Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 22 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 22 (Bản 2 cột)

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật. Đọc đúng các từ: ra đảo, lưới đáy, vỗ vào, cá Sấu.

2. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa các từ : Ngư trường; vàng lưới; lưới đáy; lưu cữu. Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

3. Giáo dục:

 - GDHS lòng yêu quê hương đất nước. Giữ gìn môi trường biển.

II/Đồ dùng dạy học

1. Học sinh: SGK

2.Giáo viên:

 - Tranh minh hoạ bài đọc sgk.

 - Tranh ảnh về những làng ven biển, làng chài lưới.

 - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần HD luyện đọc.

 

doc 48 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 22 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ 2
Ngày soạn: 26/01/2012 Ngày giảng 30/01/2012
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 22
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
LẬP LÀNG GIƯ BIỂN
(THGDBVMT: Trực tiếp)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật. Đọc đúng các từ: ra đảo, lưới đáy, vỗ vào, cá Sấu.
2. Kiến thức:
	- Hiểu nghĩa các từ : Ngư trường; vàng lưới; lưới đáy; lưu cữu. Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
3. Giáo dục:
	- GDHS lòng yêu quê hương đất nước. Giữ gìn môi trường biển..
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
	- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
	- Tranh ảnh về những làng ven biển, làng chài lưới.
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần HD luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy và học
THGDBVMT: Trực tiếp ở tìm hiểu bài
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Tiếng rao đêm và nêu nội dung của bài.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*. Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài.
? Bài được chia làm mấy đoạn ?
- Gọi HS đọc nối tiếp.
-HD đọc từ khó: ra đảo, lưới đáy, vỗ vào, cá Sấu.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
*. Tìm hiểu bài: 
? Em hiểu thế nào là làng biển, dân chài ?
- Treo tranh cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và câu hỏi cuối bài.
? Câu chuyện có những nhân vật nào ?
? Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
? Bố Nhụ nói con sẽ họp làng chứng tỏ ông là người thế nào ?
? Theo lời của bố Nhụ việc lập làng ngoài biển có gì lợi ? 
? Hình ảnh làng chài mới hiện ra ntn theo lời nói của bố Nhụ ? 
? Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
? Nhụ nghĩ gì về kế hoạch của bố ? 
? Vì sao gia đình Nhụ phải ra đảo để lập làng mới ?
? Câu chuyện ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều gì ?
*. Đọc diễn cảm: 
- GV hướng dẫn cách đọc
+ Lời bố Nhụ (nói với ông) lúc đầu rành rẽ, điềm tĩnh,dứt khoát sau hoà hứng, sôi nổi.
+ Lời ông Nhụ (nói với bố Nhụ) kiên quyết gay gắt.
+ Lời bố Nhụ (nói với Nhụ) vui vẻ thân mật.
- Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc, hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố 
? Câu chuyện ca ngợi ai ?
- Tổng kết( nhắc lại ND bài)
5. Dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài, đọc thuộc nội dung bài học, CB trước bài sau.
- NX tiết học.
1’
3’
1’
12’
10’
7’
3’
1'
- HS hát
- 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- 1 HS nêu nội dung chính của bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi đọc thầm.
- Bài chia làm 4 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến hơi muốn.
+ Đoạn 2: Tiếp đến để cho ai.
+ Đoạn 3: Tiếp đến nhượng nào.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp 2 lần: 
+ Lần 1: Đọc kết hợp phát âm chuẩn.
+ Lần 2: Đọc kết hợp đọc từ chú giải.
- 1em dọc từ chú giải SGK.
- Đọc cặp đôi.
- Nghe – theo dõi sgk.
- Làng biển: làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo.
- Dân chài: người dân làm nghề đánh cá.
- HS quan sát tranh.
- Đọc thầm yêu cầu của bài, câu hỏi cuối bài.
+ Có bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn và ông bạn.
+ Họp làng để đưa cả làng ra đảo.
+ Bố Nhụ phải là lãnh đạo, làng xã.
+ Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần đáp ứng được mong muốn bấy lâu của người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
+ Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền, làng mới sẽ giống mọi ngôi làng ở trên đất liền: có chợ, có trường học, có nghĩa trang.
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình, hai má phập phồng như người xúc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy nghĩ của con trai ông quan trọng đến nhường nào.
+ Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh ở mãi phía chân trời.
- Vì ra ngoài đảo để góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước.
+ ND: câu chuyện ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
- Lắng nghe.
- Nghe theo dõi trên bảng phụ.
- Đọc theo cặp.
- 3 – 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Câu chuyện ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
- Lắng nghe.
------------------------------------------------------
 Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP 
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
2. Kĩ năng:
	- HS tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đúng chính xác ( Bài tập 1,2 ).
3. Giáo dục:
	- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: - Sách, vở, bút.
2. Giáo viên: 
	- Các hình minh hoạ sgk.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc qui tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
*. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
*. HD luyện tập: 
Bài 1(110)
- Gọi HS đọc bài.
? Bài có mấy yêu cầu ? 
- Cho HS hoạt động theo nhóm.
- Phát giấy cho vài nhóm tiêu biểu
Gọi đại diện nhóm lên treo phiếu trên bảng
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 2(110)
- Gọi HS đọc bài.
? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ?
- Cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Nhận xét sửa sai.
4. Củng cố 
? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần ta làm ntn ?
- Tổng kết( nhắc lại ND bài)
5. Dặn dò: 
- Về nhà học thuộc công thức, quy tắc,của bài đã học chuẩn bị trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
16’
16’
3’
1'
- HS hát.
- 3HS đọc thuộc, lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm.
- Có 2 yêu cầu: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần.
- Hoạt động theo nhóm 3em
- 2,3 nhóm làm bài vào phiếu học tập, các nhóm khác làm bài vào nháp.
a) Đổi 1,5 m = 15 dm.
Sxq = (25 + 15) 18 = 1440 (dm2)
Stp = 1440 + (25 15 2 ) = 2190 (dm2)
b) Sxq = () (dm2)
 Stp = (m2)
- Đại diện nhóm lên treo phiếu trên bảng lớp.
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- 1HS nêu.
- Thảo luận nhóm 4 (2 nhóm viết vào giấy Ao gắn bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Bài giải
 Đổi 8 dm = 0,8m
Diện tích xung quanh của thùng là: 
 (1,5 + 0,6) 2 0,8 = 3,36 (m2)
Thùng không có nắp nên diện tích mặt ngoài được quét sơn là: 
 3,36 + 1,5 0,6 = 4,26(m2)
 Đáp số : 4,26 m2
- HS nêu qui tắc SGK.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
ỦY BAN NHÂN DAN XÃ (PHƯỜNG) EM (tiết 2)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết tôn trọng UBND xã, phường, và vì sao phải tôn trọng UBND xã phường
2. Kĩ năng:
	- Thực hiện các quy định của UBND xã phường , tham gia các hoạt động do UBND xã phường tổ chức.
3. Giáo dục:
	- Tôn trọng UBND xã phường
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
	- Ảnh phóng to trong bài
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? UBND phường làm các công việc gì?
- Nhận xét
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống ở bài tập 2 SGK
+ Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã, phường tổ chức
+ Cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS 
- Các nhóm HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác bổ xung.
GVKL: 
+ tình huống ( a) Nên vận động các bạn cùng tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam
+ Tình huống ( b) Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường
+ Tình huống ( c): Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở , đồ dùng học tập .... ủng hộ trẻ em vùng lũ lụt
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến 
Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền
Cách tiến hành
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã phường về các vấn đề : xây dựng sân chơi cho trẻ em, tổ chức ngày 1- 6 , ngày rằm trung thu cho trẻ em địa phương...
- Các nhóm chuẩn bị
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác thảo luận và bổ xung 
GVKL: UBND xã luôn quan tâm , chăm sóc , bảo vệ các quyền lợi cho người dân , đặc biệt là trẻ em . Trẻ em tham gia các hoạt động của xã hội tại xã phường và tham gia đóng góp ý kiến là một việc tốt
4. Củng cố
 ? UBND phường làm các công việc gì?
- Tổng kết lại nội dung của bài
5. Dặn dò
- Dặn HS học bài, xem trước bài mới
- Tìm hiểu về UBND xã em tại nơi em ở , các công việc chăm sóc , bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm.
- Nhận xét tiết học
1'
3'
1'
11'
13'
3'
2'
- Ngoài việc cấp giấy khai sinh UBND xã , phường còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em...
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS thảo luận đóng vai đóng góp ý kiến cho UBND xã..
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Ngoài việc cấp giấy khai sinh UBND xã , phường còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em...
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3:
Ngày soạn: 27/01/2012 Ngày giảng 31/01/2012
Tiết 1: Toán 
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG.
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt..
2.Kĩ năng:
	- HS tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (Bài tập 1,2)
3. Giáo dục:
	- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: 
	- Mô hình hình lập phương, sgk.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,8m ; chiều rộng 1,5 m ; chiều cao 1,2 m.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương: 
- Giơ hình lập phương cho HS quan sá ... ể tích của hai hình đó
----------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
	- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
2. Kĩ năng:
	- Phân tích được cấu tạo của câu ghép(BT1, mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản ; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện(BT3).
3. Giáo dục:
	- GDHS suy nghĩ tìm đúng các vế câu trong câu ghép.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Vở bài tập, SGK. 
2.Giáo viên: 
	- Bút dạ, 1 số bảng nhóm để HS làm bài tập 2 
III/ Các họat động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu cách nối các vế câu ghép thể hiện quan hệ ĐK – KQ.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
3. Luyện tập: 
Bài 1:(44) 
- Treo bảng phụ gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài.
+ Dùng dấu gạch chéo để phân cách các vế câu.
+ Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ.
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: (45) 
- Gọi 1em đọc yêu cầu của bài
? Bài yêu cầu gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng. 
Bài 3: (45) 
- 1 em đọc yêu cầu của bài
- Treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi các cặp trình bày kết quả.
? Làm thế nào em xác định được đó là câu ghép ? 
? Em tìm chủ ngữ, vị ngữ bằng cách nào ?
? Truyện đáng cười ở chỗ nào ? 
4. Củng cố 
? Một câu ghép gồm có mấy vế câu ghép lại ?
- Tổng kết( nhắc lại ND bài)
5. Dặn dò: 
- Về nhà học thuộc ND ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
9’
9’
9’
3'
1'
- HS hát.
- 1HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS nêu, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 1em lên bảng ,lớp làm bài vào vở.
Mặc dù giặc Tây hung tàn / nhưng chúng không thể ngăn cản được các chấu học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ.
Tuy rét vẫn kéo dài, / mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- 1HS nêu.
- Suy nghĩ tự làm bài.
- HS trình bày kết quả
a) ... nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tươi.
b) Tuy trời đã sẩm tối ...
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận cặp đôi.
- Trình bày bài, các cặp khác theo dõi nhận xét.
- Vì câu đó có hai vế câu.
- Tìm chủ ngữ bằng câu hỏi ai, vị ngữ bằng câu thế nào, làm gì.
- Đáng lẽ Hùng phải trả lời chủ ngữ ở vế thứ nhất là tên cướp, chủ ngữ ở vế thứ hai là hắn thì Hùng lại trả lời chủ ngữ đang ở trong nhà giam.
- 2 vế câu trở lên
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lí
CHÂU ÂU
(GDBVMT: Liên hệ)
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
	- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu. Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ). Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
2. Kĩ năng:
	- HS mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.
3. Giáo dục:
	- HS ham tìm hiểu địa lí Châu Âu, GDHS biết bảo vệ không khí, nguồn nước...
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK. 
2.Giáo viên: 
 - lược đồ các châu lục và châu âu
	- Lược đồ tự nhiên châu âu
	- các hình minh hoạ trong SGK
	- Phiếu học tập
III/ Các họat động dạy và học
GDBVMT: Liên hệ ở cuối bài
 Hoạt động thầy
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 em đọc thuộc nội dung ghi nhớ tiết trước.
- Nhận xét tiết học
3. Bài mới: 30'
 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
 b. Tiến hành các hoạt động.
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn 
- GV đưa ra quả cầu 
? Xem lược đồ trang 102 , tìm và nêu vị trí của châu âu?
? Các phía tây, bắc, nam, đông giáp với những nước nào?
? Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103 so sánh diện tích của châu âu với các châu lục khác .
? châu âu nằm trong vùng khí hậu nào?
- Yêu cầu các nhóm trả lời 
KL: Châu âu nằm ở bán cầu bắc , lãnh thổ trải dài từ trên đường vòng cực bắc xuống gần đường chí tuyến bắc , có 3 mặt giáp biển và đại dương . châu âu có diện tích nhỏ , chỉ lớn hơn châu đại dương , vị trí châu âu gần với châu á tạo thành lục địa á âu , chiếm gần hết phần đông của bán cầu bắc 
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của châu âu
- GV treo lược đồ tự nhiên châu âu.
Cho HS hoạt động theo nhóm
- Đại diện nhóm dán bài của nhóm mình và đọc 
- Yêu cầu dựa vào bảng thống kê mô tả đặc điểm về địa hình , thiên nhiên của từng khu vực 
Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
* Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu
- Yêu cầu HS đọc SGK.
? Nêu số dân của châu âu ?So sánh số dân của châu âu với dân số của các châu lục khác ?
? quan sát hình minh hoạ trang 111 và mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu âu. họ có nét gì khác so với người châu Á?
? quan sát hình minh hoạ 4 cho biết hoạt động của sản xuất của người dân châu âu? 
KL: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
4. Củng cố 
? Châu Âu nằm ở vùng khí hậu nào ?
? Để có khí hậu ôn hoà như vậy các em cần làm gì ?
- Tổng kết( nhắc lại ND bài)
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
TG
 1’
 3’
1’
 9’
 9’
 9’
 3’
1'
 Hoạt động trò
- HS hát
- 3 em đọc thuộc.
- HS tìm và nêu.
- Châu âu nằm ở bán cầu bắc. 
- Phía bắc giáp với bắc băng dương , phía tây giáp với đại tây dương , phía nam giáp với địa trung hải 
phía đông giáp với châu á
- Diện tích châu âu là 10 triệu km2
đứng thứ 5 trên thế giới , chỉ lớn hơn diện tích châu đại dương 1 triệu km2 chưa bằng diện tích châu á
- châu âu nằm trong vùng có khí hậu ôn hoà
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS quan sát sau đó hoàn thành vào bảng thống kê về đặc điểm địa hình tự nhiên châu âu dưới đây.
- 4 em tạo thành 1 nhóm.
Bảng thống kê
Khu vực
Đồng bằng , núi, sông lớn
cảnh thiên nhiên tiêu biểu
Đông âu
đồng bằng đông âu
Dãy núi U- ran, Cáp ca
Sông von ga
Rừng lá kim( đồng bằng đông âu)
Trung âu
Đồng bằng trung âu
Dãy núi An pơ, các pát
Sông Đa nuyp
Đồng bằng trung âu
Dãy núi an pơ
Tây âu
Đồng bằng tây âu
Nhiều núi , cao nguyên
Có rừng cây lá rộng, mùa thu cây chuyển lá vàng
Bán đảo X can đi na vi
núi X can đi na vi
Phi-o ( biển: hai bên có các vách đá dốc , có băng tuyết )
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS mô tả lại.
- HS đọc SGK 
- Dân số châu âu là 728 triệu người năm 2004 chưa bằng dân số châu á
- Người dân châu âu có nước da trắng mũi cao tóc soăn, đen, vàng, mắt xanh , khác với người châu Á tóc đen. 
- Người châu âu có nhiều hoạt động sản xuất như trồng lúa mì làm việc trong các nhà máy hoá chất , chế tạo máy móc ...
- Châu Âu nằm trong vùng khí hậu ôn hoà.
- Tăng cường trồng thêm cây xanh, giữ gìn và bảo vệ cây xanh,
-------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
	- HS viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện , nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
2. Kĩ năng:
	- HS thực hành viết bài văn kể chuyện.
3. Giáo dục:
	- GDHS ý thức tự giác viết bài.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Vở, giấy kiểm tra
2.Giáo viên: 
	Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS 
III/ Các họat động dạy và học
Hoạt độnh dạy
TG
Hoạt động học
1.Ổn định tổ chức: 
2. kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩm bị của HS
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Nội dung:
Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
Chọn một trong các đề bài sau: 
1.Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn. 
2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những chuyện đã được học.
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
- GV nhắc nhở HS: 
+ Phần mở đầu: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể theo lời trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Phần diễn biến: Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trong đoạn văn phải lô gích khi kể nên xen kẽ tả ngoại hình hoạt động, lời nói của nhân vật.
+ Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa của câu chuyện hoạc suy nghĩ của em về câu chuyện.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Quan sát lớp nhắc nhở HS làm bài.
- Thu bài về chấm.
4. Củng cố 
? Một nội dung câu chuyện gồm có mấy phần ? đó là những phần nào ?
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại các kiến thức về lập chương trình hoạt động.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
27’
3’
1'
- HS hát
- 3 HS nối tiếp đọc đề bài
- Lắng nghe
- HS làm bài vào vở.
- HS soát lại bài, nộp bài
- Gồm 3 phần: Mở đầu; diễn biến; kết thúc.
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 22
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 22:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. Tuy nhiên do trời mưa vào thứ 4 sĩ số lớp chưa được duy trì tốt. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: ....................................................
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và đạt được điểm giỏi: ......................................................
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: ...............................................................................................
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia phát cỏ làm sạch sân trường.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
III/ Phương hướng tuần 23:
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_22_ban_2_cot.doc