Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16, 17, 18

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16, 17, 18

Tập đọc:

Thầy thuốc như mẹ hiền.

I-Mục tiêu:

-Đọc lưu loát,diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng,điềm tĩnh thể hiện thái độcảm phục tấm lòng nhân ái,không mang danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

-Hiểu ý nghĩa của bài văn:Ca ngợi tài năng,tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng cảu Hải Thượng Lãn Ông.

II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ: -HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây.

 -Nêu nội dung chính của bài.

B-Bài mới:

HĐ 1:Giới thiệu bài:

HĐ 2:Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc:

-Một HS khá đọc toàn bài.

-Một HS đọc chú giải trong SGK

-Bài văn chia làm 3 đoạn:

+Đoạn 1:Từ đầu.mà còn cho thêm gạo,củi.

+Đoạn 2: Tiếp theo.Càng nghĩ càng hối hận.

+Đoạn 3:Phần còn lại.

-HS luyện đọc theo cặp.

-GV đọc toàn bài-giọng nhẹ nhàng,điềm tĩnh.

 

doc 54 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16, 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16. 17. 18
Tuần 16.
Thứ hai,ngày 25 tháng 12 năm 2006.
Tập đọc:
Thầy thuốc như mẹ hiền.
I-Mục tiêu:
-Đọc lưu loát,diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng,điềm tĩnh thể hiện thái độcảm phục tấm lòng nhân ái,không mang danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
-Hiểu ý nghĩa của bài văn:Ca ngợi tài năng,tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng cảu Hải Thượng Lãn Ông.
II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: -HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
 -Nêu nội dung chính của bài.
B-Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài:
HĐ 2:Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc:
-Một HS khá đọc toàn bài.
-Một HS đọc chú giải trong SGK
-Bài văn chia làm 3 đoạn:
+Đoạn 1:Từ đầu....mà còn cho thêm gạo,củi.
+Đoạn 2: Tiếp theo....Càng nghĩ càng hối hận.
+Đoạn 3:Phần còn lại.
-HS luyện đọc theo cặp.
-GV đọc toàn bài-giọng nhẹ nhàng,điềm tĩnh.
Tìm hiểu bài:
-Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho mọi người?
-Điều gì thể hiện lòng nhân ái của ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
-Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
-Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối nói lên điều gì?
Đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn HS dọc toàn bài.
-Tổ chức HS đọc diễn cảm.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại hoặc đọc lại bài cho người thân.
_____________________________
Toán:
Tiết 76: Luyện tập.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số,đồng thời làm quen với các khái niệm:
 +Thực hiện một số phần trăm kế hoạch,vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
 +Tiền vốn,tiền bán,tiền lài,số phần trăm lãi.
-Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
-HS chữa bài làm thêm.
B-Bài mới:
HĐ 1:HS làm bài trong VBT.
HĐ 2:Chữa bài
Bài 1:
Lưu ý:Khi làm phép tính với các tỉ số phần trăm,phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng:
VD: 6% HS lớp 5A cộng với 15% HS lớp 5A bằng 21% lớp 5A.
Bài 2: GV giải thích cho HS 2 khái niệm mới:
-Số phần trăm đã thực hiện được.
-Số phần trăm vượt mức so với kế hoạch đầu năm.
Bài 3: Cần chỉ cho HS rõ tiền vốn và tiền bán
 -Tiền vốn: tiền mua.
 -Tiền bán: tiền mua +tiền lãi.
III-Củng cố,dặn dò:
-Ôn luyện cách tính tỉ số phần trăm.
-Bài làm thêm: Một cửa hàng có 245 tạ đường,đã bán được 110,25 tạ đường.Hỏi:
Số đường đã bán bằng bao nhiêu % số đường của cửa hàng?
Cửa hàng còn lại bao nhiêu phần trăm đường chưa bán?
_____________________________
Mĩ thuật.
Bài 16: Vẽ theo mẫu.
Mẫu vẽ có hai vật mẫu
I-Mục tiêu:
-HS hiểu được đặc điểm của mẫu.
-HS biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu.
-HS quan tâm,yêu quý mọi vật xung quanh.
II-Đồ dùng:
-Một vài mẫu vẽ có hai vật mẫu.
-Một số tranh tĩnh vật của các họa sĩ.
-Mẫu vật: Cái chai và cái bát;Bình đựng nước và cái cốc...
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Quan sát,nhận xét.
-GV giới thiệu mẫu và hình gợi ý trong SGK.
-HS nhận xét về sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm của một số đồ vật.
-Sự khác nhau về vị trí,tỉ lệ,độ đậm nhạt giữa các vật mẫu trong hình vẽ.
HĐ 2:Cách vẽ:
-GV treo hình gợi ý cách vẽ lên bảng để h/d HS về cách bố cụcbài vẽ trên giấy.
-Gọi một HS nhắc lại các bước vẽ.
HĐ 3:HS thực hành:
-GV quan sát lớp,h/d cho những HS còn non
-HS có thể vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc màu.
HĐ 4: Nhận xét,đánh giá:
-GV và HS chọn một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét,xếp loại về:
+Bố cục.
+Hình vẽ(rõ đặc điểm,tỉ lệ sát với mẫu)
+Các độ đậm nhạt.
-GV nhận xét,chỉ ra các bài vẽ đẹp và chưa đẹp.
-Về nhà sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
_____________________________
Khoa học:
Bài 31: Chất dẻo.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Nêu được một số đồ dùng bằng chất dẻo và đặc điểm của chúng.
-Biết được nguồn gốc và tính chất của chất dẻo.
-Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II-Đồ dùng:
-HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa.
-Tranh minh họa trang 64,65 SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hãy nêu tính chất của cao su?
-Cao su thường được sử dụng để làm gì?
-Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su ta cần chú ý điều gì?
B-Bài mới:
HĐ 1: Đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa.
-HS thảo luận nhóm 2,trao đổi với nhau đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa.
-HS trình bày trước lớp.
-Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì?
HĐ 2:Tính chất của chất dẻo.
-HS đọc bảng thông tin trong SGK trang 65.
-Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào?
-Chất dẻo có tính chất gì?
-Có mấy loại chất dẻo?Là những loại nào?
-Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần chú ý điều gì?
-Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày?Tại sao?
HĐ 3: Một số đồ dùng làm bằng chất dẻo.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:”Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo”
-GV chia HS làm 3 nhóm,HS từng nhóm ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo lên bảng nhóm.
-Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng,nhiều tên đồ dùng
-GV tổng kết cuộc thi.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc bảng thông tin về chất dẻo.
_____________________________
Buổi chiều:
Đạo đức.
Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh(tiết 1)
I-Mục tiêu:
1.HS nêu lên được:
-Trong cuộc sống,mọi người cần hợp tác với nhau.
-Sự cần thiết phải hợp tác với những người xung quanh.
-Cách thức hợp tác với những người xung quanh.
2.HS có khả năng:
-Tự xác định được những công việc của mình cần sự hợp tác với những người xung quanh.
-Xử lí được những tình huống cần sự hợp tácvới những người xung quanh.
-Biết thực hiện việc hợp tác với những người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày của mình.
3.HS biết bày tỏ thái độ,tình cảm.
II-Hoạt động dạy học.
A-Bài cũ:
-HS trình bày kết quả giúp đỡ phụ nữ theo phiếu rèn luyện.
-Các nhóm khác nêu những câu hỏi mà mình quan tâm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Xử lí tình huống:
-HS thảo luận theo nhóm 4 xử lí tình huống sau: Hôm đó,ba bạn An,Hảivà Ba được tổ phân công làm trực nhật lớp-quét dọn lớp,lau bàn ghế,sắp xếp bàn ghế ngay ngắn...
Ba bạn cần thực hiện công việc như thế nào cho nhanh,cho tốt?
-Từng nhóm HS thảo luận đưa ra cách giải quyết.
-GV chốt lại cách giải quyết đúng nhất.
HĐ 2: Thảo luận nhóm:
-HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1,2 trong VBT
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Các nhóm khác bổ sung,Gv chốt lại kết quả đúng.
HĐ 3:Xây dựng kế hoạch:
-HS tự suy nghĩ ý kiến của mình về hợp tác một việc nào đó với những người xung quanh.
-Trao đổi với bạn bên cạnh về dự kiến của mình để bạn góp ý.
-HS trao đổi dự kiến của mình trước lớp.
-Các bạn đặt câu hỏi,y/c bạn trả lời.
-GV tổng kết.
III-Củng cố,dặn dò:
-Thực hiện việc hợp tác với những người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày rồi ghi công việc và kết quả vào phiếu rèn luyện.
_____________________________
Luyện toán:
Luyện tập: Tỉ số phần trăm;giải toán về tỉ số phần trăm.
I-Mục tiêu:
-Luyện tập về tính tỉ số phần trăm.
-Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
II-Hoạt động dạy học:
1.Kiến thức cần nhớ:
-Khái niệm về tỉ số phần trăm.
-Cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
2. HS làm bài tập:
Bài 1:Tìm tỉ số phần trăm của:
25 và 40; 1,6 và 80; 0,4 và 3,2; và; 18 và ; 0,3 và 0,96.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một đội bóng rổ đã thi đấu 20 trận,thắng 12 trận.Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là:
A. 12% B. 32%
C. 40% D. 60%.
Bài 3: Tỉ số tuổi con và tuổi bố là 30%.Tổng số tuổi của hai bố con là 52 tuổi.Tính tuổi con,tuổi bố.
3.HS chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò: Ôn lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
_____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Biễu diễn tiết mục đặc sắc về anh bộ đội Cụ Hồ.
I-Mục tiêu:Củng cố,nâng cao nhận thức về anh bộ đội Cụ Hồ thông qua các tiết mục chon lọc thuộc chủ đề.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS nhắc lại các tiết mục văn nghệ được biểu diễn.
HĐ 2: Từng HS,nhóm lần lượt biểu diễn các tiết mục văn nghệ dưới sự điều khiển của lớp trưởng
_____________________________
Thứ ba,ngày 26 tháng 12 năm 2006.
Thể dục:
Bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”.
I-Mục tiêu:
-Ôn bài thể dục phát triển chung.Y/c thực hiện hoàn thiện toàn bài.
-Chơi trò chơi:”Lò cò tiếp sức”
II-Đồ dùng: Chuẩn bị một còi,kẻ sân chơi trò chơi.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Phần mở đầu:
-GV phổ biến y/c giờ học.
-Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp.
HĐ 2: Phần cơ bản:
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
-Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
HĐ 3:Phần kết thúc:
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV nhận xét giờ học,ôn tập cho tiết sau kiểm tra.
_____________________________
Toán.
Tiết 77: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
I-Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết cách tính một số phần trăm của một số.
-Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
-HS chữa bài làm thêm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn hS giải toán về tỉ số phần trăm.
Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800.
-HS đọc VD,GV ghi tóm tắt lên bảng.
-H/d HS ghi tóm tắt các bước thực hiện:
 100% số HS toàn trường là 800 HS.
 1 % số HS toàn trường là... HS.
 52,5% số HS toàn trường là... HS.
-HS đi đến cách tính.
800 : 100 hoặc 800 
-HS phát biểu quy tắc
Lưu ý: HS có thể vận dụng một trong hai cách tính đã nêu
Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
-GV nêu bài toán trong SGK và ghi tóm tắt trên bảng lớp.
-HS đọc bài toán.
-GV h/d HS cách giải bài toán trên.
HĐ 2: HS thực hành.
HĐ 3: Chữa bài:
Bài 1:- Tìm 75% của 32 học sinh (là số HS 10 tuổi)
 -Tìm số HS 11 tuổi.
Bài 2:
 -Tìm 0,5% của 5 000 000 đồng (là số tiền lãi sau một tháng)
 -Tính tổng số tiền lãi và tiền gửi.
Bài 3:
 -Tìm số vải may quần (tìm 40% của 345m)
 -Tìm số vải may áo.
III-Củng cố,dặn dò:
Bài làm thêm:Theo kế hoạch xã Mĩ Yên phải trồng 55 000 ha rau sạch.Đén hết tháng 10 xã đẫ thực hiện được 82 % kế hoạch.Hỏi theo kế hoạch thì xã cần phải trồng bao nhiêu ha rau sạch nữa?
_____________________________
Luyện từ và câu:
Tổng kết vốn từ.
I-Mục tiêu:
-Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu,trung thực,dũng cảm,cần cù.
-Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách của con người trong một đoạn văn tả người.
II-Đồ dùng -Bảng phụ.
 -Từ điển tiếng việt.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:HS làm bài tập 2-4 tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài. ... iện tích hình tam giác.
B-Bài mới: 
HĐ 1: HS làm bài tập:
HĐ 2: Chữa bài:
Phần 1: Trắc nghiệm:
Bài 1: Khoanh vào B.
Bài 2: Khoanh vào C.
Bào 3: Khoanh vào C.
Phần 2: Tự luận.
Bài 1: HS tự đặt tính rồi tính,Y/c HS nêu cách tính.
Bài 2,3: HS tự làm và chữa bài trên bảng.
-GV h/d HS nhận ra hình tam giác MDC có góc vuông đỉnh D
III-Củng cố,dặn dò:
-Ôn cách thực hiện cộng trừ,nhân,chia số thập phân.
-Ôn cách tính diện tích hình tam giác.
_____________________________
Luyện từ và câu.
Ôn nội dung tiết 6 SGK.
I-Mục tiêu: Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Kiểm tra tập đọc và HTL :Kiểm tra những HS còn lại và những em chưa đạt y/c.
HĐ 2:Luyện tập:
-HS đọc y/c bài tập.
-GV giúp HS hiểu y/c bài tập.
-HS làm bài.
HĐ 3: Chữa bài:
Từ trong bài đòng nghĩa với từ biên cương là biên giới
Trong khổ thơ 1,từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là : em ,ta.
Hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra lúa lẫn trong mây,nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
III-Củng cố,dặn dò: Ôn lại những kiến thức vừa ôn tập.
_____________________________
Khoa học.
Bài 35: Sự chuyển thể của chất.
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS biết:
-Phân biệt 3 thể của chất.
-Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
-Kể tên một số chất ở thể rắn,lỏng ,khí.
-Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II-Đồ dùng: Hình trang 73 SGK.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Trò chơi tiếp sức: Phân biệt 3 thể của chất.
-GV chuẩn bị bộ phiếu ghi tên các chất: cát trắng,ô-xi,nước đá,ni-tơ,cồn,
nhôm,muối,hơi nước,đường,xăng,dầu ăn,nước.
-Kẻ 3 bảng có nội dung giống nhau.
Ba thể của chất
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
-GV nêu cách,luật chơi.
-HS tiến hành chơi.
-GVcùng những em không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột.
-Tổng kết cuộc chơi.
HĐ 2: Quan sát thảo luận:
-HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
-HS tự tìm thêm các VD khác.
-HS đọc mục bạn cần biết.
HĐ 3: Trò chơi”Ai nhanh,Ai đúng”
-HS nắm được đặc điểm của chất rắn,chất lỏng và chất khí.
-Kể tên một số chất ở thể rắn,lỏng,khí;một só chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
-GV chưa lớp làm 3 nhóm,ghi nhanh vào bảng nhóm
-Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Học thuộc mục bạn cần biết.
-Tìm thêm một số chất ở các thể rắn,lỏng,khí...
_____________________________
Âm nhạc.
(GV chuyên nhạc dạy)
_____________________________
Buổi chiều:
Toán*.
Tiết 89: Ôn tập cuối học kì I.
I-Mục tiêu:Kiểm tra HS về:
-Giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân.
-Kĩ năng thực hiện các phép tính(cộng,trừ,nhân,chia)với số thập phân;tìm tỉ số phần trăm của hai số;viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
-Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích hình tam giác.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Đề kiểm tra.
Phần 1:
Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1.Chữ số 9 trong số thập phân 85,924 có giá trị là:
A. B.
C. D. 9.
2.Tìm 1% của 100 000 đồng.
A. 1 đồng B. 10 đồng.
C. 100 đồng D. 1000 đồng.
3.3700m bằng bao nhiêu km?
A. 370 km B. 37 km.
C. 3,7 km D.0,37 km.
Phần 2: 
1.Đặt tính rồi tính:
a.286,43 + 521,85; b. 516,4 -350,28;
c. 25,04 3,5; d. 45,54 : 1,8;
2.Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a, 8 kg 375 g = ... kg
b, 7 m2 8 dm2 = ... m2
3.Tính diện tích của phần kẻ sọc của hình vẽ bên.
HĐ 2: Đánh giá.
Phần 1: 3 điểm.
Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 1 điểm.
Phần 2: 7 điểm.
Bài 1: 4 điểm.
Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 1 điểm.
Bài 2: 1 điểm.
Viết đúng số thập phân vào mỗi chỗ chấm được 0,5 điểm
Bài 3: 2 điểm.
_____________________________
Tập làm văn*
Ôn nội dung tiết 8 SGK.
I-Mục tiêu: -Kiểm tra tập làm văn,thời gian làm bài 40 phút.
 -Chọn các đề bài trong SGK.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: GV viết các đề bài trong SGK lên bảng.
-HS lần lượt đọc các dề bài đó.
-GV giúp HS nắm vững y/c các đề bài đó.
HĐ 2: HS làm bài
-HS có thể tự chọn một trong các đề bài GV đã nêu trên.
-HS làm bài.
HĐ 3: Đánh giá:
Bài viết được đánh giá về các mặt:
-Nội dung kết cấu có đủ 3 phần: mở bài,thânbài,kết luận;trình tự miêu tả hợp lí.
-Hình thức diễn đạt:Viết câu đúng ngữ pháp,dùng từ chính xác,không sai chính tả.Diễn đạt trôi chảy,lời văn tự nhiên,tình cảm chân thật.
_____________________________
Tập đọc:*
Thi kiểm tra đọc bài “Trồng rừng ngập mặn”
(Đánh giá theo đáp án chung của chuyên môn trường)
_____________________________
Thứ tư,ngày 10 tháng 1 năm 2007.
Khối 1,2,3 thi kiểm tra định kì lần hai.
_____________________________
Thứ năm,ngày 11 tháng 1 năm 2007.
Khối 4,5 thi kiểm tra định kì lần hai.
_____________________________
Thứ sáu,ngày 12 tháng 1 năm 2007.
Tiếng anh.
(GV bộ môn dạy)
_____________________________
Toán.
Tiết 90: Hình thang.
I-Mục tiêu:
-Hình thành được biểu tượng về hình thang,nhận biết được một số đặc điểm về hình thang.
-Phân biệt được hình thang với một số hình đã học thông qua hoạt động nhận dạng,vẽ thêm hình .
II-Đồ dùng:
-Hình thang,thước,ê-ke
-Chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK.
III-Hoạt động dạy học;
A-Bài cũ:Yêu cầu HS nêu tên các hình đã học.
B-Bài mới:
HĐ 1: Hình thành biểu tượng hình thang và một số đặc điểm của hình thang
-GV treo tranh vẽ cái thang,HS quan sát và trả lời:
+Bức tranh vẽ vật dụng gì?
+Hãy mô tả cấu tạo của cái thang?
-GV treo tranh hình thang ABCD,HS quan sát,GV hỏi:
+Hình thang có mấy cạnh?
+Hình thang có hai cạnh nào song song với nhau?
+Hai cạnh sonh song với nhau gọi là hai đáy.Hãy nêu tên hai cạnh đáy?
-HS vẽ đường thẳng qua A vuông góc với DC,cắt DC tại H.Khi đó AH ọi là đường cao .Độ dài AH gọi là chiều cao của hình thang.
-Đường cao của hình thang vuông góc với những cạnh nào?
-HS nhắc lại đặc điểm của hình thang.
HĐ 2: Thực hành.
-HS làm bài tập.
-HS chữa bài
Lưu ý: Trong tiết học này HS nhận dạng đúng và mô tả được một số đặc điểm cơ bản của hình thang.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Nắm chắc các đặc điểm của hình thang.
-Chuẩn bị hai hình thang bằng nhau.
_____________________________
Khoa học.
Bài 36: Hỗn hợp.
I-Mục tiêu: sau bài học,HS biết:
-Cách tạo ra một hỗn hợp.
-Kể tên một số hỗn hợp.
-Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
II-Đồ dùng:
-Hình trong SGK trang 75.
-Muối,mì chính,hạt tiêu bột,chén nhỏ,thìa nhỏ.
-Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước;phễu , giấy lọc,bông thấm nước.
-Hỗn hợp các chất lỏng không hòa tan vào nhau.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Kể tên một số chất ở thể lỏng,rắn,khí?
-Nêu tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác?
B-Bài mới:
HĐ 1: Thực hành: Tạo một hỗn hợp gia vị.
-HS làm việc theo nhóm: Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh,mì chính và hạt tiêu bột
-Thảo luận câu hỏi:
+Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
+Hỗn hợp là gì?
+Theo bạn,không khí là một chất hay một hỗn hợp?
+Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết?
-HS trả lời,GV bổ sung và kết luận.
HĐ 2: Trò chơi: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
-GV nêu cách chơi,luật chơi.
-GV đọc câu hỏi ứng với mỗi hình trong SGK
-Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
Hình 1: làm lắng.
Hình 2: Sảy.
Hình 3: Lọc.
HĐ 3: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
-Thực hành theo nhóm như y/c trang 75 SGK.
-Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Tạo thêm một số hỗn hợp mới.
-Tìm cách tách một số chất ra khỏi hỗn hợp.
_____________________________
Thể dục.
Sơ kết học kì I.
_____________________________
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt cuối tháng.
_____________________________
Buổi chiều:
Kĩ thuật*.
Bài 8: Chuẩn bị nấu ăn.
I-Mục tiêu: HS cần phải.
-Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Có ý thức vân dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
II-Đồ dùng:
-Tranh,ảnh một số loại thực phẩm thông thường.
-Một số loại rau xanh,củ,quả còn tươi.
-Dao thái,dao gọt.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Kể tên một số dụng cụ để nấu ăn trong gia đình?
-Nêu cách sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ đó?
B-Bài mới:
HĐ 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
-HS đọc nội dung trong SGK
-Nêu một số công việc cần thực hiện khi chuấn bị nấu ăn?
HĐ 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn:
Tìm hiểu cách chọn thực phẩm.
-HS đọc nội dung 1 và quan sát hình 1 SGK,trả lời câu hỏi:
+Mục đích,y/c của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn?
+Cách chọn thực phẩm nhằm cung cấp đủ lượn,đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn?
-GV nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm.
Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm.
-HS đọc nội dung mục 2 SGK.
-HS nêu các công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó.
-Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm?
+ở gia dình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu?
+Theo em cách sơ chế rau xanh có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ,quả?
+ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào?
+Qua quan sát thực tế,em hãy nêu cách sơ chế tôm?
-GV nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK.
HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập.
-Nêu cách chọn thực phẩm cho bữa ăn gia đình?
-Nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường?
IV-Nhận xét-dặn dò:
-GVnhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
-Về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn.
-Đọc trước bài “Nấu cơm” và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
_____________________________
Kể chuyện*.
Ôn nội dung tiết 7 SGK.
I-Mục tiêu: Kiểm tra đọc hiểu,luyện từ và câu.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Đọc thầm đoạn văn trong SGK trang 177.
HĐ 2: HS làm bài tập.
-GV hướng dẫn HS nắm vững y/c bài tập,cách làm bài.
-HS làm bài.
-GV chấm và chữa bài.
Câu 1: ý b(những cánh buồm)
Câu 2:ý a (nước sông đầy ắp)
Câu 3: ý c (màu áo của những người thân trong gia đình)
Câu 4: ý c(thể hiện được tình yêu của t/g đối với những cánh buồm)
Câu 5: ý b(lá buồm căng phồng lên như ngực người khổng lồ)
Câu 6: ý b(vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay)
Câu 7: ý a (Hai từ: lớn,khổng lồ)
Câu 8: ý a(Một cặp.Đó là các từ:ngược/xuôi)
Câu 9: ý c(đó là hai từ đồng âm)
Câu 10: ý c(Ba quan hệ từ.Đó là các từ:còn,thì,như)
III-Củng cố,dặn dò:Ôn lại kiến thức đã học.
_____________________________
Đạo đức*.
Thực hành cuối kì I.
_____________________________
18

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_16_17_18.doc