Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 6 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 6 (Bản 2 cột)

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A – PÁC – THAI (tr 54)

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

-Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, 1/5,3/4.Giọng đọc phân biệt thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chung tộc và ca ngợi cuộc đấu trang dũng cảm, bền bỉ của ông Nen- sơn Man – đê – la và nhân dân Nam Phi .

2. Kiến thức:

-Hiểu đúng nội dung:Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong sgk)

3. Giáo dục:

-Đồng tình và ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen, biết bênh vực, bảo vệ những bạn bị người khác bắt nạt.

 

doc 55 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 6 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ 2
Ngày soạn: 23/9/2011 Ngày giảng 26/9/2011
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 6
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A – PÁC – THAI (tr 54)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
-Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, 1/5,3/4....Giọng đọc phân biệt thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chung tộc và ca ngợi cuộc đấu trang dũng cảm, bền bỉ của ông Nen- sơn Man – đê – la và nhân dân Nam Phi . 
2. Kiến thức:
-Hiểu đúng nội dung:Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong sgk)
3. Giáo dục:
-Đồng tình và ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen, biết bênh vực, bảo vệ những bạn bị người khác bắt nạt.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu khó, đoạn khó, nội dung bài.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài: “Ê-mi-li, con...”; trả lời câu hỏi về bài đọc.
-HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi như YC của GV.
? Vì sao chú Mo – ri – sơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ? 
Vì đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa . 
? Chú Mo – ri – sơn nói với con điều gì khi từ biệt ? 
Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa . Chú dặn con, khi mẹ đến, hãy ôm và hôn mẹ cho cha và nói với mẹ : “ Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn ”. 
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV đưa tranh giới thiệu, đưa tên bài: sự sụp đổ của chế 
độ a – pác – thai
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nơi tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Luyện đọc:
12’
- Giải thích : Chế độ a pác thai là chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ đối xử bất công với người da đen và người da màu . 
-Gọi HS đọc cả bài.
-Một HS đọc cả bài, lớp đọc thàm theo.
-Bài có thể chia thành mấy đoạn?
-HS nhận biết 3 đoạn trong bài, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. 
Đoạn 1: Nam Phi .... tên gọi a pác thai . 
 Đoạn 2: Ở nước này ... dân chủ nào .
 Đoạn 3: Bất bình với chế độ ... thế kỉ XXI 
-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn.
-GV đưa từ khó đọc:a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, 1/5,3/4....
-HS quan sát.
-GV đọc mẫu,gọi HS đọc.
-HS lăng nghe, đọc cá nhân, đồng thanh.
- Giới thiệu : Nam Phi là một quốc gia ở cực Nam Châu Phi, với diện tích 1219000 km2 , dân số trên 43 triệu người, thủ đô là p rê – tô – ti – a . Đây là đất nước rất giàu khoáng sản và người dân hầu hết là người da đen . Người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số nhưng lại chiếm 9/10 đất trồng trọt và 3/4 tổng thu nhập . 
-GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Gọi HS nhận xét bạn đọc.
-HS nhận xét.
-YC HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-GV đưa các cum từ khó, HD HS đọc liền mạch các cum từ: 
sắc lệnh phân biệt chủng tộc, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc, luật sư da đen Nen-xơn Man-đê-la...
-HS quan sát.
-GV đọc mẫu,hướng dẫn HS đọc.
-HS đọc cụm từ khó khó.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Một HS đọc.
-GV giải thích thêm từ khó hiểu 
-HS lắng nghe.
-GV đọc mẫu cả bài, chú ý giọng đọc: giọng thông báo, hơi nhanh, nhấn giọng những thông tin về số liệu, về chính sách đối xử bất công với người da đen ở Nam Phi; thể hiện sự bất bình đối với chế độ A-pác-thai; đoạn cuối đọc với cảm hứng ngợi ca cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của người da đen.
-HS lắng nghe.
*Tìm hiểu bài:
10’
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
? Em biết gì về nước Nam Phi ? 
Nam Phi là một nước nằm ở Châu Phi . Đất nước này có nhiều vàng, kim cương và cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc . 
- Dưới chế độ A – pác – thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
-Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp; phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng; không được hưởng một chút tự do nào.
* Dưới chế độ a pác thai, Người da đen bị khinh miệt, đối xử tàn nhẫn .Họ không có quyền tự do, dân chủ nào . Họ bị coi như là một công cụ LĐ biết nói . Có khi họ còn bị mua đi bán lại ở ngoài chợ, ngoài đường như một thứ hàng hoá . 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? 
-Họ đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
+ Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A – pác – thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? 
-Vì những người yêu chuộng hoà bình và công lý không thể chấp nhận một chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo như chế độ A – pác – thai
* Chế độ a pác thai đã đưa ra một luật vô cùng bất công tàn ác đối với người da đen. Họ bị mất quyền sống, quyền tự do, dân chủ . Do vậy, những người yêu hoà bình và công lý trên thế giới không thể chấp nhận được . Họ ủng hộ cuộc đấu tranh của người dân Nam Phi . Họ hiểu rõ con người không thể có màu da cao quí và màu da thấp hèn, dân tộc nào cũng có quyền tự do dân chủ . 
- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ: Công lý (công lý: lẽ phải phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội)
-HS lắng nghe.
- Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi mới?
-Luật sư da đen Nen – xơn Man – đê – la, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ A – pác – thai, được bầu làm tổng thống
- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? 
-Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu
-GV nhận xét chốt các câu trả lời.
* Ông Nen – sơn Man đê la là luật sư da đen . Ông sinh năm 1918, vì đấu tranh chống chế độ a pác thai nên ông bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964, 27 năm tù sau năm 1990 ông được trả tự do trở thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi năm 1994 sau khi chế độ a pác thai bị xoá bỏ ông được nhận giải Nô – ben về hoà bình năm 1993 . 
-HS lắng nghe.
-GV đưa nội dung, gọi HS đọc.
-HS đọc cá nhân, đồng thanh.
Nội dung : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi
*Đọc diễn cảm
8’
-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc
- Nêu lại giọng đọc của bài
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
-GV giúp HS xác định giọng đọc, đọc mẫu.
-HS lắng nghe.
-YC HS luyện đọc.
-HS làm theo YC.
-Tổ chức HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 3.
-Gọi HS nhận xét.
-HS nhận xét.
-GV nhận xét tuyên dương bạn đọc hay.
-HS lắng nghe.-Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
4. Củng cố:
3’
-Nội dung chính của bài là gì?
Học sinh nêu lại ý chính của bài
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
----------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP(trang 28)
(Bỏ BT1a(2 số đo sau),b(số đo sau),BT3(cột 2))
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
-Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
2. Kĩ năng:
-Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan. HS làm được BT 1a(2 số đo đầu) BT 1b(2 số đo đầu),BT2,BT3(cột 1),BT4.
3. Giáo dục:
-Say mê giải các bài tập về số đo diện tích.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Bảng con, SGK
2.Giáo viên: Bảng phụ viết mầu BT1, nội dung BT2.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. iểm tra bài cũ:
4’
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học.
-HS nêu.km2, hm2, dam2,m2 , dm2, cm2, mm2
- Quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau.
-HS trả lời: Các đơn vị đo liền kề nhau thì hơn kém nhau 100 đơn vị.
+Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
+Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
-GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài: 
luyện tập trang 28,29
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b. Dạy học nội dung:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1: Gọi HS đọc Y/C bt1a.
10’
-1HS đọc 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện VD mẫu (như SGK)
- Theo dõi
- Yêu cầu học sinh dựa vào mẫu tự làm bài sau đó chữa bài:
- Làm bài ra nháp, 1 học sinh chữa bài ở bảng lớp:
a)8m227dm2= 8m2+m2= m2
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- Theo dõi
-Gọi HS đọc Y/C BT1b
-1HS đọc 
- Hướng dẫn HS thực hiện như câu a.
- Theo dõi
- Yêu cầu học sinh dựa vào mẫu tự làm bài sau đó chữa bài:
Làm bài ra nháp, 2 học sinh chữa bài ở bảng lớp:
b)4dm265cm2=4dm2+dm2 =4dm2 
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- Theo dõi
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
5’
- Nêu yêu cầu BT2.
- Lắng nghe
- Hướng dẫn học sinh: Trước hết phải đổi đơn vị đo sau đó mới khoanh vào ý đúng.
- Lắng nghe
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, làm bài.
- Làm bài theo nhóm 2
- Gọi đại diện nhóm chữa bài ở bảng
- Đại diện nhóm chữa bài
- Chốt lại bài làm đúng
3cm2 5 mm2 = .mm2
*Đáp án:
Khoanh vào . 305.
- Theo dõi
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
5’
-Gọi HS đọc Y/C.
So sánh các số đo diện tích, sau đó viết dấu so sánh thích hợp vào chỗ chấm . 
? Để so sánh được các số đo diện tích trước hết ta phải làm gì ?
Ta phải đổi về cùng một đơn vị đo .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài , chữa bài.
- 2 học sinh chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- Theo dõi
Bài 4: 
- Gọi học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu.
9'
- 1 học sinh nêu
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 1 học sinh giải bài ở bảng lớp.
- Làm bài vào vở, 1 học sinh chữa bài ở bảng lớp: Bài giải
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
1600 x 150 = 240.000 (cm2)
240.000 cm2 = 24m2
 Đáp số: 24m2
4. Củng cố:
3’
-Qua bai củng cố cho chúng ta kiến thức gì?
-Học sinh nêu : Chuyển đơn vị đo diện tích.
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 2)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ vượt qua được khó khăn  ... ụ thể (BT1.mục III); đặt câu với 1 cặp từ đồng âm theo YC của BT2.
3. Giáo dục:
-Sử dụng từ đồng âm trong giao tiếp (với bạn bè).Hứng thú với môn học
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: Bảng phụ viết 2 cách hiểu câu "hổ mang bò lên núi"
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
4’
- Học sinh nêu định nghĩa về từ đồng âm, lấy ví dụ.
-2 HS đọc.
- Gọi 3 em lên bảng yêu cầu mỗi em đặt 1câu với một từ : hữu dụng, hữu nghị, hợp tác ?
3 em lên bảng, lớp theo dõi nhận xét . 
- Nhân dân ta luôn chăm lo vun đắp tình hữu nghị giữa các nước trên toàn thế giới . 
- Trong vụ bắt trộm tối qua, cây gậy đó thật hữu dụng . 
- Chúng tôi hợp tác với nhau trong mọi việc . 
 -GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài.
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
*Phần nhận xét:
10’
-YC HS đọc phần nhận xét.
-1 HS đọc bài cả lớp theo dõi đọc thầm sgk.
- Phần nhận xét YC chúng ta làm gì? 
- Đọc và cho biết câu văn đã cho có thể hiểu theo những cách nào? vì sao?
- GV YC HS thực hiện yêu cầu của bài theo nhóm đôi.
-HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi để làm bài.
YC các trình bày kết quả thảo luận.
Đại diện trình bày kết quả thảo luận, cả lớp theo dõi nhận xét.
GV đưa bảng phụ ghi như dưới đây, chốt lại như la\ l lời giải để HS hiểu.
HS lắng nghe.
Câu văn “Hổ mang bò lên núi” có thể hiểu theo 2 cách: 
C1 “Hổ mang”: - (Rắn) hổ mang (đang) 
 bò lên núi. 
 - (con) hổ (đang) mang 
 (con) bò lên núi.
C2: Câu văn trên có thể hiểu như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra hai cách hiểu khác nhau.
- Em hiểu như thế nào là dùng từ để chơi chữ?
-Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dự vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
* Phần ghi nhớ:
3’
YC HS đọc ghi nhớ trong sgk.
- 2-3 HS đọc ghi nhớ.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ và lấy ví dụ minh hoạ.
- Một đến 2 HS nhắc lại ghi nhớ và lấy ví dụ minh hoạ.
*Phần luyện tập:
17’
Bài tập 1: Các câu (SGK) đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ.
- Gọi học sinh nêu nội dung, yêu cầu của BT1.
- 1 học sinh nêu.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm 2, làm bài, nêu cách hiểu của mình về các từ đồng âm đó.
- Làm bài theo nhóm 2.
-Gọi HS trình bày.
- HS lần lượt trình bà kết quả..
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Theo dõi.
* Lời giải đúng:
a) từ: “đậu
b) “bò”
c) “bác, tôi”
d) “đá”
Bài tập 2: Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở BT1.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của BT2.
- 1 học sinh nêu.
- Yêu cầu học sinh tự đặt câu sau đó nêu câu mình đặt được.
- Đặt câu, vài học sinh nêu.
-Lưu ý: HS cũng có thể đặt một câu chứ 2 từ đồng âm. Ví dụ:
Con cá mực để cạnh lọ mực.
- Nhận xét, viết 1 số câu đúng ở bảng.
- Theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố:
3’
-Thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét, nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
-HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
ĐẤT VÀ RỪNG (tr 79)
(Mức độ tích hợp GDBVMT: Toàn phần)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít.
-Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít
2. Kĩ năng:
-Phân biệt được rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn:
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa ,đất phe-ra-lít; của rừng râm nhiệt đới , rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
3. Giáo dục:
-Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
-Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý, Vận động mọi người làm theo.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: :-Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
 -Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Trình bày một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
-HS nêu. Nước không bao giờ đóng băng, nước biển lên xuống theo chế độ thuỷ triều.
- Vai trò của biển.
-HS nêu.Biển điều hoà khí hậu làm cho khí hậu nước ta về mùa hè mát mẻ hơn. Biển là đường giao thông quan trọng. Biển cung cấp khí tự nhiên, dầu mỏ, nguyên liệu làm muối, hải sản .. và có nhiều cảnh đẹp, bãi tắm để phát triển du lịch.
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV đưa tên bài,ghi bảng. Đất và rừng
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Đất ở nước ta
15’
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK, thảo luận nhóm 2 để kể tên và chỉ vùng phân bố của 2 loại đất chính ở nước ta; hoàn thành bảng ở SGK.
- Làm việc theo nhóm 2.
- Gọi học sinh trình bày.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả trước lớp cho đến kết quả đúng.
GV nói thêm: Đất phe-ra-lít màu đỏ (đát đỏ ba-dan) được hình thành trên đá ba-dan có nhiều ở vùng Tây Nguyên. Đát pe-ra-lit có màu đỏ vàng được hình thành trên đá vôi có nhiều ở vùng núi phía Bắc.
-HS lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vùng phân bố hai loại đất chính.
- Lên chỉ bản đồ.
- Gọi học sinh nêu 1 số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương .
- Vài học sinh nêu.
- Nhận xét, sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của học sinh.
- Theo dõi.
- Kết luận: Đất là tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy việc sử dụng đất cần đi với bảo vệ và cải tạo.
- Lắng nghe.
* Rừng ở nước ta:
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn tương tự HĐ1
- Kết luận: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh quan sát các loại rừng ở hình 2,3 (SGK).
- Quan sát.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người?
- Thảo luận, trả lời các câu hỏi:
Rừng cung cấp gỗ, điều hoà khí hậu, là môi trường sống của nhiều loại động, thực vật.
- Nêu 1 số biện pháp để bảo vệ rừng ?
-Trồng rừng, không chặt phá rừng, khai thác hợp lý.
- Kết luận về HĐ3.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học (SGK).
- 2 học sinh đọc.
4. Củng cố:
3’
-Nêu đặc điểm đất và rừng ở nước ta?
Học sinh nêu 
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà thực hiện tuyên truyền.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (tr 62)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
-Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong 2 đoạn văn trích(BT1).
2. Kĩ năng:
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước(BT2).
3. Giáo dục:
-Có ý thức luyện tập làm văn tả cảnh
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: Ảnh minh hoạ sông nước
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
4’
- Học sinh đọc lá đơn viết được ở BT2 (Tr.60)
-2 HS đọc.
 -GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài.
Luyện tập tả cảnh
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi.
15’
- Nêu yêu cầu BT1.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn văn a, trao đổi theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm .
- Thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi.
+ Đoạn văn cho ta biết điều gì? 
-Đoạn văn tả sự thay đổi sắc màu của biển theo sự thay đổi sắc màu của mây trời.
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào? 
- Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.
- Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào? 
- Tác giả liên tưởng biển như con người; cũng biết buồn vui, tẻ nhật, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng.
- Giảng cho học sinh thấy rõ về nghệ thuật khi miêu tả của tác giả.
- Lắng nghe, hiểu.
- Hướng dẫn học sinh tương tự với đoạn văn ở ý b.
- Hướng dẫn học sinh tương tự với đoạn văn ở ý b.
Bài tập 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước.
15’
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT2.
- 1 học sinh nêu.
- Cho học sinh quan sát cảnh sông nước .
- Quan sát.
- Yêu cầu học sinh tự viết dàn ý sau đó trình bày dàn ý trước lớp.
- Lập dàn ý, trình bày trước lớp.
- Nhận xét về dàn ý của học sinh, cho điểm học sinh viết tốt.
- Theo dõi.
4. Củng cố:
3’
- Bài hôm nay các em được củng cố kiến thức gì?
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
- Dặn học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 6
I.Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II.Nhận định chung tuần 4:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ., 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: .
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và dạt được điểm giỏi: ..
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: ...
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia trồng cây vông để rào trường, có một số bạn đã hoàn thành đầy đủ,còn một số bạn chưa tham gia .
	-Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
II.Phương hướng tuần 5
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_6_ban_2_cot.doc