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
3. Củng cố – dặn dò: (2 – 3’)
- GV sử dụng bảng thống kê hoàn chỉnh, hệ thống lại các mốc thời gian và các sự kiện lịch sử tương ứng.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị kiểm tra định kì.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời câu hỏi, lớp theo dõi, nhận xét.
Học sinh nêu.
- HS thảo luận theo nhóm 4 hình vuông, hoàn thành bài tập trên bảng nhóm. Các nhóm trình bày bài của nhóm trên bảng lớn.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm 4 trong bàn để hoàn thành bài tập.
- Trình bày bài trên bảng lớp, nhận xét.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, trả lời câu hỏi. 2 – 3 HS phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài cá nhân, ghi kết quả vào bảng con
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu 1a.
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
1- 9 - 1858
1859 – 1864
5 - 7 - 1885
1904 - 1907
Phiếu 1b.
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Thực dân Pháp xâm lược nước ta.
Khởi nghĩa Bình Tây đại nguyên soái – Trương Định.
Cuộc phản công ở kinh thành Huế, bùng nổ phong trào Cần Vương.
Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu tổ chức.
Phiếu 2a.
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
5 - 6 - 1911
3 - 2 - 1930
1930 – 1931
Mùa thu 1945
2 - 9 -1945
Phiếu 2b.
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội.
Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngô Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
Câu hỏi cho hoạt động 3:
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Toàn Đảng, toàn dân diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
Toàn quốc đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Thu – đông 1947
Thu – đông 1950
Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
*****************
Thứ 6 ngày 16 tháng 12 năm 2011
TOÁN: HÌNH TAM GIÁC 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có 3 đỉnh, góc, cạnh. 
- Phân biệt 3 loại hình tam giác (phân loại theo góc). 
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
- Làm bài 1,2.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Phấn màụ. 
- Học sinh: Ê ke, Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’)
- Gọi HS sửa bài 3/ 84 (SGK).
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Hình tam giác.
b) Các hoạt động: 
*Hoạt động1:(7-8)Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác.
- Yêu cầu HS vẽ hình tam giác.
- Yêu cầu HS vẽ trên bảng giới thiệu về hình tam giác mình vẽ.
-Yêu cầu HS viết tên ba góc, ba cạnh, ba đỉnh của tam giác
- Gọi HS nhắc lại các yếu tố của một tam giác.
- GV nhận xét chốt lại đặc điểm của hình tam giác.
* Hoạt động 2: (6 – 7’) Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc)
- GV giới thiệu đặc điểm:
+ Hình tam giác có ba góc nhọn.
+ Hình tam giác có có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn (gọi là hình tam giác vuông).
- Yêu cầu HS vẽ các dạng hình tam giác nêu trên.
- Tổ chức cho HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc).
* Hoạt động 3: (8 – 10’) Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng)
- GV giới thiệu hình tam giác, đáy và đường cao hình trong tam giác đó.
- GV vẽ đường cao và giải thích cách vẽ: từ một đỉnh kẻ đường thẳng vuông góc với đáy tương ứng.
- Yêu cầu HS tập nhận biết đường cao của hình tam giác.
- Yêu cầu HS nêu kết luận về chiều cao trong hình tam giác. (Độ dài đọan thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác.
* Hoạt động 4: (7 – 8’) Thực hành
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS viết vào vở rồi đọc lại.
- GV nhận xét.
 Bài 2: Yêu cầu HS làm miệng.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
- Dặn HS ôn lại cách tính diện tích hình chữ nhật. Chuẩn bị kéo, 1 hình tam giác để học bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng sửa bài, lớp theo dõi.
HS vẽ hình tam giác trên bảng con.
1 HS vẽ trên bảng. 
Giới thiệu các cạnh, góc, đỉnh của tam giác. 
HS tự đặt tên cho ba đỉnh của tam giác.
3 HS nhắc lại tên của các đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác.
HS vẽ theo nhóm (bàn) trên bảng nhóm. Rồi ttrình bày trên bảng lớp.
HS nhận dạng các hình tam giác trong các hình mà các em vẽ.
HS theo dõi.
Lần lượt HS vẽ đướng cao trong hình tam giác có ba góc nhọn, tam giác có một góc tù, tam giác vuông.
- 2HS nêu, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS làm bài, lần lượt nêu tên các góc và các cạnh của hình tam giác.
HS lần lượt nêu các đáy và đường cao tương ứng.
- 3 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cachs diễn đạt, trình bày.
Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn cho đúng. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên:Bảng phụ ghi các đề kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, sửa chung trước lớp. 
- Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 5’)
- Kiểm tra vở, chấm điểm đơn xin được học môn tự chọn của 1 – 2 HS.
- Giáo viên nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Trả bài viết
b/ Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: (5 – 6’) Nhận xét bài làm của lớp 
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp. 
 * Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài. Một số bài trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
 * Thiếu sót: Nhiều bài có bố cục chưa hợp lý, diễn đạt chưa ý rõ ràng mạch lạc.Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều. 
- GV thông báo điểm số cụ thể. 
* Hoạt động 2: (16 – 18’) Hướng dẫn HS biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. 
- GV trả bài cho HS.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi.
- GV theo dõi, nhắc nhở các em.
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi chung.
- GV đưa ra những lỗi sai, gọi HS đọc lần lượt từng lỗi sai.
- GV chữa lại cho đúng.
* Hoạt động 3: (6 – 8’) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo. 
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn cho tốt hơn.
- Chuẩn bị: “ Ôn tập “. Nhận xét tiết học.
- HS chú ý lắng nghe.
- Đọc lại đề bài.
- HS đọc lời nhận xét của thầy cô, tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý) để sửa cho chính xác.
- Lần lượt HS đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong. Lớp nhận xét.
- HS lần lượt đọc, lớp theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai. Xác định sai về mặt nào.
- Một số HS sửa lỗi, lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình.
- HS chon một đoạn, viết lại.
GDNGLL:PHÒNG BỆNH CÚM A
I. Yêu cầu
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần.
II. Các hoạt động:
 1. Yêu cầu lớp trưởng điều khiển nhận xét tình hình tuần qua
 -Về học tập
 -Về nề nếp
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phòng tránh bệnh cúm A.
- Nguyên nhân
- Cách phòng tránh
*******************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_5_tuan_17_ban_chuan_kien_thuc.doc