Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 20 - Huỳnh Ngọc Hương

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 20 - Huỳnh Ngọc Hương

TẬP ĐỌC

TIẾT 39 : THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I. Mục đích yêu cầu :

-Biết đọc diễn cảm bài văn. Biệt đọc phân biệt lời các nhân vật.

 -Hiểu ý nghĩa của truyện: Thái sư Trần Thủ Độ một người gương mẫu; nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.( Trả lời được các câu hỏi SGK).

 - Giáo dục học sinh biết học hỏi ngưới đi trước.

II.Đồ dùng dạy- học: Tranh minh họa bài đọc trong sgk .

III.Hoạt động dạy và học :

1.Bài cũ : - Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch “Người công dân số Một”(Phần 2 ) và trả lời một số câu hỏi trong sgk.

 

doc 27 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 20 - Huỳnh Ngọc Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
TỪ NGÀY 9 / 01 ĐẾN 13 / 01
Thứ /ngày
Mơn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
9/01/12
Tập đọc
Tốn
Khoa học
Đạo đức
39
96
39
20
Thái sư Trần Thủ Độ
Luyện tập
Sự biến đổi hĩa học (TT)
Em yêu quê hương (T2)
Thứ ba
10/01/12
L.từ & câu
Tốn
Chính tả
Lịch sử
39
97
20
20
MRVT : Cơng dân 
Diện tích hình trịn 
Nghe –viết :Cánh cam lạc mẹ(BVMT)
Ơn tập 
Thứ tư
11/01/12
Tập l.văn
Tập đọc
Tốn
Kỹ thuật
39
40
98
20
Tả người (kiểm tra viết )
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
Luyện tập
Chăm sĩc gà 
Thứ năm
12/01/12
L.từ & câu
Tốn
Kể chuyện
Khoa học
40
99
20
40
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
Luyện tập chung
Kể chuyện đã nghe- đã đọc
Năng lượng (BVMT)
Thứ sáu
13/01/12
Tập l.văn
Tốn 
Địa lí
SHTT
40
100
20
20
Lập chương trình hoạt động(KNS)
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Châu Á (TT)(NL)
Tuần 20
Thứ hai ngày 9 tháng 01 năm 2012
TẬP ĐỌC 
TIẾT 39 : THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục đích yêu cầu :
-Biết đọc diễn cảm bài văn. Biệt đọc phân biệt lời các nhân vật.
 -Hiểu ý nghĩa của truyện: Thái sư Trần Thủ Độ một người gương mẫu; nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.( Trả lời được các câu hỏi SGK).
 - Giáo dục học sinh biết học hỏi ngưới đi trước.
II.Đồ dùng dạy- học: Tranh minh họa bài đọc trong sgk .
III.Hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ : - Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch “Người công dân số Một”(Phần 2 ) và trả lời một số câu hỏi trong sgk. 
2.Bài mới : giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Mt:Rèn kĩ năng đọc: đọc to, đọc đúng một số từ khó trong bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu, hiểu một số từ ngữ trong bài.
-GV gọi HS đọc bài một lượt:
+ Đoạn 1 : giọng đọc chậm rãi , rõ ràng , nghiêm minh , lạnh lùng 
+ Đoạn 2 : đọc giọng ôn tồn , điềm đạm 
+ Đoạn 3 : Lời vua : đọc giọng chân thành , tin cậy ; Lời viên quan tâu với vua : đọc với giọng tha thiết ; Lời Trần Thủ Độ : trầm ngâm , thành thật .
- GV chia đoạn: 3 Đoạn.
Đoạn 1: Từ dầu à ông mới tha cho .
Đoạn 2 : Tiếp theo à thưởng cho 
Đoạn 3: Còn lại.
-Lần 1 : HS đọc đoạn nối tiếp kết hợp luyện đọc từ ngữ khó : thái sư , câu đương, kiệu, Linh Tử Quốc Mẫu , chuyên quyền 
-Lần 2 cho HS tiếp tục đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ.
-Cho HS đọc lại toàn bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mt: Hiểu ý nghĩa của truyện “Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh , không vì tình riêng làm sai phép nước .” 
- Đoạn 1: Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
(?)Khi có người muốn xin chức câu đương , Trần Thủ Độ đã làm gì ? 
(?)Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý nghĩa gì ?
- Đoạn 2 : Cho HS đọc lướt và trả lời câu hỏi 
(?)Trước việc làm của người quân hiệu , Trần Thủ Độ xử lí ra sao ? 
- Cách phân xử nghiêm minh của Trần Thủ Độ.
Đoạn 3 : 1HS đọc, lớp đọc thầm 
(?) Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền , Trần Thủ Độ nói thế nào ? 
(?)Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ? 
=> Trần Thủ Độ một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh
Ý nghĩa : Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng làm sai phép nước . 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
Mt: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời của nhân vật
- GV cho 3HS phân các vai ( Người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ ) để luyện đọc diễn cảm đoạn 3 – lớp nhận xét cách đọc .
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm (chú ý Giọng đọc, nhấn giọng)
-GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng dùng phấn màu đánh dấu ngắt giọng, gạch dưới những từ cần nhấn giọng.
-Cho HS đọc lại đoạn 3
-GV cho đọc phân vai theo nhóm 3 đoạn cần luyện đọc diễn cảm .
- Cho đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm – nhận xét bình chọn bạn đọc hay .
 3.Củng cố-Dặn dò: -Nhắc lại nội dung bài . GV liên hệ GD – nhận xét tiết học . Hs học bài , chuẩn bị bài sau “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng”
+ 1 HS đọc , lớp đọc thầm theo .
+ HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. kết hợp sửa phát âm và tham gia giải nghĩa từ .
+ 1 HS đọc cả bài một lượt.
+ Lớp lắng nghe
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi .
-Đồng ý nhưng phải chặt một ngón tay để phân biệt với người câu đương khác -Có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước , làm rối loạn phép nước 
+ HS đọc lướt đoạn 2 – tiếp tục trao đổi và trả lời câu hỏi 
+Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng , lụa
-1HS đọc, lớp đọc thầm 
-Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng 
-Một người cư xử gương mẫu , nghiêm minh , không vì tình riêng làm sai phép nước .
+ 1-2 HS nhắc lại 
+3 HS phân đọc đoạn 3, lớp nhận xét .
+ HS theo dõi 
+ HS lắng nghe 
+ Các nhóm đọc 
+ Đại diện 2 dãy thi đọc , lớp theo dõi bình xét bạn đọc hay 
TOÁN
TIẾT 96 : LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 -Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính hình tròn khi biết chu vi của 
 hình tròn.
 -Rèn cho học sinh tính nhanh, chính xác.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học: HS : xem trước bài 
III.Hoạt động dạy và học :
Bài cũ : 2 HS lên làm lại bài tập 2,3 ( trang 98 )
Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : Thực hành – luyện tập 
Mt: Củng cố về kĩ năng tính chu vi hình tròn . Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải quyết tình huống thực tiễn đơn giản .
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu đề bài . HS tự vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng nhân các số thập phân .
-Gọi HS lên bảng thực hiện , cho cả lớp làm vào vở .
- Gọi HS nhận xét 
- Chú ý với trường hợp r = 2 cm đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số .2 = 2,5 hay =5/2
 Kết quả lần lượt các phép tính là :
56,52 m
27,632 dm 
15,7 cm .
Bài 2 : Gọi HS đọc đề bài . GV hướng dẫn HS dựa vào công thức tính chu vi hình tròn để tìm cách tính đường kính và bán kính của hình tròn .
- Cho HS tự làm bài , gọi HS lên bảng làm (HS yếu làm ý a , HS TB làm ý b)
-GV gợi ý từ C = d x 3,14 à d = C : 3,14 
 C = r x2 x 3,14 à r = C : ( 2 x 3,14 )
Bài giải 
a)Đường kính hình tròn đó là : 15,7 : 3,14 = 5 (m)
b)Bán kính của hình tròn đó là :18,84 : ( 2x 3,14 ) = 3 (dm)
 Đáp số : a) 5 m ; b) 3 dm 
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu đề bài HS trao đổi nhóm cách thực hiện sau đó mỗi HS tự làm bài vào vở .
-GV gợi ý cho các nhóm khi thảo luận ý b : Khi bánh xe lăn được một vòng thì người đi xe đạp đi được một quãng đường tương ứng với độ dài nào ? ( ..độ dài đường tròn hay chu vi của bánh xe)
- HS lên bảng làm bài , lớp nhận xét sửa bài .
Bài giải :
a) Chu vi của bánh xe là : 0,65 x 3,14 = 2,04m
b) Số mét mà người đi xe đạp đó sẽ đi được :
- Khi bánh xe lăn 10 vòng là :2,041 x 10 = 20,41 (m)
-Khi bánh xe lăn 100 vòng là :2,041 x 100 = 204,1 (m)
Đáp số : a) 2,041 m
 b) 20,41 m
 204,1 m
Bài 4 : yêu cầu hs về nhà làm bài 
3.Củng cố-Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài luyện tập . GV nhận xét tiết học . Học bài và làm lại bài 3,4. Chuẩn bị bài sau “ Diện tích hình tròn”
+ 1 HS đọc đề .HS tự vận dụng công thức tính chu vi hình tròn và làm bài .
+ 3 HS lên bảng làm . Lớp nhận xét bài của bạn , hai HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau .
+ 1 HS nêu yêu cầu đề , lớp theo dõi sự gợi ý của GV .
+ HS tự làm bài , 2 HS lên bảng làm 
+ Lớp nhận xét sửa bài . Ghi công thức tính bán kính , đường kính vào vở 
+ HS nêu yêu cầu bài tập .
+HS trao đổi cách thực hiện .
+ Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm , lớp nhận xét sửa bài .
KHOA HỌC
TIẾT 39 :SỰ BIẾN ĐỔI HĨA HỌC (T2)
I.Mục tiêu : 
 Sau bài học , HS biết :
 - Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học - HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hóa học 
 - Giáo dục HS cần cẩn thận khi sử dụng lửa để làm thí nghiệm 
II. Đồ dùng dạy- học: Hình trang 80,81 SGK, nến , diêm , giấy nháp , giấm , que tăm 
III.Hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ : (?)Thế nào là sự biến đổi hóa học ?
 (?) Nêu một số chất có sự biến đổi hóa học ? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 3 : Trò chơi chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học .
Mt: Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học 
Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK .
 Bước 2 : Làm việc cả lớp .
- Từng nhóm lần lượt giới thiệu bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác . Rút ra nhận xét 
=>Kết luận : Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng . 
Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK
Mt: Nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hóa học
- Cho HS làm việc theo nhóm bàn .
+GV giao việc : Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80, 81 SGK .
-Đại diện từng nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Nhóm khác nhận xét bổ sung 
=>Kết luận : Sự biến đổi học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng
3. Củng cố- Dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung bài tập . GV nhận xét tiết học . GV nhắc HS học  ...  chương trình hoạt động không?
(?)Nêu ích lợi và cấu tạo một chương trình hoạt động. 
3.Củng cố -Dặn dò - GV nhận xét tinh thần làm việc của cả lớp và khen ngợi những cá nhân xuất sắc .Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bản chương trình hoạt động, viết lại vào vở. Chuẩn bị: “Lập chương trình hoạt động (tt)”.
- HS đọc tiếp nối yêu cầu đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS trả lời, lớp bổ sung:
- Chúc mừng các thầy, cô giáo nhân ngày Nhà giáo VN 20 – 11 ; bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô 
- Chuẩn bị : bánh, hoa quả, làm báo tường, chương trình văn nghệ 
- Phân công : bánh : ; làm báo tường :; 
- HS nêu 
- Mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần hoặc chia nhỏ công việc thành 3 phần 
- Đại diện nhóm trình bày chương trình của từng nhóm 
- HS nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ
TOÁN
TIẾT 100: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
 -Bước đầu biết “đọc” và phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
 -Rèn cho học thực hiện nhanh chính xác khi xác định các số liệu trên biểu đồ.
 -Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong học tập.
II. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 1 hs làm lại bài tập 3 
2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
Mt: Làm quen với biểu đồ hình quạt
-GV vẽ biểu đồ ví dụ 1 lên bảng
- Yêu cầu học sinh quan sát kiõ biểu đồ hình quạt. và nhận xét đặc điểm.
(?) Biểu đồ có dạng hình gì? Được chia thành mấy phần?
(?) Trên mỗi phần ghi gì?
(?) Biểu đồ nói về điều gì?
(?) Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại ?
(?) Tỉ số % của từng loại là bao nhiêu ?
- Giáo viên chốt lại những thông tin trên bản đồ.
- Tương tự ở VD 2 
Hoạt động 2: Thực hành
Mt: Bước đầu biết cách “đọc” và phân tích xử lý số liệu trên biểu đồ.
 Bài 1:GV yc hs đọc đề bài, yc học sinh:
+ Nhìn vào biểu đồ chỉ số % HS thích màu xanh 
+ Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số % khi biết tổng số HS của cả lớp .
GV nhận xét, sửa bài.
Số hs thích màu xanh:120:100x40 =48 hs
Số hs thích màu đỏ:120:100x 25 = 30 hs
Số hs thích màu tím:120:100 x15 = 18 hs
Số hs thích màu trắng: 120:100x20 =24 hs
Đáp số:a)48hs,b)30hs ,c)24hs ,d) 18 hs
Bài 2: GV yc hs đọc đề bài
- Hướng dẫn HS nhận biết :
+ Biểu đồ nói về điều gì ?
+ Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước , hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi , số HS khá , số HS trung bình .
3.Củng cố- Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Luyện tập về tính diện tích”.
-HS quan sát, thảo luận trả lời yc của GV
 Dạng hình tròn chia nhiều phần.
-Trên mỗi phần đều ghi số phần trăm tương ứng.
-50% số sách là truyện thiếu nhi
-25% số sách là sách GK
-25% số sách là các loại sách khác
-Học sinh lần lượt nêu những thông tin ghi nhận qua biểu đồ.
-Hs đọc đề bài, theo dõi gợi ý của GV
-Học sinh làm bài. Sửa bài
-1hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-Lập biểu đồ hình quạt về số bạn học sinh giỏi, khá, trung bình của tổ.
- HS nêu và đọc biểu đồ
ĐỊA LÍ
TIẾT 20 :CHÂU Á (TT) (NL)
Tích hợp mức độ : liên hệ 
I.Mục tiêu: 
-Nêu được đặc điểm về dân cư Châu Á:
 + Có số dân đông nhất.
 +Phần lớn dân cư Châu Á là người da vàng.
 -Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
 +Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
 -Nêu một số đặc điểm khu vực Đông Nam Á :
 + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm .
 +Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
 -Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân Châu Á; Khai thác dầu cĩ ở một số nước và một số khu vực của Châu Á . Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của Châu Á
 -Giáo dục HS yêu thích môn học, tìm hiểu thêm về Châu Á.
II. Đồ dùng dạy- học GV: + Bản đồ Các nước Châu Á,bản đồ Tự nhiên châu Á.
III.Các hoạt động: 
1. Bài cũ: Châu Á 
 (?) Nêu vị trí, giới hạn của châu Á.
 (?) Kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á
2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu dân cư châu Á 
Mt:Nhận xét được dân cư và sự phân bố dân cư của châu Á cũng như về màu da, trang phục và nơi cư trú của người dân châu Á 
GV yc hs đọc thông tin SGK làm việc cá nhân với bảng số liệu theo nội dung câu hỏi sau:
(?) Dựa vào bảng số liệu để so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác để nêu nhận xét về dân số của châu Á với các châu lục khác.
(?) Đặc điểm về màu da, trang phục và nơi cư trú của người dân châu Á như thế nào?
 Kết luận : Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Mật độ dân số cũng cao nhất thế giới.. Phần lớn dân cư châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ. Mỗi dân tộc có trang phục, phong tục khác nhau nhưng họ đều có quyền bình đẳng , quyền sống và học tập như nhau 
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế:
Mt: nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á. Một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ý nghĩa của những hoạt động này. 
-GV giao nhiệm vụ: Quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á và làm việc theo nhóm đôi. 
(?) Nêu tên một số ngành sản xuất
(?) Tìm các kí hiệu về các hoạt động SX trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia của châu Á 
-Gv bổ sung thêm kiến thức để HS nhận biết thêm một số hoạt động SX khác như trồng cây công nghiệp: chè, cà phê,hoặc chăn nuôi và chế biến thuỷ, hải sản,
Kết luận :người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là : lúa gạo,lúa mì,thịt, trứng ,sữa.Một số nước phát triển ngành công nghiệp : khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu khu vực Đông Nam Á
Mt: Biết được khu vực Đông Nam A ùcó khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản. 
- GV cho HS quan sát H 3 ở bài 17, H5 ở bài 18. GV xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông nam Á.
(?) Đọc tên 11 quốc gia trong khu vực.
(?) Khu vực Đông Nam Á có đường xích đạo chạy ngang qua, vậy có khí hậu như thế nào? Với khí hậu như thế thì Đ NÁ có loại rừng chủ yếu nào?
(?) Nêu nhận xét về địa hình khu vực ĐNÁ.
(?) Từ hoạt động sản xuất chính và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp ở VN , liên hệ để tìm ra cac hoạt động Sx chính của khu vực ĐNÁ.
 Kết luận : Khu vực Đông Nam Aùcó khí hậu gió mùa nóng ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản. 
3.Củng cố - dặn dò: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ . Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: “Các nước láng giềng của Việt Nam”. Nhận xét tiết học. 
- Hs đọc bảng số liệu, quan sát tranh làm việc cá nhân , tự so sánh các số liệu về dân số ở châu Á và dân số ở các châu lục khác
+ Hs trình bày ý kiến , lớp bổ sung và thống nhất.
- Quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á và làm việc theo nhóm đôi. 
- Hs trình bày ý kiến , lớp bổ sung và thống nhất.
- Trồng bông, trồng lúa gạo,lúa mì, nuôi bò khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,
- Lúa gạo được trồng ở Trung Quốc, ĐNÁ, Aán Độ; lúa mì, bông ở Trung Quốc, Aán Độ, Ca-dắc- xtan; chăn nuôi bò ở Trung Quốc, Aán Độ; khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á, Đông Nam Á; sản xuất ô tô ở Nhật Bản , Trung Quốc, Hàn Quốc.
- Quan sát H 3 ở bài 17, H5 ở bài 18. GV xác định lại vị trí địa lý khu vực Đông nam Á.
- Hs trình bày ý kiến , lớp bổ sung và thống nhất.
- Thái Lan, Lào ,Cam –pu - chia, Xinh-ga –po, Ma-lai-xi-a, Việt Nam, In-đô–nê-xi-a, Phi-lip-phin,Bru-nây, Đông–Ti-mo, Mi-an-ma.
- Nóng, rừng rậm nhiệt đới.
- Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình; đồng bằng nằm dọc sông lớn và ven biển.
-Nông nghiệp, khai thác khoáng sản
SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
Giúp học sinh có tính tự giác, tự phê bình trong học tập.
Đưa ra kế hoạch tuần 21
II/Nội dung:
Các tổ lần lượt báo cáo tình hình tuần 20.
+Tình hình học tập của tổ, vào lớp có hăng hái phát biểu ý kiến không.Còn tình trạng không thuộc bài không, có chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ không.
+Về đạo đức tác phong , tình hình nói tục chửi thê còn hay giảm, còn leo trèo trên bàn không, biết kính trọng thầy cô không.
Lớp phó học tập nhận xét về mặt học tập.
Lớp phó trật tự nhận xét về mặt trật tự.
Lớp trưởng báo cáo tình hình chung: 
Giáo viên nhận xét chung:
Ưu điểm:
Một số Hs học tập tốt:  
Tuần 20 cô nhận thấy các bạn đã tiến bộ nhiều hơn , không còn tình trạng nói tục chửi thề , ngoài ra các bạn còn biết giúp đỡ nhau trong học tập . Đã thực hiện tốt đôi bạn cùng tiến . Đó là một điều đáng mừng.
 +Khuyết điểm:
Trong một số tiết học lớp còn ồn . Giờ thể dục một số bạn còn trốn học đi chơi điện tử.
 + Giáo viên nhắc nhở học sinh rút kinh nghiệm những khuyết điểm để lần sau không còn tái phạm nữa
III/Kế họach tuần 21:
Phát huy mặt tốt.
Khắc phục mặt yếu kém.
Thực hiện đúng mọi việc mà thầy tổng phụ trách đã nhắc nhở trong buổi chào cờ đầu tuần
BGH
TỔ TRƯỞNG
Soạn ,ngày 9 / 01 / 2012
GVCN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_20_huynh_ngoc_huong.doc