Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 17 đến tuần 20 - Trường Tiểu học A Khánh An

Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 17 đến tuần 20 - Trường Tiểu học A Khánh An

I - Mục tiêu

-Biết tìm hiểu nội dung đề tài.

-Biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà.

-Vẽ được bức tranh có hình ngơi nh.

II - Chuẩn bị

 1-Giáo viên :

 -Một số tranh ,ảnh phong cảnh có ngôi nhà ,có cây .

 -Hình minh hoạ cách vẽ .

 -Một vài phong cảnh của hoạ sĩ và của HS năm trước .

 2-Học sinh :

 -Vở tập vẽ .

 -Bút chì ,chì màu ,bút dạ .

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 17 đến tuần 20 - Trường Tiểu học A Khánh An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Bài 17 : Vẽ tranh
VẼ TRANH NGÔI NHÀ CỦA EM
I - Mục tiêu 
-Biết tìm hiểu nội dung đề tài.
-Biết cách vẽ tranh về đề tài ngơi nhà.
-Vẽ được bức tranh cĩ hình ngơi nhà.
II - Chuẩn bị 
	1-Giáo viên :
	-Một số tranh ,ảnh phong cảnh có ngôi nhà ,có cây .
	-Hình minh hoạ cách vẽ .
	-Một vài phong cảnh của hoạ sĩ và của HS năm trước .
	2-Học sinh :
	-Vở tập vẽ .
	-Bút chì ,chì màu ,bút dạ .
III -Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
	1-Ổn định :
	2-Kiểm tra : Đ D học tập của HS .
	3-Bài mới :
* Giới thiệu bài :......................
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: tìm ,chọn nội dung đề tài 
-Giới thiệu tranh , ảnh phong cảnh ở bài tập vẽ 17 vở tập vẽ và đặt câu hỏi cho HS quan sát ,nhận xét :
 +Bức tranh ,ảnh này có những hình ảnh gì ?
 +Các ngôi nhà trong tranh ,ảnh như thế nào ?
 +Kể tên những phần chính của ngôi nhà ?
 +Ngoài ngôi nhà ,tranh còn vẽ thêm những gì ?
*GV tóm tắt :Em có thể vẽ 1 hoặc 2 ngôi nhà khác nhau ,vẽ thêm cây , đường đi .
Hoạt động 2 : Cách vẽ 
-GV vẽ bảng và HD cách vẽ :
 +Vẽ hình ảnh chính trước ,hình ảnh phụ sau .
 +Vẽ chi tiết ở mỗi hình ảnh , chỉnh sửa và hoàn chỉnh bài vẽ .
 +Vẽ màu : HD học sinh dùng màu tươi sáng ,có đậm có nhạt và vẽ màu nền .
Hoạt động 3 : Thực hành 
-Tổ chức cho HS thực hành .
-Quan sát và giúp đõ HS trong quá trình làm bài.
-Gợi ý cho HS cách vẽ màu .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá 
-HD học sinh nhận xét bài vẽ về :
 +Sắp xếp hình ảnh .
 +Cách vẽ màu .
-GV nhận xét ,đánh bài vẽ của HS .
-Quan sát tranh ,ảnh ở vở tập vẽ hoặc trên bảng của GV .
-quan sát và trả lời các câu hỏi của GV.
-HS quan sát cách vẽ ở bảng .
-Vẽ bài cá nhân .
-Vẽ màu theo ý thích .
-Nhận xét bài của bạn :
 +Hình ảnh .
 +Vẽ màu 
HS khá, Giỏi:
Vẽ được bức tranh cĩ ngơi nhà và cĩ cảnh vật xung quanh.
	4-Dặn dò :
	 -Nhận xét chung :
	 -Quan sát cảnh nơi mình ở .
* Rút kinh nghiệm :
	.........................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 17	 Bài 17: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN
PHÚ QUÝ , GÀ MÁI
( Tranh dân gian Đông Hồ )
I-Mục tiêu
-Hiểu một vài nét về đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam.
II-Chuẩn bị
	1-Giáo viên 
	 -Tranh Phú Quý , Gà Mái ( tranh to ).
	 -Bộ đồ dùng DH.
	2-Học sinh
	 -Sưu tầm tranh dân gian ở sách báo.
 	 -Sưu tầm các bài vẽ của các bạn năm trước .
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
	1-Ổn định:
	2-Kiểm tra
	3-Bài mới ;
* Giới thiệu bài : .......
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Xem tranh
 * Tranh Phú quý
 -GV cho HS xem tranh mẫu và đặt câu hỏi gợi ý
 +Tranh có hình, ảnh nào?
 +Hình ảnh chính của bức tranh?
 +Hình em bé được vẽ như thế nào?
 -GV gợi ý để HS thấy được những hình ảnh khác
 -GV phân tích thêm:
 +Ngoài hình ảnh em bé, trong tranh còn có hình ảnh nào khác ?
 +Hình con vịt được vẽ như thế nào?
 +Màu sắc của những hình ảnh này ?
 -GV nhấn mạnh : Tranh Phú quý nói lên ước vọng của người dân về cuộc sống : mong cho con cái mạnh khoẻ, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý .
 *Tranh Gà mái 
 -Cho HS xem tranh 2- 3 phút và đặt câu hỏi :
 +Hình ảnh nào nỗi rỏ nhất trong tranh ?
 +Những màu nào có trong tranh ?
 -GV nhấn mạnh :Tranh Gà mái vẽ cảnh đàn gà con đang quây quần quanh gà mẹ.Gà mẹ tìm được mồi cho con, thể hiện sự quan tâm , chăm sóc đàn con. Bức tranh nói lên sự yên vui của gia đình nhà gà, cũng như mong muốn cuộc sống đầm ấm , no đủ của người nông dân .
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
 -GV nhận xét chung tiết học .
 +Khen ngợi HS tích cực phát biẻu .
-Xem tranh và trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV.
-HS quan sát và nhận ra các hình ảnh và màu sắc của tranh.
-Qua gợi ý của GV thấy được nội dung của tranh.
-Cả lớp xem tranh Gà mái ;
-Trả lời các câu hỏi ;
-Hiểu ý nghĩa của tranh.
-Theo dõi nhận xét 
HS khá, Giỏi:
Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
 4-Dặn dò:	 Sưu tầm tranh thiếu nhi.
*Rút kinh nghiệm :
	.......................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 17	 	Bài 17: Vẽ tranh
Đề tài : CHÚ BỘ ĐỘI
I-Mục tiêu 
-Hiểu đề tài chú bộ đội.
-Biết cách vẽ tranh đề tài Chú bộ đội.
-Vẽ được tranh về đề tài Chú bộ đội.	
II-chuẩn bị
	1-Giáo viên
` 	 -Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài bộ đội.
	 -Hình gợi ý cách vẽ tranh.
	 -Bài vẽ của HS năm trước.
	2-Học sinh
	 -Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ .
	 -Bút chì, tẩy ,màu vẽ .
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
	1-Ổn định :
	2-Kiểm tra:
	3-Bài mới :
* Giới thiệu bài : ...............
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
 -GV giới thiệu cho HS một số tranh ảnh và gợi ý nhận biết :
 +Tranh, ảnh về đề tài chú bộ đội .
 +Tranh về đề tài cô, chú bộ đội ;
 +Tranh về đề tài các cô, chú bộ đội rất phong phú : bộ đội với thiếu nhi, giúp dân , bộ đội hành quân .
 +Ngoaì hình ảnh cô, chú bộ đội còn có hình ảnh phụ để tranh sinh động.
-GV gợi ý 
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh 
-GV yêu cầu HS nhắc lai hình ảnh cô, chú bộ đội :
 +Quân phục: quần, áo, mũ và màu sắc .
 +Thiết bị : vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay,.........
-Gợi ý HS thể hiện nội dung.Có thể vẽ:
 +Chân dung cô hoặc chú bộ đội;
 +Bộ đội đi trên xe tăng hoặc trên mâm pháo;
 +Bộ đội luyện tập trên thao trường hay đứng gác ;
 +Bộ đội vui chơi với thiếu nhi;
 +Bộ đội giúp dân ;
-GV nhắc :
-Trước khi vẽ GV cho HS xem tranh của HS các năm trước .
Hoạt động 3: Thực hành 
-GV gợi ý HS tìm cách thể hiện nội dung.
-Nhắc HS cách vẽ.
-Quan sát HS và gợi ý cách vẽ đã HD.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
-GV cùng HS nhận xét một số bài đặt câu hỏi gợi ý về:
 +Cách thể hiện nội dung;
 +Bố cục, hình dáng .
 +Màu sắc.
-Quan sát và nhận biết .
-Nêu lên đề tài mà em biết .
-Nhớ lại cô, chú bộ đội ;
Hs quan sát.
-Vẽ hình ảnh trước;
-Vẽ các hình ảnh khác cho sinh động;
-HS thực hành.
 +Vẽ như hình và hướng dẫn vẽ của GV.
-Tham gia nhận xét ;
-Chọn các bài vẽ đẹp và xếp loại theo ý thích của mình.
HS khá, Giỏi:
Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
	4-Dặn dò :
	 -Quan sát lọ hoa.
*Rút kinh nghiệm :
	........................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 17	 Bài 17: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I-Mục tiêu 
	-Biết thêm về trang trí hình vuơng và ứng dụng của nĩ.
 -Biết cách trang trí hình vuơng.
 -Trang trí được hình vuơng theo yêu cầu của bài.
II-Chuẩn bị
	1-Giáo viên 
	 -Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông.
	 -Một số bài trang trí hình vuông của HS năm trước.
	 -Hình HD các bước trang trí hình vuông.
	2-Học sinh
	 -Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	 -Bút chì, tẩy , com pa, thước kẻ , màu vẽ .
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
	1-Ổn định :
	2-Kiểm tra :
	3-Bài mới:
* Giới thiệu bài : .....
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
 Hoạt đọng 1:Quan sát, nhận xét 
 -GV giới thiệu bài trang trí hình vuông để HS nhận xét và tìm ra cách trang trí .
 +Các hoạ tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo, qua trục.
 +Hoạ tiết chính thường ở giữa và to.
 +Hoạ tiết phụ thường nhỏ, ở 4 góc,xung quanh.
 +Những hoạ tiêt giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
 +Màu sắc và đậm nhạt rỏ trọng tâm của bài.
-GV vừa giới thiệu vừa đặt câu hỏi HS trả lời.
 Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông
 -GV kẻ ở bảng các hình vuông, yêu cầu HS xem hình3 tr 41 SGK để HD .
 +Kẻ trục.
 +Tìm và vẽ các mảng trang trí vẽ minh hoạ trên bảng từ 2 đến 3 cách mảng trang trí khác nhau.
-GV sử dụng một số hoạ tiết như hình hoa, lá đơn giản vẽ vào hình mảng to phù hợp để HS nhận ra .
 +Cách sắp xếp hoạ tiết(nhắc lại, xen kẻ,...)
 +Cách vẽ hoạ tiết vào các mảng.Sau đó cho HS lên bảng vẽ hoạ tiết vào các hình còn lại.
-GV gợi ý cách vẽ màu:
 +Không vẽ quá nhiều màu .
 +Vẽ màu vào họa tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau.
 +Màu sắc cần có nóng, có lạnh, có đậm, có nhạt để làm rỏ trọng tâm.
 Hoạt động 3: Thực hành 
 -GV nhắc HS:
 +Vẽ hình vuông với khổ giấy ;
 +Kẻ các đường trục bằng bút chì;
 +Vẽ các hình mảng theo ý thích : hình mảng chính ở giữa, các hình phụ ở 4 góc hoặc xunh quanh.
 +Các hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và cùng màu có đậm, có nhạt.
 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
 -GV cùng HS tìm chọn một số bài vẽ có ưu điểm và nhược điểm điển hình để cùng đánh giá xếp loại bài.
-Quan sát và tìm ra cách trang trí.
-Trả lời các câu hỏi của GV.
-HS xem SGK tr 41.
-HS lên bảng vẽ hoạ tiết 
-HS làm bài .
-Chọn màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
-HS tham gia nhận xét bài của bạn.
HS khá, Giỏi:
Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với hình vuơng, tơ màu đều, rõ hình chính, phụ.
	4-Dặn dò:
	 -Nhận xét tiết học :
	 -Quan sát hình dáng, màu sắc của các lọ và quả.
*Rút kinh nghiệm:
....................... ... ạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
 - GV và HS cùng nhận xét 1 số bài vẽ hoặc nặn...
 - GV động viên, khen ngợi hs...
HS quan sát nhận xét, trả lời.
Học sinh quan sát.
Học sinh quan sát cách vẽ.
Học sinh quan sát cách nặn
HS quan sát quả chuối và thực hành vào VTV
HS nhận xét 1 số bài vẽ của hs
HS khá, Giỏi:
Vẽ được hình một vài loại quả dạng trịn và vẽ màu theo ý thích.
 4. Dặn dò:
 Quan sát 1 số quả cây để thấy được hình dáng, màu sắc của chúng.
* Rút kinh nghiệm :
	.............................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20 	 Bài 20: Vẽ theo mẫu 
VẼ CÁI TÚI SÁCH
I. Mục tiêu.
-Hiểu hình dáng, đặc điểm của một vài loại túi xách.
-Biết cách vẽ cái túi xách.
-Vẽ được cái túi xách theo mẫu.
II. Chuẩn bị.	
 GV : Sưu tầm vài dạng túi sách, hình vẽ túi sách của HS năm trước (nếu có).
 HS : Giấy vẽ hoặc VTV. Bút chì, màu.
III. Các hoạt động dạy và học. 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra ĐDHT của HS.
3. Giảng bài mới.: GV chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung bài...
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú 
vHoạt động 1: Quan sát nhận xét.
GV cho HS quan sát vài dạng túi sách.
Các dạng túi sách trên có giống nhau không?
Khác nhau về đặc điểm gì?
Cái túi sách gồm có các bộ phận gì?
Em thích nhất là dạng túi nào?
GV : có nhiều dạng túi sách khác nhau mỗâi dạng có cách trang trí và màu sắc khác nhau.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
GV để mẫu cái túi sách cho cả lớp đều nhìn thấy.
Muốn vẽ cái túi sách các em cần quan sát so sánh chiều cao và chiều ngang, xác định túi là dạng khung hình gì.
Phác hình vào trang giấy sao cho vừa phải (không lớn hoặc nhỏ quá).
Xác định các vị trí, phác các nét thẳng.
Điều chỉnh cho giống mẫu.
v Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho hs quan xác bài vẽ của hs năm trước
- Gợi ý cho hs quan sát, so sánh các tỉ lệ, phác vào khung hình điều chỉnh, trang trí theo ý thích.
v Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá.
 - GV và HS cùng nhận xét 1 số bài
 - GV yêu cầu HS chọn bài mà mình thích.
HS quan sát:
HS trả lời.
HS quan sát mẫu.
HS quan sát so sánh các tỉ lệ.
HS quan sát và tiến hành thực hành
HS phác hình vào trang giấy trong VTV.
HS nhận xét 1 số bài vẽ.
HS khá, Giỏi:
Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
5. Dặn dò: 
Quan sát một số dáng người
*Rút kinh nghiệm :
	.......................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20 Bài: 20 Vẽ tranh đề tài
NGÀY TẾT VÀ LỄ HỘI
I. Mục tiêu.
-Hiểu nội dung đề tài về ngày Tết hoặc ngày lễ hội.
-Biết cách vẽ tranh về ngày Tết hay lễ hội.
-Vẽ được tranh về ngày Tết hay lễ hội.
II. Chuẩn bị.	
GV : 1 số tranh, ảnh của họa sĩ hay của học sinh về đề tài lễ hội, ngày tết.
HS : VTV, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu. Sưu tầm tranh về đề tài tết, lễ hội.
III. Các hoạt động dạy và học. 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra ĐDHT của HS.
3. Giảng bài mới.
- Giới thiệu bài: GV chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung bài... 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú 
v Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
GV cho HS quan sát tranh, ảnh để các em nhận ra.
- Ngày tết, lễ hội thường diễn ra các hoạt động gì?
- Hình ảnh và cách trang trí trong ngày tết, lễ hội.
- Hãy kể lại ngày tết, lễ hội ở địa phương mình?
- Không khí và các hoạt động như thế nào? 
+ Trong ngày hội có nhiều hoạt động khác nhau.
GV: Ngày têùt, lễ hội có nhiều hoạt động, rất nhộn nhip, đông vui, màu sắc rực rỡ, cờ hoa rực rỡ...
v Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
GV gợi ý HS chọn 1 hoạt động mà em thích.
Chọn nội dung, hình ảnh để vẽ như: đấu vật, múa lân, thăm ông bà...
Chọn hình ảnh chính, phụ.
Phác hình ảnh vào trang giấy cho phù hợp, hình ảnh chính vẽ trước, hình ảnh phụ vẽ sau....
Vẽ màu vui tươi, rực rỡ có đạâm, nhạt....
GV cho hs xem tranh của họa sĩ, hs...
v Thực hành.
Gợi ý hs chọn hình ảnh gần gũi như đua thuyền...
Vẽ hình ảnh sao cho thuận mắt về người, cảnh
Chọn màu tươi vui, rực rỡ.
v Nhận xét , đánh giá.
 - GV nhận xét 1 số bài động viên, khen ngợi hs..
Học sinh quan sát và trả lời.
HS diễn tả ngày tết, lễ hội ở quê hương mình.
HS quan sát theo cách vẽ
HS quan sát tranh.
HS thực hành vào VTV sắp xếp bố cục cho phù hợp.
HS nhận xét 1 số bài vẽ 
HS khá, Giỏi:
Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
4. Dặn dò: Hoàn thành tiếp bài vẽ ở nhà (nếu chưa xong), Quan sát 1 số tượng.
Rút kinh nghiệm :
	.....................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20 Bài: 20: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM
I. Mục tiêu. 
 -Hiểu đề tài về các ngày hội truyền thống của quê hương.
 -Biết cách vẽ tranh về đề tài ngày hội.
 -Vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.
II. Chuẩn bị.	
GV : 1 số tranh, ảnh của họa sĩ và hs.
HS : VTV, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu. Sưu tầm tranh về đề tài lễ hội
III. Các hoạt động dạy và học. 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra ĐDHT của HS.
3. Giảng bài mới.
- Giới thiệu bài: GV chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung bài... 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
v Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
GV cho HS quan sát tranh ở SGK để các em nhận ra.
+ Trong ngày hội có nhiều hoạt động khác nhau.
+ Mỗi địa phương mang bản săùc riêng và tổ chức các hoạt động khác nhau như: đua thuyền, chọi gà, rước kiệu, múa rồng....
+ Gợi ý hs quan sát hình ảnh, bố cục, màu sắc...
Em hãy kể về ngày hội ở quê hương mình?
GV: Ngày hội có nhiều hoạt động, rất nhộn nhip, đông vui, màu sắc rực rỡ, cờ hoa rực rỡ...
v Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
GV gợi ý HS chọn 1 ngày hội mà em thích.
Chọn nội dung, hình ảnh để vẽ như: đấu vật...
Chọn hình ảnh chính, phụ.
Phác hình ảnh vào trang giấy cho phù hợp, hình ảnh chính vẽ trước, hình ảnh phụ vẽ sau....
Vẽ màu vui tươi, rực rỡ có đậâm, nhạt....
GV cho hs xem tranh của họa sĩ, hs...
v Hoạt động 3: Thực hành.
Gợi ý hs chọn hình ảnh gần gũi như đua thuyền, múa lân,
Vẽ hình ảnh sao cho thuận mắt về người, cảnh.
Chọn màu tươi vui, rực rỡ.
v Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá.
 - GV, hs nhận xét 1 số bài về: bố cục, hình ảnh, màu sắcxem 1 số bài nào cần chỉnh sửa lại ra sao?
- Động viên khen ngợi các em, khuyến khích các em hoàn thành tiếp ở nhà (nếu chưa xong ở lớp). 
Học sinh quan sát.
HS diễn tả ngày hội ở quê hương mình.
HS quan sát theo cách vẽ
HS quan sát tranh.
HS thực hành vào VTV sắp xếp bố cục cho phù hợp.
HS nhận xét 1 số bài vẽ 
 HS khá, Giỏi:
Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
4. Dặn dò: quan sát đồ vật có trang trí hình tròn.
*Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20 Bài: 20 Vẽ theo mẫu
VẼ MẪU CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
I. Mục tiêu.
-Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu.
-Biết cách vẽ mẫu cĩ hai vật mẫu.
-Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.
II. Chuẩn bị.	
GV 1 số lọ hoa, quả, 1 số tranh, ảnh 1 số kiểu dáng lọ hoa, quả
HS : VTV, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu...
III. Các hoạt động dạy và học. 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra ĐDHT của HS.
3. Giảng bài mới.
- Giới thiệu bài: GV chọn cách giới thiệu cho phù hợp với nội dung bài... 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
v Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
GV bày mẫu để hs chonï mẫu và cách đặt mẫu, gợi ý cho hs quan sát, nhận xét.
Bố cục tỉ lệ chung của mẫu: chiều rộng, chiều cao của toàn mẫu.
Tìm vị trí của mẫu: trước, sau, che khuất....
Tìm hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của lọ và quả.
Tìm ánh sáng chiếu vào mẫu để thấy độ đậm nhạt và màu sắc của mẫu. 
* Gv phân tích để hs hiểu thêm.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
* GV phác lên bảng hoặc treo tranh hướng dẫn cách vẽ để hs quan sát
- Tìm tỉ lệ chung của mẫu (chiềâu cao, ngang...) sắp xếp khung hình vào phần giấy cho phù hợp.
- So sánh tỉ lệ và phác khung hình chung của lọ, quả.
- Tìm đường trục. Phác hình dáng của chúng bằng nét phác mờ.
- Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho giống mẫu.
- Vẽ đậm nhạt theo mẫu hoặc vẽ màu theo ý thích.
v Hoạt động 3: Thực hành.
- GV gợi ý cho HS quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ.
- So sánh tìm tỉ lệ chung, tỉ lệ riêng của mẫu.
- Phác nét và điều chỉnh hình cho giống mẫu.
- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích.
- Giúp đỡ và hướng dẫn lại một số học sinh yếu.
v Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá.
 - GV và HS cùng nhận xét 1 số bài
 - GV động viên, khen ngợi hs..
 - Yêu cầu một số học sinh hoàn thành tiếp ở nhà nếu chưa xong.
-Học sinh quan sát, nhận xét.
HS quan sát mẫu, so sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của mẫu.
Quan sát cách vẽ
HS quan sát mẫu và thực hành vào VTV
HS nhận xét 1 số bài vẽ. Chọn bài đúng tỉ lệ, bố cucï, màu sắc.
 HS khá, Giỏi:
Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
4. Dặn dò: 
 Sưu tầm các bài tập nặn, chuẩn bị đất nặn cho bài sau.
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17,18,19,20.doc