Giáo án Khoa học lớp 5 - Bài học 37: Dung dịch

Giáo án Khoa học lớp 5 - Bài học 37: Dung dịch

DUNG DỊCH

(KHOA HỌC LỚP 5 – BÀI 37)

(Bài này áp dụng PP BTNB vào tất cả các hoạt động của bài)

I. Mục tiêu:

Sau bài học HS biết cách tạo ra một dung dịch, kể tên một số dung dịch, nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.

II. Tiến trình dạy học đề xuất:

Bước 1: Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:

- Giáo viên cho HS quan sát 3 li nước: 1 li đựng nước, 1 li bỏ đường vào và 1 li khuấy nước và đường.

- GV hỏi: Theo em, trong 3 li nước trên, li nào được gọi là dung dịch? (HS trả lời)

Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh

- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về dung dịch thông qua quan sát các li nước và qua vốn sống thực tế của các em.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Bài học 37: Dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DUNG DỊCH
(KHOA HỌC LỚP 5 – BÀI 37)
(Bài này áp dụng PP BTNB vào tất cả các hoạt động của bài)
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết cách tạo ra một dung dịch, kể tên một số dung dịch, nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
II. Tiến trình dạy học đề xuất:
Bước 1: Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
- Giáo viên cho HS quan sát 3 li nước: 1 li đựng nước, 1 li bỏ đường vào và 1 li khuấy nước và đường.
- GV hỏi: Theo em, trong 3 li nước trên, li nào được gọi là dung dịch? (HS trả lời)
Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về dung dịch thông qua quan sát các li nước và qua vốn sống thực tế của các em.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi: 
- Giáo viên định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
- Cho đường vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho đường vào nước nhưng không khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho cát vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho nước siro vào nước lọc có tạo thành dung dịch không? ..........
Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 và ghi vào phiếu:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên thí nghiệm
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
Câu hỏi
Dự đoán
Kết luận
-Đường: chất rắn, vị ngọt...
-Nước: chất lỏng, không có vị.....
Tạo dung dịch từ các chất đường và nước
-Nước đường
- Vị ngọt
Có phải dung dịch không?
Hòa tan
Là dung dịch
-Cát: chất rắn
-Nước: chất lỏng, không có vị.....
Tạo dung dịch từ cát và nước
................
.................
......
.......
...........
.........
..........
.........
........
........
Bước 5: Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- HS rút ra kết luận: 
+Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.
+Cách tạo ra dung dịch.
Liên hệ thực tế: Kể tên một số dung dịch mà em biết
Hoạt động 2: Thực hành tách các chất trong dung dịch
(GV có thể sử dụng PP BTNB cho hoạt động 2 theo các bước của PP)

Tài liệu đính kèm:

  • docTien trinh de xuat bai day Dung dich.doc