Khoa học (53) 4A,B
Các nguồn nhiệt
I- Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
II- Đồ dùng dạy- học:
-GV: Bàn là
- HS: Tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt.
- Mỗi nhóm một hộp diêm, nến
Thứ năm, ngày18 tháng 3 năm 2010 Khoa học (53) 4A,B Các nguồn nhiệt I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống. Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. II- Đồ dùng dạy- học: -GV: Bàn là - HS: Tranh ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. - Mỗi nhóm một hộp diêm, nến III- Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học A-KTBC: -Kể một số vật dẫn nhiệt tốt, một số vật dẫn nhiệt kém? -GV n/x và cho điểm. B-Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: -HS kể. 2. Nội dung: *HĐ 1: Nói về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng + Cách tiến hành: B1: Cho HS quan sát H1,2,3,4 trang 106 để tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.Kết hợp qs tranh ảnh sưu tầm. - HS quan sát, tìm hiểu B2: Cho HS báo cáo - Gọi một số HS báo cáo + GV giúp HS phân loại các nguồn nhiệt thành các nhóm. - Vật toả nhiệt cho các vật xung quanh: Mặt trời, ngọn lửa của các vật bị đốt cháy, các bếp điện, mỏ hàn điên, bàn làđang hoạt động. + Trong đời sống hàng ngày các nguồn nhiệt dùng để làm gì? - Các nguồn nhiệt dùng để: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm * GV bổ sung: Khí bi- ô- ga là một loại khí đốt đợc tạo thành bởi cành cây, rơm rạ, phânđược ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Khí bi-ô-ga là nguồn năng lượng mới được khuyến khích sử dụng rộng rãi. - HS lắng nghe. *HĐ 2: Các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt + Cách tiến hành: - Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 ( tham khảo SGK và dựa vào kinh nghiệm sẵn có ) rồi ghi vào bảng. - Hs thảo luận theo nhóm 4, ghi vào bảng. Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra Cách phòng tránh -Điện giật - Không nghịch ổ điện, dây điện - Bỏng do đun nước, đun bếp rơm, củi - Không chơi gần nơi đun nấu. - Bỏng tay do bắc xo ong nồi. - Khi bắc xo ong nồi cần có lót tay * Gv hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức đẫ học về vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt để vận dụng trong cuộc sống. -HD HS cách sử dụng bàn là, các nguồn nhiệt khác trong cuộc sống một cách an toàn. - HS lắng nghe *HĐ 3: Tìm hiểu về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoat, LĐSX ở gia đình. Thảo luận có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn - HS thảo luận nhóm bàn - Gọi HS nói. - Tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng. - Tắt bếp khi không dùng, không để lửa quá to, không để nước sôi đến cạn ấm, đậy kín phích nước 3. Củng cố- dặn dò: - Các nguồn nhiệt có vai trò NTN trong đời sống? Cần làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt? -Giáo dục HS sử dụng nguồn nhiệt an toàn. - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị cho bài sau.
Tài liệu đính kèm: