Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 18 năm học 2011

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 18 năm học 2011

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của bài tập 3.

* GD KNS:

-Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).

 - Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc

 - Phiếu kẻ bảng ở bài tập 2

 

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 18 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập cuối HKI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của bài tập 2.
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của bài tập 3. 
* GD KNS:
-Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
 - Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
 - Phiếu kẻ bảng ở bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
A. Giới thiệu bài: Nêu mục đích tiết học và cách gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV cho điểm 
 B. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2(nhóm)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Em đã được học những chủ điểm nào?
- Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS lên bảng làm , lớp nhận xét 
GV nhận xét kết luận lời giải đúng
Bài 3 (cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV quan sát, hướng dẫn em yếu.
- Yc HS đọc bài văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm từng em nói tốt.
Ví dụ: Ba của bạn em là một người gác rừng. Có lẽ vì sống trong rừng từ nhỏ nên bạn ấy rất yêu rừng. Một lần ba đi vắng, bạn ấy phát hiện có nhóm người xấu chặt chôm gỗ, định mang ra khỏi rừng. Mặc dù trời tối, bọn người xấu đang ở trong rừng, bạn ấy vẫn chạy băng rừng đi gọi điện báo công an. Nhờ có tin báo của bạn mà việc xấu được ngăn chặn, bọn chộm bị bắt. Bạn em không chỉ yêu rừng mà còn rất thông minh và gan dạ.
C. Củng cố dặn dò(3p)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị kiểm tra tiếp lần sau
- 8HS lần lượt lên bốc thăm và về chỗ ngồi chuẩn bị trong thời gian 2 phỳt 
- HS đọc
- HS nêu 
- HS đọc lại chuyện Người gác rừng tí hon để có những nhận xét chính đáng về bạn.
- 3 em nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
@ Rút kinh nghiệm:
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Củng số kiến thức các bài đạo đức về chủ đề Kính già yêu trẻ, Tôn trọng phụ nữ, Hợp tác với người xung quanh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Các dụng cụ chuẩn bị đóng vai; màu, giấy, bút vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
A/Kiểm tra bài cũ:
Em hãy đọc các câu tục ngữ ,ca dao nói về tinh thần đoàn kết
B/ Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới:Nêu nhiệm vụ của tiết học
Hoạt động 1:Củng cố kiến thức các bài đạo đức đã học
-GV vho HS nêu tên 5 bài đạo đức đã học từ tuần 12 đến nay và nêu nội dung đã học được từ bài học đó .
-Hướng dẫn HS tự viết những điều mà mình đã làm được liên quan đến bài đạo đức đã học
-Cho lần lượt từng HS lên trình bày những vấn đề mình vừa viết được
- GV chúc mừng ,tuyên dương những HS nêu được nhiều việc làm tốt
Hoạt động 2: Tổ chức vẽ tranh về đề tài đã được học.
-GV cho các nhóm trưởng bốc xăm để chọn đề tài
-Tổ chức hoạt động nhóm 6: đóng vai hay vẽ trtanh theo chủ đề vừa đựoc bốc xăm
.-Theo dõi các nhóm làm việc
-Nhóm khác nhận xét 
GV tổng kết tuyên dương 
C Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Dặn chuẩn bị bài sau:Em yêu quê hương
Kính già yêu trẻ, Tôn trọng phụ nữ,Hợp tác với người xung quanh.
-HS tự viết những điều mà mình đã làm được liên quan đến bài đạo đức đã học
-HS lên trình bày những vấn đề mình vừa viết được
-Nhóm trưởng bốc xăm để chọn đề tài
-Hoạt động nhóm 6
-Lần lượt các nhóm lên trình bày.
@ Rút kinh nghiệm:
Toán
Diện tích hình tam giác
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
- HS chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ(5p)
- GV gọi 2 HS nộp vở bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy – học bài mới(30p)
2.1. Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm cách tính diện tích của hình tam giác.
2.2. Cắt – ghép hình tam giác.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK:
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.
+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
+ Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình.
+ Ghép 2 mảnh 1, 2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
+ Vẽ đường cao EH.
2.3. So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- GV yêu cầu HS so sánh:
+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC.
2.2. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
- Phần trước chúng ta đã biết AD = EH , thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x EH.
- Diện tích tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật nên ta có diện tích của hình tam giác EDC là (DC EH) : 2
- GV hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích hình tam giác.
+ DC là gì của hình tam giác EDC?
+ EH là gì của hình tam giác EDC?
+ Như vậy để tính diện tích tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào?
- Đó chính là quy tắc tính diện tích hình tam giác. Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- GV giới thiệu công thức tính:
+ Gọi S là diện tích.
 + Gọi a là độ dài cạnh đáy của tam giác.
+ Gọi h là chiều cao của tam giác.
+ Ta có công thức tính diện tích của hình tam giác là :
S = 
2.5.Luyện tập – thực hành
Bài 1( cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV cho 1 HS chữa bài trước lớp.
3.Củng cố – dặn dò(5p)
- Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nộp vở BT 
- HS nghe.
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV.
- HS so sánh và nêu :
+ Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
+ Diện tích của hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác.
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD.
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là chiều cao tương ứng với đáy DC.
+ Chúng ta lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
- HS nghe sau đó nêu lại quy tắc.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS lên bảng thực hiện tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy và chiều cao cho trước.
@ Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập cuối HKI (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - lập bảng thống kờ cỏc bài tập đọc chủ điểm Vỡ hạnh phỳc con người theo yêu cầu của BT2.
 - Biết trình bày cảm nhận của mỡnh về cỏi hay của những cõu thơ theo yêu cầu của BT3.
* GD KNS:
- Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
 - Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
- Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
1. Giới thiệu bài (1p)
2. Kiểm tra đọc (15p)
- Gọi 3 HS lên gắp thăm bài đọc và những HS kiểm tra chưa đạt 
- Yêu cầu HS đọc bài đó bốc thăm được.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc 
- GV cho điểm trực tiếp HS.
3. Hướng dẫn làm bài tập (20p)
Bài 2 (nhóm) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, mở Mục lục sách để tìm cho nhanh.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
Bài 3 (cá nhân)
Gọi HS nêu yêu cầu bài.
Yờu cầu HS tự làm bài 
Gọi HS đọc bài làm của mình 
Nhận xột, cho điểm những em viết hay.
4. Củng cố- Dặn dũ (3p)
- Nhận xét giờ học 
- HS lần lượt gắp thăm bài , về chỗ chuẩn bị khoảng 2phút .
- HS dọc và trả lời câu hỏi 
- 2HS đọc yêu cầu bài 
- 1HS lên bảng làm bài 
@ Rút kinh nghiệm:
Toán
Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Các hình tam giác như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ(5p)
- GV gọi HS làm bài tập của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy – học bài mới(30p)
2.1. Giới thiệu bài: Trong giờ học toán này các em cùng luyện tập về tính diện tích của hình tam giác.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(cá nhân)
- GV cho HS đọc đề bài, nêu lại quy tắc tính diện tích hình tam giác, sau đó làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2(nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu: Coi AC là đáy, em hãy tìm đuờng cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy BA của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với các đáy của hình tam giác DEG.
- Hình tam giác ABC và DEG trong bài là hình tam giác gì?
- Như vậy trong hình tam giác vuông, hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác.
Bài 3(lớp)
- GV yêu cầu HS đọc dề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Như vậy để tính diện tích hình tam giác vuông chúng ta có thể làm như thế nào ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố – dặn dò(5p)
- Tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Tính DT hình tam giác có độ dài đáy 7cm và chiều cao4cm :
 DT hình tam giác là :
 7 x 4 : 2 = 14 ( cm2)
 Đáp số : 14 cm2
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) S = 30,5 12 : 2 = 183 (dm²)
b) 16dm = 1,6m
S = 1,6 5,3 : 2 = 4,24 (m²)
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS trao đổi với nhau và nêu: Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác AC của hình tam giác ABC chính là BA vì đi qua B và vuông góc với AC.
- Đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC chính là CA.
- Đường cao tương ứng với đáy ED là GD; Đường cao tương ứng với đáy GD là ED.
- Làm các hình tam giác vuông.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Để tính  ...  vẽ trong SGK trang 75 
- Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ: Sự chuyển thể của chất
-Câu hỏi:
+Kể tên các chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
+Thi kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
-GV nhận xét, cho điểm
3.Bài mới
v	Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”.
-GV chia nhóm, giao nhiệm vụ: 
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
+Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào?
+Hỗn hợp là gì?
-GV nhận xét, kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
-Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 75 SGK thảo luân nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+Tìm phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp từ các hình.
+Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
* Nhận xét, kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan
v Hoạt động 3: Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Phương pháp: Luyện tập.
-GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+Nhóm 1, 2: Bài thực hành số 1
+Nhóm 3, 4: Bài thực hành số 2
+Nhóm 5, 6: Bài thực hành số 3
*Bài thực hành 1: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng 
*Bài thực hành2: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
*Bài thực hành 3: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn 
-GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hành
-GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
v Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
-Xem lại bài và học ghi nhớ.
-Chuẩn bị: “Dung dịch”.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS kể tên
-Lớp nhận xét
-Các nhóm thực hành
-Quan sát và nếm hỗn hợp gia vị tạo thành. Nêu nhận xét
-Đại diện các nhóm nêu nhận xét và công thức trộn gia vị.
-HS quan sát, thảo luận 
-Đại diện HS trình bày
-Lớp nhận xét, bổ sung
+Hình 1: làm lắng
+Hình 2: Sàng, sảy
+Hình 3: Lọc
+HS nêu thành phần của không khí và kết luận
HS kể thêm một số hỗn hợp các em được biết
- Các nhóm thực hành theo yêu cầu
+Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
+Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước 
+Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá. Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới
HS đọc lại nội dung bài học.
@ Rút kinh nghiệm:
Toán
Luyện tập chung
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Biết giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Làm các phép tính với số thập phân.
Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập có nội dung như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học này chúng ta cùng tự làm một bài ôn luyện để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kỳ I.
2.Dạy – học bài mới(35p)
2.1.Tổ chức cho HS tự làm bài
- GV phát phiếu bài tập cho HS, yêu cầu HS tự làm bài.
2.2.Hướng dẫn chữa bài
Phần 1 (3 điểm, mỗi lần khoanh đúng được 1 điểm)
- GV cho HS cả lớp đọc các đáp án mình đã chọn của từng câu.
Phần 2
- GV yêu cầu HS cả lớp nhìn lên bảng và nhận xét bài bạn trên bảng.
2.3. Hướng dẫn tự đánh giá
GV có thể hướng dẫn cho HS tự chấm điểm theo biểu điểm ở trên rồi cho HS báo cáo điểm của mình.
3. Củng cố – dặn dò (3p)
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà tự ôn tập để kiểm tra cuối học kỳ I. 
- HS nghe.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- 4 HS lên làm các bài 1,2,3,4 của phần 2 trên bảng.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
1. Khoanh vào B
2. Khoanh vào C.
3. Khoanh vào C.
- 4 HS nhận xét bài làm của các bạn.
@ Rút kinh nghiệm:
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập cuối HKI (Tiết 5)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Thực hành viết thư cho người thõn ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết. .
* GD KNS:
-Thể hiện sự cảm thông.
- Đặt mục tiêu
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - SGK, Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Thực hành viết thư (35p)
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Hướng dẫn HS làm bài :
+ Nhớ lại cách viết thư đó học ở lớp 3.
+ Đọc kĩ các gợi ý trong SGK.
+ Em viết thư cho ai? Người ấy đang ở đâu?
+ Dũng đầu thư em viết thế nào?
+ Em xưng hụ với người thân như thế nào?
* Phần nội dung em nên viết: Kể lại kết quả HT và rèn luyện của mình trong học kì I. Thăm hỏi sức khoẻ, cuộc sống, người thân
- Yêu cầu HS viết thư 
- Gọi HS đọc bài viết của mình 
- GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ đặt câu cho HS.
- GV đọc một bài văn mẫu cho lớp tham khảo thêm.
3. Củng cố - Dặn dũ (3p)
- Nhận xét giờ học 
- HS về ôn bài 
2 HS đọc.
- Em viết thư cho ( ông bà, bác, cô, anh, )
 - 5 - 7 HS đọc bài của mình 
- Lớp nghe tham khảo 
@ Rút kinh nghiệm:
Tiếng việt
Ôn tập cuối HKI (Tiết 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
Phiếu HT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
1. Giới thiệu bài (1p)
2. Kiểm tra đọc (15p)
- Gọi 8 HS lên gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài đó gắp thăm được
- Gọi HS nhận xét bạn đọc 
- GV cho điểm trực tiếp HS
3. Hướng dẫn làm bài tập (20p)
Bài 2 : (nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân trên phiếu bài tập 
- Chữa bài 
- Gọi HS tiếp nối trình bày câu trả lời của mình 
- GV nhận xét, kết luận 
4. Củng cố - Dặn dò (3p)
- Nhận xột tiết học 
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau .
- 8HS lần lượt gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2phút 
- HS dọc và trả lời cõu hỏi 
- 2HS đọc yêu cầu bài 
- 4HS tiếp nối nhau trình bày câu trả lời của mình.
- Chữa bài :
Từ Biên giới
Nghĩa chuyển 
Đại từ xưng hô : em và ta 
HS viết tuỳ theo cảm nhận của bản thân 
@ Rút kinh nghiệm:
Toán.
Kiểm tra cuối học kì I
Địa lí
Kiểm tra định kì cuối kì I
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Kiểm tra cuối học kì I (2tiết)
Toán
Hình thang
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hình thành được biểu tượng về hình thang, nhận biết đựơc một số đặc điểm về hình thang.
- Phân biệt được hình thang với một số hình đã học thông qua hoạt động nhận dạng, vẽ thêm hình. Nhận biết hình thang vuông.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán 5, thước e ke, kéo, keo dán.
- Giáo viên(GV) chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK (tr 91,92)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Yêu cầu học sinh (HS) nêu tên các hình đã học (GV ghi tên góc bảng, gọi HS khác nhận xét)
2. Bài mới (30p)
- Hôm nay chúng ta tiếp tục làm quen với một hình mới qua bài “Hình thang”
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
1. Hình thang biểu tượng ban đầu về hình thang
- GV treo tranh (ảnh) vẽ cái thang, yêu cầu HS quan sát và trả lời.
- Bức tranh vẽ vật dụng gì?
- Hãy mô tả cấu tạo của cái thang.
- Trong hình học có một hình có hình dáng giống những bậc thang gọi là hình thang.
2. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang 
- GV treo tranh hình thang ABCD
- Cô có hình thang ABCD, hãy quan sát 
- Hình thang có mấy cạnh?
- Hình thang có 2 cạnh nào song song với nhau?
- Hai cạnh song song gọi là 2 cạnh đáy. Hãy nêu tên 2 cạnh đáy 
- Giới thiệu: Hai cạnh AD và BC là các cạnh bên. Cạnh đáy dài hơn gọi là đáy lớn, cạnh đáy ngắn hơn gọi là đáy nhỏ.
- Hình thang có một cặp cạnh đối diện, song song.
- GV yêu cầu vài HS lên bảng chỉ hình vẽ và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
- Yêu cầu HS vẽ đường thẳng qua A vuông góc với DC, cắt DC tại H.
- Giới thiệu:Khi đó AH gọi là đường cao.Độ dài AH là chiều cao của hình thang.
- Đường cao của hình thang vuông góc với những cạnh nào?
- Xác nhận: đường cao vuông góc với 2 cạnh đáy.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang ABCD. 
Hoạt động 2: Thực hành – Luyện tập: Củng cố biểu tượng hình thang qua hoạt động nhận diện, vẽ hình.
Bài 1(nhóm)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV treo tranh yêu HS thảo luận, làm bài và tự ghi vào vở.
- Yêu cầu HS đọc bài chữa.
- Lớp đổi vở kiểm tra chéo (cặp đôi).
- Yêu cầu HS nhắc một số đặc điểm của hình thang.
Bài 2: (nhóm)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV treo tranh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV có thể hỏi thêm: 
- Hình nào có đủ đặc điểm của hình thang.
Bài 4(lớp)
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi một HS chữa bài tập, HS dưới lớp theo dõi.
- Giới thiệu: hình thang có một cạnh bên vuông góc với 2 cạnh đáy gọi là hình thang vuông.
- Yêu cầu HS nhắc lại.
-Cái thang.
- Có 2 thanh dọc hai bên và các thanh ngang gắn vào 2 thanh dọc. 
- Có 4 cạnh.
- AB và CD.
- Cạnh đáy AB và cạnh đáy CD.
- HS thao tác
 A 	 B
 D H C 
- Đường cao của hình thang vuông góc với cạnh AB và CD (2 đáy).
- Hình thang ABCD có: 4 cạnh là các cạnh đáy AB và CD, cạnh bên AD và BC. 2 cạnh đáy song song với nhau, đường cao vuông góc với cạnh đáy.
Bài 1:
- Trong các hình sau hình nào là hình thang?
- Hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 6, là hình thang vì có 4 cạnh và một cạnh đối diện song song.
- Hình 3 không phải là hình thang vì không có cặp đối diện nào song song.
- Hình thang có 4 cạnh; một cặp cạnh đối diện song song gọi là 2 đáy (đáy lớn và đáy nhỏ)
Bài 2:
Trong 3 hình dưới đây,hình nào có:
+ Bốn cạnh và bốn góc?
+ Hai cặp cạnh đối diện song song?
+ Chỉ có một cặp cạnh đối diện song song?
+ Có 4 góc vuông?
Trả lời: 
- Hình 1,2,3 đều có 4 cạnh và 4 góc.
- Hình 1,2 có hai cặp cạnh đối diện song song.
- Hình 3 chỉ có một cặp đối diện song song.
- Chỉ hình một có 4 góc vuông.Hình 1 là hình chữ nhật.
- Hình 2 là hình bình hành.
- Hình 3 là hình thang.
- Cả 3 hình đều có một cặp cạnh đối diện song song.
Bài 4:
-Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông? Cạnh bên nào vuông góc với hai đáy?
- Hình thang ABCD có góc A và bgóc D là góc vuông .Cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy .
- HS nhắc lại theo yêu cầu.
@ Rút kinh nghiệm:
Lịch sử
Kiểm tra định kì cuối kì I
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 18(3).doc