Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 27 - Hoàng Thị Thu Huệ

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 27 - Hoàng Thị Thu Huệ

Tập đọc: TRANH LÀNG HỒ

I/. Yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sỹ làng Hồ đã sáng tạo những bức tranh dân gian độc đáo.

- Giáo dục HS lòng tự hào về văn hoá dân tộc

II . Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm một vài bức tranh làng Hồ.

III. Lên lớp:

A. Bài cũ:

- HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đông Vân, trả lời câu hỏi về bài đọc. Nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- Một HS khá, giỏi đọc bài văn.

Hs xem tranh làng hồ trong SGK.

? Bài văn chia làm mấy đoạn?

 3 đoạn.Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn

- HS đọc nối tiêp lần 1

? Tìm các tiếng, từ khó đọc?Tranh thuần phác; khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh, hóm hỉnh

- HS nối tiếp nhau đọc lần 2. Kết hợp giải nghĩa từ: tranh làng hồ, tranh tố nữ, nghệ sỹ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp

- HS đọc nối tiếp lần 3 trôi chảy

- Từng cặp HS luyện đọc

- GV đọc diễn cảm toàn bài

 

doc 32 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 27 - Hoàng Thị Thu Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn: 19/3/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 22/3/2010
Tập đọc: TRANH LÀNG HỒ
I/. Yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sỹ làng Hồ đã sáng tạo những bức tranh dân gian độc đáo.
- Giáo dục HS lòng tự hào về văn hoá dân tộc 
II . Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm một vài bức tranh làng Hồ.
III. Lên lớp:
A. Bài cũ: 
- HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đông Vân, trả lời câu hỏi về bài đọc. Nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc 
- Một HS khá, giỏi đọc bài văn.
Hs xem tranh làng hồ trong SGK. 
? Bài văn chia làm mấy đoạn?
 3 đoạn.Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- HS đọc nối tiêp lần 1
? Tìm các tiếng, từ khó đọc?Tranh thuần phác; khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh, hóm hỉnh
- HS nối tiếp nhau đọc lần 2. Kết hợp giải nghĩa từ: tranh làng hồ, tranh tố nữ, nghệ sỹ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp
- HS đọc nối tiếp lần 3 trôi chảy
- Từng cặp HS luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài 
* Gợi ý trả lời các câu hỏi: 
?Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuéc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.? 
Tranh vẽ lợn, Gà, Chuột, Ếch, Cây dừa, Tranh tố nữ.)
? Kỹ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? 
Kỹ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột võ sò trộn với hồ nếp, "Nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.
? Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giã đối với tranh làng Hồ?
 Rất có duyên, tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, đã đạt đến sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ
? Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sỹ dân gian làng Hồ? 
Vì những nghệ sỹ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi. 
* GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời và yêu thương quê hương, những nghệ sỹ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kỷ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng - Những người nghệ sỹ tạo hình của nhân dân. 
c) Đọc diễn cảm 
- Ba hs tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV
? Tìm giọng đọc toàn bài? 
Giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng hồ
- GV chọn một đoạn văn tiêu biểu: “Từ ngày còn ít tuổitươi vui” hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm sau khi giúp các em tìm giọng đọc diễn cảm đoạn văn, cách nhấn giọng, ngắt giọng.
C/. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn 
- GV nhận xét tiết học.
Toán LUYỆN TẬP
I/. Yêu cầu: 	Giúp HS: 
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo đơn vị đo khác nhau. Làm bài 1,2,3. Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài 4.
- Giáo dục HS có ý thức chăm học toán.
II/. Chuẩn bị: 
Sách giáo viên, sách học sinh.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
HS lên bảng giải bài 3. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 	GV gọi Hs đọc đề bài, nêu công thức vận tốc.
Cho cả lớp làm bài vào vở nháp. Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là: 
5250 : 5= 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050m/phút.
Chú ý: GV hỏi thêm: Có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị đo là m/giây không?
GV hướng dẫn HS có thể làm theo hai cách:
Cách 1: Sau khi tính được vận tốc chạy của đà điểu là 1050 m/phút (vì 1 phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/giây.
Vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị m/giây là: 
1050 : 60 = 17,5 (m/giây)
Cách 2: 5 phút = 300 giây
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 300 =17,5 (m/giây)
Bài 2: Gv gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.
Cho HS tự làm vào phiếu theo nhóm 2.: 
Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi điểm tốt cho nhóm làm nhanh, đúng
Bài 3: Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài, chỉ ra quãng đường và thời gian đi bằng ô tô. Từ đó tính được vận tốc của ô tô.
Cho học sinh giải bài vào vở. GV thu vở chấm, nhận xét, chữa bài.
Giải
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:
25 - 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là:
0,5 giờ hay 1/2 giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/h)
hay 20: 1/2 = 40 (km/h)
Bài 4: HS làm vào vở nháp, gọi HS chữa bài.
Giải
Thời gian đi của canô là:
7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là:
30 : 1,25 = 24 (km/h)
Chú ý: Giáo viên có thể cho học sinh đổi :
1 giờ 15 phút = 75 phút
Vận tốc của ca nô là: 30 : 75 = 0,4 (km/phút)
0,4km/phút = 24 km/h (vì 60 phút = 1 giờ)
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Về nhà tự giải lại các bài tập đã làm 
Anh văn: AT THE CIRCUS
( Có giáo viên bộ môn)
Ngày soạn: 21/3/2010
Ngày dạy: Thứ tư ngày24/3/2010
Lịch sử:	LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I/. Yêu cầu: 
Học xong bài này, HS biết:
- Biết ngày 27/01/1973 Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:
 Những điểm cơ bản của của hiệp định Pa-ri: Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam.
Ý nghiã hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mỹ buộc phải rút quân Mỹ khỏi Vịêt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới dành thắng lợi hoàn toàn.
- Giáo dục HS thích tìm hiểu về các sự kiện lịch sử.
II/. Chuẩn bị: 
Ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? nêu ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- GV trình bày tình hình dẫn đến việc ký kết Hiệp định Pa-ri. 
- Nêu các nhiệm vụ học tập:
	? Tại sao Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri?
	? Lễ ký hiệp định diễn ra như thế nào? 
	? Nội dung chính của Hiệp định?
	? Việc ký kết đó có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm 4)
- GV cho HS thảo luận về lý do buộc Mỹ phải ký Hiệp định.
	? Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu? Do Mỹ tìm cách trì hoãn không chịu ký Hiệp định.
	? Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri. Sau những đòn bất ngờ, choáng váng trong tết Mậu Thân 1968, Mỹ buộc phải thương lượng với hai đoàn đại biểu của ta. Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mỹ mới buộc phải ký Hiệp định.
- GV cho HS thuật lại lễ ký kết Hiệp định Pa-ri, nêu hai nhiệm vụ:
	+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.
	+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận: Nội dung của Hiệp định Pa-ri: Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm 2) 
- GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
- HS đọc SGK, thảo luận, đi đến các ý:
	+ Đế quốc Mỹ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam.
	+ Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
GV nhắc lại câu thơ chúc Tiết năm 1969 của Bác Hồ:
“Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”
Từ đó lưu ý: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược: Chúng ta đã “đánh cho Mỹ cút”, để sau đó 2 năm, vào mùa xuân năm 1975 lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
GV đọc thông tin tham khảo ở SGV cho HS nghe.
Tập đọc: ĐẤT NƯỚC
I/. Yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào..
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. HTL 3 khổ thơ cuối
- Giáo dục HS lòng tự hào về đất nước, dân tộc mình 
II/. Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
HS đọc lại bài Tranh làng Hồ, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. Nhận xét, ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay, các em sẽ học một bài thơ rất nổi tiếng - bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Qua bài thơ này, các em sẽ hiểu thêm về truyền thống vẻ vang của đất nước ta, dân tộc ta.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Một HS giỏi đọc bài thơ.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- 5 HS đọc nối tiếp lần 1 
? Tìm các tiếng, từ khó đọc? Chớm lạnh, hơi may, ngoảnh lại, xao xác, phất phới, thiết tha
HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa các từ: đất nước, hơi may, chưa bao giờ khuất.....
- HS đọc nối tiếp trôi chảy lần 3.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm cả bài thơ, giọng đọc phù hợp với cảm xúc được thể hiện ở từng khổ thơ
b) Tìm hiểu bài:
? "Những ngày thu đã xa" được tả trong hai khổ thơ đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó? Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới; buồn : sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác heo may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
? Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào? Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp : rừng tre phất phới; trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc. Vui : rừng tre phất phới, trời thu nói cười thiết tha
? Tác giã đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến? Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá - làm cho trời cũng thay áo, cũng nói cười như con người - để thể hiện niền vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến.
? Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối?
 Lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại: Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, ....
Những hình ảnh: Những cánh đồng thơm mát, Những ngả đường bát ngát, Những dòng sông đỏ nặng phù sa được miêu tả theo cách liệt kê như vẽ ra trước mắt cảnh đất ... n kết câu.
Bài tập 2: Làm việc cá nhân.
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ mà các em biết có tác dụng nối giông như cụm từ vì vậy ở đoạn trích trên. HS phát biểu, VD: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác,...
3. Phần ghi nhớ
- Hai, ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ các bài học trong SGK.
- Một, hai HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ (không nhìn SGK).
4. Phần luyên tập
Bài tập1:Làm việc theo nhóm 2.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1 (HS 1 đọc phần lệnh và 3 đoạn văn đầu của bài Qua những mùa hoa. HS 2 đọc 4 đoạn cuối). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV phân việc cho HS:
+ 1/2 lớp tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn đầu (Sẽ đánh số thứ tự các câu từ 1 đến 7).
+ 1/2 còn lại tìm những từ ngữ có tác dụng nối trong 4 đoạn cuối (Sẽ đánh tiếp số thứ tự các câu văn từ 8 đến 16).
- HS đọc kĩ từng câu, từng đoạn văn; trao đổi cùng bạn - gạch dưới những quan hệ từ hoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích quân hệ giữa các câu, đoạn.
Gọi 2 nhóm lên bảng làm bài.Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Đoạn 1: Từ nhưng nối câu 2 với câu 3.
Đoạn 2: Từ vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1; rồi câu 5 với câu 4.
Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 2 với đoạn 3; rồi nối câu 7 với câu 6
Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3.
Đoạn 5: đến nối câu 11 với câu 9, 10; sang đến nối câu 12 với các câu 9, 10, 11
Đoạn 6: nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5; mãi đến nối câu 14 với câu 13
Đoạn 7: đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6; rồi nối câu 16 với câu 15.
Bài tập 2: Một HS đọc nội dung BT2.
- Cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui, suy nghĩ, phát hiện những chỗ dùng từ nối sai.
Mời một HS lên bảng ghi những từ nối sai, sữa lại cho đúng. Cả lớp làm bài vào vở. Gv thu vở chấm, nhận xét, chốt lại cách chữa đúng:
Chữa bài:Từ nối dùng sai: nhưng 
Sữa lại: Thay bằng từ : vậy, vậy thì, nếu thì, nếu thế thì
- HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui, nhận xét về tính láu lĩnh của cậu bé trong truyện.
C/. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết hoc. Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ ngữ nối khi viết câu, đoạn, bài, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
 Ngày soạn: 20/3/2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 23/3/2010
Thể dục:	 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.
TRÒ CHƠI: “CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC”
	 ( Có giáo viên bộ môn) 
Địa lý:	CHÂU MỸ
I/. Yêu cầu 
 Học xong bài này, HS: 
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ châu Mỹ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu: Địa hình châu Mỹ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.Châu Mỹ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới
 Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mỹ. Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mỹ trên bản đồ, lược đồ.
- Rèn kỹ năng quan sát bản đồ
- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu về thiên nhiên
II/. Chuẩn bị: 
Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
Bản đồ Tự nhiên châu Mỹ(nếu có)
Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn. 
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
? Nêu một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi?
? Nêu những hiểu biết của em về Ai Cập? 
Cả lớp nhận xét, Gv ghi điểm.
B/. Bài mới: 
1. Vị trí địa lý và giới hạn:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 2.
Bước 1: 
- GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. 
- GV hỏi: Quan sát quả địa cầu và cho biết.
? Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu tây. 
Bước 2: Thảo luận các câu hỏi ở mục 1 SGK
? Cho biết châu Mỹ giáp với những đại dương nào? 
? Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết châu Mỹ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới.
Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.
HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Châu Mỹ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Châu Mỹ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. 
2. Đặc điểm tự nhiên.
Hoạt động 2:Làm việc nhóm 3:
Bước 1: HS trong nhóm quan sát các hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: 
Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ hay Nam Mỹ.
Nhận xét về địa hình châu Mỹ.
Nêu tên và chỉ trên hình 1:
+ Các dãy núi cao ở phía tây châu Mỹ.
+ Hai đồng bằng lớn của châu Mỹ.
+ Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mỹ.
+ Hai con sông lớn ở châu Mỹ.
Bước 2:
Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp.
HS khác bổ sung.
HS chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Mỹ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở châu Mỹ.
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Kết luận: Địa hình chây Mỹ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: Đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn; phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GV hỏi:
? Châu Mỹ có những đới khí hậu nào? Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới
? Tại sao chây Mỹ lại có nhiều đới khí hậu? Châu Mỹ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam. 
? Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn? Là lá phổi xanh của Trái Đất. 
GV tổ chức cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn.
Kết luận: Châu Mỹ có vị trí trải dài trên cả 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mỹ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma-dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới.
C/. Củng cố, dặn dò: 
Đọc phần ghi nhớ.
Nhận xét tiết học.
Về nhà chuẩn bị bài: “châu Mỹ(tiếp theo)”
Toán:	QUÃNG ĐƯỜNG
I/. Yêu cầu: Giúp học sinh:
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều
- Thực hành tính quãng đường.Làm bài 1,2. Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài 3.
- Giáo dục HS tính tự giác trong học tập
II/. Chuẩn bị: 
GV viết sẵn lên bảng bài toán 1 và bài toán 2.
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ: 
Gọi HS lên bảng giải lại bài tập 1. Nhận xét, ghi điểm
B/. Bài mới: 
1. Hình thành cách tính quãng đường:
Bài toán 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc bài toán 1, nêu yêu cầu của bài toán.
- Giáo viên cho học sinh nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô
Quãng đường ô tô đi được là:
42,5 x 4 = 170 (km)
- Giáo viên cho học sinh viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian:
s = v x t
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại; Để tính quãng đường đi được của ô tô ta lấy vận tốc của ô tô nhân với thời gian ô tô đi hết quãng đường đó
Bài toán 2:
- Giáo viên cho học sinh đọc và giải bài toán 2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đổi:	2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Gọi HS lên bảng giải. Cả lớp nhận xét, chữa bài
Giải
Quãng đường người đi xe đạp đi được là:	12 x 2,5 = 30 (km)
Đáp số: 30 km
Giáo viên lưu ý học sinh:
+ Có thể giải theo cách đổi: 2 gìơ 30 phút = 5/2 giờ
+ Nếu đơn vị đo vận tốc là km/h, thời gian tính theo đơn vị đo là giờ thì quãng đường tính theo đơn vị đo là km.
2. Thực hành
Bài 1: HS đọcđề bài. 
- Giáo viên gọi học sinh nói cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường
- Cho cả lớp làm bài vào vở nháp, gọi 1 HS lên bảng giải.cả lớp nhận xét, bổ sung.
Giải:
Quãng đường ca nô đi được là:
15,2 x 3 = 45,6 ( km )
Đáp số: 45,6 km
.
Bài 2: HS đọc đề bài.
- Giáo viên lưu ý học sinh số đo thời gian và vận tốc phải cùng đơn vị đo thời gian
- Cho học sinh tự làm bài vào vở. GV thu vở chấm, nhận xét, chữa bài:
Có thể giải theo hai cách như sau:
Cách 1: Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ
15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
Cách 2: Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút: 1 giờ = 60 phút
Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là:
12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
0,21 x 15 = 3,15 (km)
Bài 3:
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài, trả lời thời gian đi của xe máy là bao nhiêu
Cả lớp giải bài vào vở nháp, gọi HS lên bảng giải bài. GV nhận xét, kết luận
Giải:
Thời gian người đó đi là:
11 giờ – 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút = 2,66 giờ
Quãng đường AB dài là:
42 x 2,66 = 110,72 (km )
Đáp số: 110,72 km
C/. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chính tả: (Nhớ - viết) CỬA SÔNG
I/. Yêu cầu: 
- Nhớ viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết
II/. Chuẩn bị: 
Bút dạ và tờ giấy khổ to
III/. Lên lớp: 
A/. Bài cũ:
HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên đại lý nước ngoài và viết 2 tên người, tên địa lý nước ngoài.
VD: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Công xã Pa-ri, Chi-ca-gô.
B/. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nhớ viết
- Một HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. Cả lớp lắng nghe, Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ cuối trong SGK để ghi nhớ. 
* Luyện viết chữ khó vào bảng con: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá...
- HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài vào vở.
GV nhắc các em chú ý cách trình bày các khổ thơ 6 chữ, những chữ cần viết hoa, các dấu câu (dấu chấm, dấu ba chấm), những chữ dễ viết sai chính tả 
- GV chấm chữa 7 - 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi;i vỡ soát lỗi cho nhau. GV nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: Hoạt động nhóm 2.
- HS đọc yêu cầu của BT2, gạch trong VBT các tên riêng tìm đựơc; giải thích cách viết các tên riêng đó. GV phát phiếu riêng cho HS làm bài.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm bài trên phiếu, dán bài lên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng:
Tên riêng: 
Tên người: Cri- xtô- phô- rô; Cô- lôm- bô; A- mê- ri- gô; Ve- xpu – xi; Ét- mân Hin –la –ri; Ten- sinh No-rơ-gay
Tên địa lí: I-ta-li-a; Lo-ren; A-mê-ri-ca; E-vơ-rét; Hi-ma-lay-a; Niu Di-lân
Giải thích cách viết: viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phậ tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong mỗi bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối 
Tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp
Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ( viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam 
C/. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý nước ngoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_27_hoang_thi_thu_hue.doc