Giáo án Khoa học lớp 5 - Học kì II

Giáo án Khoa học lớp 5 - Học kì II

I . MỤC TIÊU

Sau bài học,HS biết:

-Phân biệt 3thể của chất.

-Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

-Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.

-Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

Hình trang 73 SGK.

III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức:Phân biệt 3 thể của chất”

* Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất.

* Chuẩn bị:

 

doc 59 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1237Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Bài 35: Sự chuyển thể của chất
I . Mục tiêu
Sau bài học,HS biết:
-Phân biệt 3thể của chất.
-Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
-Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
-Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
II . Đồ dùng dạy – học.
Hình trang 73 SGK.
III . Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức:’’Phân biệt 3 thể của chất”
* Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất.
* Chuẩn bị:
Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗiphiếu ghi tên một chất.
Cát trắng
Kẻ sắn trên bảng hoặc trên giấy khổ to 2 bản có nội dung giống nhau như sau:
 Bảng “Ba thể của chất”
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có thể cử 5 hoặc 6 HS tham gia chơi.
HS 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng. Cạnh mối đội có một hộp đựng các tấm phiếu rồi, có cùng nội dung, số lượng các tấm phiếu như nhau. Trên bảng treo sẵn hoặc kẻ sẵn 2 bảng: “Bảng ba thể của chất”.
Khi GV hô: “bắt đầu”: Người thứ nhất của mỗi đội rút một phiếu bất kì,đọc nội dung phiếu rồi đi nhanh lên dán tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng. Người thú nhất dán xong thì đi xuống, người thứ hai lại làm tiếp các bước như người thứ nhất.
Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tiến hành chơi 
Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi mỗi đội dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng.
Bước 3: Cùng kiểm tra
GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã làm đúng chưa.
Dưới đây là đáp án:
Bảng “Ba thể của chất”
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
Cồn
Hơi nước
Đường
Dầu ăn
Ô-xi
Nhôm
Nước
Ni-tơ
Nước đá
Xăng
Muối
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
* Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
* Chuẩn bị : Chuẩn bị theo nhóm:
Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng.
Một cái chuông nhỏ(hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
GV đọc câu hỏi. Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nếu trả lời đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tổ chức cho HS. 
Dưới đây là đáp án: 
	1 – b;	2-c;	 	3-a.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
Dưới đây là đáp án:
	Hình 1: Nước ở thể lỏng.
	Hình 2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
	Hình3: Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
Bước 2:
Dựa vào các gợi ý qua các gợi ý qua hình vẽ nêu trên, GV yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ khác(Ví dụ : mỡ, bơ ở thể rắn có thể bị nóng chảy thành thể lỏng hoặc ngược lại, khi gặp nhiệt độ thấp, từ thể lỏng chúng có thể đông đặc thành thể rắn,).
Tiếp theo, GV có thể cho HS đọc ví dụ ở mục Bạn cần biết trang 73 SGK.
Kết thúc hoạt động này, GV nhấn mạnh:
Qua những ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học.
Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng?”
* Mục tiêu: Giúp HS:
-Kể được tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
-Kể được tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
* Cách tiến hành:
Bước1: Tổ chức và hướng dẫn
GVchia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm một số phiếu trắng bằng nhau.
Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết được nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng.
Bước 2:
Các nhóm làm việc như hướng dẫn của GV. Hết thời gian, các nhóm dán phiếu của mình lên bảng.
Bước 3:
Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc.
Khoa học
Bài 36: Hỗn hợp
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết :
- Cách tạo ra một hỗn hợp.
Kể tên một số hỗn hợp.
Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
II. Đồ dùng dạy – học
Hình trang 75 SGK.
Chuẩn bị (đủ dùng cho các nhóm);
+ Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nhỏ; thìa nhỏ.
+ Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng,nước);phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
+ Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau( dầu ăn, nước);cốc (li) đựng nước; thìa.
+ Gạo có lẫn sạn;rá vo gạo; chậu nứơc.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1:Thực hành : “Tạo một hỗn hợp gia vị”
* Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV cho HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ sau:
Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiệu bột. Công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi theo mẫu sau: 
Lưu ý:
Nhóm trưởng cho các bạn quan sát và nếm riêng từng chất: muối, mì chính, hạt tiêu. Ghi nhận xét vào báo cáo.
Sau đó dùng thìa nhỏ lấy muối tinh, mì chính, hạt tiêu cho vào chén rồi trộn đều. Trong quá trình làm có thể nếm thửu và gia giảm các chất cho hợp khẩu vị. Cuối cùng cho các bạn nếm thử hỗn hợp gia vị của nhóm mới tạo ra và ghi nhận xét vào báo cáo.
GV có thể cho HS thực hành tạo ra hỗn hợp khác như hỗn hợp muối vừng
Thảo luận các câu hỏi:
Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
Hỗn hợp là gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đạn diện mỗi nhóm thể nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thủ gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm vào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon.
Tiếp theo, GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì?
Kết luận:
Muốn tạo ra một hỗn hợp,ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
Hai gay nhiều chất trỗn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp.Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính của nó.
Hoạt động 2: Thảo luận 
* Mục tiêu: HS kể tên một só hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi trong SGK:
-Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?
Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết.
Bước 2: Đại diện một số nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận:
	Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu;cám lẫn gạo;đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan;
 Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
* Mục tiêu : HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.
* Chuẩn bị: Chuẩn vị theo nhóm :
Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng.
Một cái chuông nhỏ(hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
* Cách tiến hành:
 Bứơc 1: Tổ chức và hướng dẫn.
GV đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình).Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm vào lắc chuông trước được trả lời trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
Dưới đây là đáp án:
Hình 1: Làm lắng.
Hình 2:Sày.
Hình 3: Lọc 
Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
* Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
	Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục Thực hành trang 75 SGK. Thư kí của nhóm ghi lại các bước làm thực hành theo mẫu sau:
Bài 1: Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng
	-Chuẩn bị:
.
	-Cách tiến hành:
Bài 2: Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
-Chuẩn bị:
	..
	-Cách tiến hành:
Lưu ý: Mỗi nhóm chỉ làm một trong ba bài thực hành trên.
Bước 2:
Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
Dưới đây là đáp án:
Bài 1: Thực hành : Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng
Chuẩn bị:
Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước); Phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
Cách tiến hành:
Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
Kết quả : Các chất rắn không bị hoà tan được giữ lại ở giấy lọc , nước chảy qua phễu xuống chai.
Bài 2:Thực hành : Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước.
Chuẩn bị:
Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nứơc): cốc(li) đụng nước; thìa.
-Cách tiến hành:
Đổ hỗn hợp dầu anư và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước.
Bài 3.Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn
Chuẩn bị:
Gạo có lẫn sạn; rá vo gạo; chậu nước.
Cách tiến hành :
+ Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá.
+ Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới.
Khoa học
Bài 37: dung dịch
I . Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
	-Biết tạo ra một dung dịch.
	-Kể tên một số dung dịch.
	-Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
II . Đồ dùng dạy – học.
	- Hình trang 76,77 SGK.
	- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc (li) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.
 II . Hoạt độngdạy – học.
Hoạt động 1: Thực hành “ tạo ra một dung dịch”.
* Mục tiêu: Giúp HS:
Biết cách tạo ra một dung dịch.
Kể được tên một số dung dịch.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV cho HS làm theo nhóm như hướng dẫn trong SGK. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ sau:
Tạo ra một dung dịch đường (hoặc dung dịch muối), tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết nhóm quyết định và ghi vào bảng sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
Lưu ý: Trong quá trình khuấy đường cho tan vào nước, cả nhóm cần tập trung quan sát.
Thảo luận các câu hỏi :
Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
Dung dịch là gì?
Kể tên một số dung dịch mà bạn biết.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện mỗi nhóm nêu công thức pha dung dịch đường (hoặc dung dịch muối) và mời các nhóm khác néem thử nứoc đường hoặc nước muối của nhóm mình.
Các nhóm nhận xét, so sánh độ ngọt hoặc mặn của dung dịch do mỗi nhóm tạo ra.
Tiếp theo, GVcho HS nói dung dịch là gì và kể tên một số dung dịch khác.Ví dụ: dung dịch nước và xà phòng; dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối ;
Kết luận:
Muốn tạo ra mọt dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch
Hoạt động 2:Th ... như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,..
Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu : HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi:
Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, đến môi trường đất.
Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận:
Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:
Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Những việc làm đó khiến cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
Kết thúc tiết học, GV dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó ( nếu có điều kiện).
KHoa học
Bài 67 Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước không khí ở địa phương.
Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
đồ dùng dạy – học
Hình trang 138, 139 SGK.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu : HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các công việc sau:
Quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi:
Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước.
Quan sát các hình trang 139 SGK và thảo luận câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nêu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình 5 trang 139 SGK bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường đất và nước.
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Dưới đây là gợi ý tra lời các câu hỏi trên:
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học chảy ra sông, biển,..
+ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,
Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển.
Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết.
Kết luận:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
Hoạt động 2: thảo luận
* Mục tiêu: Giúp HS:
Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
* Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
( HS có thể nêu những việc gây ô nhiễm không khí như đun than tổ ong gây khói, công việc sản xuất tiểu thủ công, các nhà máy ở địa phương,.. Những việc làm gây ô nhiễm nước như vứt rác xuống ao, hồ, ; cho nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải nhà máy chảy trực tiếp ra sông, hồ,..).
Tuỳ tình hình ở địa phương, GV đưa ra kết luận về tác hại của những việc làm trên.
Khoa học
Bài 68 Một số biện pháp bảo vệ môi trường
Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
Gương mẫu thực hiên nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi môi trường.
Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
đồ dùng dạy – học
Hình và thông tin trang 140, 141 SGK.
Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
Giấy khổ to, băng dính hoặc hồ dán.
Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Quan sát
* Mục tiêu : Giúp HS:
Xác định được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
HS làm việc cá nhân: Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
ứng với mỗi hình, GV gọi 1 HS trình bày. Các HS khác có thể chữa nếu bạn làm sai.
Dưới đây là đáp án: Hình 1 – b; hình 2 – a; hình 3 – e; hình 4 – c; hình 5 – d.
Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào sau đây: quốc gia, cộng đồng, gia đình. Hoặc GV có thể phát cho HS phiếu học tập để các em làm việc cá nhân.
Dưới đây là đáp án cho câu hỏi trên:
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Ai thực hiện
Quốc gia
Cộng đồng
Gia đình
a) Ngày nay, ở quốc gia trên thế giới trong đó nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
x
x
x
b) Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
x
x
c) Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi dốc, người ta đã đắp ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
x
x
Bọ rùa chuyên ăn các loại rệp cây. Việc sử dụng bọ rùa để tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng là một biện pháp sinh học góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ 
sự cân bằng cân bằng sinh thái thái trên đồng ruộng.
x
x
e) Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước thải chảy vào hệ thống cống thoát nước đưa vào bộ phận xử lí nước thải
x
x
x
Tiếp theo, GV cho HS thảo luân câu hỏi:
Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
Kết luận :
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2: triển lãm
* Mục tiêu : Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to. Mỗi nhom tuỳ theo tranh ảnh và tư liệu sưu tầm được có thể sáng tạo các cách sắp xếp và trình bày khác nhau.
Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
Cuối buổi học, GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài 69 Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Mục tiêu
Sau bài học, HS được củng cố, khắc sâu hiểu biết về:
- Một số từ ngữ liên quan đến môi trường.
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
đồ dùng dạy – học
3 chiếc chuông nhỏ ( hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
Phiếu học tập.
Hoạt động dạy – học
* Mục tiêu :Giúp HS hiểu về khái niệm môi trường.
* Cách tiến hành:
Phương án 1: Trò chơi “ai nhanh, ai đúng?”
GV chia lớp thành 3 đội. Mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi. Những người còn lại cổ động cho đội của mình.
GV đọc từng câu trong trò chơi “Đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm trong SGK (Không cần theo thứ tự). Nhóm nào lắc chuông trước thì được trả lời.
Cuối cuộc chơi, nhóm nào trả lời được nhiều và đúng là thắng cuộc.
Phương án 2:
GV phát cho mỗi HS một phiếu học tập (hoặc HS chép các bài tập trong SGK vào vở để làm).
HS làm việc độc lập. Ai xong trước nộp bài trước.
GV chọn ra 10 HS làm nhanh và đúng để tuyên dương.
Dưới đây là đáp án:
.Trò chơi “ Đoán chữ”:
Lưu ý: Sau khi tìm ra các chữ cái, GV yêu cầu HS phải đọc đúng nghĩa. Ví dụ:
Dòng 1: Bạc màu, dòng 2: Đồi trọc,..
. Câu hỏi trắc nghiệm:
Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều khói, khí độc thải vào không khí?
b)Không khí bị ô nhiễm.
Câu 2. Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?
c)Chất thải.
Câu 3. Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất?
d) Tăng cường dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu.
Câu 4. Theo bạn, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch?
Giúp phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da, đau mắt,..
Bài 70 Ôn tập và kiểm tra cuối năm
mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
Củng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khoẻ con người.
Củng cố một số kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
Nhận biết các nguồn năng lượng sạch.
Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
đồ dùng dạy – học
Hình trang 144,145, 145, 147 SGK.
Hoạt động dạy – học
HS làm bài tập trong SGK.
GV chọn ra 10 HS làm nhanh và đúng để tuyên dương.
Dưới đây là đáp án:
Câu 1.
. Gián đẻ trứng vào tủ; bướm đẻ trứng vào cây bắp cải; ếch đẻ trứng dưới nước ao, hồ; muỗi đẻ trứng vào chum, vài đựng nước; chim đẻ trứng vào tổ ở cành cây.
Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh nhà sạch sẽ; chum , vại đựng nước có nắp đậy,..
Câu 2.
Tên giai đoạn còn thiếu trong chu trình sống của các con vật ở từng hình như sau:
Nhộng.
Trứng.
Sâu.
Câu 3.
Chọn câu trả lời đúng:
Lợn.
Câu 4.
1 – c; 2 –a; 3 –b.
Câu 5.
ý kiến b.
Câu 6. Đất ở đó bị xói mòn, bạc màu.
Câu 7. Khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh, gây lũ lụt.
Câu 8. Chọn câu trả lời đúng:
Năng lượng từ than đá, xăng, dầu , khí đốt,
Câu 8.
Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta : năng lượng mặt trời, gió, nước chảy.
Khoa h

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an - khoa hoc 5 ky 2.doc