Giáo án khối 2 Trường Tiểu Học Vĩnh Hoà

Giáo án khối 2 Trường Tiểu Học Vĩnh Hoà

I. MỤC TIÊU

° Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

° HS đọc đúng, nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 45, 50 chữ/ phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc.

° Học thuộc bảng chữ cái.

° Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

° Phiếu ghi tên sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.

° Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi Bài tập 3, 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 206 trang Người đăng huong21 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 2 Trường Tiểu Học Vĩnh Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ThứNgàythángnăm 2006
Tuần 9
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU 
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng..
HS đọc đúng, nhanh các bài tập đọc đã học. Yêu cầu đọc 45, 50 chữ/ phút và trả lời đúng các câu hỏi theo nội dung bài tập đọc..
Học thuộc bảng chữ cái.
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ con vật, chỉ cây cối. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Phiếu ghi tên sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
Bút dạ và 3, 4 tờ giấy khổ to ghi Bài tập 3, 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. GIỚI THIỆU BÀI 
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc..
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc..
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS
-Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi .
- Theo dõi và nhận xét.
3. ĐỌC THUỘC LÒNG BẢNG CHỮ CÁI 
- Gọi 1HS khá đọc thuộc.
- Cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng chữ cái.
- Gọi 2HS đọc lại.
- Đọc bảng chữ cái, cả lớp theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp từ đầu đến hết bảng chữ cái.
- 2 HS đọc.
4. ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ NGƯỜI, CHỈ VẬT, CHỈ CÂY CỐI, CHỈ CON VẬT
Bài 3
-Gọi 1 HS đọcyêu cầu.
-Gọi 4 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm giấy nháp.
- Chữa bài, nhẫn xét cho điểm.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm và phát giấy có sẵn bảng như BT3 cho từng nhóm.
- Gọi từng nhóm đọc nội dung từng cột trong bảng từ sau khi đã làm bài xong.
-Tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- Đọc yêu cầu.
- 4 nhóm cùng hoạt động, tìm thêm các từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối vào đúng cột.
- 1 nhóm đọc bài làm của nhóm, các nhóm khác bổ sung những từ khác từ của nhóm bạn.
 Chỉ con vật.
 Chỉ cây cối
Thỏ, mèo,chó, lợn, gà
 Chuối, soài, na, mít, nhãn.. 
 IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc Tuần 7 và Tuần 8, trả lời các câu hỏi cuối bài.
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU
Ôn luyên tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu Ai ( cái gì, con gì) là gì?
Ôn cách xếp tiên riêng theo đúng thứ tự chữ cái.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
Bảng phụ kẻ sẵnbảng ở BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. GIỚI THIỆU BÀI 
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
Tiến hành tương tự tiết 1.
3. ÔN LUYỆN ĐẶT CÂU THEO MẪU AI (CÁI GÌ, CON GÌ )LÀ GÌ?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Treo bảng phụ ghi sẵn BT 2.
- Gọi 2HS khá đặt câu theo mẫu.
- Gọi 5 đến 7 HS dưới lớp nói câu mình. Chỉnh sửa cho các em.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Đặt 2 câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ?
- Đọc bảng phụ.
Đọc bài: Bạn Lan là học sinh giỏi.
- Thực hiện yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
4. ÔN LUYỆN VỀ XẾP TÊN NGƯỜI THEO BẢNG CHỮ CÁI
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu nhóm 1 tìm các nhân vật trong các bài tập đọc của tuần 7, nhóm 2 tìm các nhân vật trong các bài tập đọc của tuần 8.
- Yêu cầu từng nhóm đọc tên các nhân vật vừa tìm được, khi các nhóm đọc, GV ghi lên bảng.
- Tổ chức cho HS thi xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đáp án.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu.
- Nhóm 1: Dũng, Khánh.
- Nhóm 2: Minh, Nam, An.
- Hai nhóm thi đua với nhau, sau 3 phút GV và các thư kí thu kết quả, nhóm nào có nhiều bạn làm đúng hơn là nhóm thắng cuộc.
- An- Dũng- Khánh- Minh- Nam.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau.
	ThứNgàythángnăm 2006
TIẾT 3
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện về từ chỉ hoạt động của người và vật.
Ôn luyện về đặt câu nói về hoạt động của con vật, đồ vât, cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ chép sẵn bài tập đọc Làm việt thật là vui.
Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
 1. GIỚI THIỆU BÀI 
 - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
 Tiến hành như tiết 1.
3. ÔN LUYỆN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI VÀ VẬT 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu Bài 3.
- Treo bảng phụ có chép sẵn bài 
 Làm việt thật là vui.
- Yêu cầu HS làm bài trong vở bài tập.
- Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài làm việc thật là vui.
- 2 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập.
Từ ngữ chỉ vật, chỉ người
 Từ ngữ chỉ hoạt động 
đồng hồ 
gà trống
tu hú
chim 
cành đào
bé
 báo phút, báo giờ
gáy vang ò . . . ó. . . o,báo trời sáng 
kêu tu hú, tu hú, báo mùa vải chín 
bắt sâu, bảo vệ mùa màng 
nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ
đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ 
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Nhận xét bài trên bảng, đối chiếu với bài làm của mình.
4. ÔN TẬP VỀ ĐẶT CÂU KỂ VỀ MỘT CON VẬT, ĐỒ VẬT, CÂY CỐI 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu Bài 3.
- Yêu cầu HS độc lập làm bài.
- Gọi HS lần lượt nói câu của mình. HS nối tiếp nhau trình bày bài làm.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Ví dụ: HS 1: Con chó nhà em trông nhà rất tốt./ HS 2: Bóng đèn chiếu sáng suót đêm./ HS 3: Cây mít đang nở hoa./ Bông hoa cúc bắt đầu tàn./
5. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt nói tốt, đoc tốt .
- Nhắc HS về nhà chuẩn bị tiết 4
TIẾT 4
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Rèn kĩ năng nghe-viết chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
Bảng phụ chép sẵn doạn văn Cân voi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
 1. GIỚI THIỆU BÀI 
 - Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng
 2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HOC THUỘC LÒNG.
 - Tiến hành như tiết 1.
 3. RÈN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
a) Ghi nhớ nội dung
- Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần chép và yêu cầu HS đọc.
- Đoạn văn kể về ai?
- Lương Thế Vinh đã làm gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những từ nào được viết hoa? Vì sao phải viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Gọi HS tìm từ khó viết và yêu cầu các em viết các từ nầy
- Gọi HS lên bảng viết 
d) Viết chính tả
e) Soát lổi 
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị Tiết 5
- 3 HS đọc đoạn văn.
- Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
- Dùng trí thông minh để cân voi.
- 4 câu.
- Các từ: Một, Sau, Khi viết hoa vì là chữ đầu câu. Lương Thế Vinh, Trung Hoa viết hoa vì là tên riêng.
- Đọc và viết các từ: Trung Hoa, Lương, xuống thuyền nặng, mức
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
 ThứNgàythángnăm 2006
TIẾT 5
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện kỷ năng kể chuyện theo tranh.
Biết nhận xét lời bạn kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi tên các bài tâp đoc.
Tranh minh họa trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1. GIỚI THIỆU BÀI 
 - Nêu mục tiêu tiết họcvà ghi tên bài lên bảng
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG.
 - Tiến hành tương tự tiết 1.
3. KỂ CHUYỆN THEO TRANH
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo 4 bức tranh có ghi gợi ý.
- Để làm tốt bài này các em cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.
Gọi HS nhận xét bạn. GV chỉnh sửa cho các em.
-Cho điểm các em viếtau tốt.
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài 
- Dựa theo tranh trả lời câu hỏi.
- HS quan sát.
- Quan sát kỹ từng bức tranh, đọc câu hỏi và trả lời. Các câu trả lời phải tạo thành một câu chuyện.
- HS tự làm vào Vở bài tập.
- Đọc bài làm của mình.
- Ví dụ: Hằng ngày, mẹ vẫn đưa Tuấn đi học. Hôm nay, chẳng may mẹ bị ốm phải nằm ở nhà. Tuấn rót nước mẹ uống. Tuấn tự đi bộ đến trường.
TIẾT 6
I. MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện cách nói lời cảm ơn
Ôn luyện kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC
Phiếu ghi tên sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng.
Bảng phụ chép sẵn bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1. GIỚI THIỆU BÀI 
 - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng
2. ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG.
 - Tiến hành tương tự tiết 1.
3. ÔN LUYỆN CÁCH NÓI LỜI CẢM ƠN, XIN LỖI
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 73 và đọc yêu cầu bài 3.
- Cho HS suy nghĩ và làm việc theo nhóm, 2 HS thành 1 nhóm.
- Chú ý: Gọi nhiều cặp HS nói.
- Cho điểm từng cặp HS.
- GV ghi các câu hay lên bảng
- Mở sách và đọc yêu cầu.
-HS 1: Cậu sẽ nói gì khi bạn hướng dẫn cậu gấp thuyền?
- HS 2: Tớ sẽ nói:Cảm ơn cậu đã giúp mình biết gấp thuyền.
- HS 2: Cậu sẽ nói gì khi cậu làm rơi chiếc bút của bạn?
- HS 1: Tớ sẽ nói: Xin lỗi cậu tớ vô 
ý
- HS luyện nói theo cặp. Chú ý HS sau không nói giống HS trước.
-Cả lớp đọc đồng thanh các câu hay.
4. ÔN LUYỆN CÁCH SỬ DỤNG DẤU CHẤM VÀ DA ... chỉ hoạt động có trong đoạn văn.
Gọi HS nhận xét bài bạn.
Kết luận về câu trả lời đúng sau đó cho điểm.
Lời giải: nằm, lim dim, kêu, chạy, vươn mình, dang (đôi cánh), vỗ, gáy.
3. Ôân luyện về các dấu chấm câu.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn, đọc cả các dấu chấm câu.
Hỏi: Trong bài có những dấu câu nào?
Dấu phẩy viết ở đâu trong câu?
Hỏi tương tự với các dấu câu khác.
4. Ôn luyện về cách nói lời an ủi và tự giới thiệu.
Gọi HS đọc tình huống.
Hỏi: Nếu em là chú công an, em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà? (Em hãy an ủi em bé trước rồi phải hỏi tên, hỏi địa chỉ của em bé thì mới có thể đưa được em về nhà).
Yêu cầu HS thực hành theo cặp. Sau đó gọi một số cặp lên trình bày và cho điểm.
Đọc đè bài.
1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm vào Vở bài tập.
Nhận xét bạn làm bài Đúng/sai. Bổ sung nếu bạn còn thiếu.
Đọc bài. Ví dụ: Càng về sáng, phẩy, tiết trời càng lạnh giá, chấm.
Trong bài có dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm cảm, dấu ba chấm.
Dấu phẩy viết ở giữa câu văn.
Dấu chấm đặt ở cuối câu. Dấu hai chấm viết trước lời nói của ai đó (trước lời nói củabác Mèo mướp và tiếng gáy của gà trống). Dấu ngoặc kép đặt đầu và cuối lời nói. Dấu ba chấm đặt ở giữa các tiếng gáy của gà trống.
2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
2 HS khá làm mẫu trước. Ví dụ:
HS 1: Cháu đừng khóc nữa, chú sẽ đưa cháu về nhà với mẹ.
HS 2: thật hả chú?
HS 1: Ừ, đúng thế, nhưng trước hết cháu cho chú biết cháu tên là gì? Mẹ cháu tên là gì? Nhà cháu ở đâu? Nhà cháu có số điện thoại không? (Hỏi từng câu).
HS 2: cháu tên là A. Mẹ cháu tên là Phương. Nhà cháu ở số 8, Ngõ Chợ, phố Khâm Thiên. Điện thoại nhà cháu là 8342719.
Thực hiện yêu cầu của GV.
 ThứNgàythángnăm 2006
TIẾT 5
I.MỤC TIÊU
Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Oân luyên về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động
Oân luyện kỷ năng nói lời mời, đề nghị.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
Tranh minh hoạ bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1.Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Tiến hành tương tự như Tiết 1 đã giới thiệu.
2.Ôân luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu hỏi với từ chỉ hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh.
Yêu cầu HS đặt câu với từ tập thể dục.
Yêu cầu HS tự đặt câu với các từ khác viết vào Vở bài tập.
Gọi một số HS đọc bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Ôn luyện kỷ năng nói lời mời, lời đề nghị.
Gọi 3 HS đọc 3 tình huống trong bài.
Yêu cầu HS nói lời của em trong tình huống 1.
Yêu cầu HS suy nghĩ và viết lời nói của em trong các tình huống còn lại vào Vở bài tập.
Gọi một số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm từng HS.
Nêu: 1 – Tập thể dục; 2 – vẽ tranh; 3 – học bài; 4 – cho gà ăn; 5- quét nhà.
Một vài HS đặt câu. Ví dụ: Chúng em tập thê dục/ Lan và Ngọc tập thể dục/ Buổi sáng, em dậy sớm tập thể dục./
Làm bài cá nhân.
3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
Một vài HS phát biểu. Ví dụ: chúng em mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của lớp ạ!/ Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam với lớp chúng em ạ!/
Làm bài cá nhân.
TIẾT 6
I.MỤC TIÊU
Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Oân luyện kỷ năng kể chuyện theo tranh và sắp xếp các câu thành bài.
Oân luyện kỷ năng viết tin nhắn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kỳ I.
Tranh minh hoạ bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Tiến hành tương tự như với kiểm tra đọc thành tiếng.
2. Kể chuyên theo tranh và đặt tên cho truyện
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gọi 1 HS đọc yêu câu của bài.
Yêu cầu HS quan sát tranh 1.
Hỏi: trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại như thế nào?
Ai đang dứng trên lề đường?
Bà cụ định làm gì? Bà đã làm được việc việc bà muốn chưa?
Yêu cầu kể lại toàn bộ nội dung tranh 1.
Yêu cầu quan sát tranh 2.
Hỏi: lúc đó ai xuất hiện?
Theo em, cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lời của cậu bé.
Khi đó bà cụ sẽ nói gì? Hãy nói lại lời bà cụ.
Yêu cầu quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh.
Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện.
Yêu cầu HS đặt tên cho truyện. Hướng dẫn: đặt tên cần sát nội dung của truyện hoặc nêu nhân vật có trong truyện
3.VIẾT TIN NHẮN
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Vì sao em phải viết tin nhắn?
Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung thu?
Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng viết.
Nhận xét hai tin nhắn của 2 HS lên bảng. Gọi một só em trình bày tin nhắn, nhận xét và cho điểm.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
Trên đường phố người và xe đi lại tấp nập.
Có một bà cụ già đang đứng bên lề đường.
Bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được.
Thực hành kể chuyện theo tranh1.
Lúc đó một cậu bé xuất hiện .
Cậu bé hỏi: Bà ơi, cháu có giúp được bà điều gì không?/ Bà ơi, bà muốn sang đường phải không, để cháu giúp bà nhé!/Bà ơi, bà đứng đây làm gì?
Bà muốn sang bên kia đường nhưng xe cộ đi qua lại đông quá, bà không sang được.
Cậu bé đưa bà cụ qua đường/ Cậu bé dắt tay bà cụ qua đường
Kể nói tiếp theo nội dung từng tranh. Sau đó 2 HS kể lại cả nội dung của truyện.
Nhiều HS phát biểu. Ví dụ: Bà cụ và cậu bé/ Cậu bé ngoan/ Qua đường/Giúp đỡ người yêu
Đọc yêu cầu.
Vì cả nhà bạn đi vắng.
Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức.
Làm bài cá nhân.
Ví dụ:
Lan thân mến!
Tớ đến nhưng cả nhà đi vắng. Ngày mai, 7 giờ tố, cậu đến Nhà văn hoá dự Tết Trung thu nhé!
	Chào cậu: Hồng Hà.
 ThứNgàythángnăm 2006
TIẾT 7
I.MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật.
Ôn luyện về viết bưu thiếp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Phiếu ghi tên bài thơ, chỉ định đoạn thơ cần kểmv tra học thuộc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
1.Kiểm tra học thuộc lòng
2. ôn luyện các từ chỉ đặc điểm của người và vật
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
Sự vật được nói đến trong câu Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì?
Càng về sáng, tiết trời như thế nào?
Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng?
Yêu cầu tự làm các câu còn lai và báo cáo kết quả làm bài.
Theo dõi và chữa bài.
3.Ôn luyện về cách viết bưu thiếp
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số HS đọc bài làm, nhận xét và cho điểm.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Là tiết trời.
Càng lạnh giá hơn.
Lạnh giá.
vàng tươi, sáng trưng, xanh mát.
Siêng năng, cần cù.
2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm bài cá nhân
TIẾT 8
I.MỤC TIÊU
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
Oân luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
Oân luyện cách viết đoạn văn ngắn (5 câu) theo chủ đề cho trước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi tên, đoạn thơ cần kiểm tra va øhọc thuộc lòng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1.ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
2.ôn luyện cách nói đồng ý và không đồng ý
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu 2 HS làm mẫu tình huống 1.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành theo tình huống, sau đó gọi một số nhóm trình bày.
Nhận xét và cho điểm từng cặp HS.
3.VIẾT KHOẢNG 5 CÂU NÓI VỀ MỘT BẠN LỚP EM
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số em đọc bài làm và chỉnh sữa lỗi cho các em, nếu có.
Chấm điểm một số bài tốt.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm mẫu: ví dụ với tình huống a):
HS 1 (vai bà): Hà ơi, xâu giúp bà cái kim!
HS 2 (vai cháu): Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ!/ Vâng ạ! Bà đưa kim đây cháu xâu cho ạ!
Tình huống b:
HS 1: Ngọc ơi! Em nhặt rau giúp chị với!
HS 2: Chị chờ em một lát. Em làm xong bài tập sẽ giúp chịngay./ Chị ơi, một tí nữa, em giúp chị được không? Em vẫn chưa làm xong bài tập
Tình huống c:
HS 1: Hà ơi! Bài khó quá, cậu làm giúp tớ với.
HS 2: Đây là bài kiểm tra, mình không thể làm giúp bạn được, bạn thông cảm.
Tình huống d:
HS 1: ngọc ơi, cho tớ mượn cái gọt bút chì.
HS 2: Đây, cậu lấy mà dùng./ Đây nó đây./ Ôi, mình quên nó ở nhà rồi, tiếc quá
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm bài và đoc bài làm.
	ThứNgàythángnăm 2006
TIẾT 9
BÀI LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Rèn luyện kỷ năng đọc hiểu văn bản
Ôn tập về cặp từ cùng nghĩa.
Củng cố mẫu câu Ai thế nào?
II.TIẾN HÀNH
GV nêu yêu cầu của tiết học.
Yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm văn bản Cò và vạc.
Yêu cầu HS mở bài tập và làm bài cá nhân.
Chữa bài.
Thu và chấm một số bài sau đó nhận xét kết quả làmbài của HS
TIẾT 10
BÀI LUYÊN TẬP
I.MỤC TIÊU
Luyện kỷ năng viết chính tả.
Luyện kỷ năng viết đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước.
II.CÁCH TIẾN HÀNH
Nêu nội dung và yêu cầu tiết học.
Đọc bài Đàn gà mới nở.
Yêu cầu 1 HS đọc lại sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh.
Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ.
Đọc bài thong thả cho HS viết.
Đọc bài cho HS soát lỗi.
Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài trong Vở bài tập Tiếng Việt tập một.
Chấm và nhận xét bài làm HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET HKI (P2).doc