Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 2)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.

- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng phân tích, phán đoán.

- Kĩ năng tự nhận thức.

- Kĩ năng hợp tác

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Quan sát - Thảo luận - Trò chơi

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Hình trang 64, 65 SGK

Vài đồ dùng bằng nhựa

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Toán
Tiết 77: Giải toán về tỉ số phần trăm (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết tìm một số phần trăm của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- BTCL: Bài 1, bài 2.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: sgk, bảng phụ.
- HS: sgk, VBT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c hs tìm tỉ số phần trăm của: 1,2 và 26; 45 và 71.
- Nhận xét. Ghi điểm. 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs giải toán về tỉ số phần trăm.
a/ Ví dụ
- Đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng:
+ Hs toàn trường: 800hs
+ Hs nữ chiếm : 52,5%
+ Số hs nữ: ..hs?
- HD cách tính:
800 : 100 x 52,5 = 420
Hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420
b/ Bài toán: 
- Lãi suất tiết kiệm một tháng là 0,5% tức là cứ 100 đồng thì sau một tháng có lãi 0,5 đồng.
- Do đó gữi 1 000 000 đồng sau một tháng được lãi bao nhiêu đồng?
Hoạt động 1: Thực hành
Bài tập 1:	
- Hd hs tìm cách giải
- Nhận xét.
Bài tập 2: 
- Hd hs tìm cách giải
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Y/c hs tìm xem số nữ của lớp mình chiếm bao nhiêu phần trăm so với hs cả lớp.
- Nhận xét.
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét lớp
- Dặn dò: Hs về nhà làm BT vào VBT.
Hát
- hs tìm tỉ số phần trăm.
- Nêu cách làm.
- HS ghi tóm tắt các bước thực hiện:
+ 100% số hs toàn trường là 800hs
+ 1% số hs toàn trường là ..hs?
+ 52,2% số hs toàn trường là .hs?
- Hs phát biểu quy tắc ( Muốn tìm 52,5% của 800 ta có thể lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5 hoặc lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia 100.
- Đọc BT
- Dựa vào quy tắc, tìm số tiền lãi sau một tháng.
Số tiền lãi sau một tháng là:
1000000 : 100 x 0,5 = 5000 đồng
Đáp số: 5000 đồng
- Đọc kĩ bài toán
- Tóm tắt đề bài
- Phân tích đề
- Thực hiện bài giải
Số học sinh 10 tuổi là:
32 x 75 : 100 = 24 hs
Số học sinh 11 tuổi là:
32 – 24 = 8 hs
Đs: 8 hs
- Nhận xét.
- Đọc kĩ bài toán
- Tóm tắt đề bài
- Phân tích đề
- Thực hiện bài giải
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng
5000000 : 100 x 0,5 = 25000đồng
Tổng số tiền gửi và tiền lãi là:
5000000 + 25000 = 5025000đồng
Đs: 5025000đồng 
- Nhận xét.
Hs cả lớp: 14
Hs nữ: 6
Hs nữ chiếm 42,9%
Tuần 16
Chính tả
Tiết 15: Nghe – viết: Về ngôi nhà đang xây
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được BT(2) a/b. Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện BT3
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: sgk, bảng phụ ghi BT
- HS: sgk, vbt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a) HD hs nghe – viết: 
- GV treo bảng phụ viết hai khổ thơ đầu.
- GV hỏi về nội dung hai khổ thơ đầu
- Gạch chân dưới các từ khó (phăng phắc, lồng ngực,)
- Nhận xét.
- GV đọc bài viết 
- GV đọc chậm cho hs viết CT.
- GV hướng dẫn cho hs soát lỗi.
- Chấm một số bài.
- Nhận xét.
b) HD hs làm BT chính tả: 
Bài tập (2):a/ Tìm từ ngữ chứa tiếng:
rẻ rây
dẻ dây
giẻ giây
- Nhận xét.
Bài tập 3: Tìm tiếng thích hợp vào ô trống.
- Cho hs thảo luận nhóm.
- GV cùng 1 hs nhận xét.
4. Củng cố:
Cho hs viết lại một số từ viết sai.
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét lớp
- Dặn dò: 
Hát
- 3 hs lên bảng ghi một số từ tiết trước viết sai.
- Nhận xét.
- Hs đọc hai khổ thơ đầu.
- HS đọc thầm, tìm từ khó.
- Đọc từ khó. 
- Phân tích từ khó. 
- Viết từ khó vào nháp. 
- HS viết CT.
- Soát lỗi.
- Thảo luận theo nhóm 
- Trình bày:
 giá rẻ, đắt rẻ, rẻ quạt/ hạt dẻ/ giẻ lau
rây bột, mưa rây/ nhảy dây/ giây bẩn 
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Thảo luận nhóm (mỗi nhóm 1 bảng phụ)
- Trình bày ( rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị).
- Nhận xét.
- Hs đọc lại đoạn văn.
- Hs viết lại một số từ viết sai.
- Hs về nhà xem trước bài tiếp theo.
Tuần 16
Luyện từ và câu
Tiết 29: Tổng kết vốn từ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1)
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2)
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin
- Kĩ năng hợp tác
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận nhóm	- Trò chơi
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, bảng phụ ghi BT
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Tổng kết vốn từ
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Khám phá
- Y/c hs nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
b. Kết nối – Thực hành
Bài tập 1:Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa
- Nhân hậu
- Trung thực
- Dũng cảm
- Cần cù
- Nhận xét.
Bài tập 2: 
Cô Chấm trong bài văn là người có tính cách như thế nào?
- Nhận xét.
d. Áp dụng
- Nhắc hs biết sử dụng vốn từ của mình vào viết văn. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs:
- Hs tìm từ ngữ tả mái tóc, đôi mắt. Đặt câu với từ vừa tìm được.
- Hs nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày:
Từ
ĐN
TN
Nhân hậu
Nhân ái,
Bất nhân,..
Trung thực
Thành thật
Dối trá,..
Dũng cảm
Gan dạ
Hèn nhát
Cần cù
Chăm chỉ
Lười biếng
- Nhận xét.
- Đọc BT2, làm việc cá nhân.
- Trình bày vào bảng nhóm: 
+ Tính cách: Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động.
+ Nêu chi tiết minh họa cho tính cách
- Nhận xét.
- Về nhà xem lại bài.
Tuần 16
Khoa học
Tiết 31: Chất dẻo
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng phân tích, phán đoán.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng hợp tác
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Quan sát	- Thảo luận 	- Trò chơi
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Hình trang 64, 65 SGK
Vài đồ dùng bằng nhựa
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khám phá
Hoạt động 1: Hiểu biết của hs về chất dẻo
Mục tiêu: Hs trình bày hiểu biết của mình về chất dẻo.
Cách tiến hành: 
- Em hiểu gì về chất dẻo?
- Em có thường gặp chất dẻo không?
à Những đồ dùng bằng nhựa được làm ra từ chất dẻo.
2. Kết nối
Hoạt động 2: Quan sát 
Mục tiêu: Hs nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
Cách tiến hành: Làm việc nhóm
- Y/c hs kể tên và nêu đặc điểm của một số đồ dùng bằng nhựa?
- Nhận xét.
à KL: Các đồ dùng được làm từ nhựa rất đa dạng: ống nhựa, chậu, xô, áo mưa,Chúng có màu sắc khác nhau nhưng tính chất chung là không thấm nước. 
3. Thực hành
Hoạt động 3: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Hs nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo..
Cách tiến hành:
- Y/c hs đọc TT và trả lời câu hỏi:
+ Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ gì?
+ Nêu tính chất chung của chất dẻo?
+ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- Liên hệ thực tế, nêu cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình bằng chất dẻo?
4. Vận dụng
Hoạt động 4: Trò chơi: “Thi kể tên đồ dùng bằng chất dẻo”
Mục tiêu: Rèn cho hs kĩ năng hợp tác nhóm trong nhóm.
T/c trò chơi thi kể tên đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
- Nêu luật chơi, nhóm nào kể được nhiều tên đồ dùng nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
- Nhận xét lớp
- Dặn dò: Nhớ bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo đúng cách.
- Phát biểu ý kiến
- HS thảo luận nhóm
- Trình bày: ly, ống nhựa, chậu, xô,..
- Nói về màu sắc, tính cứng của vật
- Làm cá nhân
+ Không, chất dẻo được làm từ dầu mỏ và than đá.
+ Cách điện, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
+ Dùng để thay thế cho các đồ dùng bằng gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại. Vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
- Tránh để đồ dùng bằng chất dẻo ở nhiệt độ cao.
- Thi kể tên đồ dùng được làm bằng chất dẻo. (Viết vào bảng nhóm).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_16_huynh_thi_ngoc_bich_phan_2.doc