Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Văn Khâm

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Văn Khâm

Tiết 61: Ôn tập: Thực vật và động vật

I.Mục tiêu:Sau bài học , HS có khả năng:

- Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện-Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió ,một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng

- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng ,một số loài động vật đẻ con.

- Hs yêu thích môn học.

II.Đồ dùng dạy học: Hình trang 124,125,126

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Văn Khâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn: 31/3/2012
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
TiếngViệt (Ôn)
LT&C: Luyện tập về dấu câu.
 I .Mục tiêu:
- HS hiểu được tác dụng của dấu phẩy.
- Điền được dấu phẩy vào đúng vị trí.
- G. dục HS có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị: - GV : thước kẻ, nội dung bài.
 - HS : học bài.
III. Hoạt động trên lớp :
Hoạt độngdạy
Hoạt động học
1.K.Tra (1’): K.tra đồ dùng của HS.
2.Dạy bài mới :(33’)
a.Giới thiệu bài (1’); Nêu yêu cầu tiết học.
b.Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1 (10'): Dấu phẩy trong các câu sau có tác dụng gì?
Bài 2 (10'): Điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
Bài 3 ( 16’): Viết đoạn văn ngắn tả cảnh vật & cho biết tác dụng của dấu phẩy trong câu.
- GV giúp đỡ HS yếu.
3.Củng cố, dặn dò (2’).
- Nhận xét giờ học .
- Dặn dò HS về học bài.
a).Càng về chiều, trời càng nổi gió to. ( ngăn cách giữa TN & câu)
b).Tôi mất ăn, mất ngủ vì lo nghĩ. ( ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ VN trong câu)
c).Hoa hồng, hoa huệ là loài hoa tôi thích nhất. (ngăn cách CN- CN)
Mấy hôn nay (,) tôi thường nghĩ đến những bông hoa trăm (,) hoàng diệp (,) bằng lăng cũng sắc thắm (,) hương thanh (,) cũng hữu ích cho đời(,) nhưng mãi mãi im lìn nơi hoang vắng này (,) mấy ai biết đến.
- HS tự làm bài, 1 HS làm ra bảng ép.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- HS đọc bài trước lớp & nhận xét.
Khoa học
Tiết 61: Ôn tập: Thực vật và động vật 
I.Mục tiêu:Sau bài học , HS có khả năng:
Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện-Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió ,một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng ,một số loài động vật đẻ con.
Hs yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học: Hình trang 124,125,126
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
Sự sinh sản và nuôi dạy con của hổ và hươu nai có gì giống và khác nhau?
2.Bài mới: (28’)
*Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập
Mục tiêu: Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện
Tiến hành:
Kết luận: Thực vật và động cật đều có những hình thức sinh sản khác nhauVí dụ: cây con có thể mọc từ hạt hoặc từ một bộ phận của cây mẹ
*Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật
- Tiến hành: 
-Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà thực vật và động vật mới bảo tồn được nòi giống của mình
3.Củng cố, dặn dò: (2’) 
-GV nhận xét tiết học. 
-Dặn hs về nhà học bài.
-HS làm bài thực hành trang 116 Sgk vào phiếu học tập
-Một số HS lên trình bày bài
HS thảo luận TLCH 
 - Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới
I.Mục tiêu
- Học sinh biết nói được về tranh ảnh mà mình đã sưu tầm được về cuộc sống của các thiếu nhi các nước trên thế giới.
- Rèn cho HS kĩ năng hiểu biết.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II.Chuẩn bị: 
 - Nội dung, tranh ảnh đã sưu tầm.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới: ( 35’)
- Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học.
- Học sinh chuẩn bị tranh ảnh mà các em sưu tầm được để trưng bày.
- Cho học sinh trình bày theo nhóm 4.
- Các nhóm cử người giới thiệu về tranh, ảnh của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm sưu tầm được nhiều tranh, ảnh về cuộc sống của các bạn thiếu nhi trên thế giới.
- Cho học sinh sưu tầm những bài hát và biểu diễn.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò : (2’)
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS nói tốt.
- Dặn học sinh về nhà sưu tầm tiếp các tranh ảnh.
Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012
Toán (Ôn)
Phép trừ.
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách trừ các số TN, STP, PS.
- Luyện kĩ năng làm tính & giải toán thành thạo.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung bài.
 - HS: Học bài.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt độngdạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra (1'): K.tra đồ dùng của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1'): nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 (15'): Tính.
Bài 2 (10’): Tính nhanh.
Bài 3 (11’): Một xã có 485,3 ha đất trồng lúa. Diện tích trồng hoa ít hơn diện tích đất trồng lua là 289,6 ha. Tính diện tích đất trồng hoa & lua của xã đó.
3. Củng cố, dặn dò (2'):
- Chốt lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
a) 80007 85,297 
 - 30009 - 27,594 
 49998 37,703 
b) 2- 
 72,54 – ( 30,5 + 14,04 )
= 72,54 – 14,04 – 30,5
= 58,5 - 30,5
= 28
Giải.
Diện tích đất trồng hoa là: 
485,3 – 289,6 = 195,7 (ha)
Diện tích đất trồng lúa & hoa của xa đó là:
485,3 + 195,7 = 681 (ha)
Đáp số: 681 ha
Khoa học
Tiết62: Môi trường
I.Mục tiêu:
Sau bài học , HS biết :
Hình thành khái niệm ban đầu về môi trường.
Liên hệ thực tế về môi trường địa phương nơi HS sinh sống.
HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:(5’)
Động và thực vật làm thế nào để duy trì nòi giống?
2.Bài mới: (27’)
*Hoạt động 1: Y/c hs quan sát và thảo luận
Mục tiêu: -Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường
Tiến hành:
-Kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên( Mặt Trời, khí quyển, đôì, núi, cao nguyên, các sinh vật) và môi trường nhân tạo ( làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường)
*Hoạt động 2: Thảo luận
Mục tiêu: Liên hệ thực tế về môi trượng địa phương nơi HS sống 
 Tiến hành
Kết luận: Tuỳ tình hình thực tế, GV kết luận
 3.Củng cố, dặn dò:(2’) 
 -Bạn hiểu thế nào là môi trường?
-Môi trường hiện nay của Hà Nội như thế nào?
Quan sát và thảo luận
HS thực hiện
HS làm việc theo nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi trong Sgk/118,119 
-Tổ 1,2: quan sát hình 1,2 , TLCH /118
 -Tổ 3,4: quan sát hình 3,4, TLCH/119 Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
: HS thảo luận TLCH cuối cùng của Sgk/119
- Đại diện HS trình bày
Đạo đức
Tiết 31. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (T2).
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức ở tiết 1.
- Biết được: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
- Giáo dục HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu học tập.
 - HS: Học bài.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra (3'): 
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên(7').
* Mục tiêu: ý 2 – Mục I.
* Tiến hành:
- GV nêu yêu cầu & đáp án ở BT 3.
b. Hoạt động 2: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (10’).
* Mục tiêu: ý 3 – mục I
* Tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm & yêu cầu các nhóm hoàn thành.
c. Hoạt động 3: Xử lí tình huống. (13’)
* Mục tiêu: ý 2 +3 – Mục I.
* Tiến hành:
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tình huống để tìm cách giải quyết.
- Gọi HS trình bày.
3. củng cố, dặn dò: (2')
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ của bài. 
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS .
- HS nêu ghi nhớ của tiết trước.
- HS dùng thẻ xanh, đỏ để trả lời & giải thích vì sao?
- Đáp án đúng: b, c.
- Các nhóm trao đổi, làm vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
TH1 (nhóm 1,2): Lớp em đi thăm quan rừng Cúc Phương. Khi về, em rủ mấy bạn bẻ mấy cành thông mang về làm kỉ niệm. Lúc đó, em sẽ làm gì?
TH2 (nhóm 3,4): Em cùng gia đình đi tắm biển. Khi ăn xong, em vứt luôn rác xuống biển. 
- Các nhóm nêu cách giải quyết hoặc diễn lại.
- HS nhận xét, bổ sung, liên hệ thực tế.
- 1 HS nhắc lại.
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Toán ( Ôn ).
Luyện tập chung.
I .Mục tiêu:
- Củng cố cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo diện tích, thể tích.
- Luyện kĩ năng giải toán có liên quan.
- G. dục HS chăm học.
II. Chuẩn bị: - GV : thước kẻ, nội dung bài.
 - HS : học bài.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt độngdạy
Hoạt động học
1. K.Tra (1’): K.Tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới :
a. G. thiệu ( 1’): Nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm BT : 36’
 Bài 1 (10'): Điền dấu >, < , = ?
Bài 2 (14'): Thửa ruộng hình thang có tổng hai đáy 250 m, chiều cao bằng 2/ 3 tổng hai đáy. Cứ 100 m2 thu được 64 kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu được bao nhiêu tấn thóc?
Bài 3(12'): Một cái bể dạng hình hộp chữ nhật có đáy là một hình vuông có cạnh 4 mét, chiều cao 2,8 mét. Tính lượng nước chứa trong bể.
3. Củng cố, dặn dò (2'):
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS .
9m2 6dm23,009m2
 9,06 m2 
 5 m2 6 dm2 > 5,006 m2 1,85 dm3 > 1 dm3 85 cm3
 7 ha 8 dam2 83 dm3 2 cm3
Giải.
Chiều cao thửa ruộng là:
250 : 5 x 3 = 150 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
250 x 150 : 2 = 18 750 (m2)
Thửa ruộng đó thu được là:
( 18 750 : 100 ) x 64 = 12 000 (kg)
Đổi: 12 000 kg = 12 tấn
Đáp số: 12 tấn
Giải.
Lượng nước chứa trong bể là:
4 x 4 x 2,8 = 768 (m3)
Đổi: 768 m3 = 768 000 dm3 = 768 000 lít
Đáp số: 768 000 lít nước.
Tiếng Việt (Ôn).
TLV: Tả cảnh.
Đề bài: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đêm trăng đẹp.
I .Mục tiêu:
- HS lập được dàn ý miêu tả cảnh đẹp đêm trăng.
- Biết sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
- G.dục HS chăm học.
II. Chuẩn bị: - GV : Phấn màu, đề bài.
 - HS : Bút , vở.
III. Hoạt động trên lớp :
Hoạt độngdạy
Hoạt động học
1.K.Tra : (1') K.tra đồ dùng của HS.
2.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài (1’): Nêu yêu cầu tiết học.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập (36'):
- GV chép đề bài lên bảng.
- Gọi HS đọc lại đề.
H': Đề bài yêu cầu làm gì? 
+ Cảnh đêm trằn có gì đẹp?
+ Nhìn cảnh đó, em có mơ tưởng gì không? 
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Thu bài.
3.Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
2 hs đọc đề bài.
Lập dàn ý tả cảnh đêm trăng đẹp.
- HS làm bài vào vở.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 31	
I- Mục tiêu
- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo.-HS tự giác phấn đấu vươn lên.
- Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
II- Các hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt.
2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần.
* Nề nếp :
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết.
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép.
- Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp.
- Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy.
* Học tập :
- Sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài.
- Một số em tích có kết quả học tập tốt: Dương, Anh,....
- Một số em chưa cố gắng: Ngọc,Quỳnh.
- Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều: Thảo, Hoàng.
* Vệ sinh :
- Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
- Đồng phục đúng quy định.
- Thể dục giữa giờ còn chưa đều đẹp.
3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp.
- Tập trung vào việc học tập.
 - tiếp ẹuc thi đua mừng ngày 30/4 và 1/5.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_31_nguyen_van_kham.doc