Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 5, Thứ 5

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 5, Thứ 5

Toán:

ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG

I/ Mục tiêu:

 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: Đề-ca-mét vuông, Héc-tô-mét vuông.

- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.

 - Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông.

- Biết chuyển đến số đo diện tích (trường hợp đơn giản).

- Cần làm bài 1, 2, 3.

 - Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài.

II/ Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông SGK - bảng phụ

 HS: Sgk + vở nháp + vở toán.

 

doc 6 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 5, Thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 01/10/2009
Toán:
ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I/ Mục tiêu:
	- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: Đề-ca-mét vuông, Héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
	- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông.
- Biết chuyển đến số đo diện tích (trường hợp đơn giản).
- Cần làm bài 1, 2, 3.
 	- Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài. 
II/ Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông SGK - bảng phụ 
 HS: Sgk + vở nháp + vở toán.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ: gọi hs làm bài tập 2
 Gv nhận xét - ghi điểm
B/ Bài mới 
1/ Giới thiệu bài : TT
2/ Giảng bài: 
1.Giới thiệu đề-ca-mét vuông:
a) Hình thành b.tượng đề-ca-mét vuông:
- Đề-ca-mét vuông là gì?
-Yêu cầu HS nêu cách đọc, viết.
b) Mối quan hệ giữa dam2 và m2
- Gv h.dẫn HS chia mỗi cạnh 1dam thành 10 phần bằng nhau 
- Hình vuông 1dam2 gồm bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- GV chốt lại
2.Giới thiệu héc-tô-mét vuông:
- Héc-tô-mét vuông là d.tích của h.vuông có cạch dài 1 hm2
- Ta thấy h.vuông 1 hm2 gồm 100 h.vuông 1dam2.
- GV nhận xét 
3/ Thực hành:
 Bài1: Gọi HS đọc đề: Đọc các số đo d.tích - GV ghi bảng 
- GV chốt lại
 Bài 2: Gọi HS đọc đề: Viết các số đo diện tích
- Gv yêu cầu HS làm b.con. GV n.xét
Bài 3: Gọi HS đọc đề: viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Nx.
- Bài 3b: HS làm vở - chấm - chữa bài:
Bài 4 :Gọi HS đọc đề: Dành cho HS khá, giỏi
- GV làm mẫu: 5dam2 23m2 = 
5 dam2+
- Yêu cầu HS làm vở - chấm - nx
3/ Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại 2 đơn vị đo d.tích đã học.
- Chuẩn bị bài: Mi-li-mét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích.
- Nhận xét giờ học./.
- 1 HS làm - nx
 Đáp số: 2000 (lần )
- HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học
- HS quan sát hình vuông có cạnh 1dam
-diện tích hình vuông có cạnh là 1dam
1 đề-ca-mét vuông viết tắt là: 1dam2
- HS đếm từng hàng, 1 hàng có ? ô vuông
 10 hàng x 10 ô = 100 ô vuông nhỏ
- HS tính diện tích 1hình vuông nhỏ : 1m2. Diện tích 100 hình vuông nhỏ: 100m2 
- HS kết luận: 1dam2 = 100m2
- Cả lớp làm việc cá nhân
1hm2 = 100dam2
 - 2 HS đọc
- Lớp nhận xét
- HS đọc tiếp nối.
- Nhận xét.
- HS viết bảng con: 271dam2, 18954dam2, 603 hm2, 34620hm2
- Nhận xét 
- 3 HS lên bảng làm bài 3a.
2 dam2 = 200m2 
30 hm2 = 3000dam2
3 dam2 15m2 = 315m2
12hm2 5dam2 = 1250 dam2
200m2 = 2 dam2
760 m2 = 7 dam2 60 m2
16dam291m2 =16dam2+
Luyện từ và câu:
TỪ ĐỒNG ÂM.
I/ Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.(nội dung ghi nhớ)
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm; Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm; Bước đầu hiểu được tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
- HS khá, giỏi làm được BT3. Nêu được tác dụng của từ động âm qua BT3, 4.
II/ Chuẩn bị:
- Các mẩu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ có từ đồng âm.
- Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng hoạt động có tên gọi giống nhau.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ: Đặt câu có từ hoà bình.
- Nhận xét - ghi điểm 
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: - ghi đề.
2/ H.dẫn làm bài tập:
Bài 1:- HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- GV: Bài tập cho một số câu văn. 
- Đọc kĩ các câu văn ở BT1 và xem dòng nào ở BT2 ứng với câu văn ở BT1.
- Gv nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS tìm một vài ví dụ ngoài SGK
3/ Luyện tập:
Bài1:- HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Đọc kĩ các câu a, b, c.
- Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ của câu a, b, c.
+ Câu a: trong câu a có những từ nào giống nhau rồi phân biệt nghĩa của các từ đó.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
+Đồng: (Cánh đồng) khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt
+ Đồng đơn vị tiền tệ.
+ Câu b: Cách tiến hành như câu a.
- GV chốt lại kết quả đúng.
- Đá: hòn đá-chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn...
- Ba (Trong 3 tuổi) chỉ số 3, số đứng sau số 2 trong dãy tự nhiên
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài 
- BT cho 3 từ bàn , cờ, nước. Tìm những từ cờ có nghĩa khác nhau, nhiều từ nước có nghĩa khác nhau, nhiều từ bàn có nghĩa khác nhau
- HS làm bài mẫu cả lớp cùng làm vở - thu chấm - chữa bài.
- GV lưu ý: ít nhất mỗi em đặt câu có từ cờ, 2 câu có từ bàn, và từ nước.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
4/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Hữu nghị - Hợp tác./.
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- Nghe
- HS đọc to lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trình bày kết quả bài làm.
a, câu: Bắt cá tôm,...bằng móc sắt nhỏ
b, Câu: Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn.
- 3 HS đọc.
- HS tìm ví dụ.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài.
- 1 vài em trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc to.
- 1 HS khá giỏi làm mẫu.
- Cả lớp đặt câu.
- Nước giếng nhà em rất trong.
- Nước ta có hình chữ S.
- HS trình bày kết quả - Lớp nhận xét.
- 2 HS nhắc lại
Thể dục:
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI: NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH
	I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
- Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đèu vòng phải, vòng trái.
- Bước đầu biết cách đổi chân khi đi sai nhịp.
- biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
II/ Chuẩn bị:	GV: Kẻ trò chơi 
	HS: sân bãi
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
B/ Phần cơ bản:
1)Đội hình đội ngũ.
- Quay phải quay trái, đi đều...: Điều khiển cả lớp tập 1-2 lần 
- Chia tổ tập luyện - gv quan sát sửa sai của các tổ và cá nhân.
2)Trò chơi vận động: Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh
- Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- Yêu cầu 1 nhóm làm mẫu và sau đó cho từng tổ chơi thử.
- Cả lớp thi đua chơi.
- Nhận xét - đánh giá biểu dương những đội thắng cuộc.
C/ Phần kết thúc:
- Hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học - giao bài tập về nhà./.
Âm nhạc:
ÔN BÀI HÁT: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2.
GV bộ môn dạy
Đạo đức: 
CÓ CHÍ THÌ NÊN(T1)
I/ Mục tiêu: 
 - HS biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Người có ý chí thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. 
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân để lập kế hoạch vượt qua.
II/ Chuẩn bị: GV: Một số mẫu chuyện về tấm gương vượt khó về các mặt.
 HS: SGK thẻ màu.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ: 
- Qua bài học tuần trước, các em đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: ghi đề
2/ Giảng bài :
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về hai tấm gương vượt khó 
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk
- Hđn 2 ( 7 phút) trả lời:
- Trần Bảo Đồng đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
- Trần Bảo Đồng đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên như thế nào?
- Em học được gì ở tấm gương đó?
- GV nhận xét - bổ sung.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
- GV nêu tình huống
TH 1) Đang học dở lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Lan đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trứơc hoàn cảnh đó Lan sẽ như thế nào?
TH 2) Trong một trận lũ lụt lớn, thật không may bố mẹ của Hiền không còn nữa. Hiền và em gái 5 tuổi trở thành mồ côi cha mẹ. Em thử đoán xem bạn Hiền sẽ gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và giải quyết những khó khăn đó ra sao? 
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 1, 2
- GV nêu lần lượt từng trường hợp.
- GV kết luận - Gọi đọc ghi nhớ.
- Kể những khó khăn em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
3/ Củng cố - dặn dò: 
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Sưu tầm 1vài mẫu chuyện nói về những gương hs: Có chí thì nên.
- Tìm hiểu hoàn cảnh của một số bạn trong lớp, trong trường hoặc địa phương em đề ra phương án giúp đỡ. 
- Nhận xét giờ học./.
- HS trả lời
- Nhận xét 
- Hs lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày - nx 
- Nhà nghèo, đông anh em
- Đồng biết sử dụng thời gian hợp lý
- Em học được ở họ sự vượt khó.
- Thảo luận nhóm 4 (mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung
- HS giơ thẻ màu(đỏ: có ý chí; xanh :không có ý chí)
- 4 HS đọc ghi nhớ
- 2 HS kể
- 2 HS đọc
- Hs lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_5_thu_5.doc