Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 5)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 5)

Tiết 30: Làm biên bản một vụ việc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.

- Biết làm một biên bản về việc cụ Ún trốn viện (BT2).

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề.

- Kĩ năng hợp tác

- Kĩ năng tư duy phê phán.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Trao đổi nhóm

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Bảng phụ.

 

doc 6 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Toán
Tiết 80: Luyện tập
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết làm ba dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
+ Tính tỉ số phần trăm của hai số.
+ Tìm giá trị một số phần trăm của một số
+ Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
- BTCL: Bài 1b; bài 2b; bài 3a tr.79
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: sgk, bảng phụ.
- HS: sgk, VBT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giải BT: Có 6 viên phấn màu, chiếm 20% tổng số viên phấn trong hộp. Tìm số viên phấn trong hộp phấn.
- Nhận xét. Ghi điểm. 
3. Bài mới: 
Bài tập 1: 
b/ Một tổ sản xuất làm được 1200 sản phẩm, trong đó anh Ba làm được 126 sản phẩm. Hỏi anh Ba làm được bao nhiêu phần trăm sản phẩm của tổ?
- Nhận xét.
Bài tập 2: 
b/ Một cửa hàng bỏ ra 6000000 đồng tiền vốn. Biết cửa hàng đó đã lãi 15%, tính số tiền lãi?
- Nhận xét.
Bài tập 3: 
a/ Tìm một số biết 30% của nó là 72
- Nhận xét.
4. Củng cố:
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét lớp
- Dặn dò: Hs về nhà làm BT vào VBT.
Hát
- Làm BT
- Nhắc lại quy tắc.
- Đọc kĩ đề bài.
- Phân tích bài toán
- Thực hiện bài giải:
Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
126 : 1200 = 0,105
0,105 = 10,5%
ĐS: 10,5%
- Nhận xét.
- Đọc bài toán.
- Thực hiện bài giải
Số tiền lãi là:
6000000 : 100 x 15 = 900000 đồng
ĐS: 900 000 đồng
- Nhận xét.
- Nhắc lại quy tắc
- Thực hiện:
72 x 100 : 30 = 240
- Nhận xét
- Hs nhắc lại quy tắc của ba dạng toán đã học về tỉ số phần trăm
Tuần 16
Tập làm văn
Tiết 30: Làm biên bản một vụ việc
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
- Biết làm một biên bản về việc cụ Ún trốn viện (BT2).
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng hợp tác 
- Kĩ năng tư duy phê phán.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Trao đổi nhóm
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Bảng phụ.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Khám phá 
- Giới thiệu bài.
b.Kết nối
Bài tập 1: Nội dung và cách trình bày biên bản ở BT1 có gì giống và khác với biên bản cuộc họp.
- Nhận xét.
c/ Thực hành
- Y/c hs lập biên bản cụ Ún trốn viện.
- Nhân xét
d/ Áp dụng
- Nhớ cách lập biên bản để vận dụng vào thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs:
- Nhắc lại các phần của biên bản cuộc họp.
- HS làm nhóm.
- Đọc biên bản Mèo vằn ăn hối lộ của nhà chuột
- Trình bày:
+ Giống nhau:
++ Ghi lại làm bằng chứng
++ Phần mở đầu có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
++ Phần chính: thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc
+ Phần kết: ghi tên, chữ kí người có trách nhiệm.
+ Khác nhau: 
++ Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu
++ Nội dung của biên bản Mèo vằn.có lời khai của những người có mặt.
- Hs đọc đề bài.
- Đọc gợi ý.
- HS làm nhóm, lập biên bản cụ Ún trốn viện.
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chuẩn bị tiết sau.
Tuần 16
Khoa học
Tiết 32: Tơ sợi
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
- Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng phân tích, phán đoán.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng hợp tác
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Quan sát	- Thảo luận 	- Trò chơi
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Hình trang 66 SGK
Tơ sợi, vài đồ dùng được làm bằng tơ, sợi.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khám phá
Hoạt động 1: Hiểu biết của hs về tơ sợi
Mục tiêu: Hs trình bày hiểu biết của mình về tơ sợi.
Cách tiến hành: 
- Em hiểu gì về tơ sợi?
- Em có thường gặp đồ dùng được làm bằng tơ sợi không?
à Những đồ dùng bằng vải được làm ra từ tơ sợi.
2. Kết nối
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: Hs kể được tên một số loại tơ sợi.
Cách tiến hành: Làm việc nhóm
- Y/c hs trả lời câu hỏi: 
+ Kể tên một số loại vải dùng may chăn, màn, quần áo mà em biết?
+ Quan sát hình 1,2,3 tr 66 cho biết hình nào có liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
- Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, sợi gai, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
Kết luận:
- Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên.
- Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại ni long gọi là tơ sợi nhân tạo.
3. Thực hành
Hoạt động 3: Thực hành 
Mục tiêu: Hs làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
Cách tiến hành:
- Phát cho mỗi nhóm 1 bảng có kẻ sẵn bảng tr 67, y/c hs làm thí nghiệm rồi điền kết quả quan sát được vào bảng nhóm.
- Nhận xét.
Kết luận: 
- Tơ sợi tự nhiên khi cháy tạo thành tro.
- Tơ sợi nhân tạo khi cháy thì vón cục lại
4. Vận dụng
Hoạt động 4: Bảo quản đồ dùng làm bằng tơ sợi
Mục tiêu: Hs biết cách bảo quản các đồ dùng làm bằng tơ sợi.
Cách tiến hành:
- Y/c hs liên hệ thực tế nêu cách bảo quản một số đồ dùng được làm bằng tơ sợi.
- Nhận xét lớp
- Dặn dò: Nhớ bảo quản đồ dùng bằng tơ sợi đúng cách.
- Phát biểu ý kiến
- HS thảo luận nhóm
- Trình bày: 
+ H1: làm ra sợi đay
 H2: làm ra sợi bông
 H3: làm ra tơ tằm
- Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gay.
- Các sợi có nguồn gốc từ động vật
- Làm thí nghiệm: đốt thử mẫu tơ sợi tự nhiên và nhân tạo, quan sát hiện tượng.
- Trình bày.
Loại tơ sợi
Đặc điểm 
1. Tơ sợi tự nhiên
- Sợi bông
- Tơ tằm
Khi cháy tạo thành tro
2. Tơ sợi nhân tạo
Sợi ni long
Khi cháy thì vón cục
- Nhận xét
- Tránh để các đồ dùng ở gần nhiệt độ cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_16_huynh_thi_ngoc_bich_phan_5.doc