Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Đoàn Thị Thu Hải

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Đoàn Thị Thu Hải

TẬP ĐỌC:

 THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. Mục tiêu:

- Hiểu nội dung bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.

 - Đọc diẽn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi,thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân aí, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.

 - Kính trọng và biết ơn người tài giỏi, giáo dục lòng nhân ái.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết đoạn rèn đọc.

+ HS: SGK.

 

doc 43 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Đoàn Thị Thu Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC:
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN 
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu, nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.
	- Đọc diẽn cảm bài văn, giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi,thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân aí, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
	- Kính trọng và biết ơn người tài giỏi, giáo dục lòng nhân ái.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết đoạn rèn đọc.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
2’
1. Ổn định : 
2. KT bài cũ: Về ngôi nhà đang xây
 Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Thầy thuốc như mẹ hiền sẽ giới thiệu với các em tài năng, nhân cách cao thượng tấm lòng nhân từ như mẹ hiền của danh y nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông.
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Bài chia làm mấy đoạn?
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp uốn nắn đọc đúng và giải nghĩa từ.
Giáo viên đọc mẫu.
v	Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 .
	+ Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ôâng trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài. 
- GV chốt 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2
 + Câu 2 : Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ôâng trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?
- GV chốt 
- Giáo viên chốt dựa vào tranh 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
	+ Câu 3: Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
 + Câu 4: Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
- Giáo viên chốt.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận rút nội dung bài.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm cả bài: Giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện thái độ thán phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
- HD HS đọc diễn cảm đoạn 1:
+ Chú ý nhấn giọng các từ: nhà nghèo, không có tiền, ân cần, cho thêm, không ngại khổ, 
+ Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
+ Nội dung bài nêu gì?
+ Em học được gì ở Hải Thượng Lãng Ông?
 GD HS có tấm lòng nhân ái
Chuẩn bị: “Thầy cúng đi bệnh viện”.
Nhận xét tiết học 
Ổn định lớp
 2 học sinh lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi
 Hoạt động lớp, nhóm
1 học sinh khá đọc.Cả lớp đọc thầm.
- 3 đoạn
+ Đ1: “Từ đầu cho thêm gạo củi”.
+ Đ2: “ càng nghĩ càng hối hận”.
+ Đ3: Phần còn lại.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn 
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn theo cặp
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc đoạn 1
- Ôâng tự đến thăm, tận tụy chăm sóc người bệnh , không ngại khổ, ngại bẩn, không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi 
- HS đọc đoạn 2
- Ôâng tự buộc tội mình về cái chết của người bệnh không phải do ông gây ra 
® ông là người có lương tâm và trách nhiệm .
Học sinh đọc đoạn 3.
	+ Ông được tiến cử chức quan trông coi việc chữa bệnh cho vua nhưng ông đều khéo từ chối. 
+ Dự kiến:
Lãn Ông không màng danh lợi chỉ chăm chăm làm việc nghĩa.
Công danh rồi sẽ trôi đi chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi.
Công danh chẳng đáng coi trọng, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, phải giữ, không thay đổi.
· Nội dung: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của danh y Hải Thượng Lãn Ông.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- HS đọc diễn cảm theo cặp.
Học sinh thì đọc diễn cảm.
- HS nêu
CHÍNH TẢ:
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Mục tiêu: 
- Học sinh nghe-viết đúng chính tả, khổ thơ 1 và 2 của bài “Về ngôi nhà đangxây”.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có vần iêm – im , iêp – ip. Trình bày đúng khổ thơ 1 và 2 của bài.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ
+ HS: Vở bài tập TV
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
1. Khởi động: 
2. KT bài cũ: 
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3 . Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
- GV đọc bài viết
+ Giàn giáo và trụ bê tông giống những vật gì?
Giáo viên đọc các từ khó, HS viết vào nháp
Giáo viên đọc từng câu, từng cụm từ
GV đọc toàn bài
Giáo viên chữa lỗi và chấm 1 số vở.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
	* Bài 2:
 Yêu cầu đọc bài 2c
- GV nhận xét
* Bài 3: 
GV yêu cầu HS nêu yêu cầu BT
Lưu ý những ô đánh số 1 chứa tiếng bắt đầu r hay gi – Những ô đánh 2 chứa tiếng v – d.
Giáo viên chốt lại.
4. Củng cố - Dặn dò:
GV chốt lại các bài tập
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học. 
Ổn định lớp
Học sinh lần lượt đọc bài tập 2b
Học sinh nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1, 2 Học sinh đọc bài chính tả.
Giàn giáo tựa cái lồng
Trụ bê tông như một mầm cây
HS đọc, quan sát cách trình bày
HS viết các từ vào nháp:dở, giàn giáo, trụ bê tông, huơ huơ, sẫm biếc, hăng
- HS viết bài vào vở
- HS soát lại bài
Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi.
Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân.
HS đọc bài 2c
Các nhóm thảo luận:
+ Chiêm : chiêm bao, lúa chiêm, chiêm tinh...
+ Chim gáy...
+ Liêm: thanh liêm, liêm khiết, liêm sĩ, .
+ Lim: tủ lim, lòng lim, dạ đá...
+ Diếp: rau diếp...
+ Díp: dao díp, díp mắt...
+ Kiếp: số kiếp, kiếp người...
+ Kíp: kíp nổ, cần kíp...
- Đại diện nhóm trình bày
Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Học sinh làm bài cá nhân.
Thứ tự điền: rồi, vẽ, rồi rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
Học sinh sửa bài.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
	Tiết 76 :	 
I. Mục tiêu:
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm:
+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
+ Tiền lãi một tháng, lãi suất tiết kiệm.
 - Làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm (cộng, trừ hai tỉ số phần trăm : nhân, chia tỉ số phần trăm với một số).
- Rèn học sinh thực tính tỉ số phần trăm của hai số nhanh, chính xác.
- GD HS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ 
+ HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
2’
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: Luyện tập.
+ Nêu cách tính tỉ số phần trăm của 2 số.
+ Tính tỉ số phần trăm của 19 và 30
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm (cộng, trừ hai tỉ số phần trăm: nhân, chia tỉ số phần trăm với một số).
 * Bài 1: 	
- GV giải thích mẫu
- GV nhận xét.
vHoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm.
 * Bài 2:
- GV tóm tắt đề:
·•Dự định trồng:
+ Thôn Hòa An : 20 ha
 · Đã trồng:
+ Hết tháng 9 : 18 ha
+ Hết năm : 23,5 ha
a) Hết tháng 9 Thôn Hòa An thực hiện ? % kế hoạch cả năm 
 b) Hết năm thôn Hòa An ? % vàvượt mức ? % cả năm
- GV chốt bài giải
 * Bài 3 (HS làm ở nhà)
• - Yêu cầu học sinh đọc đề
- GV tóm tắt:
+ Tiền vốn: ? đồng ( 42 000 đồng)
+ Tiền bán: ? đồng.( 52 500 đồng)
· Tỉ số giữa tiền bán và tiền vốn ? %
· Tiền lãi: ? %
- GV nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò:
Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm như thế nào?
Chuẩn bị: “Giải toán về tìm tỉ số phần trăm” (tt)
Nhận xét tiết học 
Ổn định lớp
- HS trả lời, làm bài
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
- HS đọc đề, làm bài
27.25%+38%=65.5% 30%-10%=20%
14.2% x 4 =56.8% 216% : 8=27%
- HS sửa bài
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
Học sinh đọc đề.
Học sinh phân tích đề, giải:
a)Thôn Hòa An thực hiện:
: 20 = 0,9 = 90 %
b) Thôn Hòa An thực hiện :
 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5 %
 Thôn Hòa An vượt mức kế hoạch :
 117,5 % - 100 % = 17,5 %
- HS sửa bài
Học sinh đọc đề
a/ Tỉ số phần trăm của tiền bán ra và tiền vốn:
 52500 : 42000=1.25=125%
b/ Tỉ số phần trăm của tiền bán ra và tiền vốn là 125% nghĩa là tiền vốn 100% thì tiền bán ra là 125%. Do đó số phần trăm tiền lãi là:
 125% -100%=25%
- HS nêu
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009.
TOÁN:
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tt)
Tiết 77 : 
I. Mục tiêu:
	- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
	- Vận dụng giải toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
	- Rèn học sinh giải toán tìm một số phần trăm của một số nhanh, chính xác.
	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
* Biết tính đúng một số phép tính cộng có nhớ trong phạm vi số có 4 cữ số
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ.
+ HS: Vở bài tập, SGK, bảng con.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
2’
1. Khởi động: 
2. KT bài cũ: 
- GV yêu cầu tìm tỉ số phần trăm của
 16 và 20; 32 và 64
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Giải toán về tỉ số phần trăm (tt).
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS biết cách tính tỉ số phần trăm của một số
· Giới thiệu cách tính 52.5% của 800
 -GV tóm tắt đề:
+ 100% số HS toàn trường là 800 HS
+ 1 % số HS toàn trường là...? HS
+ 52.5 % số HS toàn trường là...? HS
- GV yêu cầu HS tính 1% số HS toàn trường và tính 52.5% số HS toàn trường hay số HS nữ.
+ Ngoài 2 b ... y bằng sợi bông thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông
+ Óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh, mát khi trời nóng
2. Tơ sợi nhân tạo
+ Sợi ni lông
-Khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
TẬP LÀM VĂN:
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC 
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh nhận ra sự giống và khác nhau về nội dung và cách trình bày biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc .
	- Biết làm biên bản một vụ việc, phản ánh đầy đủ sự việc và trình bày theo đúng thể thức quy định của một biên bản.
- Giáo dục học sinh tính trung thực, chính xác.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Chuẩn bị giấy khỏ to tập viết biên bản trên giấy.
+ HS: Bài soạn, biên bản bàn giao.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
2’
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: 
Gọi học sinh đọc bài tập 2.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết làm biên bản một vụ việc, phản ánh đầy đủ sự việc và trình bày theo đúng thể thức quy định của một biên bản.
 * Bài 1:	
Giáo viên yêu cầu HS đọc biên bản “ Mèo Vằn ăn hối lộ”
GV yêu cầu các nhóm so sánh sự giống và khác của biên bản cuộc họp và biên bản vụ việc
- GV chốt lại sự giống và khác nhau giữa 2 biên bản : cuộc họp và vụ việc
+ Giống : Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng 
- Phần mở đầu : có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản
- Phần chính: Thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
- Phần kết : ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm
+ Khác :
- Nội dung biên bản cuộc họp : có báo cáo, phát biểu 
- Nội dung biên bản vụ việc : có lời khai của những người có mặt .v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành viết biên bản một vụ việc.
Giáo viên yêu cầu đọc đề, làm bài
Giáo viên chốt lại.
4.Củng cố - Dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại trình tự để làm một biên bản vụ việc
Học sinh hoàn chỉnh vào vở biên bản trên.
Chuẩn bị: “Ôn tập về viết đơn”.
Nhận xét tiết học. 
 Ổn định lớp
- 2 HS đọc BT2
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp 
- 1 học sinh đọc thể thức và nội dung chính của biên bản về việc Mèo Vằn ăn hối lộ của nhà Chuột.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả .
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp 
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm lại gợi ý
- HS giả sử mình là bác sĩ trực phiên cụ Úùn trốn viện, dựa vào BT1 lập biên bản
- Một số em đọc bài trước lớp
- HS nhắc lại trình tự một biên bản vụ việc
Mĩ thuật:
VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu được đặc điểm của mẫu
- Học sinh biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu
- Giáo dục học sinh quan tâm, yêu quí mọi vật xung quanh.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Mẫu vẽ có 2 vật mẫu, một số mẫu vẽ.
+ HS: 1 số mẫu vẽ, giấy, màu
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
27’
3’
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: Tranh vẽ về đề tài quân đội
GV chấm 1 số bài vẽ
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên HD HS quan sát 1 số mẫu vật ,ø các hình ở SGK và nhận xét đặc điểm của mẫu.
v	Hoạt động 2: Cách vẽ
+ Nêu các bước để vẽ một bài theo mẫu vẽ( HS vừa nêu, GV vừa HD HS quan sát hình gợi ý cách vẽ.
v Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ, GV theo dõi
v Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV và HS nhận xét, đánh giá một số bài vẽ về : Bố cục, hình vẽ và độ đậm nhạt
4.Củng cố - . Dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ
Chuẩn bị: Thưởng thức mĩ thuật
Nhận xét tiết học. 
 Ổn định lớp
Hoạt động lớp 
-HS quan sát và nhận xét về:
+ Vị trí của vật mẫu
+ So sánh tỉ lệ của mẫu:
Chiều cao, chiều ngang của mẫu
So sánh chiều cao, chiều ngang của 2 vậy mẫu
+ Hình dáng của từng vật mẫu
+ Màu sắt của từng vật mẫu
+ Độ đậm nhạt chính của mẫu
Hoạt động lớp 
- HS nêu:
+ Vẽ khung hình chung của mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu ( H3a)
+ Vẽ đường trục của lọ, xác định tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu (H3b)
+ Vẽ phác những nét chính của các vật mẫu (H3c)
+ Vẽ nét chi tiết và hoàn chỉnh hình vẽ (H3d)
+ Phát các mảng sáng, tối và vẽ đậm nhạt ( H3e)
Hoạt động cá nhân 
- HS thực hành vẽ
Hoạt động cá nhân, lớp
- HS nhận xét bài vẽ
Kĩ thuật:
MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết được một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
- Học sinh kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Giáo dục học sinh có ý thức nuôi gà
II. Chuẩn bị: 
+ GV : Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dáng của một số giống gà tốt, phiếu
+ HS: SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
27’
3’
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: Lợi ích của gà
+ Nuôi gà đem lại lợi ích gì?
+ Kể các sản phẩm từ việc nuôi gà
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương
- Giáo viên yêu cầu HS kể tên những giống gà mà em biết.
- GV kết luận: Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác,...Có những giống gà nhập nội như Tam hoàng, gà Lơ- go, gà rốt. Có những giống gà như gà rốt- ri...
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà đựoc nuôi nhiều ở nước ta
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và ghi kết quả vào phiếu
- GV nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV kết luận ghi bài học: Ở nước ta hiện nay được nuôi nhiều giống gà. Mỗi giống gà có đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm riêng. Khi nuôi gà cần căn cứ vào mục đích nuôi ( nuôi lấy trứng hay nuôi lấy thịt hoặc vừa lấy trứng vừa lấy thịt) và ĐK chăn nuôi của gia đình để lựa chọn giống gà nuôi cho phù hợp.
 GD HS nuôi gà
Chuẩn bị: Thức ăn nuôi gà
Nhận xét tiết học. 
 Ổn định lớp
- HS nêu
Hoạt động lớp 
- HS nêu: Gà ri, gà Đông cảo, Gà mía, gà ác, gà Tam hoàng, gà rốt, gà rốt ri...
Hoạt động nhóm, lớp 
a/ Các nhóm đọc thông tin ở sách, quan sát các hình ở SGK và ghi kết quả vào phiếu
Tên giống gà
Đ điểm hình dáng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà ri
Gà ác
Gà lơ-go
T/hoàng
b/ Nêu đặc điểm một số giống gà được nuôi nhiều ở địa phương
- Các nhóm báo cáo kết quả
TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA VIẾT
I. Mục tiêu: 
- Nắm cách viết một bài văn tả người.
	- Dựa trên kết quả của những tiết làm văn tả người đã học, học sinh viết được một bài văn.
- GD HS lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Một số tranh ảnh minh họa cho nội dung kiểm tra: Những ém bé 
 ở độ tuổi tập nói, tập đi, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, bạn học.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
2’
28’
2’
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: KT bài chuẩn bị
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra.
Giáo viên yêu cầu đọc 4 đề kiểm tra.
GV lưu ý HS chuyển những điều đã quan sát về ngoại hình, hoạt độngthành dàn ý chi tiết và từ đó chuyển thành bài văn hoàn chỉnh.
GV yêu cầu 1 số em nêu đề mình chọn
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài kiểm tra.
4. Thu bài:
- GV thu bài
5. Dặn dò-nhận xét: 
Chuẩn bị: Làm biên bản một vụ việc.
Nhận xét tiết học. 
Ổn định lớp
Hoạt động lớp.
4 HS đọc 4 đề kiểm tra
 - HS nêu đề mình chọn 
Hoạt động cá nhân.
- HS chọn một trong các đề sau, làm bài
1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
2. Tả một người thân (ông, bà, cha, nẹ, anh, em ) của em.
3. Tả một bạn học của em.
4. Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, ý tá, cô giáo, thầy giáo ) đamg làm việc.
TUẦN 16
THỨ
MÔN
TÊN BÀI
2
Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
Toán 
Luyện tập
Đạo đức
Hợp tác với những người xung quanh
Kĩ thuật
Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
3
Toán 
Giải toán về tỉ số phần trăm (tt)
Tập làm văn
Tả người ( kiểm tra viết)
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
Khoa học
Chất dẻo 
4
Tập đọc
Thầy cúng đi bệnh viện
Toán 
Luyện tập
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
Lịch sử
Hậu phương những năm sau chiến tranh
5
Toán 
Giải toán về tỉ số phần trăm (tt)
Chính tả
Về ngôi nhà đang xây
Khoa học 
Tơ sợi
Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến và tham gia
6
Tập làm văn
Làm biên bản một vụ việc
Toán 
Luyện tập
Địa lí
Ôn tập
Sinh hoạt
Sinh hoạt
SINH HOẠT TUẦN 16
I. Mục tiêu: 
- Nhận xét tuần 16 và phổ biến kế hoạch tuần 17
II. Lên lớp:
1 . Nhận xét tuần 16:
Tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ.
Lớp trưởng nhận xét bổ sung.
GV nhận xét ưu, khuyết điểm và giáo dục HS.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 17:
* Ưu điểm: 
+ Vệ sinh sạch
+ Đi học đều
+ Phát biểu xây dựng bài sôi nổi
+ Rèn chữ, giữ vở
* Tồn tại:
+ Một số em viết sai nhiều lỗi chính tả
+ Chữ viết nhớp, trình bày không đúng qui định
-Ôn tập để kiểm tra HKI
- Rèn chữ, giữ vở
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân
- Kiểm tra 15’ đầu buổi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_16_doan_thi_thu_hai.doc