Giáo án giảng dạy Lớp 5 tuần 6

Giáo án giảng dạy Lớp 5 tuần 6

Tập đọc.

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A - PÁC - THAI.

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy bài (đoạn) đọc đúng A - pác - thai, Nen - xơn, Man - đê - la, các số liệu thống kê.

+ Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen - xơn Man- đê - la và nhân dân Nam Phi.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phận biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ.

 

doc 28 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tập đọc.
Sự sụp đổ của chế độ A - pác - thai.
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy bài (đoạn) đọc đúng A - pác - thai, Nen - xơn, Man - đê - la, các số liệu thống kê.
+ Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen - xơn Man- đê - la và nhân dân Nam Phi.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Phản đối chế độ phận biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Ê - mi - li, con.
- Nêu đại ý của bài?
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: 
 b/ Nội dung.
1. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
- GV giới thiệuh ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen = xơn Man - đê - la và trang minh hoạ.
- Giới thiệu Nam Phi: Quốc gia ở cực nam Châu Phi, diện tích 1 210 000 km2, dân số trên 43 triệu người, thủ đô là Pree - tô - ri - a, rất giàu khoáng sản.
- Hướng dẫn đọc đúng: A - pác - thai; Nen = xơn Man - đê - la; , , , , 
- Giải thích các số liệu thống kê để làm rõ sự bất công
- Kết hợp giải nghĩa từ khó ghi ở cuối bài và giải nghĩa A - pác - thai.
- GV đọc diễn cảm bài văn. lưu ý HS cách đọc.
b. Tìm hiểu bài: 
- Dưới chế độ A - pác - thai người da đen bị đối sử như thế nào?
- Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
- Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A - pác - thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
- Hãy giới thiệu vị tổng thống dầu tiên của nước Nam Phi mới.?
- Nêu ý nghĩa của bài văn?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- GV treo bảng phụ ghi những từ ngữ cần nhấn mạnh. Hướng dẫn đọc đoạn 3 với giọng cảm hứng ca ngợi, sảng khoái.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà luyện đọc và trả lời câu hỏi
- Chuẩn bị bài: Tác phẩm của Si - le và tên phát xít.
- 2 HS đọc nối tiếp bài.
- HS nêu cách chia đoạn trọng bài
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 em đọc to cả bài.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, ...
- Đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của học cuối cùng đã giành thắng lợi
- Vì chế độ A - pác - thai tàn bạo xấu xa, ...Vì mọi người sinh ra đều là con người, đều được bình đẳng.
- Cá nhân trả lời.
- Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
Toán.
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Rèn kỹ năng chuyên đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập bài tập 1a.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở bài tập.
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: 
 b/ Nội dung.
Bài 1:
a. Viết các số đo sau dưới dạng các số đo có đơn vị là m2
Mẫu:	6m2 35dm2 = 6m2+ m2
	= m2
b. Viết các số đo sau dưới dạng các số đo có đơn vị là dm2
- GV chốt kiến thức.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
	3 cm2 5mm2 = . . . . . mm2
- Nhận xét, chữa.
Bài 3:
Bài 4:
- GV hỏi phân tích bài toán. Tóm tắt:
Viên gạch hình vuông cạnh: 40 cm
Căn phòng có 150 viên gạch có diện tích là ?
- Hướng dẫn cách giải.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chốt nội dung bài
- Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài: Héc – ta
- HS đọc yêu cầu.
- Quan sát GV làm mẫu.
- Thảo luận nhóm
- 	16m2 9 dm2= 16m2+ m2
	= 16 m2
- 	26 dm2 = m2
- Làm bài cá nhân.
- 	4 dm265cm2 = 4 dm2+ dm2
	= dm2
- 	95 cm2 = dm2
- 102 dm2 8 cm2 = 102 dm2 dm2
	= 102 dm2
- HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm bài cá nhân vào vở
- Cá nhân lên bảng khoanh
	B (305)
- Lớp làm bài vào vở.
-	2 dm2 7cm2 = 207 cm2
	 207 cm2
-	300 mm2 > 2 cm2 89 mm2
	 289 mm2
-	3 m2 48 dm2 < 4 m2
	 348 dm2	 400 dm2
- 	612 km2 > 610 hm2
	 61 000 hm2	
- HS đọc bài tập.
- Lớp giải bài vào vở, cá nhân lên bảng.
Diện tích của viên gạch lát nền:
	40 ´ 40 = 1 600 (cm2)
Diện tích của căn phòng là:
	1 600 ´ 150 = 240 000 (cm2)
	= 24 cm2
	Đáp số: 24 m2
Lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nguyễn Tất Thành chính là Bác hồ kính yêu.
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đướng cứu nước là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm đường cứu nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích gì?
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: 
- Vì sao các phương trào đó thất bại?
b/ Nội dung.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành: 
- Nguyễn Tất Thành là ai?
- Em biết gì thêm về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
- GV nhận xét, bổ xung. Giới thiệu ảnh quê hương Bác Hồ.
- Trước tình hình đó Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì?
Hoạt động 2: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước: 
- Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì?
- GV giới thiệu H1, H2 trình bày sự kiện ngày 05/06-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?
- Theo Nguyễn Tất Thành làm thế nào để sống và đi ra nước ngoài?
- Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Thông qua bài học em hiểu Bác Hồ là người như thế nào?
- Nếu không có Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì nước ta sẽ như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tìm hiểu thêm về Bác Hồ.
- HS nhắc lại những phong trào chống thực dân Pháp đã diễn ra.
- Vì chưa có con đường cứu nước đúng đắn
- Thảo luận cặp.
- Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) sinh ngày 19/ 05/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, ...
- Yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp.
- Không tán thành con đường cứu nước của các nhà tiền bối
- HS đọc SGK phần chữ nhỏ.
- Tìm con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân.
- Học tập ở nước pháp và các nước khác, ...
- HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.
- HS thảo luận cặp.
- Làm việc bằng hai bàn tay.
- Suy nghĩ và hành động vì đất nước, vì nhân dân.
- Đất nước không có độc lập, nhân dân ta vẫn phải chịu cảnh sống nô lệ.
Kể chuyện.
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục tiêu:
1. Rèn luyện kỹ năng nói:
- HS tìm được câu chuyện đã chứng kiến, tham gia đúng yêu cầu của đề bài.
- Kể tự nhiên, chân thực.
2. Rèn kỹ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét về lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: 
 b/ Nội dung.
* Hướng dẫn HS hiểu được yêu cầu đề bài: 
- Đề bài 1: Kể lại 1 câu chuyện em đã chứng kiến, hoặc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Đề bài 2: Nói về một nước mà em đã biết qua truyền hình, phim ảnh, ...
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- Hướng dẫn HS lập dàn ý câu chuyện định kể.
* Thực hành kể chuyện: 
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp.
- Cá nhân kể chuyện trước lớp.
- GV cùng lớp đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Ghi tên HS và câu chuyện của mỗi em.
- GV cùng lớp nhận xét:
+ Nội dung câu chuyện có hay không.
+ Cách kể, giọng điệu, cử chỉ, ...
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Khuyến khích HS về nhà kể chuyện.
- Chuẩn bị kể chuyện: Cây cỏ nước Nam.
- HS đọc đề bài.
- HS đọc gợi ý đề 1, đề 2.
- Cá nhân giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- HS gạch đầu dòng những ý sẽ kể ra nháp.
- HS kể chuyện theo cặp
- 1 - 2 HS khá, giỏi kể chuyện.
- Các tổ cử đại diện lên thi kể.
- Lớp bình chọn câu chuyện thú vị nhất, bạn kể chuyện hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất.
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Toán
 Héc ta.
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích Héc ta; mối quan hệ giữa Héc ta và mét vuông ...
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc ta) và vận dụng giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé?
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề?
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: 
b/ Nội dung.
1. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc ta:
- Giới thiệu: “Thông thường khi đo diện tích 1 thửa ruộng người ta thường dùng đơn vị héc - ta”
- 1 héc - ta = 1 héc - tô - mét vuông. (Ký hiệu: ha)
- Nêu mối quan hệ giữa ha và m2?
2. Thực hành:
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Chấm điểm, nhận xét.
Bài 2:
Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài. Nhận xét, chữa.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Bài 4:
- GV hỏi phân tích bài toán.
- Yêu cầu lớp tự tóm tắt và giải toán.
- Nhận xét, chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà ôn bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Hát + sĩ số.
- Cá nhân 1ha = 1 hm2
- Cá nhân: 1ha = 10 000 m2
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp làm bài tập vào bảng con theo dãy
- HS làm, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài cá nhân vào vở.
a. 	85 km2 < 950 ha	(S)
a. 	51 ha > 60 000 m2	(Đ)
c. 4 dm2 7 cm2 = dm2	(S)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
Tóm tắt:
Diện tích trường: 12 ha
Diện tích 1 toà nhà: . . . . . m2?
Bài giải
	12 ha = 120 000 m2
Diện tích mảnh đất dùng để xây toà nhà chính của trường là:
	120 000 : 40 = 3 000 m2
	Đáp số: 3 000 m2
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác.
I. Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị và hợp tác 
- Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu định nghĩa về từ đồng âm? Ví dụ?
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: 
 b/ Nội dung.
Bài 1 : Xếp những từ có tiếng “hữu” cho dưới đây theo 2 nhóm a, b.
- Hữu có nghĩa là “bạn bè”
- Hữu có nghĩa là “có”
Bài 2: Xếp các từ có tiếng hợp thành 2 nhóm a, b
Bài 3: Đặt 1 câu với 1 từ ở bài tập 1 và 1 câu với 1 từ ở bài tập 2.
- GV cùng lớp nhận xét, chữa.
Bài 4: Đặt câu với 1 trong những thành ngữ dưới đây:
- GV giải nghĩa các thành ngữ.
+ Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong 1 gia đình, thống nhất về 1 mối.
 ... ười lành.
- HS thảo luận nhóm 5 (4’) câu hỏi phiếu bài tập.
- ... nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm, nơi nước đọng, ...
- Vào buổi tối và ban đêm.
- Phun thuốc trừ muỗi (h3) tổng vệ sinh (h4).
- Chôn rác thải, dọn sạch nơi nước đọng, thả cá ăn bọ gậy, ...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài khi trời tối, tẩm màn (h5 Tr 27).
- HS đọc mục “bóng đèn toả sáng”.
Kỹ thuật
chuẩn bị nấu ăn
A. Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Nêu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ.
- Một số loại rau củ quả tươi. 
- Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số dụng cụ nấu ăn và tác dụng của chúng.
III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung.
Hoạt động 1. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Kể tên một số dụng cụ chuẩn bị nấu ăn?
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
+ Lựa chọn thực phẩm:
- Mục đích, yêu cầu của việc lựa chọn thực phẩm ?
- Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ, đủ chất cho bữa ăn ?
- GV HD HS lựa chọ thực phẩm qua tranh ảnh và đồ dùng.
+ Sơ chế thực phẩm:
- Mục đích, của việc sơ chế thực phẩm ?
- Các cách sơ chế thực phẩm ?
- GV nhận xét.
Hoạt động 3 : Đánh gia kết quả học tập :
- GV phát phiếu học tập.
- GV nhận xét đánh giá kết quả của HS
- Lựa chọn thực phẩm.
- Sơ chế thực phẩm.
- HS đọc mục 1 QS SGK trả lời câu hỏi
- HS thực hành.
- HS đọc mục 2
- Thực hành.
- Nhận xét.
- HS làm phiếu. 
- Trình bày.
- Nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống bài, nhận xét giờ.
- Thực hành tại nhà.
- Chuẩn bị bài sau:
Đạo đức
Bài 3: Có chí thì nên (tiết 2)
A. Mục tiêu:
- HS xác định được những khó khăn, thuận lợi của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên mọi khó khăn, để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
B. Đồ dùng dạy học:
- HS sưu tầm về những tấm gương vượt khó. Phiếu học tập 4.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ghi nhớ bài: Có chí thì nên
III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung.
Hoạt động 1: Làm bài tập 3 
* Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được những tấm gương tiêu biểu để kể cho lớp cùng nghe
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ.
- Lưu ý các hoàn cảnh khó khăn: sức khoẻ yếu, khiếm thị, nhà nghèo, ...
- GV ghi thứ tự vào bảng.
- Hát + sĩ số
- Thảo luận về những tấm gương đã được đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Hoàn cảnh
Những tấm gương
Khó khăn của bản thân
Khó khăn về gia đình
Khó khăn khác
- Gợi ý HS nêu những bạn có khó khăn trong lớp, trường.
Hoạt động2: Tự liên hệ (bài tập 4) 
* Mục tiêu: HS biết cách liên hệ của bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được những cách vượt khó khăn.
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu bài tập. Hướng dẫn HS tự phân tích những khó khăn của bản thân.
- HS đọc bài tập 4.
- Làm việc cá nhân.
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
- Trao đổi khó khăn của mình với nhóm/
- Các nhóm chọn 1- 2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày.
- Lớp thảo luận cách giúp đỡ những bạn khó khăn.
1
2
3
- GV kết luận.
IV. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS giúp đỡ bạn.
- Chuẩn bị bài: Nhớ ơn tổ tiên.
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Toán.
 Luyện tập chung.
A. Mục tiêu:
- Củng cố về so sánh 2 phận số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm 1 phân số của một số, tìm 2 số biết hiệu của 
B. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập.
III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung.
Bài 1 (Tr 31): Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV cùng lớp nhận xét, chữa. Chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách sp sánh 2 phân số có cùng mẫu số
Bài 2: Tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở rồi lên bảng chữa bài.
- GV củng cố cách tính giá trị biểu thức với phân số.
Bài 3:
- GV hỏi phân tích bài tập.
- Hướng dẫn cách giải.
 Bài 4:
- GV hỏi phân tích bài tập.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
IV. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Khái niệm số thập phân.
- HS đọc yêu cầu.
- Lớp tự làm bài. 2 em lên bảng.
	a. ; ; ; 
	b. ; ; ; 
- HS đọc yêu cầu.
	a. 
	b. 
	c. 
	d. 
- HS đọc bài tập.
Tóm tắt:
Diện tích khu nghỉ mát: 5 ha
Diện tích hồ nước:	 = . . . m2?
Bài giải
	5 ha = 50 000 m2
Diện tích hổ nước là:
	50 000 ´ = 15 000 (m2)
	Đáp số: 15 000 m2
- HS đọc bài tập.
Ta có sơ đồ:
Tuổi bố
Tuổi con 30 tuổi
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
	4 - 1 = 3 )phần)
Tuổi con là:	30 : 3 = 10 ( tuổi)
Tuổi bố là:	10 ´ 4 = 40 (tuổi)
	Đáp số: Bố : 40 tuổi
	Con: 10 tuổi.
 Tập làm văn.
luyện tập tả cảnh
A. Mục tiêu:
- Qua những đoạn văn hay, HS học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
- Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
B. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập tập viết 1.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS đọc “Đơn xin ra nhập Đội tình nguyện ...”
- Kiểm tra việc HS quan sát và ghi lại cảnh quan sát sông nước.
III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung.
Bài 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- GV cùng lớp nhận xét.
* Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
- Câu văn nào nói rõ đặc điểm đó?
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
- Giải nghĩa: Liên tưởng từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ sang chuyện khác, hình ảnh khác; từ chuyện của người nghĩ đến chuyệncủa mình.
- GV Liên tưởng này khiến biển trở nên gần gũi với cong người hơn.
* Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
Bài 2: Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước
- GV theo dõi, giúp dỡ HS.
- Gọi cá nhân đọc bài làm
- Nhận xét, sửa.
- GV cùng lớp nhận xét chữa bài của 2 HS dán bảng.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị bài tập làm văn: Luyện tập tả cảnh.
- Hát + sĩ số.
- Cá nhân đọc tiếp nối nội dung bài tập 1.
- Thảo luận nhóm (4’) câu hỏi (SGK).
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời.
- Biển luôn luôn thay đổi màu theo sắc mây trời.
Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng, ...
- Mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày từ lúc mặt trời mọc, đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc chiều.
- HS đọc những câu văn thể hiện sự liên tưởng của tác giả: ánh nắng rừng rực đổ lửa ..., con kênh đào hoà dòng thuỷ ngân ... , con suối lửa ...
- Tác dụng giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật thiên nhiên sinh động hơn ...
- HS đọc yêu cầu.
- Cá nhân nêu kết quả quan sát được ở nhà.
- HS lập dàn ý vào vở bài tập.
- 2 em làm vào giấy khổ to.
- Lớp sửa bài.
Thể dục
Đội hình, đội ngũ - Trò chơi: “nhảy đúng, nhảy nhanh”
A. Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và năng cao ký thuật động tác đội hình - đội ngũ: Dàn hàng ngang, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự; đi đều vòng phải, vòng trái tới vị trí bẻ góc không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi: ‘Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu bình tĩnh, khéo léo, nhảy đúng, nhảy nhanh đúng vào ô qui định.
B. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- Kẻ ô chơi trò chơi.
C. Nội dung và phương pháp:
I. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục học tập.
- Trò chơi: làm theo tín hiệu
- Chạy nhẹ nhàng.
- Đi thường, hít thở sâu
- Xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông.
- Kiểm tra bài cũ: Tập hợp, dàn hàng, dồn hàng.
II. Phần cơ bản:
1. Đội hình, đội ngũ:
- Ôn dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- 2. Chơi trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh.
III. Phần kết thúc:
- Thực hiện thả lỏng.
- Vỗ tay và hát.
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
2’
2’
100 -200m
1’
2’
15’
10’
2’
2’
1’
1’
Đội hình nhận lớp
- GV điều khiển lớp tập 1- 2 lần
- Chia tổ luyện tập.
- Các tổ thi trình diễn.
- Cán sự điểu khiển lớp tập 1 lần.
Đội hình kết thúc.
Sinh hoạt tập thể
sơ kết tuần 6
I. Mục tiêu.
- Giúp HS nhận ra được những ưu điểm, tồn tại trong tuần học vừa qua từ đó đề ra những biện pháp tích cực cho tuần kế tiếp.
- GD HS tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên.
II. Các hoạt động dạy và học.
HĐ 1: Cán sự lớp báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần học vừa qua.
HĐ 2: Nhận xét của GV.
Ưu điểm:
Duy trì, đảm bảo được sĩ số và tỉ lệ chuyên cần cao.
Có ý thức chuẩ bị bài và học bài ở nhà chu đáo.
Tham gia tốt các hoạt động do Đội tổ chức
Tham gia tốt việc lao động, vệ sinh trường lớp.
Tuyên dương:
Tồn tại:
Một số ít học sinh ý thức chưa cao, cụ thể là: chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, ý thức tự giác tham gia lao động chưa cao, chưa chú ý nghe giảng...
Nhắc nhở:
HĐ 3: Tổ chức vui văn nghệ, và trò chơi mà học sinh yêu thích.
Âm nhạc.
Học hát : Bài “Con chim hay hót”
A. Mục tiêu:
- Bước đầu hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết thêm 1 vài dòng đồng dao được phổ nhạc thành bài hát, tính chất vui tươi, dí dỏm, ngộ nghĩnh.
B. Đồ dùng dạy học:
- Song Loan; sưu tầm 1 vài bài đồng dao; chi chi chành chành; nu na nu nống.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS hát +9 phụ hoạ bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung.
Hoạt động 1: Học hát bài: Con chim hay hót. 
- GV giới thiệu về thể loại đồng dao và tác giả Phan Huỳnh Điểu.
- Đọc cho HS nghe 1 số bài đồng dao.
- GV hát theo mẫu.
- Dạy hát từng câu - Hướng dẫn hát gon tiếng, thể hiện tích chất vui tươi, nhí nhảnh.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm: 
- Chia lớp thành 2 nửa, 1 nửa hát, 1 nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
IV. Củng cố, dặn dò: 
- Kể tên những bài hát nói về loài vật?
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà tập hát.
- Lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- Tập hát đồng thanh + bàn + dãy + cá nhân
- Hát nối các câu.
- Chú ếch con (Phan Nhân); Chim Chích Bông (Văn Dung - Nguyễn Viết Bình_; Chú voi con ở bản Đôn (Phạm Tuyên) ...

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 6 LAN.doc