ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI HKI
A /Mục tiêu :
- Thực hành : Em là HS lớp 5; Có trách nhiệm về việc làm của mình; Có chí thì nên; Nhớ ơn tổ tiên; Tình bạn; Kính già, yêu trẻ; Tôn trọng phụ nữ; Hợp tác với những người xung quanh.
- HS nhận biết một số hành vi, việc làm đúng.
- Yêu thích môn học.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
2.Bài mới : Thực hành cuối HKI (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Làm BT.
* Mục tiêu : HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm đúng.
* Cách tiến hành :
1. GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung BT trong SGK.
2. HS các nhóm độc lập làm việc.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.
4. GV kết luận : .
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.
*Mục tiêu : Giúp HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến nội dung các bài đã học.
* Cách tiến hành :
1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT.
2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận : SGK.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 18 Từ ngày 2/1 đến ngày 6/1 Thời gian Tiết Thời lượng Môn Bài Thứ ba 2/1 15 86 35 18 35 p 40p 40p 40p Đạo đức Toán Tập đọc Chính tả Thực hành cuối HKI. Diện tích hình tam giác . Ôn tập và kiểm tra đọc – HTL (T1). Ôn tâp và kiểm tra đọc – HTL (T2). Thứ tư 3/1 35 87 35 35 18 35p 40p 40p 35p 40p Thể dục Toán LT&C Khoa học Kể chuyện Đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp. Trò chơi : Chạy tiếp sức theo vòng tròn. Luyện tập. Ôn tập và kiểm tra đọc – HTL (T3). Sự chuyển thể của chất. Ôn tập và kiểm tra đọc - HTL (T4). Thứ năm 4/1 88 36 35 18 18 40p 40p 40p 35p 35p Toán Tập đọc TLV Lịch sử Kĩ thuật KTĐK (lần 2). KTĐK (lần 2). KTĐK (lần 2). KTĐK (lần 1). Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà. Thứ sáu 5/1 36 89 36 36 18 35p 40p 40p 35p 35p Thể dục Toán LT&C Khoa học Mĩ thuật Sơ kết HKI. Luyện tập chung. Ôn tập và kiểm tra đọc – HTL (T5). Hỗn hợp. Vẽ trang trí : Trang trí hình chữ nhật. Thứ bảy 6/1 18 90 36 18 35p 40p 40p 35p Âm nhạc Toán TLV Địa lí Tập biểu diễn 2 bài hát : Những bông hoa những bài ca - Ước mơ. Hình thang. Ôn tập và kiểm tra đọc – HTL (T6). KTĐK (lần 1). Thứ tư : Cô Huệ dạy : toán, khoa học, thể dục. Thứ sáu : Cô Huệ dạy : toán Thứ sáu : Cô Hồng dạy : âm nhạc. ************************ Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2007 ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH CUỐI HKI A /Mục tiêu : - Thực hành : Em là HS lớp 5; Có trách nhiệm về việc làm của mình; Có chí thì nên; Nhớ ơn tổ tiên; Tình bạn; Kính già, yêu trẻ; Tôn trọng phụ nữ; Hợp tác với những người xung quanh. - HS nhận biết một số hành vi, việc làm đúng. - Yêu thích môn học. B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát . 2.Bài mới : Thực hành cuối HKI (GV nêu MĐ, YC của tiết học). Hoạt động 1 : Làm BT. * Mục tiêu : HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm đúng. * Cách tiến hành : 1. GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung BT trong SGK. 2. HS các nhóm độc lập làm việc. 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 4. GV kết luận : . Hoạt động 2 : Xử lí tình huống. *Mục tiêu : Giúp HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến nội dung các bài đã học. * Cách tiến hành : 1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT. 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp. 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 4. GV kết luận : SGK. Hoạt động 3 : Làm BT SGK. *Mục tiêu : HS biết xây dựng kế hoạch liên quan đến nội dung các bài đã học trong các công việc hằng ngày. *Cách tiến hành : 1.GV yêu cầu HS nêu một vài biểu hiện ở bài tập. 2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết. 3. GV mời một vài HS giải thích lí do. 3. HS đọc phần ghi nhớ SGK. Hoạt động tiếp nối : Thực hành theo nội dung trong SGK. D/ Bổ sung :. .. TẬP ĐỌC ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG CKI (T1) Thời gian dự kiến : 40 phút. A/Mục đích, yêu cầu : - Kiềm tra lấy điểm tập đọc và HTL. HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17 của sách Tiếng Việt 5, tập một. - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc đã học thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh. - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó. B/ Chuẩn bị : Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuần 11 đến tuần 17 sách Tiếng Việt 5, tập một. C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Ca dao về lao động sản xuất và trả lời các câu hỏi SGK. 2. Bài mới : Ôn tập kiểm tra đọc thành tiếng CKI - T1 ( GV nêu MĐ, YC của bài học). Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng ¼ số HS trong lớp) : - HS nối tiếp lên bốc thăm chọn bài (HS được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút). - HS đọc trong SGK hoặc HTL 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho Điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau. Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vở BT) Bài 2 : Lập bảng thống kê các bài tập đọc đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17. Giữ lấy màu xanh TT Tên bài Tác giả Thể loại 1 Chuyện một khu vườn nhỏ Văn Long văn 2 Tiếng vọng Nguyễn Quang Thiều thơ 3 Mùa thảo quả Ma Văn Kháng văn 4 Hành trình của bầy ong Nguyễn Đức Mậu thơ 5 Người gác rừng tí hon Nguyễn Thị Cẩm Châu Văn 6 Trồng rừng ngập mặn Phan Nguyên Hồng văn Bài tập 3 : - GV để cho HS làm việc độc lập. - GV nhắc HS : cần nói về bạn nhỏ - con người gác rừng – như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau. D/ Bổ sung :. TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC Thời gian dự kiến : 40 phút. A/ Mục tiêu : - Nắm được quy tắc tính diện tích của hình tam giác. - Rèn kĩ năng biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác. - GD HS cẩn thận khi làm bài. B/ Chuẩn bị : GV chuẩn bị các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp). Bảng phụ ghi các BT. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về hình tam giác, sau đó lên bảng làm BT 3 SGK. 2. Bài mới : Diện tích hình tam giác (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy). Hoạt động 1 : Cắt hình tam giác. GV hướng dẫn HS : - Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau. - Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó. - Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2. Hoạt động 2 : Ghép thành hình chữ nhật. - Ghép hai mảnh 1 và 2 thành hình chữ nhật ABCD. - Vẽ đường cao EH. Hoạt động 3 : So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép. GV hướng dẫn HS so sánh. Hoạt động 4 : Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. S = hoặc S = a h : 2. (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao). Hoạt động 4 : Thực hành (HS làm vào VBT). Bài 1 : GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo. 8 6 : 2 = 24 (cm2) 2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm2) Bài 2 : a) HS phải đổi đơn vị đo để độ dài đáy và chiều cao có cùng một đơn vị đo. Sau đó tính diện tích hình tam giác. 5m = 50dm hoặc 24dm = 2,4m. 50 24 : 2 = 600 (dm2) hoặc 5 2,4 : 2 = 6 (m2). b) 42,5 5,2 : 2 = 110,5 (m2). 3. Củng cố : - HS nhắc lại công thức tính diện tích của hình tam giác. - GD HS cẩn thận khi làm bài. 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học. - Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập. D/ Bổ sung :. CHÍNH TẢ ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG CKI (T2) Thời gian dự kiến : 40 phút. A/Mục đích, yêu cầu : - Kiềm tra lấy điểm tập đọc và HTL. HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17 của sách Tiếng Việt 5, tập một về chủ điểm : Vì hạnh phúc con người nhằm trao dồi kĩ năng cảm thụ văn học. - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người. - Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ đã học. B/ Chuẩn bị : Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuần 11 đến tuần 17 đã học sách Tiếng Việt 5, tập một về chủ điểm Vì hạnh phúc con người nhằm trao dồi kĩ năng cảm thụ văn học. C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Ca dao về lao động sản xuất và trả lời các câu hỏi SGK. 2. Bài mới : Ôn tập kiểm tra đọc thành tiếng CKI – T2 ( GV nêu MĐ, YC của bài học). Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng ¼ số HS trong lớp) : - HS nối tiếp lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút). - HS đọc trong SGK hoặc HTL 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đđặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau. Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vở BT). Bài tập 2 : Vì hạnh phúc con người TT Tên bài Tác giả Thể loại 1 Chuỗi ngọc lam Phun-tơn O-xlơ văn 2 Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa thơ 3 Buôn Chư Lênh đón cô giáo Hà Đình Cẩn văn 4 Về ngôi nhà đang xây Đồng Xuân Lan thơ 5 Thầy thuốc như mẹ hiền Trần Phương Hạnh Văn 6 Thầy cúng đi bệnh viện Nguyễn Lăng văn Bài tập 3 : - GV hướng dẫn để HS độc lập làm BT. - HS bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học. - GV dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau. D/ Bổ sung : . Thứ tư ngày 3 tháng 1 năm 2007 LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG CKI (T3) Thời gian dự kiến : 40 phút. A/Mục đích, yêu cầu : - Kiềm tra lấy điểm tập đọc và HTL. - HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17 của sách Tiếng Việt 5, tập một. - GDHS trật tự khi kiểm tra. B/ Chuẩn bị : Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuần 11 đến tuần 17 đã học sách Tiếng Việt 5, tập một. C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Ca dao về lao động sản xuất và trả lời các câu hỏi SGK. 2. Bài mới : Ôn tập kiểm tra đọc thành tiếng CKI – T3 ( GV nêu MĐ, YC của bài học). Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng ¼ số HS trong lớp) : - HS nối tiếp lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút). - HS đọc trong SGK hoặc HTL 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho Điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau. Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vở BT). - GV giúp hS nắm vững yêu cầu của BT ; giải thích rõ thêm các từ sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển. Sinh quyển (môi trường động, thực vật) Thuỷ quyển (môi trường nước) Khí quyển (môi trường không khí) Các sự vật trong môi trường rừng; con người; thú; chim; cây lâu năm; cây ăn quả; cây rau; cỏ Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch, bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,.. Những hành động bảo vệ môi trường trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi trọc; chống đốt nương; trồng rừng ngập mặn; chống đánh cá bằng mìn; chống săn ... i 4 : GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính với số thập phân. Sau đó gọi 4 HS lên bảng thực hiện. (Kết quả : 899,18 ; 164,13 ; 90,504 ; 65,2). Bài 5 : GV yêu cầu HS nhắc lại cách viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. Sau đó cho HS làm bài cá nhân. (Kết quả : 5,05m ; 5,05m2). Bài 6 : Giải bài toán (GV cho HS đọc đề bài sau đó nêu cách giải). Cách 1 : Đáy của hình bình hành là : 10 + 4 = 14 (cm). Diện tích hình bình hành là : 14 x 8 = 112 (cm2). Cách 2 : Diện tích hai hình tam giác AND và BMC là : 4 x 8 : 2 x 2 = 32 (cm2). Diện tích hình chữ nhật ABCD là 10 x 8 = 80 (cm2). Diện tích hình bình hành AMCN là : 80 + 32 = 112 (cm2). Đáp số : 112 cm2. 3. Củng cố : - HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính đối với số thập phân. - GD HS cẩn thận khi làm bài. 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học. - Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Hình thang. D/ Bổ sung : .. LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG CKI (T5) Thời gian dự kiến : 40 phút. A/Mục đích, yêu cầu : - Kiềm tra lấy điểm tập đọc và HTL. HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17 trong sách Tiếng Việt 5 tập 1. - HS biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập rèn luyện của mình. - GDHS trật tự khi kiểm tra. B/ Chuẩn bị : Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuần 11 đến tuần 17 sách Tiếng Việt 5, tập một. C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Bài mới : Ôn tập kiểm tra đọc thành tiếng CKI ( GV nêu MĐ, YC của bài học). Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng ¼ số HS trong lớp) : - HS nối tiếp lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút). - HS đọc trong SGK hoặc HTL 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho Điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. - HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau. Hoạt động 2 : Luyện tập (viết thư). - Một vài HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý. - Cả lớp theo dõi SGK. - GV lưu ý HS : cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân. - HS viết thư. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bức thư đã viết. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết thư hay nhất. - GV nhận xét chung về bài làm của HS. 2. Củng cố, dặn dò : - GV yêu cầu HS nhắc lại cách viết và trình bày một bức thư. - GV nhận xét chung giờ học. - GV dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau : xem lại kiến thức về từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển) trong sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 67. D/ Bổ sung : . KHOA HỌC HỖN HỢP Thời gian dự kiến : 35 phút. A/ Mục tiêu : Sau bài học sinh biết : - Kể tên một số hỗn hợp. - Rèn luyện kĩ năng cách toạ ra một hỗn hợp; nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp. - GDHS biết được cách tách các hỗn hợp thường gặp trong gia đình. B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK 75. C/ Hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về Sự chuển thể của chất, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm. 2. Bài mới : Hỗn hợp (GV nêu MĐ, YC của tiết học). Hoạt động 1 : Thực hành : “Tạo một hỗn hợp gia vị”. * Mục tiêu : HS biết cách tạo ra hỗn hợp. * Cách tiến hành : - GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu cầu HS đọc các thông tin SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi SGK. - Một số HS trình bày trước lớp - Lớp nhân xét bổ sung. GV kết luận : - Muốn tạo ra một hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau. - Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. Hoạt động 2 : Thảo luận. * Mục tiêu : Giúp HS kể được tên một số hỗn hợp. * Cách tiến hành : - GV cho HS làm việc theo nhóm. - HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết để trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 75 SGK theo nhóm đôi và ghi vào phiếu. - Đại diện từng nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK của nhóm mình. GV cùng HS lớp nhận xét. GV kết luận : SGK. Hoạt động 3 : Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”. * Mục tiêu : HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một hỗn hợp. * Cách tiến hành : GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. 3.Củng cố : - GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK. - HS nhắc lại các ý chính của bài. - GDHS : biết cách tách các hỗn hợp thường gặp trong gia đình. 4.Nhận xét - dặn dò : - GVnhận xét chung giờ học. - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân. D/ Bổ sung : MĨ THUẬT VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT Thời gian dự kiến : 40 phút. A/ Mục tiêu : - HS biết được tác dụng của trang trí hình chữ nhật. - HS biết cách vẽ và vẽ được trang trí hình chữ nhật. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí. B/ Chuẩn bị : - Hình phóng to cách vẽ trang trí hình chữ nhật. - Hộp màu, bút chì, giấy vẽ. C/ Hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2. Bài mới : Vẽ trang trí : trang trí hình chữ nhật. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét. - GV cho HS quan sát một số trang trí hình chữ nhật được phóng to và đặt câu hỏi gợi ý. - GV bổ sung nhận xét : trang trí hình chữ nhật có thể làm cho đồ vật thêm đẹp. - GV gợi ý cho HS nhận ra vị trí của hình chữ nhật. Hoạt động 2 : Cách trang trí. - GV hướng dẫn HS xem hình tham khảo ở SGK. - GV có thể vẽ lên bảng gợi ý cho HS một số cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ hình. + Tìm vị trí phù hợp để vẽ trang trí hình chữ nhật và kích thước của hình chữ nhật, kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều. + Chia các khoảng cách để vẽ họa tiết. + Tìm hình mảng và vẽ hoạ tiết. + Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền. Hoạt động 3 : Thực hành. - GV có thể cho HS thực hành vào vở bài tập. - Trong khi HS vẽ GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm. - GV nhắc HS chọn, vẽ họa tiết đơn giản để có thể hoàn thành bài tập ở lớp. - GV nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập tại lớp, quan tâm đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được BT. - Khen ngợi những HS vẽ nhanh, vẽ đẹp; động viên những HS vẽ chậm. - Động viên, khích lệ những HS khá phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo. 3. Củng cố, dặn dò : - Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại. - HS nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ trang trí : trang trí hình chữ nhật. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về hoàn thành bài vẽ, chuẩn bị bài sau. D/ Bổ sung : Thứ bảy ngày 6 tháng 12 năm 2007 TOÁN HÌNH THANG Thời gian dự kiến : 40 phút. A/ Mục tiêu : - Nhận biết đặc điểm của hình thang. - Rèn kĩ năng phân biệt ba hình dạng ủa hình thang; nhận biết đáy và đường cao. - GD HS cẩn thận khi làm bài. B/ Chuẩn bị : GV chuẩn bị các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp). Bảng phụ ghi các BT. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tam giác, sau đó lên bảng làm BT 3 SGK. 2. Bài mới : Hình thang (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy). Hoạt động 1 : Giới thiệu đặc điểm của hình thang. GV giới thiệu hình vẽ trên bảng, rồi hỏi HS : - HS chỉ ra bốn cạnh, bốn đỉnh, bốn góc của mỗi hình thang. - HS viết tên bốn góc, bốn cạnh của mỗi hình thang. Hoạt động 2 : Giới thiệu ba dạng hình thang (theo góc). - GV giới thiệu đặc điểm : + Hình thang thường. + Hình thang cân. + Hình thang có hai góc vuông (gọi là hình thang vuông). HS nhận dạng, tìm ra những hình thang theo từng dạng. Hoạt động 3 : Giới thiệu đáy và đường cao tương ứng. GV giới thiệu hình thang, nêu tên đáy và đường cao tương ứng. Hoạt động 4 : Thực hành (HS làm vào VBT). Bài 1 : GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo. Bài 2 : GV hướng dẫn HS chỉ ra đường cao tương ứng với đáy vẽ trong mỗi hình thang. Bài 3 : GV hướng dẫn cho HS đếm số ô vuông và số nửa ô vuông. Bài 4 : GV giới thiệu về hình thang vuông, HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông. - GV làm mẫu để HS quan sát : Giữ cố định một cạnh đáy của hình thang trên mô hình và di chuyển cạnh đáy kia để được các hình thang ở các vị trí khác nhau. - GV gọi HS lên làm tương tự như GV. 3. Củng cố : - HS nhắc lại đặc điểm của hình thang. - GD HS cẩn thận khi làm bài. 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học. - Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Diện tích hình thang. D/ Bổ sung :. TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG CKI (T6) Thời gian dự kiến : 40 phút. A/Mục đích, yêu cầu : - Kiềm tra lấy điểm tập đọc và HTL. - HS ôn luyện tổng hợp chuẩn bị bài kiểm tra cuối năm. - GDHS trật tự khi kiểm tra. B/ Chuẩn bị : Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL từ tuầnư1 đến tuần 17 đã học sách Tiếng Việt 5, tập một. Bảng phụ kẻ bảng phân loại – BT 4. C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Bài mới : Ôn tập kiểm tra đọc thành tiếng CKI ( GV nêu MĐ, YC của bài học). Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng ¼ số HS trong lớp) : - HS nối tiếp lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 – 2 phút). - HS đọc trong SGK hoặc HTL 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt một câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho Điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết sau. Hoạt động 2 : Luyện tập . Bài tập 1 : - HS làm việc độc lập. GV phát phiếu cho 3-4 HS. Bài tập 2 : GV dán phiếu, mời 2-3 HS lên thi làm bài. - HS làm việc độc lập. - Lời giải : a) Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới. b) Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghỉa chuyển. c) Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là : em và ta. d) Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra. VD : Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. 2. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học; khích lệ nhóm HS làm bài tốt. - GV dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài, hoàn thiện và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra. và chuẩn bị bài sau. - HS chuẩn bị kiểm tr a đọc hiểu và viết.. D/ Bổ sung . ************************ LỊCH SỬ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (LẦN 1) ********************** ĐỊA LÍ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (LẦN 1) **********************
Tài liệu đính kèm: