Kế hoạch bài dạy tuần 28

Kế hoạch bài dạy tuần 28

TIẾT 5:TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

-Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

-Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.

II: Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.

2.Bài mới: GTB

A. Cũng cố kiến thức: Giọ một số em nêu công thức tính quảng đường, vận tốc, thời gian.

B, Luyện tập:

Bài tập1(Bài tập 3 -144):

-Mời 1 HS nêu yêu cầu.

-GV hướng dẫn HS làm bài.

-Cho HS làm bài vào nháp.

 

doc 15 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Chiều thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tiết 5:Toán: luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
II: Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
2.Bài mới: GTB
A. Cũng cố kiến thức: Giọ một số em nêu công thức tính quảng đường, vận tốc, thời gian.
B, Luyện tập:
Bài tập1(Bài tập 3 -144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét
 Bài giải:
 15,75 km = 15750 m
 1giờ 45 phút = 105 phút
 Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút)
 Đáp số: 150 m/phút.
Bài tập2:(Bài tập 4 -144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài giải:
 72 km/giờ = 72000 m/giờ
 Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
 2400 : 72000 = 1/30 (giờ)
 1/30 giờ = 60 phút x 1/30 = 2 phút.
 Đáp số: 2 phút.
 Bài tập3(HSKG): Một ô tô khởi hành lúc 6 giờ 30 phút với vận tốc 42km/giờ , đến 17 giờ thì ô tô tới địa điểm trả hàng . tính quảng đường ô tô đã đi được , biết rằng lái xe nghỉ ăn trưa 45 phút?
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán, HS làm bài vào vở, Gv chấm nhận xét chữa bài.
3. Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau. 
Tiết 7:Tiếng việt: Ôn tập giữa học kì II (tiết 5)
I/ Mục tiêu:	
- Nghe-viết đúng chính tả đoạn văn tả Bà cụ bán hàng nước chè.tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút
-Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình của một cụ già . biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy học:
Một số tranh ảnh về các cụ già.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Nghe-viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: gáo dừa, năm chục tuổi, diễn viên tuồng chèo,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
-HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả nói về bà cụ bán hàng nước chè.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
3-Bài tập 2: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV hỏi:
+Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước?
+Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
+Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
-GV nhắc HS:
+Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
+Trong bài văn miêu tả, có thể có 1, 2, 3 đoạn văn tả tả ngoại hình nhân vật
-HS viết đoạn văn vào vở. 
-Một số HS đọc đoạn văn.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
+Tả ngoại hình.
+Tả tuổi của bà.
+Bằng cách so sánh với cây bằng lăng già.
-HS viết đoạn văn vào vở
-HS đọc.
5-Củng cố, dặn dò:-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả đã chọn.
-Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
 Thứ ba ngày 15tháng 3 năm 2011
 ( Tiết 1 + tiết 2 dạy 5B , tiết 3 + tiết 4 dạy 5A)
Tiết 1:Tiếng việt Ôn tập giữa học kì II (tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của bài tập 2.	
II/ Đồ dùng dạy học:-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3-Bài tập 2: 
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở.
-GV phát ba tờ phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm
-HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh.
-Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.
*VD về lời giải:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
5-Củng cố, dặn dò:-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS tranh thủ đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 2:Toán Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- Bài tập cần làm BT1, BT2.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (144):
-Mời 1 HS đọc BT 1a:
+Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm.
-Cho HS làm nháp. Một HS làm vào bảng nhóm.
-HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài giải:
 Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
 42 + 50 = 92 (km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
 *Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 11 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ.
 Quãng đường đi được của ca nô là:
 12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Buổi chiều
Tiết 5:Luyện từ và câu: Luyện tập tổng hợp
I: Mục tiêu : Cũng cố cho học sinh về câu ghép , cách nối các vế câu ghép .
Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2. Bài mới : GTB
Bài tập 1: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì ?( câu đơn hay câu ghép )
a, ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng , xua tan dần hơi lạnh mùa đông .
b, Trời rải mây trắng nhạt , biển mơ màng dịu hơi sương .
- HS làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 2: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì ?(câu ghép không dùng từ nối hay câu ghép có dùng từ nối )
a, Trần Thủ Độ có công lớn vua cũng phải nể .
b, Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được .
- HS làm bài vào vở một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 3(HSKG) : Viết tiếp một vế câu vào chổ chấm để tạo thành câu ghép .
a, Vì nơi đây là quê cha đấttổ của tôi nên ........
b, Tuy thời gian đã lùi xa nhưng .........
c, Chẳng những tôi nhớ những món ăn ngon của quê nhà mà .........
- HS làm bài tập vào vở GV nhận xét chữa bài .
3. Cũng cố dặn dò : Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau .
Tiết 7:Toán : Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-cũng cố cách bài toán chuyển động cùng chiều.
- Giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
-Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
II: Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
2; Bài mới: GTB
A. Luyện tập:
Bài tập1(Bài tập 3 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét
 Bài giải:
 C1: 15 km = 15 000 m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 000 : 20 = 750 (m/phút).
 Đáp số: 750 m/phút.
C2: Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75 (km/phút) 
 0,75 km/phút = 750 m/phút.
 Đáp số: 750 m/phút.
Bài tâp2:(Bài tập 4 (145): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài giải:
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Quãng đường xe máy đi trong 2,5 giờ là:
 42 x 2,5 = 105 (km)
 Sau khi khởi hành 2,5 giờ xe máy còn cách B số km là: 
 135 - 105 =30 (km).
 Đáp số: 30 km. 
Bài tâp3: (Bài tập 3 (146): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
 Bài giải:
 Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
 11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ 
 Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là:
 36 x 2,5 = 90 (km)
 Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
 54 - 36 = 18 (km)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ) 
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút
 Đáp số: 16 giờ 7 phút.
3: Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
Tiết 8(BGPK) Toán: Luyện tập chung 
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về tính vận tốc , quảng đường , thời gian đã học .
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt một số bài tập có liên quan.
II: Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
2. Bài mới: GTB
A:Luyện tập: 
Bài tập 1: Một ca nô đi với vận tốc 24 km/ giờ . Hỏi sau bao nhiêu phút ca nô đi được quảng đường 9km ?( vận tốc dòng nước không đáng kể )
- HS làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 2(HSKG) : Bác Ba đi xe máy từ quê ra thàng phố với vận tốc 40 km/ giờ và đến thành phố sau ba giờ . Hỏi nếu bác Ba đi bằng ô tô với vận tốc 50 km/ giờ thì sau mấy giờ sẽ đến thành phố đó ?
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán học sinh làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 3: Một người đi xe đạp đi quảng đường 18,3km hết 1,5 giờ . Hỏi với vận tốc như vậy thì người đó đi quảng đường 30,5 km hết bao nhiêu thời gian ?
-HS làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài .
3. Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau .
 Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2011
 ( Tiết 1 + tiết 2 dạy 5A , tiết 3 + tiết 4 dạy 5B)
Tiết 1:Toán Ôn tập về số tự nhiên
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết đọc, viết, so sánh các só tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2,  ... Đồng Vân
-Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (MB trực tiếp).
-Thân bài:
+Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
+Hoạt động nấu cơm.
-Kết bài: Chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạt giải (KB không mở rộng).
5-Củng cố, dặn dò:GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn.
-Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 7:Tiếng việt: Kiểm tra đọc-hiểu giữa học kì II (tiết 7)
I/ Mục tiêu :-Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng giữa kỳ II
 ( Nêu ở tiết 1 ôn tập) 
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Kiểm tra: GV phát đề, HS làm bài
Đề bài:
A-Đọc thầm:
Đọc thầm đoạn văn sau:
	Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng đến những tán lốn xoè ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm.
	Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm :mùa hoa phượng bắt đầu ! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ?
 Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa , lại càng tươi dịu . Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng.
B-Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu trả lời dưới đây:
1) Tác giả so sánh hoa phượng với gì?
Góc trời đỏ rực.
Muôn ngàn con bướm thắm.
Góc trời đỏ rực, xã hội thắm tươi, muôn ngàn con bướm thắm.
2) Mùa xuân, cây phượng xanh tốt như thế nào?
Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
Xanh um, trên cành đã điểm những bông đỏ thắm.
Khẳng khiu, bắt đầu ra lộc non.
3) Cụm từ “những cành cây báo ra một tin thắm” ý nói gì ?
Một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cành cây phượng xanh um bỗng xuất hiện một đoá hoa thắm đầu mùa. Một tin báo bằng màu đỏ, một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cây phượng xuất hiện một đoá hoa phượng thắm tươi.
4) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
Hoa phượng phát ra thành tiếng “ Kêu vang: hè đến rồi!” làm cho ai nấy đều phải chú ý, đều nghe. Người học trò đột ngột thấy mùa thi, mùa chia tay, mùa vui chơi đã đến.
Vì hoa phượng gắn với tuổi học trò.
Vì hoa phượng được trồng ở các trường học.
5) Hoa phượng có đặc điểm gì?
Màu đỏ rực, nở thành chùm, trông như những chú bướm thắm.
Màu đỏ, nở từng bông trông giống như hoa hồng.
Màu hồng, nở thành chùm.
6) Sự ra hoa bất ngờ của hoa phượng được nói lên qua câu “ Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!”.Đó là kiểu câu nào?
Câu hỏi.
Câu khiến.
Câu cảm.
7) Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng quên màu lá phượng.
Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.
8) Các vế câu trong câu ghép “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.
Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Nối bằng từ “lại”
Nối bằng từ “nếu”
Đáp án và hướng dẫn chấm
A-Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
-Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm ; đọc sai 5 tiếng trở lên : 0 điểm ).
-Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( Ngắt hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm ).
-Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm ; không biểu cảm: 0 điểm )
-Tốc độ đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ): 1 điểm (Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm ; trên 2 phút : 0 điểm).
-Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ).
B-Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
1- c 2 - a ; 3 - b ; 5 - a ; 6 - c ; 7 - b 
*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 1 điểm
4 - a ; 8 – c 
3-Thu bài:-GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
-Nhắc HS chuẩn bị giấy tiết sau kiểm tra viết.
 Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Tiết 1:Tiếng việt: Kiểm tra viết giữa học kì II (tiết 8)
 Đề Kiểm tra trường ra(Đã có phiếu)
Tiết 2:Toán : Ôn tập về phân số.
I/ Mục tiêu:
-Biết xác định phân số bằng trực giác;biết rút gọn phân số,quy đồng mẫu số,so sánh phân số không cùng mẫu số.
- HS làm được BT1,2.4a,5.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: nhắc lại một số tính chất cơ bản của phân số.
2.luyện tập.
Bài 1.cho HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 2:Cho HS nêu yêu cầu rồi làm bài vào vở 1HS lên bảng chữa bài.
;;;=;.
Bài4 So sánh phân số.HSlàm bài vào vở sau đó chữa bài.
Nhắc lại cách so sánh 2p/s có cùng tử số;cùng mẫu số.
>; ; <.
Bài 5 cho HS làm bài vào vở chấm chữa bài nhận xét.
 3.Củng cố dặn dò:Chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Tiết 6: Toán: luyện tập về phân số
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh cách rút gọn phân số,quy đồng mẫu số,so sánh phân số không cùng mẫu số. rút gọn phân số,quy đồng mẫu số,so sánh phân số không cùng mẫu số.
II: Các hoạt động dạy học : Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2. Bài mới : GTB
Bài tập 1: So sánh các phân số :
và ; và ; và 
- HS làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 2(HSKG): Đưa các phân số dưới đây về các phân số có mẫu số bằng nhau :
 ; ; 
- HS làm bài vào vở một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 3: Rút gọn các phân số sau :
a, ; b, ; c, ; d, 
- HS làm bài vào vở 2 em làm bài ử bảng GV nhận xét chữa bài .
Bài tập4(HSKG) : Cho phân số hỏi phải trừ đi ở tử số và mẫu số của phân số đã cho cùng một số tự nhiên nào để được một phân số mới bằng ?
- HS làm bài một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét chữa bài .
3. Cũng cố dặn dò : Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau .
Tiết 7:Luyện từ và câu: Ôn tập 
I:Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt cácbài tập có liên quan.
II: Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
2.Bài mới: GTB
A, Luyện tập:
Bài tập1:Tìm từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn trích sau, nói rõ từ ngữ này nối kết những nội dung gì với nhau.
Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng , lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước . Thậm chí đến khi thua chạy , chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy đối với người Pháp , đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo.
-HS làm bài vào vở một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét bổ sung.
Bài tập2: Các câu dưới đây dùng sai từ để nối. Em hãy chữa lại cho đúng.:
Chưa đến nhà thằng Tuấn đã láu táu không ra lời :
- Đi tắm , đi tắm đi.
- Tắm à!tôi thốt lên sung sướng .
- Mau lên bọn thằng Tân đi hết rồi .
Vì tôi chợt nhớ ra :
- Mẹ tớ không cho tớ đi chơi.
+ HS làm bài vào vở , 1 em làm bài ở bảng, GV nhận xét chữa bài.
Bài tập3: Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì ? ( câu đơn hay câu ghép)
a, Hoa Phượng nở đỏ rực trên cành cây , báo hiệu mùa hè đến .
b, Trời mưa to , đường bị ngập .
- HS làm bài vào vở nháp , GV nhận xét chữa bài.
3: Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
Tiết 8(BGPK)Tiếng việt: Luyện tập tổng hợp
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học,tập làm văn, cảm thụ văn học .
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2. Bài mới : GTB
Bài tập 1: Bông cúc làm nắng làm hoa 
 Bướm vàng là nắng bay xa ,lượn vòng
 Lúa chín là nắng của đồng 
 Trái thị trái hồng là nắng của cây .
 ( Lê Hồng Thiện)
- Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giã ở đoạn thơ trên có gì độc đáo ?
- Qua đó em có suy nghĩ gì về tình cảm của tác giã dánh cho thiên nhiên ?
- HS làm bài vào vở một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả dòng sông trong đêm trăng .
- HS làm bài GV chấm nhận xét bổ sung .
3: Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp: Đánh giá hoạt động trong tuần 28
 Nêu kế hoạch hoạt động tuần 29
I: Mục tiêu: Giáo viên giúp học sinh nắm được toàn bộ những diễn biến về hoạt động của lớp trong tuần .
- HS biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau. 
- Nắm được kế hoạch hoạt động của tuần tới .
II: Các hoạt động dạy học: 
1.Giới thiệu bài: Để các em nắm được những ưu điểm và khuyết điểm trong tuần 28và biết được kế hoạch hoạt động của tuần 29 cô trò chúng ta sẽ đi vào tiết sinh hoạt lớp. 
2. Yêu cầu các tổ tự đánh giá kết quả hoạt động của tổ mình.
- Nêu tên các bạn tiêu biểu.
- Lớp trưởng đánh giá nhận xét về ưu điểm , tồn tại của lớp trong tuần qua .
- Nêu tên tổ xuất sắc trong tuần .
3 . Giáo viên chốt lại nhận xét ưu khuyết điểm của tuần qua
 ( Cuối tuần mới có nhận xét)
II- Kế hoạch tuần tới :- Khắc phục những tồn tại trong tuần đồng thời phát huy những mặt mạnh của tuần 28 .
- Thi đua học tập tốt (rèn kỹ năng đọc, viết , làm toán)
- Không nói tục, chửi bậy, giữ gìn sách vở sạch viết chữ đẹp.
- 100% HS đi học đầy đủ và đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước lúc đến lớp .
- Rèn đọc và viết đúng tốc độ.
- Giải một số bài văn hay toán khó. 
- Duy trì giờ dạy và học có hiệu quả , thăm lớp dự giờ để đúc rút kinh nghiệm.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch, đẹp. 
- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc , có ý thức chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Thực hiện tốt về an toàn giao thông và kỷ năng sống .
- Tăng cường công tác bồi giỏi phụ kém , ra một số bài tập cho học sinh trong các ngày nghỉ . Động viên các em tham gia mô hình bán trú .
- Tham gia lạo động dọn vệ sinh khu vực đài tưởng niệm vào tiết 4 của chiều thứ hai .
- Ôn tập tốt chuẩn bị thi định kì lần 3 đạt kết quả cao .
- Hoàn tốt kế hoạch nhỏ thu gom giấy loại nạp cho đội vào chiều thứ sáu hàng tuần 

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai day tuan 28(1).doc