Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 21 - Phạm Thị Hương Lan

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 21 - Phạm Thị Hương Lan

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. Mục tiêu:

1. MT chung:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật .

 - Hiểu: Ca ngợi giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

 - GDHS học tập trí dũng của Giang Văn Minh.

2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng.

II. ĐDDH: thẻ từ, bảng phụ ghi đoạn bài cần luyện đọc.

III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 245Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 21 - Phạm Thị Hương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN XXI
 Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2010
Tập đọc: TRÍ DŨNG SONG TOÀN 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật .
 - Hiểu: Ca ngợi giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) 
 - GDHS học tập trí dũng của Giang Văn Minh.
2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng. 
II. ĐDDH: thẻ từ, bảng phụ ghi đoạn bài cần luyện đọc.
III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.
IV. Các hoạt động dạy học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
Bài cũ: Từng tốp 4 em đọc bài “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng” và trả lời câu hỏi về ND bài? Nh/xét, ghi điểm
- Đọc bài và trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
Bài mới: Giới thiệu bài : 
HĐ1: Luyện đọc đúng : 
- HD đọc: Đọc phải thể hiện được lời nhân vật và tâm trạng của nhân vật trong từng thời điểm.
- Y/C 1 HS đọc bài , lớp ĐT.
- Y/c HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
+ Luyện phát âm: yết kiến, giỗ tổ, ... Tiến đọc thêm 1 số từ: Liễu Thăng, Lê Thần Tông, ... 
- Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 
Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3, kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu thêm các từ: tử trận, thiên cổ, cống nạp, ám hại, thi hài, song toàn...
- Giải thích thêm như trong SGV.
- Y/C HS luyện đọc theo nhóm 2.
- GV đọc lại toàn bài.
- HS lắng nghe
- ĐT và chia đoạn: Có 4 đoạn: Đ1: từ đầu .... mời ông đến hỏi cho ra lẽ; Đ2: tiếp ....đền mạng Liễu Thăng; Đ3: tiếp ... sai người ám hại ông; Đ4: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
- HS tìm từ khó đọc, luyện phát âm tiếng khó
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3, nêu nghĩa các từ mới : phần chú giải trong SGK.
HS luyện đọc theo nhóm 2.
- HS lắng nghe
HD Tiến đọc: : Liễu Thăng, Lê Thần Tông, ... 
 HĐ2: Tìm hiểu bài: .
- Y/C HS ĐT và trả lời: 
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm thế nào để vua nhà minh bãi bỏ lệ góip giỗ Liễu Thăng?
+ Nhắc lại ND cuộc đối thoại giữa ông Gi.Văn Minh với đại thần nhà Minh?
+ Vì sao vua Minh sai người ám hại ông Giang Văn minh?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? 
+ Câu cuối bài (trích trong điếu văn của vua Lê) ý nói gì?
- Nội dung chính của bài?
- Chốt ý: SGV
 - HS đọc thầm, dự kiến trả lời: 
+ Vờ khóc than vì không có nhà đeer giỗ cụ tổ 5 đời. Vua minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết 5 đời cả. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi mang lễ vật sang cúng giỗ? Vua minh biết mình bị mắc lừa và lệnh bãi bỏ lệ góp giỗ cúng Liễu Thăng.
+ Dựa vào ND bài TĐ để nhắc lại.
+ Vì mắc mưu GVMinh nên ghét ông; GV Minh không chịu nhún nhường trong khi ra vế đối lại.....
+ Vì ông là người vừa mưu trí vừa bất khuất, giữ được thể diện cho đất nước, dũng cảm, dám đối lại vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc, ....
+ Ý nói khi sống, Giang Văn Minh đã sống xứng đáng với Tổ quốc, với nhân dân; khi chết, ông cũng chết rất oanh liệt, ....
+ Ca ngợi giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
- Lắng nghe và nối tiếp nhắc lại.
Theo dõi và sửa sai cho Tiến nếu em trả lời.
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV mời 5 HS đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông)
- Chọn đoạn “Chờ rất lâu ...... lễ vật sang cúng giỗ” để đọc diễn cảm. 
- Y/C HS nêu cách đọc đoạn trên?
Chốt ý đúng: SGV
- Y/C HS đọc diễn cảm đoạn kịch.
- Y/C một số nhóm HS đọc trước lớp, theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và ghi điểm.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận- nêu cách đọc: Nhấn giọng ở các từ: khóc lóc, thảm thiết, giỗ cụ tổ năm đời, bất hiếu, phán, không ai, từ năm đời, bèn tâu, mấy trăm năm, cúng giỗ, ....
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo nhóm 4.
- Đọc trước lớp 3-5 nhóm, theo dõi, bình chọn nhóm đọc hay.
- Lắng nghe.
Sửa sai cho Tiến khi em đọc
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
- Dặn về nhà học bài.
- Đọc trước bài “Tiếng rao đêm”
- Nhận xét tiết học
 - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
Toán: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
 - Vận dụng làm bài tập đúng.
 - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. ĐDDH: SGK, ND trò chơi.
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Bài cũ: Y/c 2 HS khá, giỏi lên chữa 2 SGK trang 101
- Nhận xét, ghi điểm.
 - Nhận xét, bổ sung.
*Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Giới thiệu cách tính:
- Thông qua VD trong SGK để hình thành quy trình tính như sau:
+ Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể: Chia hình đã cho thành HV và HCN.
+ Xác định kích thước của các hình mới tạo thyành. Cụ thể: HV có cạnh là 20m; HCN có các kích thước là 70 và 40,1m.
+ Tính DT của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích toàn bộ mảnh đất.
- Theo dõi và lắng nghe.
3,5m
 1 
3,5m
3,5m
6,5m
4,2m
2
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT:
- Y/c HS làm các BT1, SGK trang 103
- Dạy cá nhân cho HS yếu:
+ BT1: Y/c HS nhắc lại công thức tính diện tích HCN.
- Có thể chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật, từ đó tính diện tích của mảnh đất.
+ BT2: Thực hiện tương tự như BT1.
- Chấm bài, nhận xét.
 - Lắng nghe.
- HS làm bài theo yêu cầu, dự kiến bài làm của HS:
+ BT1: 
 Chiều dài của mảnh đất HCN1:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
 Diện tích của mảnh đất HCN1:
 11,2 x 3,5 = 39,2 (m)
 Diện tích mảnh HCN2:
 4,2 x 6,5 = 27,3 (m)
 Diện tích của mảnh đất là:
 39,2 + 27,3 = 66,5 (m)
 Đáp số: 66,5 m
+ HS làm theo HD trên.
- Lắng nghe.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- T/c cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” nêu tên trò chơi và HD cách chơi.
- Dặn HS về làm lại những bài sai.
- Làm thêm các bài còn lại, nhận xét tiết học.
- Chơi theo hướng dẫn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Lịch sử : NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS biết đôi nét về tình hình nước ta sau hiệp điịnh Giơ-ne-vơ năm 1954; chỉ ra giới tuyến tạm thời trên bản đồ. Giáo dục HS lòng yêu nước, căm thù giặc.
2. MTR: Khi trả lời, Tiến phát âm đúng những tiếng có âm đôi iê và âm đầu t, th, l, n.
II. ĐDDH: Tư liệu về giới tuyến tạm thời theo hiệp định Giơ-ne-vơ.
III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi, đàm thoại.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
*Bài cũ: Nêu một số sự kiện lịch sử và mốc thời gian diễn ra sự kiện đó? 
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe và ghi nhớ..
*Bài mới: Giới thiệu bài: SGV
HĐ1: Làm việc cả lớp:
- Nêu nhiệm vụ tiết học: SGV
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi.
HĐ2: Những điều khoản cơ bản của hiệp định Giơ-ne-vơ:
- GV nêu một vài nét về tình hình nước ta sau chiến thắng ĐBP.
- Y/c HS làm việc theo N2: Nêu một số điều khoản chính của hiệp định Giơ-ne-vơ? 
- Y/c đại diện nhóm trả lời.
- Chốt ý đúng: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoàn bình ở VN và Đông Dương; quy định vĩ tuyến 17 là giới tuyến tạm thời; quân ta sẽ tập kết ra Bắc; quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam; trong 2 năm, quân Pháp phải rút khgỏi niềm Nam VN. Đến tháng 7/1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm nối tiếp trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Chỉ trên bản đồ vĩ tuyến 17.
- Lắng nghe.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ3: Nước nhà bị chia cắt:
- Y/c HS làm việc theo N4: 
+ Các điều khoản của hiệp điịnh Giơ-ne-vơ có thục hiện được không? Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mỹ-Diệm thể hiện qua những hành động nào?
+ vì sao ND ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc?
- T/c cho các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- HS làm việc theo N4, dự kiến trả lời: Mỹ dần dần thay chân pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính quyền tay sai; chống phá các lực lượng CM, khủng bố những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước; thực hiện chính sách “tố cộng”, “giết cộng” .... (SGK trang 42)
+ Để bảo vệ hoà bình và thống nhất đất nước, chống kẻ thù xâm lược và bọn tay sai bán nước, .....
- Đaị diện nhóm báo cáo, lớp nh/xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Nói thêm một số tư liệu về Cầu Hiền Lương xưa và nay.
- Học bài, xem trước bài “Bến Tre đồng khởi”. Nh/xét tiết học.
- Theo dõi và lắng nghe.
- Ghi đầu bài.
Chính tả: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (nghe-viết)
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi; làm được BT3b. 
 - GDHS ý thức rèn luyện chữ viết.
2. MTR: Tiến viết đúng các chữ có âm đầu là nh và các tiếng chứa vần an, ăng, iê.
II. ĐDDH: ND bài tập 3 trên bảng phụ; bảng nhóm. 
III. Phương pháp: Thực hành, động não, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
HĐ1: Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe-viết:
- Y/c 1-2 HS đọc bài “Trí dùng song toàn” đoạn từ “Thấy sự thần Việt Nam ...... hết”
- Y/c HS nêu Nd đoạn bài?
- Nhắc HS: lưu ý các từ dễ viết sai: Viết hoa anh từ riêng: Nam Hán, Tống, Nguyên, Bạch Đằng, Giang Văn Minh, Lê Thần Tông, ..
- Y/c HS viết vào vở nháp
- Đọc cho HS viết bài, dò bài.
- Tổ chức cho HS soát lỗi, chấm bài, nh/xét.
- HS đọc thầm theo bạn
- HS nêu: Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là người anh hùng thiên cổ. 
- Lắng nghe và ghi nhớ 
- Viết vào vở nháp.
- HS viết bài. 
- Soát lỗi theo cặp.
Sửa sai cho Tiến nếu em trả lời.
HĐ3: HD HS làm bài tập Chính tả:
 *BT3b: T/ch cho HS dưới hình thức trò chơi “điền nhanh, điền đúng.”
- N6 chơi theo hình thức “Tiếp sức”. Trong cùng một thời gian, nhóm nào điền nhanh và đúng nhất sẽ là người thắng cuộc.
- Nhận xét trò chơi.
+ BT2a : HS điền vào giấy A0 
- HS làm theo yêu cầu
 - Lắng nghe và ghi nhớ. 
Y/c Tiến đọc lại các tiếng có âm đầu n.
HĐ3 : Củng cố, dặn dò :
- Dặn HS làm BT2ab, 3a. 
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Nội dung BT3b: Có thể đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm trong mẫu chuyện vui sau:
Sợ mèo không biết
 Một người bị bệnh hoan tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuốt, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng bệnh viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hãi giải thích:
 - Bên cổng có một con ... hể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK (hoặc một HĐ đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).
 - GDHS biết vận dụng vào thực tế cuộc sống..
2. MTR: Sửa phát âm cho Tiến (Tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng) khi em trả lời
II. ĐDDH: Bảng phụ, cấu tạo 3 phần của chương trình hoạt động trên giấy A0.
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
*Bài cũ: Nhắc lại tác dụng của việc lập CTHĐ và cấu tạo của CTHĐ? 
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
HĐ1: Hướng dẫn lập chương trình hoạt động:
a/ Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Y/c 1HS đọc to, rõ đề bài.
- Lưu ý: Đây là 1 đề bài mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 tr0ng 5 HĐ mà SGK đã nêu hoặc cho 1 HĐ khác mà trường mình sẽ dự kiến tổ chức như: làm VS nơi công cộng, làm kế hoạch nhỏ, ....
- Y/c cả lớp đọc thầm lại đề, suy nghĩ và lựa chọn HĐ để lập chương trình.
- Y/c HS nối tiếp nói tên HĐ của mình chọn.
- Treo bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, gọi 1 HS nhìn bảng đọc lại.
b/ HS lập CTHĐ:
- Y/c HS tự lập chương trình vào vở.
- Lưu ý cho HS: viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- Dán tiêu chí đánh giá CTHĐ lên bảng.
- Y/c Hs trình bày, cùng HS đánh giá.
- Y/c HS bình chọn CTHĐ tốt nhất.
- Y/c HS tự hoàn thiện CTHĐ của mình sau khi được các bạn và cô giáo góp ý.
- Đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc thầm đề và chọn CTHĐ để lập.
- Nối tiếp nên tên CTHĐ mà mình chọn.
- Lập CTHĐ.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Theo dõi và đánh giá CTHĐ của bạn.
- Bình chọn theo các tiêu chí trên.
- Hoàn thiện lại bài của mình. 
Trong khi Tiến trình bày, lắng nghe và sửa sai cho Tiến.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo của một CTHĐ. 
- Dặn những HS chưa hoàn thành, về nhà làm tiếp.
- Nhận xét tiết học. 
- HS nối tiếp nhắc lại.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ s áu ngày 29 tháng 01 năm 2010
Toán: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu: - HS có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
 - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
 - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. ĐDDH: 
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Bài cũ: 
- Y/c 2 HS khá, giỏi lên chữa BT2 trang 107.Nh/xét, ghi điểm.
 - Nhận xét, bổ sung.
 HĐ1: HDHS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN:
- Cho HS quan sát các mô hình trực quan về HHCN, chỉ ra các mặt xung quanh.
- GV mô tả về diện tích xung quanh của HHCN rồi nêu như trong SGK.
- Nêu bài toán về DT của các mặt xung quanh, y/c HS nêu hướng giải và giải toán.
- GVKL: SGV 
- GV nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của HHCN
- Y/c HS nối tiếp nhắc lại quy tắc.
- Y/c HS làm bài toán cụ thể trong SGK.
4cm
5cm
8cm
SXQ = Chu vi đáy x chiều cao.
 4cm 
 5cm 8cm 5cm 8cm
 STP = SXQ + S2đáy
- HS làm bài toán trong SGK.
HĐ3: Thực hành:
- Y/c HS làm BT1, trang 110, SGK; em nào làm xong tiếp tục làm BT2.
- Hướng dẫn thêm cho HS yếu:
+ BT1: Y/c HS vận dụng trực tiếp công thức để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
+ BT2: Cũng vận dụng công thức để tính.
- Chấm bài, nhận xét.
- HS làm bài theo yêu cầu.
+ BT1: 
Diện tích xung quanh của HHCN là:
( 5 + 4) x 2 x 3 = 54 (dm)
Diện tích đáy của HHCN là:
5 x 4 = 20 (dm)
Diện tích toàn phần của HHCN là:
54 + (20 x 2) = 94 (dm)
 Đáp số: 94 dm
 + BT2: S của thùng tôn là: 180 dm 
S tôn dùng để làm thùng là: 204 dm 
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc công thức.
- Làm lại TB (nếu sai).
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Địa lý: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM 
I. Mục tiêu: 1. MT chung: - Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lý của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của 3 nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình, tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào.
- Biết Trung quốc là một nước đông dân nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh và nhiều ngành CN hiện đại.
- GDHS ham hiểu biết.
2. MTR: Tiến phát âm đúng các tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng khi em trả lời
II. ĐDDH : Bản châu Á, lược đồ châu Á, một số hình ảnh về 3 nước trên.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
*Bài cũ : - Nêu một số đặc điểm của dân cư châu Á ? Một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á ? nh/xét, ghi điểm.
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
*Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1 :Cam-pu-chia và Lào :
- Quan sát H17 vag H5 bài 18, nhận xét xem Lào, Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào ?
- Y/c Hs làm việc theo N4 : Hoàn thành bảng sau vào phiểu học tập : 
- Lắng nghe.
- Làm việc theo yêu cầu : 
- HS lắng nghe.
Nếu Tiến trả lời, lắng nghe và sửa sai cho Tiến.
Nước
Vị trí địa lí
Địa hình chính
Sản phẩm chính
Cam-pu-chia
 Khu vực Đông Nam Á (giáp Việt Nam, Thái Lan, Lào và giáp biển Đông)
Đồng bằng dạng lòng chảo.
- Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt.
- Cá.
Lào
- Khu vực Đông Nam Á (giáp Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an –ma, Cam-pu-chia)
Núi và cao nguyên
Quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo.
HĐ2 : Trung Quốc :
- Y/c HS làm việc theo N2: QSát H5 (bài 18) và gợi ý trong SGK, trao đổi và rút ra nhận xét về diện tích, số dân, tên thủ đô của TQuốc ?
- T/c cho các nhóm báo cáo trước lớp.
- Chốt ý đúng : SGV.
- Quan sát H3 hỏi HS : Em nào biết
 về Vạn Lý Trường Thành của TQ ?
- Kết luận : SGV.
- HS làm việc theo yêu cầu :
- Báo cáo trước lớp, nh/xét, bổ sung .
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Nếu Tiến trả lời, sửa sai cho Tiến.
HĐ3 : Củng cố, dặn dò: 
- T/c cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn : 
Chỉ vào lược đồ tên các nước, tên thủ đô của các nước làng giềng theoy/c của GV, ai nhanh hơn nhiều lần là thắng cuộc.
- Dặn HS về nhà học bài, xem bài tiếp và trả lời trước các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và chơi theo hướng dẫn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả, diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
 - Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
 - GDHS yêu thích môn học.
2. MTR: Sửa phát âm cho Tiến (Tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng) khi em trả lời
II. ĐDDH: Một số đoạn văn mẫu.
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
- Lắng nghe.
HĐ2: Nhận xét kết quả bài viết của HS:
- Mở bảng phụ đã ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra viết; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ...
- Y/c 1 HS đọc lại đề.
a/ Nhận xét chung về kết quả bài viết:
- Những ưu điểm chính: 
+ Đã xác định được yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục bài viết đầy đủ, ý phong phú, biết cách diễn đạt, có một số em đã biết dùng những hình ảnh so sánh và nhân hoá trong khi tả, ...
- Thiếu sót: Sai lỗi chính tả: Không viết hoa tên riêng, chữ cái đầu câu không viết hoa; Diễn đạt vụng: kể lể chứ không phải tả, chấm câu không đúng, câu viết chưa đủ ý, rời rạc, ...
- Theo dõi.
- 1 HS đọc đề, lớp theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Trong khi Tiến trình bày, lắng nghe và sửa sai cho Tiến.
HĐ3: Hướng dẫn chữa bài:
- Trả bài cho HS.
a/ Hướng dẫn chữa lỗi chung: Chỉ các lỗi đã ghi trên bảng phụ; Y/c một số HS lên chữa lỗi, lớp chữa vào vở nháp; T/c cho HS trao đổi về bài chữa trên bảng lớp; GV chốt ý đúng.
b/ Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài: Y/c HS đọc lưòi nhận xét của cô giáo, chữa lỗi; đổi bài cho bạn bên cạnh rà soát lại việc sửa lỗi.
+ GV dạy cá nhân.
c/ HDHS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay trong lớp hoặc ngoài lớp..
- Y/c HS nối tiếp đọc lại đoạn bài đã chữa lại.
- Theo dõi trên bảng phụ, chữa lỗi vào vở nháp.
- Trao đối với bạn về những lỗi đã chữa.
- Chữa lỗ
i trong vở của mình (nếu có).
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Nối tiếp đọc đoạn bài đã chữa lại của mình.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Thu bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩ bị cho tiết sau.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sinh hoạt: LỚP
I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua và phương hướng tuần tới.
 - Biết đưa ra ý kiến của mình để bổ sung hoặc nhận định về những đánh giá của lớp trưởng và cô giáo chủ nhiệm
 - GDHS ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như tu dưỡng bản thân.
II.Chuẩn bị: - HS: Bản nhận xét của lớp trưởng.
 - Cô giáo CN: Những ý kiến bổ sung và phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
III. Các hoạt động dạy và học.
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua của lớp trưởng:
- Y/c lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua của lớp.
- T/chức cho HS nh/xét về đ/giá của lớp trưởng.
- Những cá nhân bị phê bình phát biểu suy nghĩ về thiếu sót của mình.
- Ý kiến bổ sung của cô giáo CN:
+ Nhất trí với ý kiến của lớp trưởng.
+ Tuyên dương lớp đã có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, cụ thể là trong việc đọc bài, trình bày vở, ... đặc biệt 1 số bạn có ý thức học tập tốt: Thảo Nga, Ánh, MTuấn, Sơn, Tính, .... ; phê bình một số bạn chưa có cố gắng trong học tập như viết chữ xấu, trình bày vở bẩn: Nghĩa, Văn Tuấn, Bằng, Phi Khanh, Dưng ...
- Lớp trưởng đánh giá h/động của lớpvề:
+ Các hoạt động trong tuần qua.
+ Ý thức chấp hành nội quy, nề nếp của trường, của lớp.
+ Ý thức học tập: Ở lớp, học bài cũ, .
- Lớp nhận xét, bổ sung:
- Cá nhân bị phê bình phát biểu ý kiến trước lớp
- Lắng nghe.
HĐ2: Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới:
- Tiếp tục củng cố và phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót, cụ thể: 
+ Thi đua học tập tốt để chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng CSVN 3/2.
+ Duy trì và củng cố các nề nếp học tập như: Rèn đọc trước giờ vào học 30 phút, làm sạch khu vực được phân công của lớp, chăm sóc bồn hoa của lớp, chăm sóc cây cảnh, ....
+ Tiếp tục hoàn thành xây dựng KGLH.
- Tổ chức cho HS đóng góp ý kiến.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trình bày ý kiến của mình để hoàn thành nhiệm vụ của tuần tới.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Lớp sinh hoạt văn nghệ: Tổ chức cho HS hát cá nhân 1 số bài hát.
- Dặn HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Lớp sinh hoạt VN theo hướng dẫn,
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_21_pham_thi_huong_lan.doc