Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 32 - Nguyễn Văn Khâm

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 32 - Nguyễn Văn Khâm

Giáo dục ngoài giờ lên lớp.

TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP, CÂU LẠC BỘ KHOA HỌC,

NGHỆ THUẬT

I.Mục tiêu :

- Học sinh nắm được hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật. Tổ chức các trò chơi về SDNLTK và HQ.

- Rèn cho học sinh biết cách tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật.

- Giáo dục học sinh ý thức thực hiện tốt phong trào thi đua.

II.Chuẩn bị:

 - Nội dung bài.

III.Hoạt động dạy học :

1.Giáo viên nêu cho học sinh thấy rõ được những cách tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật

Ví dụ :

Tổ chức hội vui học tập: gồm những thành viên thích học tập, ham học tập đăng kí vào hội vui học tập.

Câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật: gồm những thành viên ham thích tìm tòi, nghiên cứu đăng kí vào câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật

2.Giáo viên cho học sinh chơi các trò chơi về SDNLTK& HQ.

- Học sinh thảo luận nhóm.

 - Học sinh trình bày theo nhóm.

 - Giáo viên quan sát, bổ sung cho hoàn chỉnh.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 32 - Nguyễn Văn Khâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 7/4/2012
Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
Tiếng Việt (Ôn).
Chính tả (Nghe viết): Những cánh buồm.
 I. Mục tiêu:
- HS viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ đoạn 1 của bài.
- Củng cố cách viết tên các cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
- G.dục HS tính cần cù, cẩn thận.
II. Chuẩn bị: - GV : Phấn màu.
 - HS : Bút , vở.
III. Hoạt động trên lớp :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. K.Tra: K.tra đồ dùng của HS.
2. Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài (1’): Nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS viết chính tả (22’):
- Gọi HS đọc lại đoạn 1 của bài.
H': Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển có gì đẹp?
- GV đọc cho HS viết bảng con: rực rỡ, chắc nịch, 
- GV đọc cho HS viết vào vở.
- GV đọc , 
- GV chấm, chữa 1 số bài.
c. Luyện tập (14’): Viết tên 3 cơ quan, đơn vị của VNam rồi phân tích.
3. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
 ( có cát mịn, biển trong, )
- HS nêu 1 số từ khó viết trong bài.
HS soát lỗi trong bài.
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi.
- HS tự làm vào vở, 2 HS viết ra bảng ép.
- HS nhận xét, bổ sung, nêu quy tắc viết.
Khoa học
Tiết 63: Tài nguyên thiên nhiên.
I. Mục tiêu: 
- HS có khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
- Kể tên 1 số TNTN & lợi ích của chúng.
- Giáo dục HS có ý bảo vệ MTTN.
II. Chuẩn bị: - GV: tranh sgk.
 - HS: Học bài.	
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra (3'): 
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Các loại TNTN (15’)
* Mục tiêu: ý 1,2 - mục I.
* Tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh sgk.
- Y/c HS làm việc nhóm 4.
H’: TNTN là gì?
+ Con người khai thác TN để làm gì?
b. Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai nhanh hơn?” (20’)
* Mục tiêu: ý 2 – Mục I.
* Tiến hành:
- Thi vẽ tranh về TNTN: GV ghi tên các TNTN ra giấy (đất, nước, mặt trời, ).
- Gv tổng kết cuộc thi.
- Cho HS liên hệ việc bảo vệ MTTN.
3. củng cố, dặn dò: (2')
- Gọi HS nhắc nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
MT là gì? Kể tên các thhành phần của môi trường.
- Các nhóm quan sát từng hình vẽ trong sgk & kể tên các TNTN + tác dụng của từng TNTN đó.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- TN là những của cải có sẵn trong MTTN.
- Để phục vụ lợi ích của bản thân & cộng đồng.
- Các nhóm lên bốc thăm tên 1 loại TNTN & vẽ 1 bức tranh về TNTN đó.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, 
nghệ thuật
I.Mục tiêu :
- Học sinh nắm được hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật. Tổ chức các trò chơi về SDNLTK và HQ.
- Rèn cho học sinh biết cách tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật.
- Giáo dục học sinh ý thức thực hiện tốt phong trào thi đua..
II.Chuẩn bị: 
 - Nội dung bài.
III.Hoạt động dạy học : 
1.Giáo viên nêu cho học sinh thấy rõ được những cách tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật
Ví dụ :
Tổ chức hội vui học tập: gồm những thành viên thích học tập, ham học tậpđăng kí vào hội vui học tập.
Câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật: gồm những thành viên ham thích tìm tòi, nghiên cứuđăng kí vào câu lạc bộ khoa học, nghệ thuật 
2.Giáo viên cho học sinh chơi các trò chơi về SDNLTK& HQ.
- Học sinh thảo luận nhóm.
 - Học sinh trình bày theo nhóm.
 - Giáo viên quan sát, bổ sung cho hoàn chỉnh.
 4.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS làm tốt.
- Dặn học sinh về nhà thực hành những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012
Toán (Ôn)
Luyện tập.
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách thực hiện phép chia.
- Luyện kĩ năng giải toán có liên quan đến tỉ số %.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung bài.
 - HS: Học bài.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra (1'): K.tra đồ dùng của HS.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1'): nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1(16’): Tính.
Bài 2(10’): Tính nhẩm.
Bài 3(10'): Khoanh vào đáp án đúng.
Một lớp học có 12 nữ & 15 nam. Hỏi số học sinh nữ bằng bao nhiêu % số học sinh nam?
. Củng cố, dặn dò(2'): 
- Chốt lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
a) 26,64 37 150,36 53,7 
 0 74 0,72 42 96 2,8 
 0 0 
b) 25: = 55
a) 2,5 : 0,1 = 25 b) 15 : 0,5 = 30
 3,6 : 0,01 = 360 12 : 0,25 = 48
 4,7 : 0,001 = 4700 17 : 0,2 = 85
A. 125 % B. 80 % 
 C. 55 % D. 44,4 %
Khoa học
Tiết 64: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
I. Mục tiêu: 
- HS nêu được những ảnh hưởng của MTTN đến cuộc sống con người & ngược lại.
- Thấy được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên & MT.
- Giáo dục HS có ý bảo vệ MTTN.
II. Chuẩn bị: - GV: tranh sgk, phiếu học tập.
 - HS: Học bài.	
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra (3'): 
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: ảnh hưởng qua lại giữa con người & TNTN (12’).
* Mục tiêu: ý 1 - mục I.
* Tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh sgk.
- HS làm việc nhóm 4:
+ Nội dung tranh vẽ gì?
+ MTTN cung cấp cho con người những gì?
+ Con người thải ra MT những gì?
b. Hoạt động 2: Vai trò của MT đối với đời sống con người (18’).
* Mục tiêu: ý1, 2 – Mục I.
* Tiến hành:
- Gv phát phiếu học tập cho HS (sgk).
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập.
H’: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác TNTN bừa bãi & thải ra MT những chất độc hại?
3. củng cố, dặn dò: (2')
- Gọi HS nhắc nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Nêu lợi ích của tài nguyên rừng, đất.
- Các nhóm quan sát hình vẽ trong sgk & trả lời câu hỏi.
+ MT cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, 
+ Con người thải ra MT rác thải, khí độc, 
- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Tài nguyên sẽ cạn kiệt, MT bị ô nhiễm, 
- 1 HS nhắc lại.
Đạo đức
An toàn giao thông
Bài 1: Biển báo giao thông đường bộ.
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu được ý nghĩa của 10 biển báo giao thông đường bộ.
- Giải thích được sự cần thiết của biển báo giao thông đường bộ.
- Giáo dục HS luôn có ý thức chấp hành đúng luật lệ giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: 10 biển báo GTĐB.
 - HS: Học bài.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra (3'): 
2. Bài mới:
a. G.thiệu: Nêu y/ c tiết học (1’).
b. Ôn tập: (5’)
- Cho HS nêu tên các biển báo giao thông mà em biết.
H’: Biển báo có tác dụng gì?
c. Học 10 biển báo giao thông mới: (25’)
- GV đưa 10 biển báo GT lên bảng.
H’: Hãy xếp các biển báo trên vào các nhóm thích hợp.
- GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Biển báo cấm.
+ Nhóm 2: Biển hiệu lệnh.
+ Nhóm 3: Biển chỉ dẫn.
H’: Hãy nêu tác dụng của các biển báo?
- Cho HS liên hệ thực tế ở địa phương.
3. củng cố, dặn dò: (2')
- Gọi HS nhắc lại nội dung của bài. 
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS .
- HS nêu nội dung của tiết trước.
- HS nêu miệng: Biển báo đường 1 chiều, cấm rẽ phải, 
- Giúp ta đi đúng làn đường quy định, 
- HS đọc tên 10 biển báo đó.
- Các nhóm trao đổi, làm vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Đáp án: +) Nhóm 1: 3 biển báo.
 +) Nhóm 2: 4 biển báo.
 +) Nhóm 3: 3 biển báo.
- HS lên chỉ và nêu tác dụng của biển báo.
1) Biển báo cấm:
- Vị trí: Đặt ở góc đường rẽ, đường cấm.
- T/ dụng: Báo cho mọi người biết nội dung, phạm vi cấm để không xảy ra tai nạn
2) Biển hiệu lệnh:
- Vị trí: Đặt nơi có đường dành chi người đi bộ.
- T/ dụng: Báo cho người điều khiển xe biết nguy hiểm có thể xảy ra.
3) Biển chỉ dẫn: Cung cấp thông tin cần thiết trên đường cho người đi đường biết.
- HS nêu miệng.
- 1 HS nhắc lại.
- Thực hành vẽ biển báo đã học.
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
Toán ( Ôn ).
Luyện tập chung.
 I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố các phép tính ( +, - , x , : ).
- Luyện kĩ năng làm tính & giải toán thành thạo.
- G. dục HS chăm học.
II. Chuẩn bị: - GV : thước kẻ, nội dung bài.
 - HS : học bài.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. K.Tra (1’): K.Tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới :
a. G. thiệu ( 1’): Nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm BT: 
Bài 1(12'): Tính.
 Bài 2 (12’): Một trường tiểu học có 280 HS trai, 350 HS gái. Hỏi :
a) Số HS trai bằng bao nhiêu % số HS gái?
b) Số HS gái bằng bao nhiêu % số HS trai?
Bài 3 ( 12’): Một hình thang vuông có cạnh 1 cm và có diện tích bằng diện tích hình tam giác có chiều cao 10 cm. Tính độ dài đáy của hình tam giác.
3. Củng cố, dặn dò (2'):
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
a) 98,76 2378 9,72 2,7
 + 54,32 - 490,58 1 62 3,6
 153,08 1887,42 0
b) 
Giải.
a) Tỉ số % số HS trai & số HS gái là:
280 : 350 = 0,8 = 80 %
b) Tỉ số % số HS gái & số HS trai là:
350 : 280 = 1,25 = 125 %
Đáp số: a) 80 %
 b) 125 %
Giải.
Diện tích hình vuông ( Hay diện tích hình tam giác) là:
10 x 10 = 100 (cm2)
Độ dài đáy hình tam giác là:
100 x 2 : 10 = 20 ( cm)
Đáp số: 20 cm
TiếngViệt (Ôn)
Luyện đọc bài: út Vịnh.
 I .Mục tiêu:
- HS đọc đúng, đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng hồi hộp.
- Hiểu được nội dung của bài.
- G. dục HS chăm học.
II. Chuẩn bị: - GV: Phấn màu.
 - HS : học bài.
III. Hoạt động trên lớp :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. K.Tra : K.tra đồ dùng của HS.
2.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài (1’): Nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc (36’).
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm theo cặp 1 đoạn tự chọn.
- Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp ( 3- 5 HS ).
- Y/c HS nêu lại nội dung bài.
- Cho HS liên hệ thực tế.
3.Củng cố, dặn dò (2’).
- Nhận xét giờ học .
- Dặn dò HS .
Tất cả HS trong lớp đều được đọc kết hợp trả lời một số câu hỏi trong sgk.
- 1 HS khá đọc cả bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
-2 hs nhắc lại nội dung.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 32
I- Mục tiêu
- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo.
- Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
II- Các hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt.
2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần.
* Nề nếp :
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Không có HS bỏ giờ, bỏ tiết.
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép.
- Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp.
- Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy.
* Học tập :
- Sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài.
- Một số em tích có kết quả học tập tốt: Anh, Giang,....
- Một số em chưa cố gắng: Hoàng.Ngocj.
- Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều: Thảo, Hậu.
* Vệ sinh :
- Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
- Đồng phục đúng quy định.
- Thể dục giữa giờ còn chưa đều đẹp.
3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp.
- Tập trung vào việc học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_32_nguyen_van_kham.doc