Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6, Thứ 2

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6, Thứ 2

B/ Bài mới:

1/ Giới thiệu bài: ghi bảng

2/ Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: gọi HS nêu yêu cầu

- GV viết lên bảng phép đổi mẫu :

6dm 235dm2 = .m2, HS tìm cách đổi.

- GV giảng lại cách đổi, yêu cầu các em làm bài.

- GV chữa bài - nhận xét - ghi điểm

Bài 2: HS nêu yêu cầu

- GV cho HS tự làm bài.

- GV: Đáp án nào là đáp án đúng ?

- GV yêu cầu HS giải thích vì sao đáp án B đúng.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

Bài 3: HS nêu yêu cầu

- GV hỏi: Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV hỏi: Để so sánh các số đo diện tích, trước hết chúng ta làm gì ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

2dm27cm2 = 206cm2.

300mm2 > 2cm2 89mm2.

- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách làm của các phép so sánh.

 

doc 4 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6, Thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai, ngày 12/10/2009
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
	- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giải bài toán có liên quan.
	- Cần làm bài 1a(2 số đo đầu); bài 1b(2 số đo đầu); Bài 2; Bài 3(cột 1); Bài 4.
	II/ Chuẩn bị:	GV: Bài dạy 
	HS: Học thuộc bảng đo diện tích
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ: 
- HS đọc bảng đơn vị đo diện tích
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập tiết học trước.
- GV nhận xét - ghi điểm 
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: ghi bảng
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: gọi HS nêu yêu cầu
- GV viết lên bảng phép đổi mẫu :
6dm 235dm2 = ...m2, HS tìm cách đổi.
- GV giảng lại cách đổi, yêu cầu các em làm bài.
- GV chữa bài - nhận xét - ghi điểm 
Bài 2: HS nêu yêu cầu
- GV cho HS tự làm bài.
- GV: Đáp án nào là đáp án đúng ?
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao đáp án B đúng.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 3: HS nêu yêu cầu
- GV hỏi: Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hỏi: Để so sánh các số đo diện tích, trước hết chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
2dm27cm2 = 206cm2.
300mm2 > 2cm2 89mm2.
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách làm của các phép so sánh.
Bài 4:
- GV gọi HS đọc đề bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau: Héc-ta ./.
- 2 HS đọc
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS trao đổi và nêu cách đổi :
6m 235dm2 = 6m2 + m2 = m2.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS thực hiện phép đổi, chọn đáp án phù hợp.
- HS nêu: 
 3 cm2 5mm2 = 300 mm2 + 5 mm2
 = 305 mm2
Vậy khoanh tròn vào B.
- HS đọc đề và nêu: Bài yêu cầu chúng ta so sánh các số đo diện tích, sau đó viết dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- HS : Chúng ta phải đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó mới so sánh.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp
3m2 48dm2 < 4m2
 61km > 610 hm2.
- 4 HS lần lượt giải thích trước lớp.
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Diện tích của một viên gạch là :
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích của căn phòng là :
1600 x 150 = 240 000 (cm2)
 240 000 cm2 = 24m2
 Đáp số: 24m2.
Tập đọc:
 SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I/ Mục tiêu:
 	- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài(a-pác-thai), tên riêng(nen-xơn Man- đê- la).
- Hiểu ý nghĩa, nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
II/ Chuẩn bị:	GV: Tranh ảnh minh hoạ trong SGK
	HS: Đọc SGK 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A/ Bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Ê-mi-li, con ...và trả lời câu hỏi
- Nhận xét - ghi điểm. 
 B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: ghi bảng 
2/ H.dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a) Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: bài chia 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1+ kết hợp sửa lỗi phát âm
- HS đọc nối tiếp lần 2 + Kết hợp giải nghĩa từ chú giải
- Yêu cầu HS đọc lướt văn bản để tìm câu, đoạn dài khó đọc
- GV ghi câu dài, khó đọc, h.dẫn đọc
- HS đọc nối tiếp lần 3 - nhận xét
- GV đọc toàn bài 
b) Tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm đoạn và đọc từng câu hỏi, thảo luận và trả lời 
- Dưới chế độ a- pác-thai người dân da đen bị đối sử như thế nào?
- Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo người dân trên thế giới ủng hộ?
- Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi?
 c) H. dẫn đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài
- HS đọc diễn cảm đoạn 3
- GV treo bảng phụ - GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc theo cặp 
- GV nhận xét - ghi điểm
- Nêu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe 
- Chuẩn bị bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít./.
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi trong SGK 
- HS nghe, nhắc lại đầu bài
- Lớp đọc thầm SGK
- HS nghe
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS nghe
- HS đọc từ khó
- đọc chú giải
- HS tìm và nêu
- HS đọc 
- HS đọc và thảo luận
- Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc trong khu biệt lập riêng, không được hưởng một chút tự do nào.
- Họ đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
- Vì chế độ a-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh, cần phải xoá bỏ để tất cả mọi người thuộc mọi màu da được hưởng quyền bình đẳng ... 
- HS nghe
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS nghe
- HS đọc diễn cảm trong nhóm 
- HS thi đọc 
- Nhận xét cách đọc của bạn 
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe
Thể dục:
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện đúng tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
- Giúp hs có thói quen tập luyện, tính kỉ luật, rèn sự nhanh nhẹn.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: 1còi, 4 quả bóng, 4 khúc gỗ, 4 cờ đuôi nheo, kẻ sân trò chơi
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Phần mở đầu:
- Gv nhận xét lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục.
- Kiểm tra bài cũ:
- HS tập hợp 4 hàng ngang.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 1 bài.
2/ Phần cơ bản:
a/ Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, dàn hàng, dồn hàng.
b/ Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”.
- Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Gv quan sát, nhận xét, uốn nắn cho hs.
- Gv điều khiển hs tập lần 1-2.
- Chia tổ luyện tập, tổ trưởng điều khiển, gv theo dõi nhận xét 5 - 6 lần.
- Cho các tổ thi đua trình diễn 1 - 2 lần.
- Tập cả lớp, cán sự điều khiển 1,2 lần.
- HS tập hợp theo đội hình chơi.
- Cả lớp cùng chơi.
3/ Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Về nhà tập luyện các động tác vừa học, chơi trò chơi./.
- HS hát, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- HS lắng nghe.
Kĩ thuật:
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
GV bộ môn dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_6_thu_2.doc