a) Luyện đọc:
-Cho HS đọc theo cặp
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc lướt 3 điều 15,16,17:
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
+Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
+Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều luật?
+Các em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?
-Nội dung chính của bài là gì?
TUẦN 33 Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2012 TẬP ĐỌC: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM / Mục tiêu: - Biết cách đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. - Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trả lời được các câu hỏi SGK) II/ Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi về bài B- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: -Cho HS đọc theo cặp -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc lướt 3 điều 15,16,17: + Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? +Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em? +Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều luật? +Các em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện? -Nội dung chính của bài là gì? HS đọc nối tiếp đoạn HS đọc theo cặp 1-2 HS đọc toàn bài. + Điều 15,16,17. +VD: Điều 16 : Quyền học tập của trẻ em. +) Quyền của trẻ em. +Điều 21. +HS nêu 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21. +HS đối chiếu với điều 21 xem đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện. +) Bổn phận của trẻ em. -HS nêu. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------- Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu. - Củng cố cho HS về tỉ số phần trăm, chu vi, diện tích các hình. - Rèn kĩ năng trình bày bài. II. Đồ dùng: - Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Bài tập 1: Điền dấu >; < ;= a) 6,009 ...6,01 b) 11,61 ....11,589 c) 10,6 .....10,600 d) 0,350 ..... 0,4 Bài tập 2: Một cửa hàng bán một chiếc cặp giá 65000 đồng. Nhân dịp khai giảng, cửa hàng giảm giá 12%. Hỏi sau khi giảm, giá bán chiếc cặp còn lại bao nhiêu? Bài tập 3: (HSKG) Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có sơ đồ một sân vận động hình chữ nhật chiều dài 15 cm, chều rộng 12 cm. Hỏi: a) Chu vi sân đó bao nhiêu m? b) Diện tích sân đó bao nhiêu m2 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học - HS trình bày. Lời giải : a) 6,009 11,589 c) 10,6 = 10,600 d) 0,350 < 0,4 Lời giải: Số % còn lại sau khi giảm giá là: 100% - 12% = 88% Số tiền còn lại sau khi giảm giá là: 65 000 : 100 88 = 57200 (đồng) Đáp số: 57200 đồng Lời giải: Chiều dài trên thực tế là: 1000 15 = 15000 (cm) = 15m Chiều rộng trên thực tế là: 1000 12 = 12000 (cm) = 12m Chu vi sân đó có số m là: (15 + 12) 2 = 54 (m) Diện tích của sân đó là: 15 12 = 180 (m2) Đáp số: 54m; 180 m2 --------------------------------------------------- CHÍNH TẢ: (N- V) NHỮNG CÁNH BUỒM I. Mục tiêu: -Nghe và viết đúng chính tả bài thơ Những cánh buồm -Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: - Gv đọc tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Giáo viên nhận xét. 2. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe–viết. - GV hướng dẫn học sinh viết một số từ dễ sai: Nội dung bài thơ nói gì? Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 2, 3 lần. Gv đọc cả bài thơ cho học sinh soát lỗi. Giáo viên chấm. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 2: Giáo viên lưu ý học sinh đề chỉ yêu cầu nêu tên tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài đặc trách về trẻ em không yêu cầu giới thiệu cơ cấu hoạt động của các tổ chức. Hoạt động 3: Củng cố. Trò chơi: Ai nhiều hơn? Ai chính xác hơn? Tìm và viết hoa tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức. 3. Nhận xét - Dặn dò: 2, 3 học sinh ghi bảng. - Lớp nhận xét. Hoạt động lớp, cá nhân. - 1 Học sinh đọc bài.- Học sinh nghe. Lớp đọc thầm bài thơ. Học sinh nghe - viết. HS đổi vở soát và sữa lỗi cho nhau. Hoạt động nhóm đôi, lớp. 1 học sinh đọc yêu cầu bài. Học sinh làm việc theo nhóm. Đại diện mỗi nhóm trình bày, nhận xét. Hoạt động lớp. Học sinh thi đua 2 dãy. ------------------------------------------------- Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ DẤU CÂU I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS những kiến thức về dấu câu. - Rèn cho học sinh có kĩ năng lập dàn bài tốt. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Bài tập 1:Tìm dấu hai chấm dùng sai trong đoạn văn sau và ghi lại cho đúng: Tuấn năm nay 11 tuổi. Vóc dáng Tuấn: ảnh dẻ, nước da: trắng hồng, môi đỏ như môi con gái. Mái tóc: hơi quăn, mềm mại xõa xuống vầng trán rộng. Đôi mắt đen sáng ánh lên vẻ thông minh, trung thực. Tính tình Tuấn: khiêm tốn, nhã nhặn rất dễ mến. Bạn ấy học giỏi đều các môn. Bài tập 2: Đặt câu: a) Câu có dấu hai chấm báo hiệu lời tiếp theo là nói trực tiếp của người khác được dẫn lại? b) Câu có dấu hai chấm báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết trình? Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng dấu hai chấm? - GV cho HS viết vào vở. - GV gợi ý cho HS chậm viết bài. - Cho HS trình bày miệng nối tiếp. - Cả lớp nhận xét và đánh giá. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. Đáp án: Bỏ tất cả các dấu hai chấm đó đi. Ví dụ: - Hôm qua, Hà bảo: “ Cậu hãy xin lỗi Tuấn đi vì cậu sai rồi”. - Cô giáo nói: “ Nếu các em muốn học giỏi, cuối năm được xét lên lớp thì các em phải cố gắng siêng năng học tập”. - Cho HS viết vào vở. - HS thực hiện theo gợi ý của GV. - HS trình bày miệng nối tiếp. - HS chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2012 Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ VỐN TỪ : TRẺ EM. I. Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về chủ đề Trẻ em. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Bài tập 1 : H: Tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ thơ. Bài tập 2: H: Đặt câu với ba từ tìm được ở bài tập 1 Bài tập 3: H: Tìm những câu văn, thơ nói về trẻ con có những hình ảnh so sánh. 4 Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học - HS trình bày. Bài làm Trẻ em, trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, Bài làm a/ Từ: trẻ em. Đặt câu: Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. b/ Từ: thiếu nhi. Đặt câu: Thiếu nhi Việt Nam làm theo năm điều Bác Hồ dạy. c/ Từ: Trẻ con. Đặt câu: Nam đã học lớp 10 rồi mà tính nết vẫn như trẻ con Bài làm Trẻ em như tờ giấy trắng. Trẻ em như búp trên cành. Trẻ em như nụ hoa mới nở. Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm. Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non. Cô bé trông giống hệt bà cụ non. - HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu. - Củng cố cho HS về tỉ số phần trăm, chu vi, diện tích các hình. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: - Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng: a) 75% = .... A. B C. D. b) 1m2 + 2 dm2 + 3 cm2 = ....m2 A.1,0203 B.1,023 C.1,23 D. 1,0230 c) Từ tấn gạo người ta lấy đi 1,5 yến gạo thì khối lượng gạo còn lại là: A.185 yến B. 18,5 yến C. 1,85 yến D. 185 yến Bài tập 2: Đáy của một hình hộp chữ nhật có chiều dài 50 cm, chiều rộng 30 cm. Tính chiều cao của hình hộp đó biết diện tích xung quanh là 3200 cm2 Bài tập3: Một đội công nhân sửa 240m đường. Tính ra họ sửa số m buổi sáng bằng số m buổi chiều. Hỏi buổi chiều họ sửa được bao nhiêu m đường? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau - HS trình bày. Đáp án: a) Khoanh vào C b) Khoanh vào A c) Khoanh vào B Lời giải : Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là: (50 + 30) 2 = 160 (m) Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: 3200 : 160 = 20 (cm) Đáp số: 20 cm. 240m Lời giải: Sáng Chiều Buổi chiều họ sửa được số m đường? 240 : (3 + 2) 3 = 144 (m) Đáp số: 144m. - HS chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------- KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. I. Mục tiêu: - Biết kể một chuyện đã nghe, đã đọc nói về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. - Hiểu nội dung và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. II. Chuẩn bị: Tranh, ảnh về cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: Nhà vô địch 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm câu chuyện theo yêu cầu của đề bài GV hướng dẫn HS phân tích đề bài, xác định hai hướng kể chuyện theo yêu cầu của đề. 1) chuyện nói về việc gia đình,nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em. 2) chuyện nói về việc trẻ em thhực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường , xã hội. Truyện”rất nhiều mặt trăng” muốn nói điều gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện. GV Nhận xét, tuyên dương. 4. Tổng kết - dặn dò: -2 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Nhà vô địch và nêu ý nghĩa của câu chuyện. 1 học sinh đọc gợi ý một trong SGK. 1 học sinh đọc truyện tham khảo “Rất nhiều mặt trăng”. Cả lớp đọc thầm theo - Truyện kể về việc người lớn chăm sóc, giáo dục trẻ em. Truyện muốn nói một điều: Người lớn hiểu tâm lý của trẻ em, mong muốn của trẻ em mới không đánh giá sai những đòi hỏi tưởng là vô lý của trẻ em, mới giúp đựơc cho trẻ em. - HS suy nghĩ, tự chọn câu chuyện cho mình. - Nhiều HS phát biểu ý kiến, nói tên câu chuyện em chọn kể. - Học sinh kể chuyện theo nhóm. - Từng học sinh kể - Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện trước lớp, trả lời các câu hỏi về nội dung và ý nghĩa chuyện. - Cả lớp nhận xét , bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. -------------------------------------- Tập làm văn ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI. I. Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người.. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài: Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. - Gọi HS đọc và phân tích đề bài. - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét.hoàn chỉnh. - Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập. - Cho cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn. - GV nhận xét và đánh giá 4 Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - Gọi HS đọc và phân tích đề bài. - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. * Mở bài: - Giới thiệu người được tả. - Tên người đó là gì? - Em gặp người đó trong hoàn cảnh nào? - Người đó đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc gì? * Thân bài: - Tả ngoại hình của người đó (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..) - Tả hoạt động của người đó. - Chú ý: Em nên tả chi tiết tình huống em gặp người đó. Qua tình huống đó, ngoại hình và hoạt động của người dó sẽ bộc lộ rõ và sinh động. Em cũng nên giải thích lí do tại sao người đó lại để lại trong em ấn tượng sâu sắc như thế.) * Kết bài: - Ảnh hưởng của người đó đối với em. - Tình cảm của em đối với người đó. - HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2012 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu. - Củng cố cho HS về trung bình cộng, các phép tính, chu vi, diện tích các hình. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: - Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng: a) 3,5 : 1,75 = ... A. 0,002 B.0,2 C. 0,2 D. 0,02 b) Khoảng thời gian từ 7 giờ 20 phút đến 8 giờ kém 10 phút là: A.20 phút B.30 phút C.40 phút D. 50 phút. c) Biết 95% của một số là 950. Vậy của số đó là: A.19 B. 95 C. 100 D. 500 Bài tập 2: Một người đi trên quãng đường từ A đến B. Lúc đầu đi được quãng đường, nghỉ 10 phút rồi đi tiếp quãng đường. Tính ra, người đó đã đi được 36 km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km? Bài tập 3: (HSKG) Hai ô tô xuất phát từ A đến B cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ chúng gặp nhau, quãng đường AB dài 162km. a) Tính vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc của ô tô đi từ A bằng vận tốc của ô tô đi từ B. b) Chỗ 2 xe gặp nhau cách A bao nhiêu km? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau - HS trình bày. Đáp án: a) Khoanh vào D b) Khoanh vào B c) Khoanh vào C Lời giải: Phân số chỉ quãng đường đi 2 lần là: + = (quãng đường) Quãng đường AB dài là: 36 : 9 20 = 80 (km) Đáp số: 80 km Lời giải: Tổng vận tốc của 2 xe là: 162 : 2 = 81 (km) 81 km km Ta có sơ đồ: V xe A V xe B Vận tốc của xe A là: 81 : (4 + 5) 4 = 36 (km/giờ) Vận tốc của xe B là: 81 – 36 = 45 (km/giờ) Chỗ 2 xe gặp nhau cách A số km là: 36 2 = 72 (km) Đáp số: a) 36 km/giờ ; 45 km/giờ b) 72 km - HS chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------- Tập làm văn LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - Bài tập: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. - Gọi HS đọc và phân tích đề bài. - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. - Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập. - Cho cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn. - GV nhận xét và đánh giá chung. 4 Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. * Mở bài: - Giới thiệu người được tả. - Tên cô giáo. - Cô dạy em năm lớp mấy. - Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. * Thân bài: - Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..) - Tả hoạt động của cô giáo( khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh lao động, khi chăm sóc học sinh,) * Kết bài: - ảnh hưởng của cô giáo đối với em. - Tình cảm của em đối với cô giáo. TẬP ĐỌC: ÔN BÀI: SANG NĂM CON LÊN BẢY. I Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu được điều người cha muốn nói với con: khi lớn lên, từ giã tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ .Bảng phụ viết dòng thơ hdẫn học sinh đọc diễn cảm. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2 Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên? Yêu cầu đọc đoạn 3 Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? - Điều nhà thơ muốn nói với các em? Hoạt động 2: Đọc diễn cảm + học thuộc lòng bài thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài thơ. Giáo viên đọc mẫu khổ thơ. 4. Dặn dò: GV nhận xét tiết học. - 2 hs đọc và trả lời câu hỏi Học sinh lắng nghe. Hoạt động lớp, cá nhân. - 1 hs đọc toàn bài học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ - Đọc nối tiếp theo cặp - 1,2 hs đọc toàn bài Hoạt động nhóm, lớp Học sinh đọc lại khổ thơ 2 và 3, qua thời thơ ấu, không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muôn thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em nhìn đời thực hơn, vì vậy thế giới của các em thay đổi – trở thành thế giới hiện thực. 1 hs đọc + Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. + Con người phải dành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay; không dể dàng như hạnh phúc có được trong các truyện thần thoại, cổ tích. - Nhiều học sinh luyện đọc khổ thơ trên, đọc cả bài. Sau đó thi đọc diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ. - Cá nhân hoặc cả nhóm đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: