Giáo án Kể chuyện lớp 4 cả năm

Giáo án Kể chuyện lớp 4 cả năm

BÀI: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào lời kể của GV & tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.

- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

2.Rèn kĩ năng nghe:

- Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng nhân ái.

 

doc 89 trang Người đăng nkhien Lượt xem 3042Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện lớp 4 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
BÀI: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào lời kể của GV & tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. 
3. Thái độ:
Bồi dưỡng lòng nhân ái. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Tranh ảnh sưu tầm về hồ Ba Bể. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
3 phút
8 phút
15 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Trong tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm Thương người như thể thương thân, các em sẽ nghe cô kể câu chuyện giải thích sự tích hồ Ba Bể – một hồ nước rất to, đẹp thuộc tỉnh Bắc Kạn. 
GV giới thiệu tranh ảnh về hồ Ba Bể
Trước khi nghe cô kể, các em hãy quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện hôm nay. 
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện 
Bước 1: GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
Giọng kể thong thả, rõ ràng; nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm lễ hội; chậm rãi ở đoạn kết. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm về hình dáng khổ sở của bà cụ ăn xin, sự xuất hiện của con giao long, nỗi khiếp sợ của mẹ con bà nông dân, nỗi kinh hoàng của mọi người khi đất dưới chân rung chuyển, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm dưới nước. 
Bước 2: GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
Bước 3: GV kể lần 3
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
Bước 1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
GV mời HS đọc yêu cầu của từng bài tập 
GV nhắc nhở HS trước khi kể chuyện:
+ Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời của cô.
+ Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
Bước 2: Trao đổi ý nghĩa câu 
chuyện
Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi: Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể câu chuyện còn nói với ta điều gì? 
GV nhận xét, chốt lại 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài:Kể chuyện đã nghe đã đọc 
HS xem tranh ảnh về hồ Ba Bể 
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
HS nghe
Bước 1
HS đọc lần lượt từng yêu cầu của bài tập 
HS lắng nghe 
a) Kể chuyện trong nhóm
HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm tư (4 HS)
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp
Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
Bước 2
HS trao đổi, phát biểu: Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái; khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Tranh minh hoạ 
Các ghi nhận, lưu ý:
Tuần: 2
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
 Kể lại được bằng ngôn ngữ & cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc đã đọc.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. 
2.Rèn kĩ năng nghe:Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
3. Thái độ: Thương yêu, giúp đỡ những người xung quanh. 
II.CHUẨN BỊ:Tranh minh hoạ. Bảng phụ viết 6 câu hỏi tìm hiểu truyện 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
8 phút
15 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Sự tích hồ Ba Bể 
Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau kể lại truyện 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc một chuyện cổ tích bằng thơ có tên gọi Nàng tiên Ốc. Sau đó các em sẽ kể lại câu chuyện thơ đó bằng lời của mình, không lặp lại hoàn toàn lời thơ trong bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện 
GV đọc diễn cảm bài thơ 
GV nêu câu hỏi: (đã viết vào bảng phụ) 
Đoạn 1:
+ Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?
+ Bà lão làm gì khi bắt được Ốc? 
Đoạn 2:
+ Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
Đoạn 3:
+ Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì?
+ Sau đó, bà lão đã làm gì?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
Bước 1: Hướng dẫn HS kể chuyện 
bằng lời của mình 
GV hỏi: Thế nào là kể chuyện bằng lời của em?
GV yêu cầu 1 HS giỏi nhìn bảng phụ đã ghi 6 câu hỏi & kể mẫu đoạn 1. 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
Bước 2: Trao đổi ý nghĩa câu 
chuyện
Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
GV nhận xét, chốt lại 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài: 
HS kể 
HS nhận xét
HS nghe 
HS trả lời 
Đoạn 1:
+ Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
+ Thấy Ốc đẹp, bà thương, không muốn bán, thả vào chum để nuôi.
Đoạn 2:
+ Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn no, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.
Đoạn 3:
+ Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra.
+ Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên.
+ Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con. 
Bước 1
Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. 
1 HS giỏi kể mẫu đoạn 1
a) Kể chuyện trong nhóm
HS kể theo từng khổ thơ 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài tốp HS thi kể chuyện từng khổ thơ trước lớp
Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
Bước 2
HS trao đổi, phát biểu: Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão & nàng tiên Ốc. Bà lão thương Ốc, Ốc biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà. Câu chuyện giúp ta hiểu rằng: Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi nguời sẽ có cuộc sống hạnh phúc. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ 
Các ghi nhận, lưu ý:
Tuần: 3
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể chuyện tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. 
Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện). 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
3. Thái độ:
Luôn sống nhân hậu, thương yêu đồng loại. 
II.CHUẨN BỊ:
Một số truyện viết về lòng nhân hậu
Bảng lớp viết đề bài
Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
23 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
Yêu cầu HS kể lại câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Mỗi em, theo lời dặn của cô chắc đều đã chuẩn bị một câu chuyện mình đã nghe từ ai đó hoặc đã đọc ở đâu đó nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Trong tiết học này, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện đó. Qua tiết học, các em sẽ biết ai chọn được câu chuyện hay nhất, ai kể chuyện hấp dẫn nhất. 
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu những truyện mà các em mang đến lớp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
Bước 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu 
cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng nhân hậu.
GV nhắc HS: những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ (Mẹ ốm, Các em nhỏ và cụ già, ) là những bài trong SGK, giúp các em biết những biểu hiện của lòng nhân hậu. Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện.
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:
+ Trước khi kể, các em cần giới ... ëc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô & các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
Cả lớp nhận xét về khả năng nhớ, hiểu truyện, về lời kể của mỗi bạn.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.
Tranh minh hoạ 
Các ghi nhận, lưu ý:
	Tuần: 33
BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên bằng lời của mình câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện). 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
II.CHUẨN BỊ:
Một số truyện viết về những người trong hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời, có khiếu hài hước: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi.
Bảng lớp viết sẵn đề bài, dàn ý KC.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
2 phút
23 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Khát vọng sống 
Yêu cầu 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện , nêu ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay giúp các em được kể cho nhau nghe những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những con người có tính cách đáng quý & rất đáng khâm phục: những người biết sống vui, sống khỏe, có óc hài hước, những người sống lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh.
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
Bước 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu 
cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Hãy kể một câu chuyện 
em đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời..
GV nhắc HS:
+ Qua gợi ý 1, có thể thấy người lạc quan, yêu đời không nhất thiết phải là người gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc không may. Đó có thể là một người biết sống vui, sống khỏe – ham thích thể thao, văn nghệ, ưa hoạt động, ưa hài hước. Phạm vi đề tài vì vậy rất rộng. Các em có thể kể về các nghệ sĩ hài như vua hề Sác-lô, Trạng Quỳnh, những nhà thể thao
+ Hai nhân vật được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1, 2 đều là những nhân vật trong SGK. Các em có thể kể về các nhân vật đó. Nhưng rất đáng khen nếu các em tìm được chuyện kể ngoài SGK. 
Bước 2: HS thực hành kể chuyện, 
trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
- Trước khi HS kể, GV mời 1 HS đọc lại dàn ý bài kể chuyện (đã dán trên bảng); nhắc HS: các em nên kết chuyện theo lối mở rộng (nói thêm về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện) để các bạn cùng trao đổi. Có thể chỉ kể 1, 2 đoạn của câu chuyện. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau.
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia 
HS kể & nêu ý nghĩa câu chuyện 
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
Bước 1
HS đọc đề bài 
HS cùng GV phân tích đề bài 
HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2.
Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn tên câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện mình sẽ kể.
Bước 2
a) Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
b) Kể chuyện trước lớp 
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, kể chuyện lôi cuốn nhất 
Bảng viết đề bài
Bảng phụ 
Bảng phụ 
Các ghi nhận, lưu ý:
	Tuần: 34
BÀI: KỂ CHUYỆN 
ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết đề bài.
Bảng phụ viết gợi ý 3.
Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện:
	+ Nội dung (Kể có phù hợp với đề bài không?)
	+ Cách kể (Có mạch lạc, rõ ràng không?)
	+ Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
1 phút
8 phút
15 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời. Nêu ý nghĩa của chuyện. 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV nhắc HS: 
+ Nhân vật trong câu chuyện của mỗi em là một người vui tính mà em biết trong cuộc sống thường ngày.
+ Có thể kể chuyện theo 2 hướng:
Giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm tính cách đó (kể không thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người thật, quen thân. 
Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính (kể thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người em không biết nhiều. 
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
 GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Ôn tập 
HS kể 
HS nhận xét
HS đọc đề bài 
HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2.
HS tiếp nối nhau nói nhân vật mình chọn kể.
a) Kể chuyện trong nhóm
Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe 
Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
b) Kể chuyện trước lớp 
Vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp 
Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Bảng viết đề bài 
Bảng phụ viết gợi ý 3
Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá
Các ghi nhận, lưu ý:
	Tuần: 35
BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ II 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. 
Ôn luyện về các kiểu câu (câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến)
2.
Ôn luyện về trạng ngữ.
II.CHUẨN BỊ:
1 số phiếu đã kẻ bảng để HS các nhóm làm BT1, 2
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
1 phút
15 phút
15 phút
3 phút
Khởi động: 
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Hướng dẫn ôn tập bài tập 1, 2 
(Đọc bài “Có một lần”. Tìm 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến) 
GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm bài khoảng 7 phút. Nhắc HS có thể tìm nhiều hơn 1 câu với mỗi loại.
Sau khi nghe hiệu lệnh của GV, các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp
GV hướng dẫn cả lớp soát lại, sửa sai. Tính điểm thi đua
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập bài 3
(Tìm trạng ngữ) 
GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm bài khoảng 7 phút. Nhắc HS có thể tìm nhiều hơn 1 câu với mỗi loại.
Sau khi nghe hiệu lệnh của GV, các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp
Sau khi các nhóm chấm xong, GV hướng dẫn cả lớp soát lại, sửa sai. Tính điểm thi đua
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1, 2
Cả lớp đọc lướt lại truyện, nói nội dung truyện: Sự hối hận của một HS vì đã nói dối, không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo & các bạn.
HS đọc thầm lại truyện, tìm các câu kể, hỏi, cảm, khiến trong bài đọc.
Đại diện nhóm trình bày.
HS làm bài vào vở theo lời giải đúng. 
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 3
Cả lớp đọc lướt lại truyện
HS đọc thầm lại truyện, tìm các câu có trạng ngữ thích hợp 
Đại diện nhóm trình bày.
HS làm bài vào vở theo lời giải đúng. 
Tranh minh họa
Phiếu đã kẻ bảng 
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docKE CHUYEN R NAM.doc