Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU :

 - Biết đọc đúng một văn bản kịch : ngắt giọng, giọng đọc thay đổi phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống kịch.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK).

 * Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

II. ĐỒ DÙNG : Viết một đoạn kịch 1 để hướng dẫn học sinh đọc ở bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Bài cũ : 3 HS đọc thuộc lòng bài Sắc màu em yêu.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 3 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 3
TẬP ĐỌC
Ngày soạn : 08/09/2012
TIẾT : 5
LÒNG DÂN
Ngày giảng : 10/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Biết đọc đúng một văn bản kịch : ngắt giọng, giọng đọc thay đổi phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống kịch.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK).
 * Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG : Viết một đoạn kịch 1 để hướng dẫn học sinh đọc ở bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 3 HS đọc thuộc lòng bài Sắc màu em yêu.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Luyện đọc :
 Đọc toàn bộ đoạn trích, phân biệt lời nói nhân vật với tên nhân vật và lời giải thích.
Ghi bảng : 3 đoạn
a) Tìm hiểu bài :
- Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? 
- Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ?
- Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ?
* Em thấy dì Năm là người như thế nào ?
c) Luyện đọc diễn cảm :
 Treo bảng phụ, HDHS luyện đọc đoạn một.
3. Củng cố : 
HDHS đóng kịch
4. NX – DD : Từng tổ về nhà tập đóng kịch để tiết sau diễn.
1HS dọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí.
Đọc thầm SGK
Quan sát tranh minh hoạ SGK
3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn
Luyện đọc theo cặp 
Thảo luận nhóm 4 các câu hỏi GGK
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuỏi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
- Dì vội đưa chú một chiếc áo khác để thay, bảo chú ngồi xuống ăn cơm.
- Học sinh tự trả lời. Ví dụ : Chi tiết dì Năm bảo : Để tôi, làm bọn giặc tưởng dì Năm khai ra nhưng dì Năm đã nhanh trí bảo An : Qua nhà bà Mười đội năm dạ lúa và dắt con heo về, rồi cha con rán đùm bọc lấy nhau.
* Vài HSG trả lời
Luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4
Đọc phân vai
Một số nhóm đọc phân vai trước lớp
Một số em lên đóng kịch
Các em bình chọn nhóm nào dóng hay nhất
TUẦN : 3
TOÁN 
Ngày soạn : 08/09/2012
TIẾT : 11
LUYỆN TẬP
Ngày giảng : 10/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
 * Củng cố kĩ năng thực hành các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, rồi so sánh các phân số).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 3 SGK trang 11
Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : Chuyển các hỗn số thành phân số
- Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
Bài 2 : So sánh các hỗn số
Lưu ý HS : Nếu hỗn số nào có phần nguyên lớn hơn thì hỗn số đó lớn hơn và nếu phần nguyên bằng nhau thì so sánh tiếp phần phân số, phân số nào lớn hơn thì hỗn số đó lớn hơn.
Bài 3 : Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện các phép tính
Hướng dẫn cho học sinh yếu
* Tính thuận tiện
3. NX – DD : Về làm BT1, 2 SGK /14.
2 em trả lời
Bảng con từng bài (2 ý đầu)
 2 = 4 = 
 * 9 = 12 = 
Học sinh tự làm vào vở
2 em làm bài ở bảng (a và d)
Sửa bài ở bảng
 a) 3 > 2 * b) 3 < 3
* c) 5 > 2 d) 3 = 3 
Tiến hành tương tự bài 2
a) 1 + 1 = + = + = = 2
b) 2 - 1 = - = - = = 1
c) 2 x 5= x = = 14
d) 3 : 2 = : = x = = 1 = 1
* HSG làm vào vở 
TUẦN : 3
KHOA HỌC 
Ngày soạn : 08/09/2012
TIẾT : 5
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ 
EM BÉ ĐỀU KHOẺ ?
Ngày giảng : 10/09/2012
 I. MỤC TIÊU : Nêu được những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai (đối với những em học sinh có mẹ đang mang thai).
II. ĐỒ DÙNG : Hình trang 12, 13 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : - Cơ thể chúng ta được hình thành từ đâu ?
 - Điền vào chỗ chấm : Trứng + tinh trùng →  →  → 
 2. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Hoạt động 1:
+ Mục tiêu : HS nêu được những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ và thai nhi đều khoẻ.
* Kết luận : Phụ nữ có thai cần :
- Ăn đủ chất, đủ lượng.
- Không dùng các chất kích thích.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái.
- Khám thai định kì 3 tháng 1 lần.
- Tiêm vác- xin phòng bệnh và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
b) Hoạt động 2 :
+ Mục tiêu : Mọi người trong gia đình phải biết chăm sóc, giúp phụ nữ có thai.
Kết luận : Chồng phải làm những việc nặng nhọc đẻ giúp đỡ vợ khi vợ có thai. Các con cần giúp mẹ và làm cho mẹ vui khi mẹ mang thai.
- Em nào đã biết giúp đỡ mẹ khi mẹ có thai
c) Hoạt động 3 : 
+ Mục tiêu : HS có ý thức giúp phụ nữ có thai.
- HDHS đóng vai.
3. Củng cố : Mọi người cần làm gì để giúp phụ nữ có thai ?
4. Nhận xét - Dặn dò : Về nhà giúp đỡ mẹ khi mẹ em mang thai.
Làm việc với SGK
- Bước 1 : Thảo luận nhóm 2
QS hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK, trả lời câu hỏi : Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? Tại sao ?
- Bước 2 : Trình bày kết quả.
Thảo luận cả lớp
Bước 1 : Quan sát hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
Bước 2 : Thảo luận cả lớp : 
Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc đối với phụ nữ có thai ?
- Tự liên hệ
Đóng vai
- Thảo luận câu hỏi : Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ ?
- Đóng vai theo hai tình huống trên theo nhóm. - Trình diễn trước lớp.
3 em đọc + cả lớp đồng thanh phần bóng đèn toả sáng.
- Vài em trả lời. 
TUẦN : 3
CHÍNH TẢ 
Ngày soạn : 08/09/2012
TIẾT : 3
Nhớ - viết : 
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
Ngày giảng : 10/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi : “Sau 80 năm giời nô lệ  nhờ công học tập của các em”.
 - Viết đúng : yếu hèn, kiến thiết, làm sao.
 - Viết liền mạch : tiến, kịp, chính.
 - Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2).
 - Biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
 * Nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Đánh vần vần : khoét bàn chân, xích sắt, luồn dây thép.
Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Hướng dẫn học sinh viết chính tả :
Ghi bảng các từ : yếu hèn, kiến thiết, làm sao.
Hướng dẫn viết liền nét liền mạch các từ : tiến, chính, kịp
Tìm nhừng từ viết hoa trong bài ?
Nhắc HS cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế.
Lưu ý HS : Trình bày sạch, đẹp.
Đọc cho HS viết bài. Đọc tốc độ vừa phải để HS rèn chữ viết.
2. Hướng dẫn học sinh đổi vở chấm bài 
Chấm bài từ 5 – 7 em trong đó có nhiều đối tượng học sinh.
Treo bảng phụ hướng dẫn HS sửa bài tập số 1.
3. Củng cố : Sửa một số từ HS viết sai.
1 HS đọc thuộc lòng đoạn “Sau 80 năm giời nô lệ  nhờ công học tập của các em”
Lớp đọc thầm.
Cả lớp đồng thanh 1 lần.
Đánh vần vần : yếu hèn, kiến thiết, làm sao.
Cá nhân + đồng thanh
Viết bóng : tiến, chính, kịp.
 Viết bảng con : yếu hèn, kiến thiết, làm sao.
Cả lớp đọc lại đoạn viết .
- Việt Nam.
Thảo luận bài tập nhóm 2
Bài 1 : Chép từng vần của các tiếng trong hai dòng thơ đã cho.
Bài 2 : Nêu quy tắc viết dấu thanh .
Trình bày nhanh kết quả.
1 em viết ở bảng.
Cả lớp viết bài vào vở.
Chấm bài ở bảng.
HS đổi vở chấm bài, em viết ở bảng lên sửa bài nếu có sai.
Làm bài tập vào vở bài tập
Một số em trình bày bài làm của mình.
TUẦN : 3
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn : 09/09/2012
TIẾT : 5
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Ngày giảng : 11/09/2012
I. MỤC TIÊU : 
- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sấp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và giọt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào ; từ đó biết cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết sẵn dàn ý BT2/ 17 VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : - Kiểm tra ghi nội dung quan sát cơn mưa.
Bài mới : Luyện tập
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Bài tập 1/ 16 VBT : Nhóm 2
- Gọi HS đọc bài Mưa rào/ 31 SGK
- Thảo luận nhóm hai 4 câu hỏi/16 VBT
- Hỏi thêm : Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay ?
* Bài tập 2/ 17 VBT : Cá nhân.
- Từ những chi tiết quan sát được, em hãy lập một dàn ý cho bài văn tả cơn mưa. Chú ý cách dùng từ, ghi lại chi tiết, cảnh vật, con vật tiêu biểu, ấn tượng. 
- Treo bảng phụ dàn bài tả cơn mưa
- 1 – 2 HS yếu đọc dàn bài mẫu
* Dàn bài : Tả cơn mưa
4/ Củng cố : Đọc lại dàn bài ỏ BT 2.
5/ Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh BT1, 2.
- 1 HS đọc đề
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
- Tác giả dùng nhiều từ láy, từ gợi tả khiến ta hình dung được cơn mưa ở vùng nông thôn rất chân thực. 
- 1 HS đọc đề. 
- HS tự làm dàn bài, 1 em làm bảng phụ
a) Mở bài : - Trời nổi cơn dông, lá rụng lả tả
- Bụi bay mù mịt, trời sắp mưa to.
b) Thân bài : 
- Mây đen bao phủ khắp bầu trời
- Gió mang theo hơi nước mát lạnh
- Mưa bắt đầu rơi lộp độp trên mái tôn
- Giọt mưa xiên theo làn gió, tạo nên một lớp màng mỏng
- Mưa bắt đầu nặng hạt
- Tiếng sấm đì đùng từ xa vọng lại đinh tai
- Nước chảy lênh láng trên sân
- Cây cối nghiêng ngã 
- Mưa ngớt hạt - tạnh hẳn
- Lũ chim lại bay ra nô đùa
- Cây cối sạch bóng
- Mọi người tiếp tục làm việc
- Tiếng loa đài rộn vang
c) Kết bài : - Mưa đem lại cho con người cái mát trong những ngày hè oi ả
- Nhớ những kỉ niệm tắm mưa ở quê mình.
TUẦN : 3
TOÁN 
Ngày soạn : 09/09/2012
TIẾT : 12
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày giảng : 11/09/2012
I. MỤC TIÊU : Biết chuyển :
 - Phân số thành phân số thập phân.
 - Hỗn số thành phân số.
 - Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành só đo có một tên đơn vị đo (tức là số đo dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 2 VBT trang 14
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : Chuyển các phân số thành phân số thập phân
- Những phân số như thế nào là phân số thập phân ?
Bài 2 : Chuyển các hỗn số thành phân số
Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 3 : Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm :
HD mẫu :
 10dm = 1m
 1dm = m
 3dm = m
* Củng cố: 1 giờ bằng bao nhiêu phút ?
Bài 4 :Viết các số đo độ dài :
HD mẫu :
 5m 7dm = 5m + m = 5m
* Bài 5 : Dành cho HSG
3. NX – DD : HSY làm các bài còn lại, các em còn lại làm bài 3 và 4 SGK.
Những phân số có mẫu số là 10; 100; 1000;  là phân số thập phân.
Làm bảng con từng bài
 = = 
 = = 
HS chỉ làm 2 hỗn số đầu, * làm cả bài
1 em trả lời
1 em làm ở bảng
Cả lớp làm vào vở rồi sửa bài
Bảng con cột a
Cột b và c tự làm vào vở
Đổi vở chấm chéo
* HS yếu chỉ làm mỗi cột 1 – 2 bài
Vài em trả lời
2 em làm ở bảng, mỗi em 2 bài
Lớp làm vào vở
Số đo của sợi dây đó có đơn vị là xăng-ti-mét; đề-xi-mét; mét là :
3m và 27cm = 327 cm
3m và 27cm = 32dm
3m và 27cm = 3m
TUẦN : 3
TẬP ĐỌC 
Ngày ... / 21 VBT : Cá nhân.
- Lưu ý : Sử dụng dàn ý đã lập, chuyển một đoạn thành đoạn văn trong phần thân bài, cần dùng từ gợi tả hình ảnh để đoạn văn thêm sinh động.
4. Củng cố :
 - 2 em đọc đoạn văn ở BT 2.
5. Dặn dò : Về nhà quan sát ngôi trường, viết ra các ý đã quan sát được.
- 1 HS đọc đề
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS nêu ý chính của từng đoạn :
+ Đ1 : Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt đến rồi tạnh ngay.
+ Đ2 : Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đ3 : Cây cối sau cơn mưa.
+ Đ4 : Đường phố và con người sau cơn mưa. 
- HS thảo luận nhóm 2, ghi ý còn thiếu vào chỗ trống cho hoàn chỉnh đoạn văn.
- 1 HS đọc đề.
- HS tự làm bài, 1 em viết bảng phụ.
* Đoạn văn mẫu : 
 Những giọt mưa bắt đầu rơi lộp độp trên mái tôn. Xa xa, tiếng mưa ù ù như ai đang xay lúa. Bỗng mưa đổ xuống ầm ầm. Những giọt mưa lao xuống, xiên xuông, đập bùng bùng vào tàu lá chuối. Sấm chớp đầy trời. Cả không gian bị bao phủ bởi màn nước trắng xoá. Mưa hoà cùng gió tung hoành khắp nơi. Cô gà mái tơ cuống cuồng dẫn đàn con tìm chỗ trú mưa. Đám rau lang trong vườn nhà em hớn hở vươn mình đón lấy từng giọt mưa, coi bộ hả hê lắm.
- Nhận xét, sửa sai bài của bạn ở bảng phụ.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
TUẦN : 3
TOÁN
Ngày soạn : 11/09/2012
TIẾT : 14
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày giảng : 13/09/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh biết :
 - Nhân, chia hai phân số . 
 - Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.
 - Tính diện tích của mảnh đất.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 1, 2 VBT của tiết 13
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : Tính
* Củng cố cách nhân, chia hai phân số.
Lưu ý HS : Bài 1b và 1c cần chuyển hỗn số về phân số rồi tính.
Hướng dẫn cho HSY
Bài 2 : Tìm x
* Muốn tìm thừa số chưa biết , ta làm như thế nào ?
Bài 3 : Viết các số đo độ dài (theo mẫu)
Hướng dẫn :
 2m 35cm = 2m + m = 2m
* Củng cố bảng đơn vị đo độ dài
* Bài 4 : Khoanh vào trước câu trả lời đúng
* Tính nhanh :
3. Củng cố : 
Nêu cách nhân, chia hai phân số ?
4. NX – DD : 
Về nhà làm bài 4 SGK. 
- 2 em HSY trả lời
1b) 2 x 3 = x = = 7
1d) 1 : 1 = : = x = 
HSY chỉ làm bài a, b, c thôi.
- 1 em trả lời.
4 HS làm ở bảng 4 bài
Lớp làm vào vở
Tiến hành tương tự bài 1
HS tự làm rồi đổi vở chấm 
* HSG làm :
Đáp án đúng : B
Vài em giải thích vì sao chọn đáp án B
* HSG làm bài bên. Cách giải :
 = 
= = 
Vài em trả lời
TUẦN : 3
KỂ CHUYỆN
Ngày soạn : 11/09/2012
TIẾT : 3
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Ngày giảng :13/09/2012
I. MỤC TIÊU : 
- Kể được một câu chuyện (đã được chứng kiến, tham gia hoặc đã được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương. 
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể.
II. ĐỒ DÙNG : HS liễn từ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 1 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về về anh hùng, danh nhân của nước ta.
Bài mới : Kể về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1. Hướng dẫn tìm hiểu đề :
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì ?
- Gạch dưới những từ : một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Kiểm tra mạng từ chốt của HS.
HĐ2. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện :
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK/28
- Em kể câu chuyện gì ? 
a) Kể trong nhóm : Gợi ý để HS hỏi bạn về ý nghĩa câu chuyện .
b) Kể trước lớp :
- GV tổ chức cho HS kể cả lớp.
- GV tổ chức cho HS kể theo nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- GV nhận xét tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. 
- Kể câu chuyện em đã kể ở lớp cho cả nhà cùng nghe. 
- HS đọc đề bài.
- Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- HS theo dõi.
- HS để vở có mạng từ chốt đã chuẩn bị.
- HS đọc phần gợi ý.
- Lần lượt giới thiệu câu chuyện. 
- 2 em ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS kể tập thể.
- Kể theo nhóm 4 – 5 em
- HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét bạn kể.
- HS bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- HS lắng nghe
..
SINH HOẠT ĐỘI
I. Nhận xét tuần qua : Lớp đi học chuyên cần, trực nhật tốt. Chuẩn bị bài tương đối tốt. Một số em chưa đem đúng sách vở (Trường, Minh Trâm).
II. Tuần đến : Chuẩn bị sách vở tốt hơn.
III. Sinh hoạt ngoài trời : Ôn các bài múa hát.
..
TUẦN : 3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Ngày soạn : 12/09/2012
TIẾT : 6
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
Ngày giảng : 14/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1).
 - Hiểu ý nghĩa chung của mọt số tục ngữ ở (BT2) : nói về tình cảm của người Việt đối với đất nước.
 - Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3).
 * Biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
II. ĐỒ DÙNG : Ghi ở bảng phụ bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : - Tìm một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng (đồng có nghĩa là cùng)
 - Hai em đặt câu với một trong những từ vừa tìm được.
 2. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : Điền các từ đã cho thích hợp vào chõ chấm
Treo bảng phụ đã viết bài tập 1
Các từ cần điền lần lượt là : đeo; xách; vác; khiêng; kẹp.
Giáo dục HS cần phải sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp.
Bài 2 : 
Lưu ý : Cả 3 câu đều cùng một nhóm nghĩa.
Bài 3 :
Lưu ý HS không chọn khổ thơ cuối
Nhắc HS có thể chọn những sự vật có trong đoạn thơ hoặc cả ở ngoài. Chú ý sử dụng 2 từ đồng nghĩa.
3. Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh
4 NX – DD : Hoàn thành đoạn văn.
Đọc thầm bài tập 1 ở SGK
Nhóm 2 thảo luận
Một số nhóm trình bày từng câu.
HS làm cá nhân vào vở bài tập
Chọn ý : Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
- Viết một đoạn theo yêu cầu bên, sử dụng 2 từ đồng nghĩa.
2 HSG nói vài câu làm mẫu
* Viết đoạn văn hay, có từ 7 đến 8 câu, trong đoạn văn có sử dụng nhiều từ đồng nghĩa, các từ láy, hình ảnh nhân hoá, so sánh.
4 em viết ở bảng phụ
Trình bày đoạn văn 6 – 8 em
Góp ý cho bạn
TUẦN : 3
TOÁN 
Ngày soạn : 12/09/2012
TIẾT : 15
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
Ngày giảng : 14/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) của hai số đó.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 4 SGK trang 17
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Ôn tập :
Bài 1 :
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
HDHS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
* Muốn tìm hai số khi biết tổng số và tỉ số của hai só đó ta làm như thế nào ?
Lưu ý HS ta có thể tìm số lớn trước cũng được, bằng cách lấy tổng chia cho tổng số phần rồi nhân cho số phần của số lớn.
Bài 2 : Tiến hành tương tự bài 1
b) Luyện tập :
Bài 1 :
HDHS yếu xác định đâu là tổng số, đâu là tỉ số của hai số đó.
* Bài 3 :
HDHS tìm nửa chu vi rồi tìm chều dài và chiều rộng của vườn hoa hình chữ nhật.
* Bài 2 : 
* Có tất cả 18 quả táo, cam và xoài. Số quả cam bằng số quả táo. Số quả xoài gấp 3 lần số quả cam. Tính số qủa táo ?
3. Củng cố : Hỏi học sinh cách giải bài toán tổng - tỉ; và hiệu - tỉ.
4. NX – DD: Về làm bài tập 2, bài tập 3 SGK.
Học sinh đọc đề
Tổng của hai số là 121. Tỉ của hai số là .
Tìm hai số đó.
Tìm tổng số phần bằng nhau.
Số bé bằng Tổng chia cho tổng số phần bằng nhau rồi nhân cho số phần của số bé.
Số lớn bằng tổng trừ cho số bé.
HS ôn lại cách giải bài toán khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
HS tóm tắt bằng sơ đồ rồi giải, 2 em làm ở bảng, một em làm bài a, một em làm bài b.
Giải theo dạng tổng và tỉ.
Giải theo dạng hiệu tỉ.
* HS giỏi tự vẽ sơ đồ rồi giải :
Tổng số phần bằng nhau là :
 1 + 2 + 3 = 6 (phần)
Số quả táo là :
 18 : 6 x 2 = 6 (quả)
Vài em trả lời.
TUẦN : 3
ÂM NHẠC
Ngày soạn : 12/09/2012
TIẾT : 3
ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH. TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 1
Ngày giảng : 14/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Reo vang bình minh. Tập hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca và hát kết hợp vận động phụ họa.
 - HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc số 1, ghép lời kết hợp gõ phách.
II. ĐỒ DÙNG : GV : Một số động tác phụ họa đơn giản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài cũ : 3 HS hát bài reo vang bình minh
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Phần mở đầu : 
Giới thiệu nội dung tiết học
b) Phần nội dung : 
* Nội dung 1 : Ôn bài hát Reo vang bình minh
Nhận xét, sửa chữa những sai sót
Chú ý : sắc thái, tình cảm ở đoạn a : vui tươi, rọn ràng. Hát gọn tiếng, rõ lời, lấy hơi đúng chỗ. Đoạn b : Thể iện tính chất sinh động, linh hoạt. Hát nẩy, gọn, âm thanh trong sáng, không ê a.
+ Tập hát có lĩnh xướng :
Nhận xét, sửa sai
+ Tập hát gõ đệm theo phách
Nhận xét, sửa sai
* Nội dung 2: Học bài tập đọc nhạc số 1
Treo bảng phụ có bài TĐN Số 1
HDHS làm quen với cao độ : Đồ, Rê, Mi, Son.
Đọc mẫu cho HS nghe
HDHS làm quen với hình tiết tấu (gõ hoặc vỗ tay)
Tập đọc bài TĐN Số 1 (tốc độ chậm)
GV đọc mẫu vài lần
c) Phần kết thúc: HDHS chép bài TĐN Số 1
- HS nghe băng đĩa nhạc, hát theo
- Đoạn a : 1 em hát
- Đoạn b : Cả lớp cùng hát 
Khi hát lần thứ hai kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.
- Tập hát gõ đệm theo phách. Cả lớp đã gõ đệm theo phách nhuần nhuyễn, chia ra một nửa lớp hát, một nửa lớp gõ đệm theo phách.
Tập đọc các nốt : Đồ, Rê, Mi, Son.
Đọc đúng cao độ
HS tập đọc từng ô nhạc, sau đó liên kết cả bài
Tập đọc cả bài và ghép lời ca với tốc độ vừa phải.
Chép bài TĐN Số 1 vào vở
TUẦN : 3
AN TOÀN GIAO THÔNG :
Ngày soạn : 12/09/2012
TIẾT : 1
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ngày giảng : 14/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Nhớ và giải thích được nội dung 23 biển báo giao thông đường bộ đã học.
 - Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo giao thông đường bộ mới.
 - Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông đường bộ.
 - Có thể mô tả lại các biển báo giao thông đó bằng lời hoặc vẽ.
 - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người cùng tham gia.
II. ĐỒ DÙNG : 
 Sách và biển báo ATGT cho học sinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ôn nội dung, ý nghĩa của những biển báo hiệu giao thông đã học.
HDHS chơi trò chơi :
- Cử 1 HS làm người điều khiển.
- Giới thiệu cho HS biết nội dung của 10 biển báo giao thông mới.
2. Giáo dục học sinh thực hiện tốt ATGT đường bộ và vận động mọi người tham gia.
- Hai học sinh một nhóm ôn lại.
- Chơi : Đoán nội dung của biển báo hiệu GT (nêu tên).
- Nhận biết tên và nội dung của 10 biển báo giao thông mới.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_3_nguyen_thi_hanh.doc