Giáo án khối 5 - Tuần 19, 20

Giáo án khối 5 - Tuần 19, 20

 I/ Mục tiêu

 *Bieỏt ủoùc ủuựng ngửừ ủieọu vaờn baỷn kũch, phaõn bieọt ủửụùc lụứi taực giaỷ vụựi lụứi nhaõn vaọt ( anh Thaứnh, anh Leõ )

 * Hiểu ủửụùc tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

 II Đồ dùng dạy - học

 * Tranh minh hoạ trang 5, SGK.

 * Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc

 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 100 trang Người đăng huong21 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 19
Thửự hai,ngaứy 2 thaựng 1 naờm 2012
Tập đọc:
Người công dân số một 
 I/ Mục tiêu
 *Bieỏt ủoùc ủuựng ngửừ ủieọu vaờn baỷn kũch, phaõn bieọt ủửụùc lụứi taực giaỷ vụựi lụứi nhaõn vaọt ( anh Thaứnh, anh Leõ ) 
 * Hiểu ủửụùc tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
 II Đồ dùng dạy - học
 * Tranh minh hoạ trang 5, SGK.
 * Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV giới thiệu khái quát nội dung và phân phối môn Tập đọc.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh vẽ.
- Giới thiệu về chủ điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 - Bức tranh vẽ gì ?
 - Hai người thanh niên trong tranh minh hoạ là ai ? Một trong số họ là người công nhân số một ? Tại sao anh thanh niên lại được gọi như vậy ? Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc Người công nhân số một để biết điều đó.
- 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu SHHS mở trang 4 và 5 SGK, sau đó gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, 3 HS đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch.
 - Viết lên bảng các từ phiên âm : phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba và yêu cầu HS đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
 - Tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang ngồi nói chuyện trong một căn nhà vào buổi tối.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo thứ tự :
+ HS 1 : Nhân vật, cảnh trí.
+ HS 1 : Lê - Anh Thành ... vào Sài Gòn làm gì ?
+ HS 2 : Thành - Anh Lê này ...Sài Gòn này nữa.
+ HS 3 : Thành : - Anh Lê ạ .. Đất nước Việt.
- 3 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
 - Theo dõi GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Câu hỏi tìm hiểu bài :
1.Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
2.Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào ?
3.Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào ?
4.Theo em, vì sao anh Thành lại nói như vậy ?
5 Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước ?
6. Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành.
7. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
8.Theo em, tại sao câu chuyện giữ họ lại không ăn khớp với nhau ?
- GV giảng, kết luận.
- Hỏi : Phần một của đoạn trích cho em biết điều gì ?
 - GV ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c, Đọc diễn cảm 
- Chúng ta nên đọc vở kịch này thế nào cho phù hợp với từng nhân vật ?
- Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn từ đầu đến anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không. Hãy theo dõi thầy đọc và tìm ra giọng đọc phù hợp với từng lời nói của nhân vật.
- GV yêu cầu HS nêu giọng đọc của từng cụm từ cần chú ý khi đọc diễn cảm, sau đó chữa ý kiến cho HS.
- Câu trả lời: 
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn.
- Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào.
- Anh Thành không để ý đến công việc và món lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói : "Nếu chỉ miếng cơm manh áo thì tôi ở Pham Thiết cũng đủ sống..."
- Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước.
- Những câu nói của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ đến dân đến nước.
+ Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng giống nhau. Nhưng ... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?
+ Vì anh với tôi ... chúng ta là công nhân nước Việt...
- Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác.
- Anh Lê Thành gặp anh Lê Thành để báo tin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuỵên. cụ thể : Anh Lê hỏi : Vậy anh vào Sài Gòn này để làm gì? anh Thành đáp : Anh học trường Sa-xơ-lu Lô- ba ... thì ... anh là người nước nào ?
Anh Lê nói : Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh ... Sài Gòn nữa.
Anh Thành trả lời : Anh Lê ạ ... không phải có mùi, không có khói.
- Vì anh nghĩ đến công ăn, việc làm, miếng cơm, manh áo hàng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
- Phần một của đoạn trích là tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
1 HS nêu ý kiến các HS khác bổ sung và thống nhất.
+ Người dẫn chuyện : to, rõ ràng, mạch lạc.
+ Giọng anh Thành : Chậm rãi, trầm tĩnh sâu lắng.
+ Giọng anh Lê : hồ hởi nhiệt tình.
- HS theo dõi GV đọc mẫu để rút ra giọng đọc.
- HS nêu.
- GV yêu cầu đọc phân vai, diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm theo phân vai
3. Củng cố - dặn dò 
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của đoạn trích
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và soạn bài 
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- 1 HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Toán ( Tiết 91):
 Diện tích hình thang
I.Mục tiêu
 Giúp HS :
 - Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
 - Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
 II. Đồ dùng dạy học
 - GV : chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
 - HS : chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
* Gv vẽ một hình thang lên bảng, yêu cầu Hs nêu đặc điểm hình thang :
+ Trên bảng thầy có hình gì ? Đọc tên hình ?
+ Hình thang ABCD này có đặc điểm gì ?
+ Hình thang ABCH là hình thang gì ? Vì sao ?
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
- Các em đã được nhận biết về hình thang. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cách tính diện tích hình thang. Gv ghi tựa đề.
b. Hoạt động:
* Bước 1 : Gv nêu : Hôm trước thầy đã yêu cầu các em về chuẩn bị 2 hình thang giống hệt nhau ( bằng bìa ). Mời cả lớp để 2 hình thang đó lên bàn ( chuẩn bị kéo ) 
- Các em sẽ làm theo hướng dẫn của GV :
- Lấy M là trung điểm cạnh BC ( Trung điểm là điểm giữa )
+Nối AM, hạ đường cao AH( đường cao vuông góc với cạnh đáy )
* Gv nêu : Trên tay thầy có thêm 1 hình thang bằng hình thang trên bảng ( Gv áp tay vào hình trên bảng để Hs nhận biết )
ề Như vậy cô cũng có hai hình thang giống nhau. Cô trò mình cùng thực hiện như sau :
- Dùng kéo cắt hình tam giác ABM ( cắt theo đường AM )
( Đây là phần còn lại : Gv áp vào hình có trên bảng ) 
+ Bây giờ các em hãy ghép tam giác ABM với hình tứ giác AMCD sao cho đỉnh B của tam giác trùng với đỉnh C của tứ giác, đỉnh M của tam giác trùng với đỉnh M đã cho ban đầu.
+ Hình vừa ghép được là hình gì ?
* Đặt tên đỉnh K và nêu đỉnh K trùng với đỉnh A.
* Gv kết luận : Như vậy khi cho hình thang ABCD và điểm M là trung điểm của cạnh BC. Cắt tam giác ABM rồi ghép với hình tứ giác AMCD ta được tam giác ADK.
+Em có nhận xét gì về diện tích của hình thang ABCD và diện tích của hình tam giác ADK.
ề Hình dạng khác nhau nhưng diện tích bằng nhau ( Được học điều này ở lớp dưới
+ Nhìn trên hình vẽ hãy so sánh cho cô các độ dài sau :
AB = CK ( Đoạn AB chính là đoạn CK )
AH là chiều cao của tam giác ADK và cũng chính là chiều cao của hình thang ABCD.
+Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
Diện tích hình tam giác ADK = 
Mà = = 
Vậy diện tích hình thang = 
Gv: Dựa vào nhận xét trên hãy nêu cách tính diện tích hình thang ?
 - Gv dán quy tắc lên bảng 
- Thầy quy ước S là diện tích : a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao.
+ Hãy viết biểu thức tính S hình thang
 S = 
3. Luyện tập.
Bài 1a
- áp dụng công thức tính
-GV hướng dẫn, nhận xét, chữa bài
( Phần b gọi Hs lên bảng làm )
Bài 2
- Gv yêu cầu HS làm phần a
- Hs đổi bài làm cho nhau và chấm chéo
- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.
 4, Củng cố dăn dò.
* Tổ chức trò chơi.
- Chọn kết quả đúng bằng cách nối các hình thang với kết quả đúng.
- Gv nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài sau.
- Hình thang ABCD
( Đáy AB // đáy DC ; 2 cạnh bên AD và BC ; Chiều cao AH )
- Là hình thang vuông vì có cạnh bên AH vuông góc với hai đáy AB và HC
- Hs lắng nghe.
Hs lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn
- Hs kẻ vào cả 2 hình của mình.
- Hs thực hành cắt ghép.
- Hình tam giác 
- Diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK bằng nhau.
- HS thực hiện tính
 - 1 đến 2 Hs nêu
- 2 - 3 HS nhắc lại
- Hs thực hiện 
 - HS đọc yêu cầu
= 50 cm2
= 84 m2
- Hs thực hiện làm bài
a/. S = 32,5 cm2
b/. S = 20 cm2
- Học sinh nêu cách giải, Hs khác nhận xét
Bài giải
Chiều cao của hình thang là :
( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 ( m )
Diện tích của thửa ruộng hình thang là
(110+90,2 )x100,1:2=10020,01(m2)
 Đáp số : 10 020,01 m2
Hs chuẩn bị bài sau.
Khoa học
 Dung dịch
 I. Mục tiêu
	Sau bài học giúp HS:
- Hiểu thế nào là dung dịch.
- Biết cách tạo ra một dung dịch.
- Biết cách tách các chất trong dung dịch ( trường hợp đơn giản )
 II. Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị: đường, muối ăn, cốc, chén, thìa nhỏ.
- GV chuẩn bị: nước nguội, nước nóng, đĩa con.
- Phiếu báo cáo
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên hỗn hợp và đặc điểm của dung dịch
 III. Các hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
-Kiểm tra bài cũ theo các câu hỏi:
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Nhận xét, cho điểm từg học sinh
- Giới thiệu bài: Cho 1 thìa đường vào cốc nước, dùng thìa khuấy nhẹ để hoà tan đường và hỏi:
+ Đường trong cốc đã đi đâu?
- Gv: Khi hoà đường vào trong nước ta được một dung dịch. Dung dịch là gì? Làm thế nào để tạo ra dung dịch hay tách một chất ra khỏi dung dịch? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời.
- 3 HS lên bảng, lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Hổn hợp là gì? Ví dụ.
+ Nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
- Quan sát trả lời: Đường đã bị hoà tan trong nước.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Thực hành tạo một dung dịch đường
- GV tổ chức HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát phiếu báo cáo cho từng nhóm.
+Rót nước sôi để nguội vào cốc cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS quan sát, nếm riêng từng chất, nêu nhận xét và ghi vào báo cáo.
+ Dùng thìa xúc chất nhóm mang đến lớp cho vào cốc và khuấy đều.
+ Quan sát hiện tượng, ghi nhận xét vào phiếu.
+ Gọi 2 nhóm lên báo cáo, các nhóm khác bổ sung
- Dung dịch mà các em vừa pha có tên là gì?
- Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
- Vậy dung dịch là gì?
- Hãy kể tên một số dung dịch mà các em biết?
- Muốn  ... , thảo luận và hoàn thành bảng thống kê.
-Hs trình bày trước lớp
-Nhận xét các nhóm trả lời
+Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu ấ.
+Các sản phẩm chủ yếu của người dân châu á là lúa mì, lúa gạo, bông, thịt, sữa của các loài gia súc như trâu, bò, lợn
+Họ còn trồng các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su,.
+Dân cư các vùng ven biển thường phát triển các ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
+Ngành công ghiệp khai thác khoáng sản phát triển mạnh vì các nước châu á có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ.
GV nhận xét các câu trả lời của HS , sau đó kết luận: Người dân châu á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô.
Hoạt động 4: Khu vực đông nam á
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu bài tập
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó yêu cầu HS dựa vào phiếu để trình bày một số điểm chính về vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên và các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam á.
- GV nhận xét và bổ sung.
-Chia nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu bài tập.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
-HS trả lời câu hỏi:
+Chỉ trên lược đồ các khu vực châu á và nêu vị trí, giới hạn khu vực Đông Nam á.
+Chỉ trên lược đồ các khu vực châu á nêu những nét chính của địa hình của khu vực Đông Nam á.
+Chỉ trên lược đồ kinh tế một số nước châu á và nêu tên các nước thuộc khu vực Đông Nam á.
+Giải thích vì sao Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, rừng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới.
+Kể tên một số ngành kinh tế chính của các nước Đông Nam á.
GV kết luận: Khu vực Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm. Người dân trông nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.
Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học
- GV dặn HS về nhà học bài và tìm hiểu về các nước láng giềng của Việt Nam để chuẩn bị bài sau.
Toán:
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
 I. Mục tiêu
	Giúp HS
- Làm quen với biểu đồ hìh quạt
- Bước đầu biết " đọc " và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt.
 II. Đồ dùng dạy học
	Các hình minh hoạ SGK
 III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm Hs.
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- GV hỏi: Các em đã được học các loại biểu đồ nào?
- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng làm quen với một loại biểu đồ mới, đó là biểu đồ hình quạt.
2.2. Giới thiệu biểu đồ hình quạt
a) Ví dụ 1
- GV treo biểu đồ Ví dụ 1 lên bảng và yêu cầu HS quan sát và nói: đây là biểu đồ hình quạt cho biết tỉ số phần trăm các loại sách trog thư viện của một trường học.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi giúp HS nhận xét về biểu đồ:
+ Biểu đồ có dạg gì?
+ Số trên mỗi phần của biểu đồ được ghi dưới dạng số nào?
+ Nhìn vào biểu đồ em thấy sách trong thư viện của trường học này được chia thành mấy loại?
+ Đó là những loại sách nào?
+ Tỷ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
- GV giảng: Biểu đồ hình quạt trên cho biết: Coi tổng số sách trong thư viện là 100% thì: 
*Có 50% số sách là sách thiếu nhi.
* Có 25% số sách là sách giáo khoa.
* Có 25% số sách là các loại sách khác.
b) Ví dụ 2
- GV treo biểu đồ yêu cầu HS quan sát và đọc ví dụ 2.
- GV hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ HS lớp 5C tham gia các môn thể thao nào?
+ Tỷ số phần trăm học sinh của từng môn là bao nhiêu?
+ Lớp 5C có bao nhiêu học sinh?
+ Biết lớp 5C có 32 HS, trong đó số HS tham gia môn bơi là 21,5%. Hãy tính số học sinh tham gia môn bơi của lớp 5C.
- GV giảng: Quan sát biểu đồ ta biết đợc tỉ số phần trăm học sinh tham gia các môn thể thao của lớp 5C, biết số học sinh của lớp 5C. Từ đó, ta có thể tìm được số học tham gia trong từng môn.
2.3 Luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát biểu đồng trong bài toán.
- GV hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Có bao nhiêu phần trăm học sinh thích màu xanh?
+ Phần nào trên biểu đồ cho em biết điều đó?
+ Vậy có bao nhiêu học sinh thích màu xanh?
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và qua sát biểu đồ.
- GV hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Kết quả học tập của học sinh trường này được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào?
+ Phần nào trên biểu đồ biểu diễn tỉ số phần trăm học sinh giỏi? Vì sao em biết?
+ Có bao nhiêu phần trăm học sinh của trường là học giỏi?
+ Em hãy đọc tỉ số phần trăm học sinh khá, học sinh trung bình của trường này và chỉ rõ phần biểu diễn tương ứng trên bản đồ.
- GV mời 1 HS lên thuyết minh lại về biểu đồ trong bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS nêu: Đã học biểu đồ hình cột.
- HS quan sát biểu đồ.
- Mỗi câu hỏi 2 đến 3 HS trả lời, nếu sai thì HS khác trả lời lại cho đúng.
+Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần.
+ Số trên mỗi phần của biểu đồ ghi dưới dạng tỉ số phần trăm.
+ Sách trong thư viện của trường học này được chia làm 3 loại.
+ Đó là Truyện thiếu nhi, sách giáo khoa, các loại sách khác.
+ Tỷ số phần trăm của từng laọi sách là:
*Truyện thiếu nhi chiếm 50%
*Sách giáo khoa 25%
* Các loại sách khác 25%
- Nghe giảng.
- Mỗi câu hỏi 2 đến 3 HS trả lời:
+ Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia các mô thể thao của lớp 5C.
+ Học sinh lớp 5C tham gia 4 môn thể thao đó là: nhảy dây, cầu lông, bơi, cờ vua.
+ Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
*Có 50% số HS chơi nhảy dây.
*Có 25% số HS chơi cầu lông.
*Có 12,5 số HS tham gia môn bơi.
*Có 12,5 HS tham gia chơi cờ vua.
+ Lớp 5C có 32 học sinh.
+ Số HS tham gia môn bơi là
32 X 12,5 : 100 = 4 ( HS)
- Mỗi câu hỏi 2 đến 3 HS trả lời:
+ Biểu đồ nói về tỉ số phần trăm học sinh thích các màu trong cuộc điều tra 120 học sinh.
+ Có 40% học sinh thích mầu xanh.
+ 1 HS lên bảng chỉ phần biểu đồ biểu diễn tỉ số phần trăm học sinh thích màu xanh, 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem.
+ Số học sinh thích màu xanh là:
120 X 40 : 100 = 48 ( học sinh )
- 1 HS lên bảng làm bài tập.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy:
Có 25% số HS thích màu đỏ là:
120 X 25 : 100 = 30 ( học sinh )
Vậy số học sinh thích màu trắng là:
120 X 20 : 100 = 24 ( học sinh )
Có 15% học sinh thích màu tím.
Vậy số học sinh thích màu tím là:
120 X 15 : 100 = 18 ( học sinh )
- 1 HS nhận xét.
- HS đọc và quan sát hình trong SGK
- Mỗi câu hỏi 2 đến 3 HS trả lời.
+ Biểu đồ nói về kết quả học tập của học sinh ở một trường tiểu học.
+ Kết quả học tập của học sinh trường này được chia làm ba loại. Đó là hcọ sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình.
+ Phần màu trắng trên biểu đồ biểu diễn tỉ số phần trăm học sinh giỏi của trường. Phần chú giải phía bên ngoài biểu đồ cho biết điều đó.
+ Có 17,5% học sinh của trường là học sinh giỏi.
+1HS lên bảng vừa chỉ trên biểu đồ vừa nêu:
* Số học sinh khá chiếm 60% số học sinh toàn trường ( chỉ phần màu xanh nhạt ).
* Số học sinh trung bình chiếm 22,5% số học sinh toàn trường ( chỉ màu xanh )
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà đọc lại biểu đồ hình quạt trong bài.
Tập làm văn:
Lập chương trình hoạt động
 I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Biết cách lập Chương trình hoạt động nói chung và lâp Chương trình hoạt động một buổi sinh hoạt tập thể.
- Rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
 Nhận xét qua về bài viết của HS trtong tiết trước.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi: Em đã từng tham gia những sinh hoạt tập thể nào?
- Lắng nghe.
- Nối tiếp trả lời.
- Giới thiệu: Trong cuộc sống, chúng ta thường có những buổi sinh hoạt tập thể. Muốn buổi sinh hoạt tập thể ấy đạt hiệu quả cao, chúng ta phải lập Chương trình hoạt động cụ thể. Nếu sinh hoạt tập thể mà không có một chương trình cụ thể thì công việc sẽ lung tung, luộm thuộm, không theo trình tự. Vậy làm thế nào để lập được một chương trình tốt? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
-Hỏi: Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Hỏi:
+ Buổi họp lớp bàn về việc gì?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức, hoạt động nào để chúc mừng thầy cô?
+ Mục đích của hoạt động đó là gì?
+ Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm?
+ Hãy kể lại chương trình của buổi liên hoan.
+ Theo em, một chương trình hoạt động gồm mấy phần, là những phần nào?
- Ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Giới thiệu: Buổi liên hoan văn nghệ của lớp bạn Thuỷ Minh đã thành công tốt đẹp là do các bạn ấy đã cùng nhau lập nên một Chương trình hoạt động khoa học, cụ thể, huy động được tất cả mọi người. Các em hãy lập lại chương trình hoạt động đó.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Chia HS thành các nhóm. Nhận bảng nhóm và bút dạ.
- Yêu cầu HS trong nhóm thảo luận để viết lại Chương trình hoạt động
- Nhắc HS: Sau khi bàn bạc, chia hóm thành 3 tốp, mỗi tốp lậm chương trình cho 1 hoạt động cụ thể. Các em có thể thêm các tiết mục văn nghệ mà lớp bạn Thuỷ Minh chưa có.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.
- Việc bếp núc: việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát đĩa.
- HS thảo luận
+ Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Liên hoan văn nghệ tại lớp.
+ Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và bày tỏ longf biết ơn đối với thầy cô.
+ Chuẩn bị bánh, kẹo, hoa quả, chen, đĩa :. Tâm, Phượng và các bạn nữ.
Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn.
Ra bào: Thuỷ Minh+ ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.
Các tiết mục văn gnhệ: dẫn chương trình – Thu Hương, kịch câm – Tuấn béo, kéo đàn – Huyền Phương, các tiết mục khác.
+ Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo dieón kũch caõm
+ Gồm 3 phần
I. Mục đích
II. Phân công chuẩn bị
III. Chương trình cụ thể.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Chia nhóm, nhận đồ dùng dạy học
- Hoạt động nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận
- Bổ sung
3. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi: Lập Chương trình hoạt động có tác dụng gì? Hãy nêu cấu tạo một chương trình hoạt đông.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1920 lop 5(2).doc