Giáo án Khoa học lớp 5 - Bài học 20: Nước có những tính chất gì

Giáo án Khoa học lớp 5 - Bài học 20: Nước có những tính chất gì

BÀI : NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?

(KHOA HỌC LỚP 4 - BÀI 20)

(Có thể sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong toàn bộ bài học)

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh:

- Nêu được 1 số tính chất của nước: Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi, thấm qua một số vật và hòa tan được 1 số chất.

- Quan sát và làm được 1 số thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.

- Nêu được 1 số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Bài học 20: Nước có những tính chất gì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI : NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
(KHOA HỌC LỚP 4 - BÀI 20)
(Có thể sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong toàn bộ bài học)
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh:
- Nêu được 1 số tính chất của nước: Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi, thấm qua một số vật và hòa tan được 1 số chất.
- Quan sát và làm được 1 số thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được 1 số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống.
II. Hoạt động dạy học dự kiến của giáo viên:
Bước 1: Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học: (2 phút)
- Giáo viên cho học sinh xem 1 đoạn phim
Hỏi : Em có suy nghĩ gì về nước ?
Bước 2 : Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết của mình về nước vào vở thí nghiệm (2 phút)
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi (3 phút)
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm 
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), dự kiến các câu hỏi có thể nhóm được như sau:
1. Nước có màu, có mùi, có vị không?
2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như thế nào?
3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào ?
4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ?
Bước 4: Đề xuất các phương án thí nghiệm nghiên cứu
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm, nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 :
1. Nước có màu, có mùi, có vị không?
2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như thế nào?
3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào ?
4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ?
- Các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm để trả lời các câu hỏi trên.
Bước 5: Rút ra kiến thức:
- Học sinh kết luận các tính chất của nước
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- Giáo viên chốt
 	* Liên hệ thực tế:
- Người ta đã ứng dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía để làm gì?
- Người ta đã ứng dụng tính chất nước không thấm qua một số vật để làm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docTien trinh de xuat bai day Tinh chat cua nuoc.doc