Giáo án Khoa học (chuẩn)

Giáo án Khoa học (chuẩn)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

1. Kiến thức: Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

2. Kỹ năng: Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

3. Thái độ: Có ý thức về sự sinh sản của gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Hình trang 4, 5 SGK.

- Chuẩn bị theo nhóm (tổ): bộ phiếu dùng cho trò chơi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 125 trang Người đăng huong21 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Tuần 1 	Bài 1: SỰ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: 
1. Kiến thức: Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
2. Kỹ năng: Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
3. Thái độ: Có ý thức về sự sinh sản của gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Hình trang 4, 5 SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm (tổ): bộ phiếu dùng cho trò chơi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm Tra Bài Cũ:(3’)
- GV kiểm tra ĐDHT của HS
- HS tự kiểm tra lại DCHT của mình.
B. Bài mới: (35’)
1. Giới thiệu: Ở bất kì lĩnh vực khoa học nào, con người và sức khỏe của con người cũng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Hôm nay chúng ta cùng tìm về ý nghĩa của Sự sinh sản.(Có thể GV dùng trực quan để giới thiệu). (GV ghi tựa bài lên bảng HS nghe và ghi tựa bài vào tập).
2. Phát Triển Bài:
HĐ1: Trò chơi “Bé là con ai”. 
- GV nêu tên trò chơi, phát các hình vẽ, phiếu và phổ biến cách chơi: Hãy tìm bố mẹ cho từng bé?
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm.
- GV hướng dẫn nhóm gặp khó khăn.
- Gọi đại diện 2 nhóm dán kq lên bảng.
- Yêu cầu đại diện 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con?
- Nếu trả lời đúng, GV cùng HS vỗ tay hoan hô.
- GV nhận xét nhóm đã tìm đúng bố mẹ cho em bé.
- GV hỏi để tổng kết:
+ Nhờ đâu các em tìm đúng bố mẹ cho em bé?
+ Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhóm nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm. HS thảo luận, tìm bố mẹ cho từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao co ảnh bố mẹ cùng hàng với ảnh em bé.
- Đại diện 2 nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng
- HS hỏi – nhóm đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Nhờ em bé có đặc điểm giống với bố mẹ.
+ Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ.
è GV kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. Nhờ đó mà nhìn vào đặc điểm bên ngoài chúng ta cũng có thể nhận ra bố mẹ của em bé.
HĐ2: Làm việc với SGK:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK là đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
+ Các em hãy liên hệ gia đình mình và kể các thành viên trong gia đình mình?
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với gia đình, dòng họ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- 3HS đọc theo vai.
- HS làm việc theo cặp giới thiệu về gia đình mình.
- 2 HS giới thiệu về gia đình mình.
- 2HS trao đổi và trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
GV kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
C. Củng cố - Dặn dò:
+ GV hỏi lại 3 câu hỏi in nghiêng ở trên.
- HS lần lượt trả lời
- HS khác nhận xét.
- Về nhà vẽ bức tranh có 1 nam 1 nữ.
- Chuẩn bị bài: “Nam hay nữ”.
* Nhận Xét: Tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài, khuyến khích các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
* GD: Qua bài này các em có ý thức về sự sinh sản của gia đình.
Tuần 2 	Bài 2 - 3: NAM HAY NỮ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: 
1. Kiến thức: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
2. Kỹ năng: Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng các bạn cùng – khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Hình minh họa SGK. Giấy khổ A4 – bút dạ.
- Chuẩn bị theo nhóm (tổ): bộ phiếu dùng cho trò chơi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm Tra Bài Cũ:(3’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với gia đình, dòng họ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV nhận xét đánh giá.
- 2HS trả lời.
- Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (35’)
1. Giới thiệu: Con người có những giới nào? Hôm nay chúng ta cùng tìm về về những đặc điểm giống và khác nhau giữa Nam và Nữ. (GV ghi tựa bài lên bảng HS nghe và ghi tựa bài vào tập).
2. Phát Triển Bài:
HĐ1: Thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, SGK?
- Chia lớp thành 6 nhóm. 
- GV hướng dẫn nhóm gặp khó khăn.
+ Nêu 1 số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
è GV kết luận: Ngoài những đặc điểm chung giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. (nam có râu, tạo ra tinh trùng; nữ có kinh nguyệt, tạo ra trứng).
HĐ2: Trò chơi “ai nhanh, ai đúng”:
- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu như SGK và HD cách chơi: Dùng các tấm phiếu có nội dung dưới đây xếp vào cột cho phù hợp.
- GV yêu cầu nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- 6 nhóm làm việc.
- 6 nhóm dán kết quả lên bảng. Nhóm nào hoàn thành trước là thắng cuộc.
- Các nhóm khác chất vấn yêu cầu nhóm đó giải thích.
HĐ3:Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và nêu yêu cầu: Quan sát hình 4 và nêu vai trò của nữ giới? Thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao?
- GV phát phiếu cho nhóm.
- Nhóm trường điều khiển HS trong nhóm thảo luận và ghi vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và khen các nhóm có tinh thần học tập, tham gia xây dựng bài.
- Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và nữ không? Như vậy có hợp lí không?
à Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi bằng cách bày tỏ 
- Vài HS trả lời.
suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình.
C. Củng cố - Dặn dò:
+ Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào?
+ Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- HS lần lượt trả lời
- HS khác nhận xét.
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Chuẩn bị bàitiếp theo
* Nhận Xét: Tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài, khuyến khích các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
* GD: Qua bài này các em có ý thức không phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
Bài 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: 
1. Kiến thức: Nhận biết: cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
2. Kỹ năng: Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
3. Thái độ: Có ý thức về sự phát triển của cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa SGK. - Chuẩn bị theo nhóm (tổ): bộ phiếu dùng cho Hđ2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm Tra Bài Cũ:(3’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào?
+ Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- GV nhận xét đánh giá.
- 2HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (35’)
1. Giới thiệu: Cơ quan sinh dục của nữ có khả năng tạo ra trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng mang thai và sinh con. Vậy quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào? Sự phát triển của bào thai ra sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. (GV ghi tựa bài lên bảng HS nghe và ghi tựa bài vào tập).
2. Phát Triển Bài:
HĐ1: Sự hình thành cơ thể người: 
- GV nêu câu hỏi:
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết mẹ mang thai sau bao lâu thì em bé được sinh ra?
- HS nối tiếp trả lời, HS khác nhận xét.
+ Cơ quan sinh dục của cơ thể quyết định giới tính của mỗi người.
+ Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
+ Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
+ Từ trứng gặp tinh trùng.
+ Khoảng 9 tháng trong bụng mẹ.
- HS lắng nghe.
è GV kết luận: Cơ thể con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là sự thụ tinh. Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
HĐ2: Mô tả quá trình thụ tinh:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK là đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS làm việc theo cặp, trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối các hình với chú thích trong SGK.
- 1HS lên gắn giấy ghi chú thích vào hình và mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
- HS khác nhận xét bổ sung.
GV kết luận: Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
HĐ3: Các giai đoạn phát triển của thay nhi:
+ Bào thai phát triển như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết và quan sát các hình minh họa 2, 3, 4, 5 và c ... quan với sự gia tăng dân số như thế nào.Trong bối cảnh chung như trên, môi trường nước và không khí có bị gia tăng sự ô nhiễm và có liên quan với dân số không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài Tác động của con người đến môi trường không khí và nước. (GV ghi tựa bài lên bảng - HS nghe và ghi tựa bài vào tập).
2. Phát Triển Bài: 
* Hoạt động 1: Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí và nước: 
- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS quan sát hình minh họa, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Trong các hình trên, những nguồn nào gây ô nhiễm? Các nguồn gây ô nhiễm nước và không khí bởi những yếu tố nào?
+ Kể cụ thể về 1 nhà máy, 1 phương tiện giao thông, một bãi rác mà em đã thấy, đã biết với tác động gây ô nhiễm không khí của nó?
+ Ngoài các nguồn gây ô nhiễm trên, có thể kể những nguồn nào khác?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá?
+ Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễn môi trường đất và nước?
à Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm : 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
+ Công nghiệp, phương tiện giao thông, rác thải sinh hoạt; chất khí độc hại, nhiều bụi và khói.
+ HS liên hệ và tự nêu lên.
+ Đun nấu bằng than củi, đốt than, đốt rác, phun thuốc trừ sâu, tiểu tiện bừa bãi, vứt xác vật chết bừa bãi
+ làm môi trường bị ô nhiễm, động vật và thực vật sống ở biển sẽ chết, những loài chim kiếm ăn ở biển cũng có nguy cơ bị chết.
+ Do khí thải của các nhà máy công nghiệp làm ô nhiễm nước và không khí.
+ Không khí bị ô nhiễm, các chất độc hại chứa nhiều trong môi trường không khí. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và không khí.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung 
- 2 – 3 HS nhắc lại
b. Hoạt động 2: Tác hại của ô nhiễm không khí và nước:
+ Ô nhiễm nước và không khí có tác hại gì?
+ Ở địa phương em, người dân đã làm gì để môi trường không khí và nước bị ô nhiễm? Điều đó sẽ gây ra những tác hại gì?
- GV nhận xét và kết luận.
à Ngoài ra, ở các đô thị, người ta thường mới thu gom được 10 –60% lượng rác, số còn lại đều được thải ra sông, hồ, mương, rãnh làm nước bị bẩn và tắc nghẽn dòng chảy.
- HS nối tiếp nhau trình bày trước lớp.
+ Làm suy thoái đất, chết thực vật, động vật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây nhiều căn bệnh hiểm nghèo cho con người như ung thư.
+ Đun than tổ ong, đốt gạch, vứt rác bừa bãi, khói của các nhà máy, chất thải của các nhà máy, bệnh viện 
- HS khác nhận xét bổ sung 
- HS lắng nghe.
C. Củng cố:
+ Kể tên các nguồn gây ô nhiễm không khí và nước?
+ Hằng ngày em nên làm gì để giữ vệ sinh môi trường xung quanh?
- HS trả lời.
- HS đọc lại mục Bạn cần biết.
D. Dặn dò:
- Về nhà học bài và và ghi vào vở mục Bạn cần biết.
- Liên hệ gia đình, bản thân, hàng xóm có những hoạt động tích cực và tiêu cực nào đối với bài vừa học.
Nhận Xét:-Tuyên dương những em học tốt và tích cực phát biểu xây dựng bài....
 - Phê bình, nhắc nhở các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
Bài 68: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết 
1. Kiến thức: Bước đầu hiểu và biết 1 số cách giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch.
2. Kỹ năng: Kể được nhiều hoạt động có vai trò giữ gìn, bảo vệ môi trường. 
3. Thái độ: Có ý thức thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày mang ý nghĩa góp phần giữ gìn bảo vệ môi trường và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị như đã dặn ở tiết 61.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm Tra Bài Cũ: (3’)
+ Kể tên các nguồn gây ô nhiễm không khí và nước?
+ Hằng ngày em nên làm gì để giữ vệ sinh môi trường xung quanh?
- GV nhận xét đánh giá.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.
B. Bài mới: (35’)
1. Giới thiệu: Qua 3 bài đã học, ta thấy môi trường rừng bị tàn phá nặng nềđất, nước, không khí bị ô nhiễm. Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài Một số biện pháp bảo vệ môi trường. (GV ghi tựa bài lên bảng - HS nghe và ghi tựa bài vào tập).
2. Phát Triển Bài: 
* Hoạt động 1: Một số biện pháp bảo vệ môi trường: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận câu hỏi sau:
+ Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường là việc của ai?
+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc là việc làm của ai?
+ Đưa nước thải vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải là việc của ai?
+ Làm ruộng bậc thang chống xói mòn đất là việc của ai?
+ Việc tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng bằng bọ rùa là việc của ai?
+ Trẻ em, bản thân đã làm gì để bảo vệ môi trường?
à Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, của một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ cgung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tùy theo lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm : 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
à H1 – b; H2 – a; H3 – e; H4 – c; H5 – d.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Việc của mọi cá nhân, gia đình, cộng đồng.
+ Cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia.
+ Việc của gia đình, cộng đồng, quốc gia.
+ Việc của gia đình, cộng đồng.
+ Việc của gia đình, cộng đồng.
+ Không vứt rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường nhà ở của mình, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- HS lắng nghe.
C. Củng cố:
+ Bảo vệ, giữ gìn môi trường là nhiệm vụ của ai?
+ Hằng ngày em đã làm gì để giữ gìn, bảo vệ sinh môi trường xung quanh?
- HS trả lời.
- HS nêu ghi nhớ SGK
D. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị dụng cụ vệ sinh để tiết sau thực hành làm vệ sinh lớp học, sân trường.
- Liên hệ gia đình, bản thân, hàng xóm có những hoạt động tích cực và tiêu cực nào đối với bài vừa học.
Nhận Xét:-Tuyên dương những em học tốt và tích cực phát biểu xây dựng bài....
 - Phê bình, nhắc nhở các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
Tuần 35:	 	Bài 69: ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết một số từ ngữ liên quan đến môi trường.
- Củng cố kiến thức về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng lớp kẻ sẵn ô chữ.
- GV dùng phiếu ôn tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ1: Trò chơi “Đoán ô chữ”:
GV kẻ bảng ô chữ. Sau đó dùng hệ thống câu hỏi để HS đoán chữ và viết vào ô chữ.
HĐ2: Oân tập các kiến thức cơ bản:
GV phát cho mỗi HS 1 phiếu.
HS hoàn thành phiếu trong 10, sau đó trình bày – HS khác nhận xét, bổ sung.
GV hoàn thành ý kiến một cách hệ thống.
PHIẾU HỌC TẬP
Oân tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Họ và tên: 
Lớp: 5 / .
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều khói, khí độc thải vào không khí?
Không khí trở nên nặng hơn.
Không khí bị ô nhiễm.
Không khí chuyển động.
Không khí bay cao.
Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?
Không khí.
Nhiệt độ.
Chất thải.
Aùnh sánh Mặt Trời.
Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất?
Tăng cường làm thủy lợi.
Chọn giống tốt.
Sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu.
Tăng cường mối quan hệ giữa cây lúa, các sinh vật tiêu diệt sâu hại lúa.
Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch?
Dễ uống.
Giúp nấu ăn ngon.
Giúp phòng tránh đượ các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt
Không mùi, không vị.
Môi trường là gì? Bao gồm những thành phần nào? Tài nguyên là gì? Cho ví dụ?
Trong môi trường con người có vị trí như thế nào? Con người chịu ảnh hưởng như thế nào của môi trường và có thể tác động trở lại môi trường ra sao?
Hoàn thành bảng sau:
Dân số tăng
Nhu cầu lương thực tăng
..
Dùng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
..
..
..
Vì sao phải bảo vệ môi trường? Để bảo vệ môi trường nói chung cần phải làm gì? Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là của ai? Các em làm những việc gì để bảo vệ môi trường?
Sự gia tăng dân số ở Việt Nam gây ra những hậu quả như thế nào?
GV gọi HS trình bày.
GV thu bài và chấm điểm.
GV nhận xét lớp.
Về nhà ôn lại tất cả các bài của HKII để chuẩn bị thi cuối HKII.
Bài 70: ÔN TẬP CUỐI NĂM
Oân tập về:
- Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe của con người.
- Nêu được một số nguồn năng lượng sạch. 
- GV kiểm tra xem các em có học kĩ các bài đã dặn chưa để chuẩn bị thi HKII.. 

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoahoc chuanKTKN.doc