Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 - Trường Tiểu học Hoà Bình C

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 - Trường Tiểu học Hoà Bình C

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

 - Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi ở SGK)

 - HSKG nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

 - Giáo dục HS có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động:

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức) - Tuần 12 - Trường Tiểu học Hoà Bình C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 19 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC
	Tiết 23: Mùa thảo quả	
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
 - Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi ở SGK) 
 - HSKG nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. 
 - Giáo dục HS có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Ôn tập.
- HS đọc thuộc bài, trả lời câu hỏi
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu ghi tựa bài 
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
-Gọi HS giỏi đọc toàn bài.
+Bài này chia làm mấy đoạn?
-3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài(2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS(nếu có)
-Chú ý nghỉ hơi rõ sau các câu ngắn:Gió thơm/Cây cỏ thơm/Đất trời thơm.
- GV rút ra từ khó.
- Rèn đọc: Đản Khao, lướt thướt, Chin San, sinh sôi, chon chót.
- GV giúp HS giải nghĩa chú giải sgk.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo từng đoạn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: H/dẫn HS tìm hiểu bài.
- GV cho HS đọc đoạn 1.
+ Câu hỏi 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
- GV kết hợp ghi bảng từ ngữ gợi tả.
• GV chốt lại.
- Yêu cầu HS nêu ý 1.
- Gọi HS luyện đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
+ Câu hỏi 2: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
• GV chốt lại.
- Yêu cầu HS nêu ý 2.
- Gọi HS luyện đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
+ Câu hỏi 3: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp?
• GV chốt lại.
Yêu cầu HS nêu ý 3.
Luyện đọc đoạn 3.
Ghi những từ ngữ nổi bật.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
HS nêu nội dung bài.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. .
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn HS kĩ thuật đọc diễn cảm.
- Cho HS đọc từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đọan 1: “Thảo quả.nếp áo, nếp khăn.”
+ GV đọc mẫu.
- GV nhận xét và y/c HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Mời HS đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Em có suy nghĩ gỉ khi đọc bài văn.
*GDBVMT Chóng ta cÇn lµm g× ®Ó b¶o vÖ rõng th¶o qu¶?
Chuẩn bị: “Hành trình bày ong”.
Nhận xét tiết học 
- HS đọc theo yêu cầu và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài
- HS khá giỏi đọc cả bài.
+ Đoạn 1: từ đầu đến “nếp khăn”.
+ Đoạn 2: từ “thảo quả đến không gian”
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc, lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc thầm phần chú giải.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn. 
- Lắng nghe.
- HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm, TLCH.
+ Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ, mùi thơm rãi theo triền núi, bay vào những thôn xóm, làn gió thơm, Từ hương và thơm được lặp lại như một điệp từ, có tác dụng nhấn mạnh: hương thơm 
*Ý 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa.
HS đọc nhấn giọng từ ngữ báo hiệu mùi thơm.
- HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm, TLCH.
 + Qua một năm, - lớn cao tới bụng – thân lẻ đâm thêm nhiều nhánh – sầm uất – lan tỏa – xòe lá – lấn.
*ý 2: Sự sinh sôi phát triển mạnh của thảo quả.
HS lần lượt đọc.
Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự mãnh liệt của thảo quả.
HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm, TLCH.
- Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây, dưới đáy rừng, nhiều ngọn mới, nhấp nháy, vui mắt.
Nhấn mạnh từ gợi tả trái thảo quả – màu sắc – nghệ thuật so sánh – Dùng tranh minh họa.
*ý 3: Nét đẹp của rừng thảo quả khi quả chín.
HS lần lượt đọc – Nhấn mạnh những từ gợi tả vẻ đẹp của trái thảo quả.
HS thi đọc diễn cảm.
Lớp nhận xét.
*ND: Thấy được cảnh rừng thảo quả đầy hương thơm và sắc đẹp thật quyến rũ.
- HS nêu cách ngắt nhấn giọng.
Đoạn 1: Đọc chậm nhẹ nhàng, nhấn giọng diễn cảm từ gợi tả.
Đoạn 2: Chú ý diễn tả rõ sự phát triển nhanh của cây thảo quả.
Đoạn 3: Chú ý nhấn giọng từ tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín.
HS đọc nối tiếp nhau.
HS thi đọc.
Nhận xét, lớp theo dõi bình chọn biểu dương.
- HS trả lời, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- HS nêu: không chặt cây, phá rừng, dốt rừng , lớp nhận xét bổ sung,
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
TOÁN
 Tiết 56:Nhân số thập phân với 10, 100, 1000
I. Mục tiêu: Biết :
- Nhân nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000.
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
* Bài tập cần làm: Bài1, 2.
 - GDHS tích cực tự giác học bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi quy tắc – bài tập 3.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng tính
a)2,3 x 7 b)12,34 x 5
 4,6 x 15 56,02 x 14
-Yêu cầu HS: Phát biểu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu ghi tựa bài
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS biết nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000.
*VD 1: 
- GV cho HS tự tìm kết quả của phép nhân:
27,867 x 10 = 
- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS. Yêu cầu HS:
+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 x 10 = 278,67
+ Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,67?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm ngay được kết quả bằng cách nào?
- GV chốt cách nhân nhẩm với 10
* VD 2: Tương tự như VD1
- Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm ngay được kết quả như thế nào?
-Y/c HS rút ra qui tắc: Muốn nhân một số thập phân với 10,100, 1000,.ta làm như thế nào?
-Y/c HS đọc qui tắc sgk.
Yêu cầu HS nêu quy tắc _ GV nhấn mạnh thao tác: chuyển dấu phẩy sang bên phải.
v	Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
- GVcho HS tự làm, chữa bài
- Yêu cầu HS: Phát biểu quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000,...
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 2: HS đọc đề toán
- GV cho HS viết các số đo dưới dạng số đo bằng xăng- ti- mét. Yêu cầu 4 HS làm trên bảng lớn, cả lớp làm trong vở.
Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV nhận xét bài của HS
- Củng cố cho HS viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- Cho HS đọc bài toán và tự giải
- GV theo dõi chấm chữa bài.	
4. Củng cố - dặn dò:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
GV nhận xét tuyên dương.
GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc.
Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào giấy nháp và nhận xét
- 3-5 HS phát biểu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài
- 1HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở nháp
-Thừa số thứ nhất là 27,867; thừa số thứ 2 là 10; tích là 278,67
-Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta được 278,67
-HS nêu: Khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể ta chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Ta chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 2 chữ số.
- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải 1, 2, 3,... chữ số.
- HS đọc quy tắc trong SGK trang 57
1/ - HS đọc yêu cầu
- 3 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.VD:
a/ 1,4 x 10 = 14
 2,1 x 100 = 210
 7,2 x 1000= 7200
- 3-5 HS nêu
2/ - HS đọc yêu cầu
- 4 HS lờn bảng làm bài, lớp làm vào vở
10,4dm = 104cm ; 12,6m = 1260cm
0,856m = 85,6cm ; 5,75dm = 57,5cm.
- HS giải thích cách làm. VD:
5,75dm= cm
Ta có: 1 dm = 10 cm
 5,75 x 10 = 57,5
Vậy 5,75 dm = 57,5 cm
- Nhận xét chữa bài. Nêu cách đổi đơn vị đo độ dài
3/ HS đọc đề.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ:
10 lít dầu hỏa cân nặng: 10 x 0,8 = 8 (kg)
Can dầu hỏa cân nặng: 8 + 1,3 = 9,3 (kg)
ĐS: 9,3 kg.
Dãy A cho đề dãy B trả lời và ngược lại.
Lớp nhận xét. 
- 2 HS nhắc lại qui tắt, lớp nghe khắc sâu KT.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
CHÍNH TẢ: (Nghe – viết) 
Tiết 12: Mùa thảo quả
I. Mục tiêu: 
- HS nghe viết đúng, một đoạn của bài “Mùa thảo quả” hình thức văn xuôi.
- Làm được bài tập 2a, 3a.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: Giấy khổ A4 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- GV nhận xét – cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu ghi tựa bài
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Nêu nội dung đoạn văn?
- Y/c HS tìm từ khó viết.
- GV ghi bảng.
- Gọi HS phân tích từ trên bảng.
- GV đọc từ khó cho HS viết.
- GV đọc bài cho HS viết.
- Gv đọc bài cho HS kiểm tra.
- Y/c HS mở sgk soát lỗi
- GV thu và chấm một số bài.
- Nhận xét bài viết.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2a: GV treo bảng phụ, gọi HS đọc y/cầu.
- Tổ chức cho HS làm bài dưới dạng trò chơi.
GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm cử 4 HS tham gia thi . 1 HS đại diện lên bắt thăm. Nếu bắt thăm vào cặp từ nào, HS trong nhóm phải tìm từ ngữ có cặp từ đó. Nhóm nào tìm được nhiều cặp từ là nhóm đó thắng cuộc
 - Tổng kết cuộc thi ,tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. Gọi HS bổ sung.
	Bài 3a: Yêu cầu đọc đề.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo cặp.
- Cho các nhóm thi tìm từ láy theo khuôn vần.
• GV chốt lại.	
4. Củng cố - dặn dò:
Chép thêm vào sổ tay các từ ngữ đã viết sai ở các bài trước.
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học. 
- HS lần lượt đọc bài tập 3.
HS nhận xét.
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-Tả hương thơm của thảo quả, sự phát triển nhanh chóng của thảo quả.
Đản Khao – lướt thướt – gió tây – quyến hương – rải – triền núi – ngọt lựng – Chin San – ủ ấp – nếp áo – đậm thêm – lan tỏa.
-Nhiều HS phân tích.
-HS viết từ khó vào vở nháp, đọc từ khó.
-HS viết bài chính tả vào vở.
-HS kiểm tra bài.
-HS soát lỗi.
2a) HS đọc yêu cầu bài tập.
HS chơi trò chơi: thi viết nhanh.
+ Sa: sa bẫy – sa lưới – thần sa.
+ Xa: xa xôi – xa xăm – xa vắng.
+ Sổ: sổ mũi – quyể sổ.
+ Xổ: xổ số – xổ lồng.
+ Bát/ bác ; mắt/ mắc ; tất/ tấc ; mứt/ mức ; chút/ chúc ; một/ mộc.
3a) 1 HS đọc yêu cầu bài tập đã chọn.
HS làm việc theo nhóm.
Thi tìm từ láy:
+ An/ at ; man mát ; ngan ngát ; chan chát ; sàn sạt ; ràn rạt.
+ Ang/ ac ; khang khác ; nhang nhác 
 Đặt câu tiếp sức sử dụng các từ láy ở bài 3a.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
Tiếng Việt ( Thực hành)
 CHỦ ĐIỂM: Giữ lấy màu xanh
I/ Mục tiêu: 
- Học sinh đọc diễn cảm bài thơ “Cây bàng” . Biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm. 
- Hiểu nội dung và làm các bài tập trong bài: “Cây bàng” .
II/ Các hoạt động dạy- học:	
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC ...  Giải toán liên quan đến các phép tính số thập phân.
- GV nhận xét, chấm chữa bài.	
4. Củng cố - dặn dò:
GV yêu cầu HS nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học 
- HS nhẩm, nêu kết quả
- 2 HS nhắc lại qui tắt nhân nhẩm.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài
1/1 HS đọc to yêu cầu. Lớp đọc thầm
-1 HS làm bài trên bảng , lớp làm vào vở.
- HS nhận xét. 
- Rút ra kết luận về tính chất kết hợp của phép nhân số thập phân.
- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba
ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai 
 số còn lại (a ´ b) ´ c = a ´ (b ´ c)
- HS đọc yêu cầu của câu b.
- HS làm vào vở. 4 HS lên bảng làm bài.
9,65 x 0,4 x 2,5 0,25 x 40 x 9,84
= 9,65 x (0,4 x 2,5) = (0,25 x 40) x 9,84
= 9,65 x 1 = 9,65 = 10 x 9,84 = 98,4
2/ HS đọc đề, làm bài, sửa bài
HS nêu thứ tự các phép tính trong biểu thức.
a/ (28,7 + 34,5) x 2,4 b/ 28,7 + 34,5 x 2,4
 = 63,2 x 2,4 = 28,7 + 82,8 
 = 151,68 = 111,5
3/HS khá giỏi đọc đề.
HS tóm tắt: 1 giờ : 32,5 km
 3,5 giờ: ? km 
-HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ:
Người đó đi quãng đường là:
12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
ĐS: 31,25 km
- HS nêu, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
KHOA HỌC
Tiết 23: Đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết một số tính chất của đồng .
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- Quan sát, nhận xét một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
* Tùy theo điều kiện của địa phương mà giáo viên có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thực sự cần thiết với HS.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo quản đồ dùng trong nhà.
* GDBVMT : (Liên hệ) GD ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK trang 44. 45 Một số dây đồng.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Sắt, gang, thép.
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu ghi tựa bài 
3. Phát triển các hoạt động: 
a) Tính chất của đồng
v	Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.. 
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV h/dẫn HS làm từng bước theo nhóm 4. Yêu cầu HS quan sát và cho biết:
- Màu sắc của sợi dây?
- Độ sáng của sợi dây?
- Tính cứng và dẻo của sợi dây?
Bước 2: Làm việc cả lớp.® GV kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
b) Nguồn gốc, tính chất của đồng và hợp kim.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK..
 * Bước 1: Làm việc cá nhân.
GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn trong SGK trang 44 và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập
 * Bước 2: Chữa bài tập.
® GV chốt: Đồng là kim loại.
• Đồng- thiếc, đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng.
c)Một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. Cách bảo quản.
v	Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
+ Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 45. Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
- Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồngmà em biết và ở gia đình?
Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn?
(* Kết hợp cho HS quan sát một số đồ dùng làm từ đồng, hợp kim của đồng)
* GDMT: (Liên hệ) GD ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Phần lớn đồng được chế tạo từ quặng. Vậy theo các em, chúng ta cần phải làm gì để nguồn tài nguyên này không bị cạn kiệt?
- Đối với những đồ dùng làm từ đồng hoặc hợp kim của đồng, khi không còn sử dụng được nữa thì phải xử lí như thế nào?
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học..
Học bài + Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Nhôm”.
HS1: Hãy nêu nguồn gốc, tính chất của sắt.
HS2: Hãy nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống.
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài
 Hoạt động nhóm, cả lớp.
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
- Có màu đỏ, có ánh kim, màu sắc sáng, rất dẻo, có thể uốn thành các hình dạng khác nhau.
- HS nghe, vài HS nhắc lại. Lớp nghe khắc sây kiến thức.	 
Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS làm việc với SGK ghi vào phiếu học tập.
Đồng
Đồng-thiếc
Đồng-kẽm
Nguồn gốc
-Có thể tìm thấy trong tự nhiên (ở dạng đơn chất)
-Là hợp kim của đồng và thiếc
-Là hợp kim của đồng và kẽm
Tính chất
-Có màu nâu đỏ, có ánh kim, dễ xỉn màu
-Dễ dát mõng và kéo sợi
-Dẫn nhiệt và điện tốt
-Cứng hơn đồng, có màu nâu, có ánh kim
-Cứng hơn đồng, có màu vàng, có ánh kim
- HS trình bày bài làm của mình.HS khác góp ý.
 Hoạt động nhóm, lớp.
 - HS quan sát, thảo luận, trả lời.
H1: Lõi dây điện được làm bằng đồng.
H2: Đôi hạc , tượng , lư hương, bình cổ được làm từ hợp kim của đồng (thường có ở đình, chùa, miếu, bảo tàng...)
H3:Kèn được làm từ hợp kim của đồng.
H4:Chuông đồng được làm từ hợp kim của đồng.
H5: Cửu đỉnh ở Huế được làm từ hợp kim của đồng.
H6: Mâm đồng được làm từ hợp kim của đồng.
+ ...Lư đồng, mâm đồng, trống đồng, dây quấn động cơ, vũ khí, nông cụ lao động....
 +...dùng giẻ ẩm để lau, chùi; dùng thuốc đánh đồng để cho đồ vật sáng bóng trở lại..
HS nêu. VD:
- Cấm khai thác trái với quy định của nhà nước, sử dụng tiết kiệm..
- Thu gom phế liệu để tái sản xuất ( thực hành tiết kiệm nguồn tài nguyên); không vứt bừa bãi dễ gây chảy máu chân khi dẵm phải hoặc gây ô nhiễm môi trường...
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
Tiếng Việt( Thực hành) 
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
 -Giúp học sinh biết lập dàn ý cho bài văn tả người( thầy giáo, cô giáo) hoặc một người bạn của em.
 - Dựa vào dàn ý viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp hoặc kết bài theo kiểu mở rộng.
 - Giáo dục HS lòng tình cảm yêu quý thầy cô giáo và bạn bè. 
 II/ Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Đề bài: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả thầy (cô giáo) hoặc một bạn học của em.
- Yêu cầu HS đọc dàn ý đã lập ở tiết học buổi 1 để được cấu tạo dàn ý chi tiết một bài văn miêu tả người phải có đủ 3 phần (MB, TB, KB). 
- Gợi ý HS tìm ý:
+ MB: Em giới thiệu người em muốn tả là ai?
+ TB: Em cần tả gi? (Hình dáng, khuôn mặt, mái tóc, cách ăn mặc, , tính tình, hoạt động của người đó).
+ TB: Tình cảm của em đối với người đó thế nào?
- Cho HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu vài HS dàn ý bài văn vừa làm.
- GV nhận xét, chấm chữa bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Dặn về đọc lại bài và hoàn thành bài tập.
- Nhận xét tiết học
- Đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc lại dàn ý đã lập ở tiết học buổi 1 để được cấu tạo dàn ý chi tiết một bài văn miêu tả người phải có đủ 3 phần (MB, TB, KB). 
- HS xác định người định tả.
- HS làm bài vào vở.
- VD: Dàn ý chi tiết tả cô giáo
+ MB: Cô giáo em muons tả là cô Trang đã dạy em hồi lớp 3.
+ TB: a) Tả ngoại hình:
- Hình dáng cao, người thon thon và hơi gầy.
- Khuôn mặt trái xoan, sống mũi thấp, 
- Mái tóc dài và đen nhánh.
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, những ngày đầu tuần cô thường mặc bộ áo dài trroong thật thướt tha
b) Tính tình hiền lành, dịu dàng, mỗi khi lên lớp cô thường giảng dạy tận tình, chú đáo, 
+ KB: Em rất yêu quí cô, cô là người mẹ thứ hai của em ở trường.
- Vài HS đọc bài văn vừa làm.
- Lớp nhận xét, sửa bài, học tập những đoạn văn hay của bạn.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
Toán ( Thực hành)
 Luyện tập 
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố nhân thập phân với 0,1; 0,01 ; 0,001.., vận dụng tính chất của phép cộng để tính thuận tiện nhất. Giải toán có liên quan đến số thập phân.
 II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Các hoạt động: 
Hướng dẫn Hs làm các bài tập ở vở thực hành.
- Bài 1: Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. 
- GV nhận xét, sửa bài.
- Bài 2: Hướng dẫn HS so sánh. 
+ Cho HS làm vào vở thực hành.
+ GV nhận xét, sửa bài.
- Bài 3:
Hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hóa và tính chất kết hợp để tính. 
+ Cho HS làm vào vở thực hành.
+ GV nhận xét, sửa bài.
- Bài 4: Hướng dẫn đọc, phân tích đề rồi giải.
+ Cho HS làm vào vở thực hành.
+ GV nhận xét, sửa bài.
- Bài 5: Hướng dẫn HS KG làm vào vở + GV nhận xét, sửa bài.
2. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- Xem trước bài học sau.
- Nhận xét tiết học.
1/ HS làm vào vở thực hành. 
17,4 x 0,1 = 1,74 0,48 x 0,1 = 0,048
2,18 x 0,01 = 0,218 6,08 x 0,01 = 0,0608
207 x 0,001 = 0,207 0,01 x 0,001 = 0,00001	
- HS nhận xét, sửa bài.	
2/ HS đọc, nắm yêu cầu rồi làm bài vào vở.
a) 4,6 x X = 3,8 x 4,6 b) X x 1,25 = 1,25 x 9,2
 X = 3,8 X = 9,2
c) 15,4 x 2,7 = 2,7 x X d) X x 0,01 = 0,01 x 0,4
 X = 15,4 X = 0,4
- HS nhận xét, sửa bài.
3/ HS đọc, nắm yêu cầu rồi làm bài vào vở.
a) 7,38 x 0,5 x 20 d) 0,25 x 1,25 x 4 x 800
= 7,38 x ( 0,5 x 20) = (0,25 x 4) x (1,25 x 800)
= 7,38 x 10 = 73,8 = 10 x 1000 = 10000 	 
- HS nhận xét, sửa bài.
4/ HS đọc, phân tích đề rồi giải.
Quảng đường bác An đi bộ là:
4,5 x 0,5 = 2,25 (km)
Quảng đường bác An đi ô tô là:
42,5 x 1,2 = 51 (km)
Quảng đường từ nhà bác An ra tỉnh là:
51 + 2,25 = 53,25 (km)
Đáp số: 53,25 km
- HS nhận xét, sửa bài.
5/ HS đọc đề, làm vào vở.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
SINH HOẠT TUẦN 12
 I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOAÏT ÑOÄNG DAÏY
HOAÏT ÑOÄNG HOÏC
1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua:
+ Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình.
+ GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Có tiến bộ trong học tập: 
- Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao.
* Nhược điểm:	 
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.	
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm.
2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
- Tổ dành nhiều bông hoa điểm 10 là:
 +
 +
3/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có.
- Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo VN 20/10. Phong trào bông hoa điểm 10.
- Lớp trưởng nhận xét 
- HS lắng nghe .nhận xét bổ sung thêm
- Các tổ báo cáo:
* Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình :
+ Học tập
+ Lao động Vệ sinh 
+ Nề nếp, đạo đức,.
+ Các phong trào thi đua
+ -------------------
+ ------------------
- Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: ....
- Tổ .. nhất
- Tổ .. nhì
- Tổ .. ba
- Cả lớp phát biểu ý kiến.
Tổ duyệt
BGH duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5TUAN 12ca ngay chi tiet.doc