I/ Mục tiêu:
1- Kiến thức: Hiểu được nội quy liên đội và nhiệm vụ của học sinh;
2- Kỹ năng: thực hiện nghiêm túc nội quy của liên đội và nhiệm vụ của người học sinh.
3- Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt nội quy của liên đội và nhiệm vụ của người học sinh.
II/ Chuẩn bị:
Bảng nội quy của liên đội
III/ Các HĐDH
Tuần 3 Ký duyệt của chuyên môn ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... Thứ ....ngày.......tháng 9 năm 2011 Tiết 3: NỘI QUY LIÊN ĐỘI I/ Mục tiêu: 1- Kiến thức: Hiểu được nội quy liên đội và nhiệm vụ của học sinh; 2- Kỹ năng: thực hiện nghiêm túc nội quy của liên đội và nhiệm vụ của người học sinh. 3- Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt nội quy của liên đội và nhiệm vụ của người học sinh. II/ Chuẩn bị: Bảng nội quy của liên đội III/ Các HĐDH Nội dung Cách thức tổ chức A. Ổn định tổ chức B. Nội quy liên đội; Nhiệm vụ của học sinh: 1/ Thời gian biểu ( Nắm được thời gian biểu) 2/ Tư tưởng đạo đức. - Phải hát đúng Quốc ca, Đội ca, tham gia đầy đủ các buổi chào cờ sinh hoạt tập trung và các hoạt động do nhà trường tổ chức. - Luôn trau dồi đạo đức, trung thực, khiêm tốn có lối sống lành mạnh, văn minh và có trách nhiệm giữ gìn danh dự của nhà trường. - Lễ phép chào hỏi các thầy cô và người lớn tuôit, - Đoàn kết thân ái giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, - Tuân thủ các hiệu lệnh và quy định của nhà trường. 3/ Chuyên cần: - Đi học đều đặn, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Nghỉ học phải có lí do chính đáng do phụ huynh trình bày. 4/ Nề nếp kỷ luật: - Không nói tục chởi bậy, - Không trèo tường, trèo cây, bẻ cành; - Kê bàn ghế gọn gàng khi vào lớp; - Quần áo đầu tóc phải gọn gàng theo quy định của nhà trường, - Đội viên phải đeo khăn quàng. 5/ Học tập: - Đến lớp phải có đầy đủ đồ dùng sách vở và các dụng cụ học tập, cờ đỏ kiểm tra nhắc nhở thường xuyên, - Đến lớp phải chú ý nghe giảng, ghi chép và làm bài đầy đủ, ngồi học đúng tư thế, không làm việc và nói chuyện riêng. 6/ Vệ sinh: - Phải có ý thức giữ gìn về sinh chung, không mang quà đến lớp, bỏ rác đúng npi quy định. - Mỗi lớp phải có một thùng rác thông minh. - Làm vệ sinh lớp học trước khi vào lớp. 7/ Bảo quản tài sản: - Có trách nhiệm giữgìn,bảo quản tài sản của nhà trường, phải bồi thường nếu làm mất hay hỏng hóc. - Không viết, vẽ bẩn lên tương hay mặt bàn, ghế; - Tắt các thiết vị điện, đóng cửa trước khi ra về. C. Kết thúc: Một số nội dung chính về nội quy của liên đội và nhiệm vụ của học sinh. - Tổng phụ trách: Nêu nội quy của liên đội - HS: Chú ý lắng nghe. TPT: Qua các nội quy và nhiệm vụ của học sinh, em thấy bản thân mình đã thực hiện tốt nhiệm vụ vủa người học sinh chưa? Cần phải làm gì để thực hiện tốt nội quy của liên đội? Bản thân em đã thực sự hoàn thành tôt nhiệm vụ học tập và rèn luyện bản thân chưa? Học và ghi nhớ bản nội quy của liên đôi! Tuần 5 Ký duyệt của chuyên môn ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... Thứ ....ngày.......tháng 9 năm 2011 Tiết 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG " XANH - SẠCH - ĐẸP " I/ Mục tiêu: - Nêu những việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường; - Rèn luyện thói quen, ý thức làm sạch môi trường; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, II/ Chuẩn bị Bút màu, dụng cụ trò chơi: III/ Các HĐDH Nội dung Cách thức tổ chức A. Kiểm tra: B. Bài mới: 1 - Giới thiệu bài 2 - Nội dung bài: * Hoạt động 1: Hát tập thể - Bài: Lý cây xanh, Mầu xanh quê hương; bài ca đi học * Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ. * Hoạt động 3: Thi vẽ tranh Chủ đề môi trường: "Xanh - Sạch - Đẹp " * Tổng kết: Bảo vệ môi trường: "Xanh - Sạch - Đẹp " là trách nhiệm của mỗi người. 3. Củng cố - Dặn dò Hát bài: Điều đó phụ thuộc hành động của bạn - Ổn định các lớp Nêu mục đích yêu cầu bài học. G. bắt nhịp H. hát tập thể H. Đại diện lớp hái hoa chon tên trò chơi ( 3 lớp) G. mời BGK vào vị trí. BGK. Nêu trò chơi, cách chơi, luật chơi H. chơi theo lớp. BGK. Theo giõi TK G. Giới thiệu tranh về chủ đề "Xanh - Sạch - Đep" H. Quan sát; G. Phổ biến luật thi: H. Đại diện lớp thi vẽ tranh ( Khối 4+5) H. trưng bày sản phẩm G. Chấm điểm công bố kết quả. Em đạ làm gì để bảo vệ môi trường? G. bắt nhịp cho học sinh hát. Tuần 7 Ký duyệt của chuyên môn ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... Thứ ....ngày.......tháng 10 năm 2011 Tiết 7: Tóm tắt 125 năm lịch sử thành lập, phát triển và thành tựu KT - VH - XH tỉnh Hòa Bình I/Mục tiêu: Giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương. II/ Chuẩn bị: III/Hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tổ chức A. Đặt vấn đề: Trải qua chặng đường lịch sử 125 năm thành lập và 20 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã thực sự vinh dự, tự hào với truyền thống đấu tranh, gìn giữ, xây dựng và phát triển để có được một tỉnh Hòa Bình giàu đẹp, văn minh, xứng tầm với nhiều địa phương trong cả nước. B. Nội dung: 1 - Giới thiệu: 2 - Lịch sử thành lập và phát triển: Tỉnh Hòa Bình thành lập vào ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo Nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tỉnh Lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ ( thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, đến tháng 11 năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm (thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây). Khi mới thành lập, tỉnh Mường có 4 phủ là : Vàng An – huyện Đức An; Lương Sơn; Chợ Bờ; Lạc Sơn – huyện Lạc Thủy. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh còn nhiều lần đổi tên, chia tách, hợp nhất lãnh thổ. Sau thống nhất đất nước, tại kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khóa V vào ngày 27/12/1975 đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, tỉnh Hà Sơn Bình chính thức hoạt động từ ngày 1/04/1976. Sau đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng tháng 6/1991, với tinh thần đối mới, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, tại kỳ họp thứ IX ngày 12/8/1991, Quốc hội khóa VIII quyết định điều chỉnh địa giới hành chính và chia lại 1 số tỉnh, do đó tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Tỉnh Hòa Bình chính thức tái lập tháng 10 năm 1991. Hòa Bình còn tự hào là cái nôi của văn hóa Hòa Bình, miền đất sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng vạn năm, với những di chỉ khảo cổ có giá trị, những giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, độc đáo, những danh lam, thắng cảnh kỳ vĩ, lôi cuốn, những sản vật độc đáo, là những điều kiện lý tưởng để phát triển nhiều loại hình du lịch. Không chỉ là quê hương của văn hóa Hòa Bình cách đây hàng vạn năm, Hòa Bình còn có truyền thống đấu tranh kiên cường trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Phát huy truyền thống và những kinh nghiệm quý báu có được trong từng giai đoạn lịch sử đã qua, cùng tinh thần lao động cần vù, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã “ chung sức, đồng lòng” vượt qua mọi khó khăn và đạt nhiều thành tựu kinh tế - xã hội trong công cuộc CNH – HĐH. Trong suốt chặng đường lịch sử, văn hóa gắn liền với lịch sử chung của dân tộc, cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn ý thức cao độ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật nhất là gìn giữ và phát huy được Không gian văn hóa Cồng chiêng – một di sản văn hóa đặc sắc, quý giá gắn bó lâu đời với người Mường, nơi thể hiện tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của cộng đồng người Mường Hòa Bình. Theo kết quả kiểm kê số lượng Cồng Chiêng các dân tộc tỉnh Hòa Bình được thực hiện năm 2010, toàn tỉnh hiện còn lưu giữ được 9.960 chiếc Cồng chiêng các loại. Sự kiện 125 năm thành lập, 20 năm tái lập tỉnh và lễ hội văn hóa Cồng chiêng lần thứ nhất là sự kiện trọng đại, là dịp để toàn thể nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình ôn lại truyền thống đấu tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương; tôn vinh, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc; đồng thời cũng là dịp giao lưu, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh. Cũng qua dự kiện này, Tỉnh Hòa Bình mong muốn giới thiệu, quảng bá đến tất cả bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, lợi thế phát triển; lịch sử, truyền thống văn hóa; những thành tựu kinh tế - xã hội; những chính sách, thủ tục, tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư cho Hòa Bình./ Màn trình tấu Cồng chiêng hoành tráng với 1.250 chiếc cồng chiêng của các nghệ nhân từ khắp các bản Mường Hòa Bình trong buổi khai mạc Lễ hội văn hóa Cồng chiêng tỉnh Hoà Bình lần thứ nhất năm 2011 tính đến thời điểm này là màn trình tấu. lớn nhất với số Cồng chiêng nhiều nhất Việt Nam. Do vậy, ngay sau khi màn trình tấu kết thúc, Đại diện Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã công bố và trao kỷ lục Guinness xác lập màn trình tấu Cồng Chiêng của 1250 nghệ nhân tỉnh Hòa Bình. 3 - Củng cố: G. Nêu G.Nêu sự kiện tổ chức lễ kỷ niệm 125 năm thành lập, 20 năm tái lập tỉnh Hòa Bình: G. Hãy cho biết Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày tháng năm nào? G. Hãy cho biết Tỉnh Hòa bình được tái lập ngày tháng năm nào? G.Hãy cho biết Tỉnh Hòa bình gồm có bao nhiêu huyện, thành phố? tên gọi của các huyện thành phố là gi? Tỉnh ta co bao nhiêu dân tộc anh em cùng sinh sông và tên gọi của các dân tộc anh em là gì? G. GT Thêm H. nghe bài hát Hòa bình cửa ngõ miền Tây bắc Tuần 9 Ký duyệt của chuyên môn ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................... Thứ ....ngày.......tháng 9 năm 2011 Tiết 9: Học Hát Bài : Quê Hương Tươi Đẹp (Dân ca Nùng – Đặt lời : Anh Hoàng) I/Mục tiêu: Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát. Biết hát giọng, to rỏ lời đúng cao độ của bài hát. Biết bài hát này là bài Dân Ca Nùng, lời do nhạc sĩ Anh Hoàng viết II/Chuẩn bị: Nhạc cụ đệm. Băng nghe mẫu. Hát chuẩn xác bài hát. III/Hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tổ chức A/ Kiểm tra: B/ Bài mới: 1 - Giới thiệu bài 2 - Nội dung bài: * Hoạt động 1: Dạy hát bài: Quê Hương Tươi Đẹp * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài hát. + Bài :Quê Hương Tươi Đẹp. + Dân Ca Nùng. + Lời của Nhạc sĩ: Anh Hoàng * Cũng cố dặn dò: G. Ổn định tổ chức các lớp, - Giới thiệu bài hát, tác giả. - GV cho học sinh nghe bài hát mẫu. - HS lắng nghe. - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát . - HS nghe mẫu. - HS thực hiện. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. - HS thực hiện. - Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức. - HS thực hiện. + Hát đồng thanh + Hát theo lớp - Cho học sinh tự nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát. - HS thực hiện. - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Dân ca dân tộc nào? Lời của bài hát do ai viết? - HS trả lời: - Giáo Viên mời học sinh nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên và HS rút ra ý nghĩa và sự giáo dục của bài hát - Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
Tài liệu đính kèm: