Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 10 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 10 (Bản 2 cột)

ÔN TẬP TIẾT 1

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

 - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ;

 2. Kiến thức:

- Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

3. Giáo dục:

- HS yêu thích môn học.

II/Đồ dùng dạy học

1. Học sinh: SGK

2.Giáo viên:

- Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc

- Phiếu kẻ bảng ở bài tập 2

 

doc 41 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 10 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ 2
Ngày soạn: 21/10/2011 Ngày giảng 24/10/2011
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 10
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
ÔN TẬP TIẾT 1
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
	- Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ;
 2. Kiến thức:
- Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
3. Giáo dục:
- HS yêu thích môn học.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
- Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
- Phiếu kẻ bảng ở bài tập 2
III/ Các hoạt động dạy và học
	Hoạt động dạy 
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Không 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng. 
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 - 2 phút)
- Gọi HS đọc bài trong sgk 
( hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc 
- Nhận xét ghi điểm . 
c. Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
? Em đã được học những chủ điểm nào?
? Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy ?
Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
* Nhận xét kết luận lời giải đúng
4. Củng cố - 
 ? Nêu tên các chủ điểm các em đã học từ đầu năm đến giờ ?
5. dặn dò: 
- Dặn HS chuẩn bị kiểm tra tiếp lần.
- Nhận xét tiết học 
 1’
 1’
23’
12’
 3’
1'
- Hát
- HS lần lượt lên bốc thăm chọn bài 
- Đọc bài 
- Trả lời 
- HS đọc
+ VN- tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên
+ Sắc màu em yêu của Phạm Hổ
+ Bài ca về trái đất của Định Hải
+ Ê-mi-li con của Tố Hữu
+ Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà của Quang Huy
+ Trước cổng trời của Nguyễn Đình Ánh
- Làm bài theo nhóm 4, đại diên nhóm trình bày
Chủ điểm
tên bài
tác giả
nội dung
VN- Tổ quốc em
sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật con người trên đất nước VN
cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên không có chiến tranh
Ê-mi-li con
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh XL của Mĩ ở VN
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp
Trước cổng trời
Nguyễn Đình Ánh
Vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của một vùng cao.
- Trả lời
---------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG 
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng:
- Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân ; đọc, viết số thập phân đúng chính xác.
3. Giáo dục:
 - HS say mê học toán tự giác làm bài
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Bảng con, SGK
2.Giáo viên: Bảng phụ viết Nội dung bài
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới :
a.Giới thiệu bài : Trong tiết học này các em cùng ôn tập về chuyển các phân số thành số thập phân, đọc, viết và so sánh số thập phân, giải bài toán có liên quan.
b. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
? Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Nhận xét, sửa sai .
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền phải trả sẽ thay đổi như thế nào ?
? Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này ?
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách trên.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu rõ đâu là bước “rút về đơn vị” , đâu là bước “tìm tỉ số” trong bài giải của mình.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố 
? Đơn vị đo độ dài đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn ?
5. dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài và giấy để giờ học sau kiểm tra 1 tiết .
- Nhận xét tiết học 
1’
4’
1’
7’
8’
8’
8’
3’
1'
- Hát
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) = 12,7 (mười hai phẩy bảy)
b) = 0,65
c) = 2,005
d) = 0,008
- 1 em đọc, lớp thầm
- Chuyển các số đo về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
- Hoạt động cặp đôi, đại diện 4 cặp lên bảng.
- 1 số HS giải thích 
a) 11,20 km > 11,02 km
b) 11,02 km = 11,020km
c) 11km20m = 11km = 11,02km
d) 11 020m = 1100m + 20m 
 = 11km 20m = 11,02km
Vậy các số đo ở b, c, d bằng 11,02km
- 1 em đọc, lớp thầm
- Làm bài trên bảng con
a) 4 m85cm = 4,85m
b) 72 ha = 0,72km²
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180000 đồng.
- Bài toán hỏi : Mua 36 hộp đồ dùng như thế thì hết bao nhiêu tiền ?
- Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua bao nhiêu lần thì số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán.
* Cách 1 : Rút về đơn vị
* Cách 2 : Tìm tỉ số
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập ( mỗi bạn làm 1 cách)
Bài giải
* Cách 1 : 
Giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán là : 
 180 000 : 12 = 15 000 (đồng) 
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là : 
 15 000 36 = 540 000 (đồng ) 
 Đáp số : 540 000 đồng .
* Cách 2 : 
36 hộp gấp 12 hộp số lần là : 
 36 : 12 = 3 (lần) 
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là 
 180 000 3 = 540 000 (đồng ) 
 Đáp số : 540 000 đồng 
- 2 HS nhận xét.
- HS lần lượt nêu : 
* Bước tìm giá tiền của 1 hộp đồ dùng là bước “rút về đơn vị”
* Bước tìm số lần 36 hộp gấp 12 hộp là bước “tìm tỉ số”.
Đơn vị đo độ dài đơn vị lớn gấp mười lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng một phần mười đơn vị lớn hơn.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
TÌNH BẠN (Tiết 2)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được kết giao bạn bè.
2. Kĩ năng:
	 - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. 
3. Giáo dục:
 	- Thân ái, đoàn kết với bạn bè
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: - Các tranh ảnh , bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
	 - Các câu ca dao tục ngữ , thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
	- Thế nào là nhớ ơn tổ tiên? Nêu một số biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên?
- 2 HS lên bảng
-GV nhận xét, đánh giá
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài: 
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài
b. Dạy học nội dung:
* Hoạt động 1: Đóng vai: bài tập 1
+ Mục tiêu: HS biết ứng sử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều gì sai
+ cách tiến hành: 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập
- Các nhóm thảo luận và đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Thảo luận cả lớp:
H: Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên bạn không?
H: Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận có trách bạn không?
H: Em có nhận xét gì về cách ứng sử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng sử nào là phù hợp? vì sao?
GVKL: Cần khuyên ngăn bạn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, Như thế mới là người bạn tốt
* Hoạt động 2: Tự liên hệ
+ Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối sử với bạn bè
+ cách tiến hành
- Yêu cầu HS tự liên hệ
- HS trao đổi trong nhóm 
- Gọi 1 số HS bày trước lớp
- GV nhận xét 
* Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề tình bạn
+ Mục tiêu: củng cố bài
+ cách tiến hành
Có thể tự HS xung phong lên kể, đọc thơ...
- GV nhận xét
10'
10'
6'
- HS hoạt động nhóm, thảo luận và đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
HS lần lượt trả lời
- HS suy nghĩ trả lời
- HS thảo luận nhóm 2
- Một số HS trình bày trước lớp
- 2 , 3 HS trình bày
4. Củng cố:
3’
-Em cần làm gì để giữ gìn tình bạn ?
-Học sinh nêu lại
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3:
Ngày soạn: 22/10/2011 Ngày giảng 25/10/2011
Tiết 1: Toán 
Kiểm tra định kì giữa học kì I
( Đề chung do chuyên môn phòng ra )
------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Lịch sử
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- HS biết ngày 2 - 9 - 1945 tại Quảng trường Ba Đình HN chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà. Ngày 2 - 9 trở thành ngày quốc khánh của dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Nêu được ngày 2 - 9 1945 tại Quảng trường Ba Đình HN chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 - 9 trở thành ngày quốc khánh của dân tộc.
3. Giáo dục:
-Biết ơn, kính trọng và yêu quý Bác, chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với Bác.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: sgk,..
2.Giáo viên: 
- Bản đồ VN.
- Phiếu học tập của HS .
- Tư liệu lịch sử liên quan tới thời kì 2/9/1945
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu bài học .
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: 
- HS quan sát các hìmh minh hoạ về ngày 2-9-1945 và yêu cầu nêu sự kiện lịch sử được minh hoạ
- Trong giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử trọng đại này của dân tộc ta qua bài Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
b. Tiến hành các hoạt động : 
* Hoạt động 1: Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945
- Yêu cầu HS đọc SGK và dùng tranh ảnh minh hoạ của SGK miêu tả quang cảnh của HN vào ngày 2-9-1945.
Hoạt động 2 : Diễn biến buổi lễ tuyên ngôn ... nh sốt xuất huyết :
+ Tránh không để muỗi đốt : Nằm màn, mặc quần áo dài, xoa kem chống muỗi,..
+Diệt muỗi : Đốt lá vỏ trái cây xua muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
+ Tránh không cho muỗi có chỗ đẻ trứng: Làm vệ sinh nhà cửa và môi trường sạch sẽ, lấp các vũng nước đọng, đậy nắp cống rãnh.
* Phòng bệnh viêm não :
- Như nhóm 2 : Thêm : Đi tiêm phòng, nuôi súc vật cách xa nơi ở.
* Phòng tránh nhiễm HIV / AIDS :
+ Không tiêm chích khi không cần thiết :Dùng kim tiêm một lần rồi bỏ.Tiệt trùng kim tiêm trước khi dùng.
+ Sinh hoạt hằng ngày lành mạnh : Không tiêm chích ma túy Không quan hệ tình dục bừa bãi.
+ Không truyền máu nếu không biết rõ nguồn gốc: Không dùng chung các dụng cụ có dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng...
- Các nhóm nhận xét
+ Không tiêm chích khi không cần thiết :Dùng kim tiêm một lần rồi bỏ.Tiệt trùng kim tiêm trước khi dùng.....
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6
Ngày soạn: 24/10/2011 Ngày giảng 28/10/2011
Tiết 1: Toán
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện tính tổng nhiều số thập phân tương tự như tính tổng hai số thập phân. Nhận biết tính chất kết hợp của các số thập phân.
2. Kĩ năng:
- HS dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuận tiện đúng chính xác.
3. Giáo dục:
-Có ý thức học tập, say mê giải các bài toán nhanh, đúng
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: Kẻ sẵn bài 2
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Hoạt động dạy 
Tg
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới :
a.Giới thiệu bài : Trực tiếp .
b.Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân.
*) Ví dụ :
- Nêu bài toán : Có ba thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5l thùng thứ hai có 36,75l , thùng thứ ba có 14,5l. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu?
? Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng ?
- Nêu : Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5.
- HD cách đặt tính và tính 
 78,75
? Nêu cách tính tổng nhiều STP ?
*) Bài toán
- Nêu bài toán : Người ta uốn sợi dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh là : 8,7dm ; 6,25dm ; 10dm. Tính chu vi của hình tam giác đó.
? Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
- Yêu cầu HS giải bài toán trên.
- GV nhận xét, ghi điểm
c. Luyện tập :
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.
- Nhận xét, ghi điểm .
Bài 2:
- Yêu cầu đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp.
1’
3’
1’
7’
7’
8’
- Hát
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét .
 433,545 563,552
- HS nghe.
- Tính tổng 37,5 + 36,75 + 14,5 
- Đặt tính và tính tổng nhiều STP cũng làm tương tự như tính tổng hai số thập phân 
* Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- HS nghe và phân tích bài toán.
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
 Chu vi của hình tam giác là :
 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm) 
 Đáp số : 24,95 dm
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 28,87 76,76
 60,14 1,64
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- Làm việc theo 4 nhóm 
a
b
c
(a + b) + c
a + ( b + c )
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8 ) + 1,2
= 10,5
2,5 +
(6,8+1,2) = =10,5
1,34
0,52
4
(1,34 + 0,52) + 4
= 5,86
1,34 +
( 0,52 + 4) )
= 5,86
- Gọi HS nêu nhận xét sgk
- GV chốt lại đưa ra công thức:
(a+b) + c = a + (b+c)
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm 1 phần .
- Gọi HS các nhóm nhận xét .
- Nhận xét .
4. Củng cố 
? Muốn cộng nhiều số thập phân ta làm ntn ?
5.Dặn dò :
 - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học.
9’
3’
1'
- 2,3 em đọc lại
- 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- Thảo luận nhóm làm bài vào bảng nhóm dán lên bảng .
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 b)38,6 + 2,09 + 7,91
 = 12,7 + 1,3 + 5,89 = 38,6+(2,09+ ,91)
 = 14 + 5,89 = 38,6 + 10
 = 19,89 = 48,6
(Sử dụng tính chất giao hoán)(Sử dụng tính chất kết hợp) 
c) 5,75 + 7,8 + 4,25+1,2 = (5,75+4,25)+(7,8+1,2) = 10 + 10 = 20 
(Sử dụng tính chất giao hoán)(Sử dụng tính chất kết hợp)
- Các nhóm nhận xét bài của nhau .
- Ta đặt tính như cộng 2 số thập phân
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I ( ĐỌC)
Đề chung do phòng ra.
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
NÔNG NGHIỆP
(Tích hợp GDBVMT: Liên hệ)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất . Sử dụng lược đồ để bước đầu NX về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp. Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta ( lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn ). 
2. Kĩ năng:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta..
3. Giáo dục:
- GDHS ý thức học bộ môn, Biết bảo vệ môi trường khi trồng trọt chăn nuôi.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
- Bản đồ kinh tế Việt Nam .
- Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta .
III/ Các hoạt động dạy và học
Tích hợp GDBVMT: Liên hệ cuối bài
Hoạt động dạy 
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS trả lời câu hỏi .
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? 
? Mật độ dân số nước ta như thế nào ? 
- Nhận xét ghi điểm .
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp .
b. Tiến hành các hoạt động .
b.1.Ngành trồng trọt : 
Hoạt động 1: ( Làm việc cả lớp ) 
- Gọi HS đọc thông tin trong sgk TLCH 
? Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ? 
? So với ngành chăn nuôi ngành trồng trọt phát triển ntn ? 
- Giải thích : Nếu gọi tổng sản phẩm thu nhập từ nông nghiệp nước ta có giá trị là 4 phần thì đóng góp của ngành trồng trọt là 3 phần, ngành chăn nuôi là 3 phần .
- Tóm tắt : 
+ Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp .
+ Ở nước ta trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi .
Hoạt động 2 : ( Làm việc theo cặp ) 
- Cho HS quan sát hình 1 và TLCH : 
? Kể tên một số cây trồng ở nước ta ?
? Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả ? .
- Kết luận : Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều . 
? Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng ? 
? Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo ? 
- Tóm tắt : VN là nước đứng thứ hai trong những nước xuất khẩu gạo trên thế giới .
Hoạt động 3 : ( Làm việc cá nhân ) 
? Em hãy quan sát hình 1 cho biết lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm ( chè, cà phê, cao su, ... ) được trông chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng 
- Gọi HS lên bảng chỉ bản đồ về vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu ở nước ta 
- Kết luận : 
+ Cây lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ .
+ Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi . Vùng núi phía bắc trồng nhiều chè, Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu, ....
+ Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc .
- Gọi HS kể về các loại cây trồng ở địa phương em .
2. 2. Ngành chăn nuôi : 
Hoạt động 4 ( Làm việc cả lớp ) 
- Cho HS đọc thông tin ở sgk và TLCH 
? Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng ? 
? Em hãy kể một số vật nuôi ở nước ta ? 
? Dựa vào hình 1, em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng ? 
- Rút ra bài học : ( sgk / 88 )
4. Củng cố 
- Nhắc lại nội dung chính của bài .
- Khi chăn nuôi hay trồng trọt phải biết bảo vệ môi trường.
5.Dặn dò : 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét giờ học . 
 1’
 4’
 1’
 7’
 7’
 6’
 6’
 3’
1'
- Hát 
- Nước ta có 54 dân tộc anh em .
- Mật độ dân số cao .
- 1 HS đọc thông tin sgk : 
- Trong nông nghiệp trồng trọt là ngành sản xuất chính .
- Trồng trọt đóng góp 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp .
Quan sát hình và TLCH :
- Nêu .
- Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới .
- Đủ ăn và dư gạo xuất khẩu 
- Lúa gạo được trồng ở đồng bằng, cây công nghiệp lâu năm được trồng ở vùng núi và cao nguyên 
- 1,2 HS lên chỉ 
- 3 - 4 HS kể .
- 1 HS đọc thông tin .
- Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo : ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến sẵn và nhu cầu thịt, trứng, sữa,... của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển .
- Nêu
- Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi. Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng .
- Đọc bài học 
- Nhắc lại
-------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I 
Đề chung do phòng ra.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 10
I.Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II.Nhận định chung tuần 10:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ., 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: .
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và dạt được điểm giỏi: ..
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: ...
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia trồng cây vông để rào trường, có một số bạn đã hoàn thành đầy đủ,còn một số bạn chưa tham gia .
	-Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
II.Phương hướng tuần 11
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_10_ban_2_cot.doc