Giáo án khối 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Luận Khê 2

Giáo án khối 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Luận Khê 2

I. Mục tiêu:

 - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

 - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em mình được học hành.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. HS khá giỏi trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa phóng to (trong SGK).

 - Bảng phụ ghi đoạn 3.

III. Hoạt động dạy học

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Luận Khê 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 03 tháng 12 năm 2012
TẬP ĐỌC
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
	- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
	- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em mình được học hành.
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. HS khá giỏi trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa phóng to (trong SGK). 
	- Bảng phụ ghi đoạn 3.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HĐBT
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Tùy theo từng đối tượng, yêu cầu đọc thuộc lòng các khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Chia đoạn bài văn và yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho khách quý. 
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến chém nhát dao.
 + Đoạn 3: Tiếp theo đến xem cái chữ nào !
 + Đoạn 4: Phần còn lại
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc tên người dân tộc và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài văn, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo trân trọng và thân tình như thế nào ? 
 + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ" ?
 - Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi:
+ Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
* HĐ2: Luyện đọc diễn cảm 
 + Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn đoạn.
 + Treo bảng phụ ghi đoạn 3 và hướng dẫn đọc: giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu hs Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Hiểu biết và nắm được khoa học, con người sẽ thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Vì vậy, các em phải cố gắng học tập cho tốt để cuộc sống luôn vươn lên.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Về ngôi nhà đang xây.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- Luyện đọc nhóm đôi.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
- Nhà sàn chật ních; họ mặc quần áo như đi hội, trải đường đi 
- Mọi người ùa theo để xem cái chữ, im phăng phắc khi xem viết và cùng hò reo.
-Ham học, ham hiểu biết. Hiểu chữ viết mang lại sự hiểu biết, hạnh phúc, ấm no.
 + HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời 
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Các HS xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài 
Chú ý
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân (BT1a, b, c).
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn (BT2a, BT3).
- HS khá giỏi làm 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HĐBT
1/ Ổn định .
2/ Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu HS:
 + Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
 + Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Luyện tập. 
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Thực hành
- Bài 1 ..Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính trong câu a, b, c; yêu cầu làm vào bảng con và trình bày cách làm. 
 + Nhận xét , sửa chữa.
a) 17,55 : 3,9 = 4,5 b) 0,603 : 0,09 = 7,9
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
- Bài 2 . Rèn kĩ năng vận dụng để tìm x.
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Yêu cầu nêu cách tìm thừa số.
 + Hỗ trợ: Câu b và câu c: Thực hiện phép tính ở vế phải rồi mới tìm x.
 + Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện và trình bày kết quả.
 + Nhận xét sửa chữa.
a) x = 40 b) x = 3,57 c) x = 14,28
- Bài 3 . Rèn kĩ năng giải các bài toán có lời văn 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.	
 + Ghi bảng tóm tắt và hướng dẫn: 
Tóm tắt:
5,2 lít dầu nặng : 3,952kg 
? lít dầu nặng: 5,32kg
 + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng. 
 + Nhận xét, sửa chữa.
 Đáp số: 7 lít
* HĐ2: Củng cố .
- Yêu cầu nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách chính xác và nhanh chóng.
5/ Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu. 
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu và treo bảng nhóm trình bày:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Chú ý.
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. 
	- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. 
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. 
- HS khá giỏi biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ; biết chăm sóc và giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ).
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
 - Thảo luận nhóm.
 - Xử lí tình huống.
- Đóng vai.
IV. Đồ dùng dạy học:
	- Sưu tầm bài hát,câu chuyện, thơ nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta phải tôn trọng phụ nữ ?
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Tôn trọng phụ nữ.
4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
- Mục tiêu: HS biết thực hành kĩ năng xử lí tình huống. 
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống theo sự phân công sau:
 . Nhóm 1 và 2: Tình huống a.
 . Nhóm 3 và 4: Tình huống b. 
 + Yêu cầu các nhóm trình bày.
 + Nhận xét, kết luận. 
* Hoạt động 2: 
- Mục tiêu: HS biết những tổ chức xã hội và những ngày dành riêng cho phụ nữ; biết đó là sự biểu hiện sự tôn trong phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi trong BT4.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, kết luận:
 . Ngày Quốc tế phụ nữ là ngày 08/03.
 . Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày 20/11. 
 . Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
* Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam 
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học. 
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu giới thiệu đôi nét về người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng.
 + Tổ chức hát, kể chuyện, đọc thơ về người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng.
 + Nhận xét, tuyên dương. 
* HĐ4: Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại ghi nhớ.
 KNS: Trong gia đình cũng như trong xã hội, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng. Vì vậy, các em cần thể hiện sự tôn trọng đối với phụ nữ bằng tất cả các việc làm phù hợp với khả năng của mình.
 5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Quan tâm, giúp đỡ phụ nữ.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Hợp tác với những người xung quanh.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Xung phong hát, kể chuyện, đọc thơ về người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng.
- Học sinh nêu.
- Lắng nghe.
Thứ ba, ngày 04 tháng 12 năm 2012
TẬP ĐỌC: 
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ , ngắt nhịp theo thể thơ tự do, trải dài ở 2 dòng thơ cuối.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK)
 - Yêu quý và kính trọng người lao động 
* HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tính cảm vui, 
II. Chuẩn bị: Tranh phóng to, bảng phụ ghi những câu luyện đọc. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Buôn Chư-Lênh đón cô giáo.
- Gọi 2 HS đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo và trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu: Về ngôi nhà đang xây. 
- Ghi bảng tựa bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc 
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài thơ (2 lượt). 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ: giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, trát vữa.
- Giải thích từ: trát vữa
- Gọi HS đọc phần chú giải, hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ mới, từ khó. 
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý cách đọc. 
*Tìm hiểu bài . 
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài thơ, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào? 
+ Tìm những chi tiết nói lên hình ảnh ngôi nhà đang xây?
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây?
+ Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà sống động và gần gũi ?
+ Yêu cầu HSKG trả lời câu hỏi: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta? 
- Yêu cầu thảo luận: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài thơ.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
*Đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS n ... khảo SGK và tiếp nối nhau trả lời các câu hỏi:
- Có 2 loại cao su: Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo...
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
HĐNGLL
	 	TẬP MÚA, HÁT: MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI
I. Mục tiêu
	- Học sinh nắm được nội dung bài hát: Màu áo chú bộ đội.
	- Học sinh hát và múa tốt bài hát.	
	- Yêu ca hát.
II. Chuẩn bị
 - Đĩa nhạc, sân trường
III. Hoạt động dạy - học
Nội dung
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐ1
Giới thiệu bài hát (5 p)
HĐ2
Tập hát (15p)
HĐ3
Tập múa(10p)
HĐ4
Dặn dò (3 p)
- Ổn định lớp.
- Giáo viên giới thiệu nội dung bài hát.
- Mở đĩa cho học sinh tập hát theo đĩa.
- Giáo viên tổ chức cho cả lớp hát tập thể.
- Tổ chức cho lớp hát theo nhóm
- Tổ chức cho học sinh thi hát giữa các tổ, các nhóm, hát đơn ca.
- Tập cho học sinh múa
- Tổ chức cho cả lớp cùng múa
- Nhận xét chung buổi học
- Dặn dò học sinh.
- Yêu cầu HS ôn bài này ở nhà.
- Tập trung
- Lắng nghe
- Nghe, hát theo đĩa
- Hát tập thể.
- Hát nhóm.
- Thi hát
- Tập múa
Thứ sáu ngày 07 tháng 12 năm 2012
TOÁN
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số (BT1; BT2a,b). 
- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số (BT3).
- HS khá giỏi làm 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ : Tỉ số phần trăm .
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Giải toán về tỉ số phần trăm 
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm 
a. Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 
- Yêu cầu đọc ví dụ 1.
- Ghi bảng tóm tắt:
 HS toàn trường : 600HS
 HS nữ: 315HS
Tỉ số phần trăm của HS nữ so với HS toàn trường ?
- Yêu cầu thực hiện vào bảng con các thao tác sau:
 + Viết tỉ số HS nữ và HS toàn trường.
 + Thực hiện phép chia .
 + Nhân thương với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.
- Ghi bảng và hướng dẫn cách viết: 
Thông thường ta viết gọn cách tính như sau:
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Để tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600, ta thực hiện những thao tác nào ? Kể ra ? 
: Để tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600, ta thực hiện 2 thao tác: Thực hiện phép chia 315 : 600; nhân thương với 100 rồi viết kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.
- Ghi bảng quy tắc và yêu cầu đọc.
b. Áp dụng vào giải toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số 
- Yêu cầu đọc bài toán. 
- Giải thích: Trong 80kg nước biển có 2,8kg muối có nghĩa là khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8kg muối.
- Yêu cầu vận dung quy tắc tính tỉ số phần trăm của 2 số để giải bài toán vào bảng con, 1 HS lên bảng thực hiện. 
- Nhận xét và sửa chữa.
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5%
 Đáp số: 3,5%
* HĐ2: Thực hành
- Bài 1 . Viết thành tỉ số phần trăm 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng mẫu và hướng dẫn: 
 + Ghi bảng lần lượt từng số, yêu cầu viết thành tỉ số phần trăm vào bảng con.
 + Nhận xét , sửa chữa. 
0,3 = 30% 0,234 = 23,4% ; 1,35 = 135%
- Bài 2 . Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Hỗ trợ: 
 . Thực hiện phép chia 19 : 30 để tìm thương là số có 4 chữ số ở phần thập phân (0,6333).
 . Viết thành tỉ số phần trăm (63,33%).
 + Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu làm vào bảng con. 
+ Nhận xét sửa chữa.
a) 63,33% b) 73,77% c) 4,61%
- Bài 3 . Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Hỗ trợ: 
 . Đề bài hỏi gì và cho biết gì ?
 . Yêu cầu nêu cách làm.
 + Yêu cầu làm vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng. 
 + Nhận xét sửa chữa.
 Đáp số: 52%
* HĐ3: Củng cố .
- Yêu cầu nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Với kiến thức về tỉ số phần trăm đã học, các em vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống.
5/ Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK.
- Chuẩn bị bài Luyện tập. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Quan sát và chú ý.
- Tiếp nối nhau trả lời và nêu
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu. 
- Chú ý, quan sát và tiếp nối nhau trả lời: Chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải 2 chữ số. 
- Thực hiện theo yêu cầu: 
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và tiếp nối nhau nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Chú ý theo dõi.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I. Mục tiêu:
	- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh ảnh về bạn nhỏ, em bé đang tuổi tập nói, tập đi. 
- Bảng nhóm. 
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu trình bày đoạn văn đã viết lại. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Luyện tập tả người.
4/ Phát triển các hoạt động.
*HĐ1: Hướng dẫn luyện tập 
- Bài 1: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài và gợi ý trong SGK.
 + Yêu cầu quan sát tranh ảnh đã sưu tầm.
 + Yêu cầu giới thiệu người được chọn tả.
 + Yêu cầu lập dàn ý vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. 
- Nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh một dàn ý.
- Bài 2: 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Hỗ trợ: Chọn phần thân bài để chuyển thành đoạn văn. Cần chọn những chi tiết nổi bật để tả.
 + Yêu cầu giới thiệu phần được chọn để chuyển thành đoạn văn.
 + Đọc bài Em Trung của tôi và lưu ý các chi tiết tả hoạt động của bé Trung. 
 + Yêu cầu viết vào vở và trình bày đoạn văn đã viết.
 + Nhận xét, sửa chữa và ghi điểm cho những đoạn văn hay.
* HĐ2:Củng cố 
-Goị học sinh nêu lại tựa bài.
-Gọi học sinh nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Để bài văn tả hoạt động được sinh động, hấp dẫn, khi tả các em cần chọn những chi tiết nổi bật, đặc sắc để tả. Tuy nhiên những chi tiết đó phải có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau giúp khắc họa hoạt động của người được tả.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Đoạn văn tả hoạt động chưa hoàn chỉnh, viết lại ở nhà.
- Chuẩn bị kiểm tra viết cho bài Tả người.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh, ảnh.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, góp ý và chữa vào vở.
- 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Nghe và chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, góp ý.
- Học sinh nêu lại.
- Học sinh nêu cấu tạo.
MĨ THUẬT
TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
I. Mục tiờu
- Hs tỡm chọn được hỡnh ảnh phự hợp với nội dung đề tài. 
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài quân đội theo cảm nhận riờng.
- Hs yờu quý và kớnh trọng cỏc cụ cỏc chỳ bộ đội
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về quân đội
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức : hát 
2, kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3, bài mới : 
 Dẫn dắt học sinh vào bài học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Giới thiệu bài
- Cho HS hát tập thể 1 bài có nội dung về đề tài Quân đội
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đó chuẩn bị 
Hs quan sỏt
Hoạt động 1: Tỡm , chọn nội dung đề tài
GV : giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài quân đội
Tranh vẽ về đề tài Quân đội có các cô các chú là hỡnh ảnh chớnh
+ Trang phục( mũ, quần, ỏo)
+ Đề tài về Quân đội rất phong phú 
Hs quan sỏt
GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hỡnh ảnh về hoạt độnh của chú bộ đội như: gặt lúa, chống bóo lũ, đứng gác 
- Cho Hs quan sát xem tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại hỡnh ảnh, màu sắcvà khụng gian cụ thể.
Hs chỳ ý và nhớ lại cỏc hỡnh ảnh về cỏc cụ chỳ bộ đội
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sỏt hỡnh tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cỏch vẽ theo cỏc bước:
+ Sắp xếp và vẽ cỏc hỡnh ảnh vẽ rừ nội dung
HS lắng nghe và thực hiện
+Vẽ hỡnh ảnh chớnh trước hỡnh ảnh phụ sau . 
+ Điều chỉnh hỡnh vẽ và vẽ thờm cỏc chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thớch.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt.
Hoạt động 3: thực hành
GV yờu cầu hs làm bài trờn giấy vẽ hoặc bài thực hành
 Hs thực hiện
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
HS vẽ bài
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xột chung tiết học
Khen ngợi những nhúm, cỏ nhõn tớch cực phỏt biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs sưu tầm bài vẽ có hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ trên sách báo.
Hs lắng nghe
SINH HOẠT
 I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua , đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOAÏT ÑOÄNG DAÏY
HOAÏT ÑOÄNG HOÏC
1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua:
+ Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình.
+ GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Có tiến bộ trong học tập: ..........................
- Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao.
- Đi học đúng giờ, xây dựng bài tốt
- Ngoan ngoãn , đoàn kết
- Nề nếp tự quản tốt 
* Nhược điểm:	 
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.	
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm.
2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
- Tổ dành nhiều bông hoa điểm 10 là:
 +
 +
3/Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm
- Ôn tập tốt để thi học kỳ I đạt chất lượng cao
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Đi học đúng giờ. 
- Thi đua học tập, dành nhiều điểm tốt dâng lên ngày 22/12. Phong trào bông hoa điểm 10.
- Lớp trưởng nhận xét 
- HS lắng nghe .nhận xét bổ sung thêm
- Các tổ báo cáo:
* Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình :
+ Học tập
+ Lao động Vệ sinh 
+ Nề nếp, đạo đức,.
+ Các phong trào thi đua
+ -------------------
+ ------------------
- Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: ....
- Tổ ................................... 
- Tổ .. ................................
- Tổ .. ................................
- Tổ .. ................................
- Cả lớp phát biểu ý kiến, xây dựng phương hướng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5TUAN 15 CKTTHBVMTKNS 3Cot.doc