Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 8 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 8 (Bản 2 cột)

3.Dạy học bài mới:

a.Giới thiệu bài: GV đưa tranh giới thiệu, đưa tên bài kì diệu rừng xanh

b.Dạy học nội dung:

* Luyện đọc:

-Gọi HS đọc cả bài.

-Bài có thể chia thành mấy đoạn?

-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.

-GV đưa từ khó đọc:Đền đài, lâu đài, lúp xúp .

-GV đọc mẫu,gọi HS đọc.

-GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

-Gọi HS nhận xét bạn đọc.

-YC HS luyện đọc theo cặp.

-GV đưa câu khó, HD HS đọc câu khó.

-GV đọc mẫu,hướng dẫn HS đọc.

-Gọi HS đọc phần chú giải.

 

doc 49 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 8 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ 2
Ngày soạn: 08/10/2011 Ngày giảng 10/10/2011
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 8
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
KÌ DIỆU RỪNG XANH
(GDBVMT mức độ: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
- Đọc lưu loát bài, bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. 
- Đọc được các từ khó đọc: Đền đài, lâu đài, lúp xúp.
2. Kiến thức:
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
	- Hiểu các từ ngữ: Lúp xúp, miếu mạo, ấm tích, khộp
3. Giáo dục:
 - Yêu mến, gắn bó với rừng; có ý thức bảo vệ rừng
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu khó, đoạn khó, nội dung bài.
III/ Các hoạt động dạy và học
(THGDBVMT: Khai thác trực tiếp ở phần tìm hiểu bài)
Hoạt động của thầy
Tg 
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
4’
- Học sinh đọc thuộc lòng bài: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, trả lời câu hỏi về nội dung bài
-HS đọc nối tiếp bài và trả lời câu hỏi như YC của GV.
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV đưa tranh giới thiệu, đưa tên bài kì diệu rừng xanh
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Luyện đọc:
12’
-Gọi HS đọc cả bài.
-Một HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo.
-Bài có thể chia thành mấy đoạn?
-HS nhận biết 3 đoạn trong bài, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. 
-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn.
-GV đưa từ khó đọc:Đền đài, lâu đài, lúp xúp.
-HS quan sát.
-GV đọc mẫu,gọi HS đọc.
-HS lăng nghe, đọc cá nhân, đồng thanh.
-GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Gọi HS nhận xét bạn đọc.
-HS nhận xét.
-YC HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-GV đưa câu khó, HD HS đọc câu khó.
-HS theo dõi.
-GV đọc mẫu,hướng dẫn HS đọc.
-HS đọc câu khó.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Một HS đọc.
-GV giải thích thêm từ khó hiểu cho HS.
-HS lắng nghe.
-GV đọc mẫu cả bài.
-HS lắng nghe.
*Tìm hiểu bài:
10’
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài .
? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? 
- Đọc lướt bài và lần lượt TLCH :
+ Tác giả thấy vạt nấm rừng như 1 lâu đài kiến trúc tân kỳ, bản thân mình như 1 người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân. 
- Giảng: lúp xúp: ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.
? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ? 
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành như tia chớp . Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo . Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giấm lên thảm lá vàng . 
- Giảng: Vượn bạc má: một loài vượn có chòm lông trắng như bông ở hai má.
- Giảng: con mang: ( con hoẵng): loài thú rừng cùng họ với hươu, sừng bé có hai nhánh, lông màu vàng đỏ.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ? 
? Vì sao rừng khộp được gọi là “Giang sơn vàng rợi”? 
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và thú vị .
+ Vì có sự phối hợp của sợ rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn . Lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc . Những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng . 
? Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên ? 
+ Đoạn văn làm cho em càng háo hức muốn có dịp được vào rừng tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên .
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
-Đám thuỷ thủ là người nhưng độc ác, tham lam, không có tình người. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người bị nạn.
? Qua bài các em có yêu vẻ đẹp của thiên nhiên không ?
? Để cảnh thiên nhiên thêm đẹp và sinh động các em cần làm gì ?
- Có
- Phải có ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý thiên nhiên.
? Qua nội dung vừa tìm hiểu em hãy rút ra nội dung chính của bài ? 
ND: Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
* Đọc diễn cảm:
8’
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
-HD HS nhận xét để xác định giọng đọc.
- HS xác định giọng đọc.
- Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn thứ
3 HDHS đọc diễn cảm . 
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc các nhân, đồng thanh.
- YC HS luyện đọc theo nhóm.
- HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Đại diện nhóm thi đọc.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
4.Củng cố:
3’
- Nội dung chính của bài là gì?
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
1’
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
----------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU (40)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân không thay đổi.
2. Kĩ năng:
	- HS thêm được chữ số o vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số o ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân không thay đổi đúng chính xác. 
3. Giáo dục:
 - HS say mê học toán tự giác làm bài
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Bảng con, SGK
2.Giáo viên: Bảng phụ viết Nội dung bài
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Tg 
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
4’
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 
- 2 em lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét .
 ; 
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài: 
số thập phân bằng nhau
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b.Dạy học nội dung:
a. VD: 
? Em hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm ? 
5'
- Điền kết quả : 
 9 dm = ....cm 
9 dm = ....m ; 90 cm = ... m
? Từ kết quả của bài, em hãy so sánh ?
- 0,9 m và 0,90 m . Giải thích kết quả so sách của em ? 
 9 dm = 90 cm 
9 dm = 0,9 m ; 90 cm = 0,90 m 
- Trao đổi ý kiến với bạn ngồi cạnh, sau đó một số em trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung ý kiến . 
- Ta có 9 dm = 90 cm 
Mà 9dm = 0,9 m và 90 cm = 0,90 m 
Nên 0,9 = 0,90 
? Biết 0,9 m = 0,90 m hãy so sánh 0,9 và 0,90 ? 
0,9 = 0,90 
* Kết luận : 0,9 = 0,90 
* Nhận xét 1: 
? Hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90 ? 
5'
+ Khi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 thì ta được 0,90 
? Trong VD trên đã biết 0,9 = 0,90 . Vậy khi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải của phần thập phân của số 0,9 ta được một số ntn với số này ?
+ Khi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được số 0,90 bằng với 0,9 .
? Qua bài toán trên em thấy khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được số mới ntn với số đã cho ? 
+ Khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân thì ta được 1 số mới bằng số đã cho .
? Dựa vào kết luận hãy tìm các STP bằng với : 0,9 ; 8,75 ; 12 ?
- Nối tiếp nhau nêu số mình tìm được trước lớp, Mỗi HS chỉ cần nêu 1 số . 
- 0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000 
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
- Số 12 và tất cả các STN khác được gọi là STP đặc biệt, có phần thập phân là 0 ; 00 ; 000 ; ...
- 1 HS nêu.
* Nhận xét 2: 
5'
? Em hãy tìm cách viết 0,90 thành 0,9 ? 
- GV hỏi tương tự như phần nhận xét 1 
? Dựa vào kết luận em hãy tìm các STP bằng với : 0,9000 ; 8,75000 ; 12,000 ?
+ Nếu xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,9 
- Nối tiếp nhau nêu .
- 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9 
8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75 
12,000 = 12,00 = 12,0 = 12 
- Yêu cầu HS mở sgk đọc phần nhận xét 
- 2 – 3 em đọc, lớp theo dõi sgk 
b, Thực hành
*Bài tập 1
8’
- Gọi HS nêu yêu cầu . 
- Cho HS thực hiện trên bảng con.
- Nhận xét, sửa sai
- Nêu yêu cầu.
- Làm trên bảng con.
8,700 = 8,7 
64,9000 = 64,9 
3,0400 = 3,0 
2001,300 = 2001,3
35,020 = 35,02 
100,0100 = 100,01.
Bài 2:
8'
- Gọi HS nêu yêu cầu . 
- Cho HS tự làm bài sau đó nêu kết quả trước lớp . 
- Đọc yêu cầu . 
- Làm bài vào vở, nêu kết quả .
a) 7,800= 7,80 =7,8 ; 64,9000 = 64,900 = 64,90=64,9
b) 2001,300 = 2001,30 = 2001,3
- Nhận xét, ghi điểm .
4.Củng cố:
3’
? Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được số thập phân ntn ?
- Nêu qui tắc sgk.
5. Dặn dò:
1’
- GV nhận xét tiết học, dănh HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới..
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
BÀI 4: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 2)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình dòng học.
2. Kĩ năng:
 	- Thhể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tỗt đẹp của gia đình , dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
3. Giáo dục:
 	- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: - Các tranh ảnh , bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
	 - Các câu ca dao tục ngữ , thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. iểm tra bài cũ:
4’
Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người biết nhớ ơn tổ tiên
- 3 HS kể 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
-GV nhận xét, đánh giá
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài: 
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài
b. Dạy học nội dung:
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
 a) Mục tiêu: Giúp HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên qua việc nhớ ơn các vua Hùng
 b) Cách tiến hành.
10'
- Chia nhóm cho các nhóm thảo luận
- H: Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào?
-H: Đền thờ Hùng Vương ở đâu?
các vua Hùng đã có công gì với đất nước chúng ta?
H: sau khi xem tranh và nghe các thông tin giới thiệu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương em có những cảm nghĩ gì?
- H: Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ vào ngày 10-3 âm lich hàng năm đã thể hiện điều gì?
GVnhận xét và kết luân: chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ tổ vì các vua Hùng đã có công dựng nước .
Nhân dân ta có câu: 
 Dù ai buôn bán ngược xuôi
 Nhớ ngày giỗ ... i là từ đồng âm .
b. Từ đường trong câu 1 là từ đông âm 
c. Từ vạt trong câu 2 là từ đồng âm . 
Những từ nhiều nghĩa là : 
a. Từ chín trong câu 3 
b. Từ đường trong câu 2,3 
c. Từ vạt trong câu 1, 3 .
- Nhận xét chốt lại 
a. Từ chín trong câu hai là từ đông âm. (Tổ em có chín HS) 
- Lúa ngoài đồng đã chín ( hoa, quả, hạt phát triển đế mức thu hoạch được) 
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói (suy nghĩ kĩ càng ) .
b. Từ đường (vật nối liền hai đầu) câu 2 với từ đường (lối đi) ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của 1 từ nhiều nghĩa chngs đồng âm với từ đường (chất kết tinh vị ngọt) ở câu 1 .
c. Từ vạt (mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi), câu 1 với từ vạt (thân áo) ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau ở một từ nhiều nghĩa cgúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên) ở câu 2 .
Bài 3 (82)
- Gọi HS đọc .
? Bài yêu cầu gì ? 
- Cho HS làm bài .
- Cho 3 từ cao, ngọt, nặng và nghĩa phổ biến của mỗi từ các em có nhiệm vụ là với mỗi từ em hãy đặt một số câu để phân biệt các 
15’
1 em đọc, lớp đọc thầm .
Đặt câu để phân biệt nghĩa .
Làm bài vào vở sau đó 1 số em trình bày kết quả, lớp theo nhận xét bổ sung. 
nghĩa của chúng . 
- Nhận xét sửa sai .
Nghĩa 
a. Cao 
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường . 
- Có số lượng, chất lượng hơn hẳn mức bình thường 
b. Nặng 
- Có trọng lượng hơn mức bình thường. 
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường . 
c. Ngọt 
- Có vị như vị của đường, mật .
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe .
- (Âm thanh) nghe êm tai . 
Đặt câu 
- Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp 
- Mẹ em cho em vào xem hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao .
- Bé mời 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay . 
- Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên . 
- Loại sô – cô – la này rất ngọt . 
- Cu cậu chỉ ưa nói ngọt .
- Tiếng đàn thật ngọt . 
4. Củng cố:
3’
? Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét chung tiết học . 
-HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
DÂN SỐ NƯỚC TA
Tích hợp BVMT Mức độ tích hợp: Bộ phận
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc diểm tăng dân số của nước ta . 
- Biết nước ta có số dân đông, gia tăng dân số nhanh . 
2. Kĩ năng:
- Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất .
- Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh .
3. Giáo dục:
- Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình .
- Thấy được gia tăng dân số là sức ép đối với môi trường. có ý thức bảo vệ môi trường.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
- Bảng số liệu về các nước Đông Nam Á năm 2004 
- Biểu đồ tăng dân số VN .
III/ Các hoạt động dạy và học
Tích hợp BVMT: Hoạt động 3
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Gọi 2 HS lên bảng TLCH : 
? Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống và sản xuất của ND ta ? 
? Chỉ và mô tả vùng biển VN . Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất cuả ND ta ? 
2em lên bảng TLCH, lớp theo dõi nhận xét .
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV đưa tên bài,ghi bảng.
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
Hoạt động 1: Dân số 
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và 
8’
? Dựa vào bảng số liệu em hãy cho biết : Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?
+ Năm 2004, dân số nước ta là 82 triệu người .
? Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ? 
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á, sau In – đô – nê - xi – a và Phi – líp – pin .
? Từ kết quả trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số VN ? 
+ Nước ta có số dân đông .
* Kết luận : 
- Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người . 
- Dân số nước ta đứng thứ ba ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới .
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2 : Gia tăng dân số .
8’
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, TLCH : 
Quan sát biểu đồ và TLCH: 
? Cho biết dân số từng năm của nước ta ? 
- Dân số nước ta qua các năm .
+ Năm 1979 là 52,7 triệu người .
+ Năm 1989 là 64,4 triệu người .
+ Năm 1999 là 76,3 triệu người .
? Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số của nước ta ? 
- Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng trên một triệu người .
? Theo em, dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì ? 
- Dân số đông và tăng nhanh gây nhiều khó khăn đối với việc đảm 
bảo các nhu cầu trong cuộc sống của người dân .
* Kết luận : 
- Số dân tăng qua hàng năm : 
+ Năm 1979 : 52,7 triệu người 
+ Năm 1989 : 64,4 triệu người 
+ Năm 1999 : 76,3 triệu người 
- Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người
Hoạt động 3 : Hậu quả của sự gia tăng dân số .
9’
? Nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh ? 
Nêu theo ý hiểu của từng em
* NXKL : Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc, học hành lớn hơn nhà ít con . Nếu thu nhập của cha mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi,..
* Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động ND thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình ; mặt khác, do dân bước đầu đã có ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống
4. Củng cố:
3’
-Nêu đặc điểm đất và dân số ở nước ta?
Học sinh nêu 
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà thực hiện tuyên truyền.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
-------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH(DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI,KẾT BÀI)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh . 
2. Kĩ năng:
- Viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh .
3. Giáo dục:
- Có ý thức luyện tập làm văn tả cảnh
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: Ảnh minh hoạ sông nước
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
4’
- Gọi 2 em đọc đoạn văn tả cảnh thiên nhiên đã được viết lại 
2 em đọc bài như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét .
 -GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài.
Luyện tập tả cảnh
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 (83) 
? Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiẻu gián tiếp ? 
9’
1HS đọc, lớp đọc thầm .
+ Đoạn a là kiểu mở bài trực tiếp 
+ Đoạn b là mở bài theo kiểu gián tiếp
? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài trên ? 
+ Trực tiếp : Kể ngay vào việc ( Bài văn kể chuyện ) Hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả ( Bài văn miêu tả ) .
+ Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện ( hoặc vào đối tượng ) định kể ( hoặc tả 
- Nhận xét bổ sung .
Bài 2 (84) 
9
- Cho HS đọc yêu cầu của bài . 
? Nhận xét điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn kết bài a và b ? 
1 em đọc, lớp đọc thầm .
+ Giống nhau : đều nói về tình cảm yêu quí gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường .
+ Khác nhau : 
- Kết bài không mở rộng : Khảng định con đường rất thân thiết với bạn HS .
- Kết bài mở rộng : Vừa nói về tình cảm yêu quí con đường, vừa ca ngợi công ơn của cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đờng, đồng thời thể hiện ý thức giữ con đường luôn sạch đẹp .
- Nhận xét bổ sung . 
Bài 3 (84) 
? Bài yêu cầu gì ? 
? Để viết đoạn văn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em sẽ viết ntn ? 
VD: Em đã được xem rất nhiều tranh, ảnh về cảnh đẹp của đất nước, đã được nghỉ mát ở bãi biển Nha Trang, ở Vịnh Hạ Long, Đà Lạt . Em cũng đã được lên Sa Pa, vào TP HCM . Đất nước mình nơi đâu cũng có cảnh đẹp . Dù thế em vẫn thấy cảnh đẹp gần gũinhất với em là cảnh đẹp của suối nước nóng quê hương em . 
* Để viết một đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh nói trên em có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương .
VD: Em rất yêu quí suối nước nóng quê hương em . Em mơ ước lớn lên sẽ theo học nghề kiến trúc, trở thành kiến trúc sư, Thiết kế những ngôi nhà xinh xắn, những toà nhà có vườn cây để quê hương em tươi xanh hơn, đàng hoàng hơn,to đẹp hơn .
12’
Đọc yêu cầu của bài .
Viết đoạn mở bài kiểu gián tiếp 
+ Viết về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình .
- Cho HS viết bài . 
- Quan sát nhắc nhở HS làm bài .
- Thu một số bài chấm nhận xét . 
Viết bài vào vở .
Một số em nộp lại bài .
4. Củng cố:
3’
? Có mấy kiểu mở bài ? Có mấy kiểu kết bài ? 
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
- Về nhà viết 2 đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh . 
- Nhận xét giờ học . 
-HS lắng nghe.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 8
I.Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II.Nhận định chung tuần 7:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. Còn một số em còn nghỉ học: Quy, Huynh, Nhẩn 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: Sởi, Kiên, Tùng .
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và dạt được điểm giỏi: ..
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: ...
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia trồng cây vông để rào trường, có một số bạn đã hoàn thành đầy đủ,còn một số bạn chưa tham gia .
	-Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
II.Phương hướng tuần 9
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_8_ban_2_cot.doc