Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 23 - Lê Đại Thắng

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 23 - Lê Đại Thắng

Hoạt động tập thể

 Nhảy dây- phối hợp mang vác.

Trò chơi “Trồng nụ , trồng hoa”

I-Mục tiêu

-Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người,ôn nhảy dây theo kiểu chân trước,chân sau.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.

-Tập bật cao,tập phối hợp chạy-mang vác.Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng

 -Chơi trò chơi “Trồng nụ,trồng hoa”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

II-Địa điểm ,phương tiện

-Địa điểm:Trên sân trường,vệ sinh nơi tập,đảm bảo an toàn tập luyện.

-Ph¬ương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và bóng để tập luyện,vật chuẩn treo trên cao để tập bật cao.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 23 - Lê Đại Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Hướng dẫn học Tiếng việt
LUYỆN TẬP VỀ NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS những kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : Học sinh làm bài vào vở.
a/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ không những..mà còn.
b/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ chẳng những..mà còn.
Bài tập 2: Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong các ví dụ sau :
a/ Bạn Lan không chỉ học giỏi tiếng Việt mà bạn còn học giỏi cả toán nữa.
b/ Chẳng những cây tre được dùng làm đồ dùng mà cây tre còn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn, trong đó có một câu em đã đặt ở bài tập 1.
Ví dụ: Trong lớp em, ban Lan là một học sinh ngoan, gương mẫu. Bạn rất lễ phép với thấy cô và người lớn tuổi. Bạn học rất giỏi. Không những bạn Lan học giỏi toán mà bạn Lan còn học giỏi tiếng Việt. 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
a) Không những bạn Hoa giỏi toán mà bạn Hoa còn giỏi cả tiếng Việt.
b) Chẳng những Dũng thích đá bóng mà Dũng còn rất thích bơi lội.
Bài làm:
a) Chủ ngữ ở vế 1 : Bạn Lan ; 
 Vị ngữ ở vế 1 : học giỏi tiếng Việt.
 - Chủ ngữ ở vế 2 : bạn ; 
 Vị ngữ ở vế 2 : giỏi cả toán nữa.
b) Chủ ngữ ở vế 1 : Cây tre ;
 Vị ngữ ở vế 1 : được dùng làm đồ dùng.
 - Chủ ngữ ở vế 2 : cây tre; 
 Vị ngữ ở vế 2 : tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
- HS viết và sau đó trình bày.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Hoạt động tập thể
 Nhảy dây- phối hợp mang vác. 
Trò chơi “Trồng nụ , trồng hoa” 
I-Mục tiêu
-Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người,ôn nhảy dây theo kiểu chân trước,chân sau.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
-Tập bật cao,tập phối hợp chạy-mang vác.Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng
 -Chơi trò chơi “Trồng nụ,trồng hoa”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II-Địa điểm ,phương tiện
-Địa điểm:Trên sân trường,vệ sinh nơi tập,đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và bóng để tập luyện,vật chuẩn treo trên cao để tập bật cao.
III-Nội dung và phương pháp :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
-Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.Các tổ tập theo khu vực đã qui định
-Các tổ thi đấu với nhau
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau
-Tập bật cao và tập chạy mang vác.Tập theo tổ,mang vác theo từng nhóm 3 người 
-GV cùng HS hệ thống bài,nhận xét đánh giá kết quả bài học
-GV giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
-HS đứng thành vòng tròn xoay các khớp cổ tay,chân,khớp gối
-Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng”
*Thi bật cao theo cách với tay lên cao chạm vật chuẩn
-Chơi trò chơi “Trồng nụ trồng hoa”.GV cùng HS nhắc lại cách chơi,qui định chơi,cho HS nhảy thử và chơi chính thức
-Đứng tại chỗ thả lỏng tích cực,sau đó cúi gập người,rung hai vai,hít thở sâu
Luyện âm nhạc
Ôn tập 2 bài hát: Hát mừng, tre ngà bên lăng Bác
I-Mục tiêu
-HS hát thuộc lời ca ,đúng giai điệu ,sắc thái 2 bài hát Hát mừng, Tre ngà bên lăng Bác.
-Tập biểu diển với hình thức gõ đệm, vận động phụ họa .
-HS đọc nhạc ,hát lời ca, gõ phách bài TĐN số 6 
II. Đồ dùng: 
1.GV: -Nhạc cụ, Băng nhạc,máy nghe,tranh ảnh
2.HS -SGK,Nhạc cụ gõ.
III.Các hoạt động dạy học.
1/ Ổn định: -HS Luyện giọng 
 2/ KT Bài cũ:
 3/ Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Ôn 2 bài hát đã học
*Mục tiêu: Học sinh hát diễn cảm
Cách tiến hành:
-GV giới thiệu nội dung tiết học
-GV giới thiệu 4 bức tranh
-GV kiểm tra tổ, cá nhân
-GV chỉ định
-GV nhận xét tuyên dương
-GV chỉ định
*Hoạt động 2:
+Tre ngà bên lăng Bác
*Mục tiêu: Học sinh hát diễn cảm
Cách tiến hành:
-GV nhận xét tuyên dương
-GV chỉ định
-GV nhận xét tuyên dương
* Nội dung 3:
-Ôn tập đọc nhạc số 6
*Mục tiêu: Học sinh hát diễn cảm
-GV chia lớp ra 3 nhóm
-GV nhận xét tuyên dương
-HS xem tranh và xác định tranh bài hát Hát Mừng.
-Cả lớp hát vài lần kết hợp gõ đệm theo tiết tấu và ngược lại
-Tổ, cá nhân thực hiệnTổ , cá nhân trình diển trước lớp kết hợp vận động phụ họa.
-HS xác định tên bài hát
-Cả lớp hát vài lần kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/8
-Tốp lên biểu diển kết hợp động tác phụ họa
-Cả lớp đọc cao độ
-HS đọc bài TĐN số 6
-HS nhận xét bạn
4. Củng cố:
 	-Cho cả lớp hát lại các bài hát .
 	-Học sinh đọc lại TĐN số 6
5.Nhận xét – Dặn dò :
 	-GV nhận xét tiết học ưu khuyết điểm ,tuyên dương HS học tốt
 	- Dặn học sinh xem bài trước và chuẩn bị các đồ dùng học tập,phách tre .
Luyện đọc
Phân xử tài tình
I. Mục tiêu:
 - Ôn lại bài “ Phân xử tài tình”.
 - Rèn kĩ năng đọc lưu loát trôi chảy.
 - Nắm được nội dung bài.
 II. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng đọc bài: Về ngôi nhà đang xây.
 - Nêu nội dung bài.
 B. Dạy bài ôn:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc:
- Gọi HS khá đọc bài.
- Yêu cầu đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức đọc theo vai.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét cho điểm.
- Nêu nội dung bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS khá đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn(2 lượt) và trả lời câu hỏi.
- Đọc theo vai.
- Luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 2 HS nối tiếp nhau nêu.
Hướng dẫn học Toán:( Thực hành)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp 
chữ nhật và hình lập phương.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Ôn cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
 Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Chồng gạch này có bao nhiêu viên gạch?
A. 6 viên B. 8 viên
C. 10 viên D. 12 viên
Bài tập2: Hình chữ nhật ABCD có diện tích 2400cm2. Tính diện tích tam giác MCD?
 A B
 15cm
 M
 25cm
 D C 
Bài tập3: (HSKG)
 Người ta đóng một thùng gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,6m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 0,9m.
a) Tính diện tích gỗ để đóng chiếc thùng đó?
b) Tính tiền mua gỗ, biết cứ 2 m2 có giá 1005000 đồng. 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS lên bảng viết công thức tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
* Sxq = chu vi đáy x chiều cao
* Stp = Sxq + S2 đáy
Hình lập phương : Sxq = S1mặt x 4
 Stp = S1mặt x 6.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án: Khoanh vào B. 
Lời giải:
 Chiều rộng hình chữ nhật ABCD là:
 25 + 15 = 40 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
 2400 : 40 = 60 (cm)
 Diện tích tam giác MCD là:
 25 x 60 : 2 = 7500 (cm2)
 Đáp số: 7500cm2
Lời giải:
Diện tích xung quanh của cái thùng là:
 (1,6 + 1,2) x 2 x 0,9 = 5,04 (m2)
Diện tích hai mặt đáy là:
 1,6 x 1,2 x 2 = 3,84 (m2)
 Diện tích toàn phần của cái thùng là: 
 5,04 + 3,84 = 8,88 (m2)
Số tiền mua gỗ hết là:
 1005000 : 2 x 8,88 = 4462200 (đồng)
	 Đáp số: 4462200 đồng
- HS chuẩn bị bài sau.	
Hướng dẫn học Tiếng việt
LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Trật tự – An ninh.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài tập 1: Nối từ trật tự ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A
B
Trạng thái bình yên không có chiến tranh
Trật tự
Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào
Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
Bài tập 2: Tìm những từ ngữ nói về trật tự, an ninh.
Bài tập 3: 
H: Đặt câu với từ :
a) Trật tự.
b) An toàn.
c) Tổ chức.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ví dụ: Cảnh sát giao thông, trật tự, an ninh, an toàn giao thông, phóng nhanh vượt ẩu, tai nạn giao thông, va chạm giao thông, lấn chiếm lề đường, vi phạm quy định về tốc độ,
a) Chúng em cần giữ trật tự ở nơi công cộng.
b) Học sinh trường em thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
c) Trường tiểu học Thanh Minh tổ chức thi 
an toàn giao thông.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Luyện mĩ thuật
Vẽ tranh đề tài tự chọn
I. Mục tiêu
- Hs nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn
-HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích. 
- Hs quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về những đề tài khác nhau
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh có nội dung về vẻ đẹp của phong cảnh, con người những đồ vật quen thuộcđể lôi cuốn HS vào nội dung bài học.
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đã chuẩn bị 
Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài
GV : giới thiệu một số tranh ảnh về các đề tài khác nhau và đặt câu hỏi cho HS trả lời
+ Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì?
+Trong tranh có những hình ảnh nào?
GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ hoạt động nhảy dây, đá cầu, thả diều
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau . 
Hoạt động 3: thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ động viên khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp ,..để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
Chọn một số bài và gợi ý cách nhận xét, đánh giá: 
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Hs quan sát
Hs quan sát
- Vui chơi trong ngày hè, Nhà trường
HS lắng nghe và thực hiện
Hs thực hiện
HS vẽ bài
Hs lắng nghe
Hướng dẫn học Toán:( Thực hành)
LUYỆN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH.
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững các đơn vị đo thể tích ; mối quan hệ giữa chúng.
- Tính thạo thể tích hình hộp chữ nhật
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :
*Ôn bảng đơn vị đo thể tích
- Cho HS nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học.
- HS nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích kề nhau.
*Ôn cách tính thể tích hình hộp chữ nhật
- Cho HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật
- HS lên bảng ghi công thức tính.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 1. Điền dấu > , < hoặc = vào chỗ chấm.
a) 3 m3 142 dm3 .... 3,142 m3
b) 8 m3 2789cm3 .... 802789cm3
Bài tập 2: Điền số thích hợp vào chỗ .
a) 21 m3 5dm3 = ...... m3
b) 2,87 m3 =  m3 ..... dm3
c) 17,3m3 =  dm3 .. cm3
d) 82345 cm3 = dm3 cm3
Bài tập3: 
 Tính thể tích 1 hình hộp chữ nhật có chiều dài là 13dm, chiều rộng là 8,5dm ; chiều cao 1,8m.
Bài tập4: (HSKG)
Một bể nước có chiều dài 2m, chiều rộng 1,6m; chiều cao 1,2m. Hỏi bể có thể chứa được bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít)
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- Km3, hm3, dam3, m3, dm3, cm3, mm3.
- Mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích kề nhau hơn kém nhau 1000 lần.
- HS nêu.
 V = a x b x c
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) 3 m3 142 dm3 = 3,142 m3
b) 8 m3 2789cm3 > 802789cm3
Lời giải:
 a) 21 m3 5dm3 = 21,005 m3
 b) 2,87 m3 = 2 m3 870dm3
 c) 17,3dm3 = 17dm3 300 cm3
 d) 82345 cm3 = 82dm3 345cm3
Lời giải: 
Đổi: 1,8m = 18dm.
Thể tích 1 hình hộp chữ nhật đó là:
 13 x 8,5 x 1,8 = 1989 (dm3)
 Đáp số: 1989 dm3.
Lời giải: 
Thể tích của bể nước đó là:
 2 x 1,6 x 1,2 = 3,84 (m3)
 = 3840dm3.
Bể đó có thể chứa được số lít nước là:
3840 x 1 = 3840 (lít nước).
 Đáp số: 3840 lít nước.
- HS chuẩn bị bài sau.	
Sinh hoạt lớp
A.Đánh giá các hoạt động trong tuần qua
1.Nền nếp :
- HS đi học đúng giờ . Không có học sinh nào nghỉ học trong tuần qua .
- Các em đã xếp hàng ra vào lớp thường xuyên .
- Đeo đầy đủ phù hiệu khi tới trường học.
- Duy trì tốt giờ truy bài có hiệu quả 
- Hát đầu giờ và đổi tiết nghiêm túc 
2. Học tập :
- Trong tuần qua các em học tập rất chăm chỉ
- Trong lớp chú ý nghe giảng , tích cực phát biểu xây dựng bài
- Mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập
3. Các hoạt động khác :
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trong và ngoài lớp học .
 - Múa hát và tập thể dục giữa giờ thường xuyên đều đẹp.
B. Nhắc nhở hs trước khi nghỉ Tết Nguyên Đán đảm bảo vui vẻ an toàn.
- HS viết bản cam kết trước khi nghỉ Tết
- Vệ sinh lớp học , sắp sách vở gọn gàng.
C.Giải trí : 
Tổ chức cho hs múa hát , kể chuyện ,đọc thơ ...về chủ đề tùy chọn .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_23_le_dai_thang.doc