Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 20 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 20 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Tập đọc

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Đọc đúng lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phù hợp. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

 - Hiểu được ND bài: Ca ngợi Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bảng phụ, tranh ảnh.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

Nêu nội dung chính của vở kịch Người công dân số 1.

2. Dạy bài mới:

+ Giới thiệu

+ hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 a. Luyện đọc

- Một HS đọc bài.

 - Hướng dẫn HS đọc các từ khó.

- HS nối tiếp đọc từng đoạn. GV kết hợp giúp HS luyện đọc đúng và giải nghĩa một số từ khó.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - Một hai HS đọc lại bài.

 

doc 27 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 20 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Buổi sáng:
Tiết 1
Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2008
Tập đọc
Thái sư trần thủ độ
I- Mục tiêu bài học:
 - Đọc đúng lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phù hợp. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
 - Hiểu được ND bài: Ca ngợi Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ, tranh ảnh.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu nội dung chính của vở kịch Người công dân số 1.
2. Dạy bài mới: 
+ Giới thiệu 
+ hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a. Luyện đọc
- Một HS đọc bài.
 - Hướng dẫn HS đọc các từ khó.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn. GV kết hợp giúp HS luyện đọc đúng và giải nghĩa một số từ khó. 
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 - Một hai HS đọc lại bài.
b. Tìm hiểu bài 
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi sau.
Khi có người định xin chức câu đương Trần Thủ Độ đã làm gì?
Trước việc làm của người quân hiệu Trần Thủ Độ đã làm gì?
Khi biết có viên quan tâu rằng mình chuyên quyền Trần Thủ Độ đã giải quyết ra sao?
Lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ chứng tỏ ông là người như thế nào?
 c. Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc bài văn theo lối phân vai.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 theo cách phân vai theo trình tự quy định.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Chính tả
Cánh cam lạc mẹ 
 I- Mục tiêu bài học:
- Nghe viết đúng chính tả bài Cánh cam lạc mẹ.
- Luyện viết đúng các tiếng có phụ âm đầu r/d/gi.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu 
2.Hưóng dẫn HS viết 
- GV đọc bài chính tả Cánh cam lạc mẹ. HS theo dõi trong SGK.
 Yêu cầu HS nêu nội dung của bài chính tả.
- HS đọc thầm lại bài chính tả xem lại các từ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc bài cho HS viết chính tả. 
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. GV chấm chữa bài . . . 
3 .Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
- HS làm bài tập 2 theo từng nhóm. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, chữa bài.
- Sau khi hoàn thành bài tập, cho vài HS đọc lại mẩu chuyện và nhận xét xem câu chuyện buồn cười ở chỗ nào.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Toán
luyện tập
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS : 
Củng cố về quy tắc tính chu vi hình tròn.
Nhớ và biết vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải các bài tập có liên quan.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra bài tập tiết trước của HS.
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình tròn.
2. Dạy bài mới: 
+ Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: 
HS vận dụng công thức tính chu vi hình tròn rồi ghi kết quả vào vở bài tập.
Bài 2: 
HS tự làm. GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu cách tính đường kính, bán kính của hình tròn khi biết chu vi của nó. 
Bài 3: 
- 1 HS đọc bài toán, GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- Một HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
 Lưu ý HS: bánh ô tô lăn 1 vòng thì ô tô sẽ đi dược một đoạn đường bằng chu vi của bánh ô tô.
+ Chấm chữa bài
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện Tiếng Việt
Luyện đề: tả người
I- Mục tiêu bài học: 
	 Rèn cho HS kĩ năng viết một bài văn tả người.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý.
 GV lưu ý HS: đề bài không yêu cầu HS tả một người cụ thể nào mà cho các em tự lựa chọn nên các em có thể chọn tả một người mà em rất yêu quý đó có thể là một người bạn, một người thân của em. 
HĐ2: HS làm bài
Thu, chấm một số bài
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Khoa học
Sự biến đổi hoá học
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt giữa sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
- Thực hiện được một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
II- Phương Tiện dạy học:
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS nêu mục bạn cần biết đã học ở tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Trò chơi Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học
 Bước 1: Học theo nhóm
GV hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển HS thực hiện trò chơi đã được giới thiệu trong SGK.
Bước 2: Học theo lớp
- Đại diện các nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình.
- GV chốt ý chính: sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác động của nhiệt.
HĐ2: Thực hành xử lí thông tin
Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình:
Đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi ở mục thực hành SGK và thảo luận theo các câu hỏi trong SGK. 
Bước 2: Học theo lớp
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm trả lời một câu hỏi.
HS đọc mục Bạn cần biết.
GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Luyện Thể dục
 Tuần 19
I- Mục tiêu bài học:
 Tổ chức cho HS chơi các trò chơi mà các em yêu thích: Chạy tiếp sức vòng tròn, Ai nhanh và khéo hơn.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động..
II- Phương Tiện dạy học:
 Chuẩn bị còi và kẻ sân để tổ chức trò chơi. 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu
Tập trung HS, phổ biến ND giờ học. Cho HS chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi Kết bạn.
2. Phần cơ bản 
HĐ1: Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
Tổ chức cho HS chơi theo từng tổ.
HĐ2: Chơi trò chơi Ai nhanh và khéo hơn.
- Tổ chức cho HS chơi theo tổ, nhắc nhở HS tham gia chơi tích cực song cần phòng tránh chấn thương.
- Đề nghị lớp trưởng điều khiển .GV quan sát nhận xét, biểu dương những HS tích cực chơi, nhắc nhở những HS còn phạm quy.
3. Phần kết thúc 
 - Cho HS đi theo đội hình vòng tròn lớn vừa đi vừa tập các động tác thả lỏng. Sau đó khép lại thành vòng tròn bé, GV yêu cầu HS đứng lại và quay mặt vào trong.
 - GV cùng HS hệ thống lại ND bài học. 
 - GV nhận xét, đánh giá giờ dạy. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2008
Thi khảo sát lại học sinh khối 5
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Toán
 diện tích hình tròn 
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
Nắm được công thức tính diện tích hình tròn.
Vận dụng để giải các bài tập.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập tiết trước.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu
b. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn
- Cho HS tìm hiểu ví dụ trong SGK.
- GV giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn
S = r x r x 3,14
- Cho vài HS nhắc lại công thức và vận dụng để giải nhanh một số bài toán (VD: tính diện tích hình tròn có bán kính 3cm)
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1,2:
 HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn để tính rồi ghi kết quả vào vở bài tập, một HS làm vào bảng phụ.
 Bài 3: 
 - HS đọc đề bài.
 - HS tự giải đổi vở cho bạn để kiểm tra bài lẫn nhau.
d. Chấm, chữa một số bài
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Luyện từ và câu
MRVT: CÔNG DÂN
I- Mục tiêu bài học:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ với chủ điểm Công dân.
- Biết cách sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ, từ điển
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài tập tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu
b . Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1: 
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa của từ công dân.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: 
- HS tra cứu từ điển, tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa rõ nghĩa.
 - HS làm việc cá nhân.
- Chữa bài.
- GV điền vào bảng phụ.
Công là của nhà nước, của chung
Công là không thiên vị
Công là thợ. khéo tay
Công dân, công cộng, công chúng
Công bằng, công lí, công tâm, công minh
Công nhân, công nghiệp
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Lịch sử 
ôn tập : Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết :
Những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc từ năm 1945 - 1954.
Tóm tắt các giai đoạn lịch sử tiêu biểu.
II- Phương Tiện dạy học: Tranh ảnh, bản đồ
III- Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
HĐ1: Học theo nhóm
GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập ho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK.
Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trả lời.
Nhận xét, bổ sung
HĐ3 :Học theo lớp
Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tìm địa chỉ đỏ.
 Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại các sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- GV tổng kết nội dung bài học.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Thể dục
trò chơi: lò cò tiếp sức
I- Mục tiêu bài học:
 - HS ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 - Trò chơi Đua ngựa và Lò cò tiếp sức. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động
II- Phương Tiện dạy học: Chuẩn bị còi và kẻ sân để tổ chức trò chơi. 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu
- Tập trung HS, phổ biến ND giờ học.
 - Cho HS chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi Chim về tổ.
 2. Phần cơ bản 
HĐ1: Chơi trò chơi Đua ngựa
GV nhắc lại cách chơi, luật chơi, cho HS chơi thử một lần rồi mới tổ chức cho HS chơi chính thức. 
Tổ chức cho HS chơi theo tổ có phân định thắng thua. Tổ thắng được biểu dương còn tổ thua sẽ bị phạt.
HĐ2: Ôn đi đều theo 2-4 hàng dọc
HĐ3: Chơi trò chơi Lò cò tiếp sức.
- Tổ chức cho HS chơi theo tổ, nhắc nhở HS tham gia chơi thật tích cực.
- Đề nghị lớp trưởng điều khiển .GV quan sát nhận xét, biểu dương những HS tích cực chơi, nhắc nhở những HS còn phạm quy.
3. Phần kết thúc 
 - Cho HS đi theo đội hình vòng tròn lớn vừa đi vừa tập các động tác thả lỏng. Sau đó khép lại thành vòng tròn bé, GV yêu cầu HS đứng lại và quay mặt vào trong.
 - GV cùng HS hệ thống lại ND bài học. 
 - GV nhận xét, đánh giá giờ dạy. 
___________________________
Tiết ... luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
Bài tập 2: 
Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập: 
+ Khôi phục lại các từ bị lược bỏ trong các câu ghép.
+ Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt các từ đó.
Bài tập 3: HS tự làm
5. Chấm, chữa một số bài 
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Kỹ thuật
Chăm sóc gà 
I- Mục tiêu bài học: HS cần phải:
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. 
- Biết cách chăm sóc gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II- Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
HD HS đọc mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
HĐ2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
a. Sưởi ấm cho gà con.
b. Chóng nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà.
c. Phòng ngộ đọc thức ăn cho gà.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Luyện tiếng việt
M.R.V.T: Công dân
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố cho HS về cách sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ đề công dân.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: HS hoàn thành các bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt
HS tự làm 
GV hướng dẫn thêm cho HS yếu
HĐ2: Học cá nhân
Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong SGK.
Bài tập luyện thêm:
Viết một đoạn văn ngắn (4-5 câu) nối về chủ đề người công dân.
GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho từng em. 
Chấm, chữa bài
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
Luyện tập về chu vi và diện tích của hình tròn
I- Mục tiêu bài học:
 Củng cố cho HS về kĩ năng tính chu vi,diện tích hình tròn.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1 : Củng cố lí thuyết
 Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn.
HĐ2 : Thực hành
 Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập.
Bài 1: a,Khoanh vào chữ cái đứng trước công thức tính diện tích hình tròn:
A. d x d x 3,14	C. r x r x 3,14
B. r x 2 x 3,14	D. r xd x3,14
	b, Tính chu vi và diện tích hình tròn có đường kính là 5,6 m
Bài 2: Tính diện tích hình tròn tâm O, đường kính bằng độ dài cạnh hình vuông ABCD; biết hình vuông có cạnh 5 cm.
Bài 3: Tính diện tích hình tròn có chu vi là 12,56cm.
Bài 4: Một mảnh đát hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng bằng chiều dài. ở giữa vườn người ta xây một bể nước hình tròn có bán kính là 2m. Tính diện tích phần còn lại của mảnh đất.
 - GV lưu ý hướng dẫn thêm cho HS yếu.
 Chấm, chữa bài
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giới thiệu truyền thống văn học hà tĩnh
I- Mục tiêu bài học:
- Cho HS biết văn hoá là di sản vô giá của các thế hệ trước để lại, nó góp phần
 " gắn kết cộng động dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá".
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết học.
2. Giới thiệu nội dung cơ bản của cuốn sách: Lịch sử Hà Tĩnh
Gv đọc - HS nghe.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ bảy ngày 26 tháng 1 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động 
I- Mục tiêu bài học:
- Dựa vào mẩu chuyện về môtm buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình nói chung.
- Qua việc lập chương trình, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc đoạn văn mở bài mà các em đã viết trong tiết học trước.
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu
b. hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: 
- Một HS đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
- HS làm bài theo nhóm đôi lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
+ Để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ, cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
+ Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
BT2 yêu cầu mỗi HS tự đặt vị trí là lớp trưởng Thuỷ Minh, dựa theo câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể kết hợp với tưởng tượng, phỏng đoán riêng, lập lại chương trình HĐ của buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 trong câu chuyện với đầy đủ 3 phần (Mục đích- Phân công chuẩn bị- Chương trình cụ thể).
- HS làm bài.
- Gọi một số HS chữa bài, nhận xét, bổ sung.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- HS nhắc lại thế nào là kết bài mở rộng và thế nào là kết bài không mở rộng.
- GV nhận xét chung về tiết học. Dặn một số HS làm bài chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
Dặn HS chuẩn bị cho giờ sau.
___________________________
Tiết 2
Toán
 Giới thiệu biểu đồ hình quạt 
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS :
 Biết đọc biểu đồ hình quạt. 
II- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 3,4 tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu cách đọc biểu đồ hình quạt
 - GV giới thiệu cho HS về biểu đồ hình quạt.
 - GV hướng dẫn HS quan sát và đọc biểu đồ trong SGK.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: 
HS đọc đề bài
HS quan sát biểu đồ và làm bài tập. 
Bài 2: 
- HS đọc đề bài, quan sát biểu đồ, dựa vào cách tìm một số khi biết số phần trăm của số đó để tính rồi điền vào chỗ trống.
- HS tự làm sau đó cho các em đổi cheo vở để kiểm tra lẫn nhau 
HĐ3: Chấm chữa bài 
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Khoa học
Năng lượng
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết:
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độnhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II- Phương Tiện dạy học: Nến, diêm, ô tô chơi chạy bằng pin
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là sự biến đổi hoá học?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu 
b. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Thí nghiệm 
Bước 1 : GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. Trong mỗi thí nghiệm HS cần nêu rõ:
Hiện tượng quan sát được.
Vật biến đổi như thế nào?
Nhờ đâu có sự biến đổi đó?
 Bước 2: Tổ chức cho HS trình bày kết quả thí nghiệm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
HĐ2: Quan sát và thảo luận
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS đọc mục Bạn cần biết (tr 83).
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động cuả con người và động vật, phương tiện, máy móc, chỉ ra nguồn năng lượng cho các máy móc đó.
- Đại diện nhóm trình bày.
GV kết luận.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu bài học:
 - Đánh giá công tác trong tuần qua
 - Phổ biến kế hoạch trong thời gian tới
II- Các hoạt động dạy học:
1. Lớp trưởng đánh giá các hoạt động của chi đội trong thời gian tới.
2. Bình chọn bạn xuất sắc trong tuần.
3. GV sơ kết học kì một, nhận xét chung và phổ biến kế hoạch trong thời gian tới. 
- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp lớp học.
- Tăng cường việc kiểm tra bài cũ.
- Duy trì tốt các nề nếp của Đội.
4. Nhắc nhở HS khá theo dõi và kèm cặp cho HS yếu.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện Toán
Luyện tập về tính diện tích các hình
I- Mục tiêu bài học:
 Củng cố cho HS về kĩ năng tính diện tích hình tròn, hình tam giác, hình thang.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Củng cố lí thuyết
Yêu cầu HS nhớ lại và ghi vào giấy nháp:
 Công thức tính diện tích hình tròn, hình tam giác, hình thang.
Gọi vài HS nêu.
HĐ2. Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK. (bài 1,2 T.99) 
Bài tập luyện thêm:
Bài 1: Một hình tam giác có đáy 20cm, chiều cao 12cm. Một hình thang có diện tích bằng diện tích hình tam giác và có chiều cao bằng 10cm. Tính trung bình cộng độ dài 2 đáy của hình thang.
Bài 2: Tính diện tích mảnh đất ABCD như hình vẽ.
Biết:
BD = 250m
AH = 75m
CK = 85m
HĐ3: Chấm, chữa bài
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Đạo đức
em yêu quê hương (T.2)
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết :
- Mọi người phải biết yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.Đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.
II- Phương Tiện dạy học:
Thẻ màu, tranh ảnh về quê hương
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc phần ghi nhớ tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1 :Triển lãm nhỏ
- Yêu cầu HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh mà mình đã sưu tầm được về quê hương.
- Các nhóm làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- GV nhận xét kết quả học nhóm. 
HĐ2: Làm bài tập 2 SGK 
- GV lần lượt đọc các ý kiến trong bài tập 2.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
GV kết luận:
HĐ3: HS xử lí tình huống ở bài tập 3.
2. HS trao đổi, thảo luận theo nhóm.
3. Một số HS trình bày trước lớp; Các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm. 
 GV kết luận: Cách xử lí của bạn Tuấn(tình huống a), bạn Hằng(tình huống b) là đúng. 
Hoạt động tiếp nối
Mỗi HS trình bày hiểu biết của mình về các cảnh đẹp của quê hương, các phong tục tập quán  của quê hương mình.
GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
Lịch sử : ôn tập
I- Mục tiêu bài học:
 Củng cố cho HS về một số sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1954.
II- Phương Tiện dạy học:
Bảng phụ, bản đồ hành chính Việt Nam
III- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi Tìm địa chỉ đỏ
- Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học để kể lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu và các nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
HĐ2: HS thi kể chuyện về những tấm gương chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chồng thực dân Pháp.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_20_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc