I. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả đồ vật.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Tuần 24- chiều Thứ năm ngày 21 tháng 02 năm 2013 Tiếng Việt: LUYỆN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả đồ vật. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả đồ vật? 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - Cho HS làm bài tập. Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV chấm một số bài và nhận xét. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Bài tập1 : Lập dàn ý cho đề văn: Tả một đồ vật gần gũi với em. Bài làm Ví dụ : Tả cái đồng hồ báo thức. a)Mở bài : Năm học vừa qua chú em đã tặng em chiếc đồng hồ báo thức. b)Thân bài : - Đồng hồ hình tròn màu xanh, đế hình bầu dục, mặt trắng, kim giây màu đỏ, kim phút, kim giờ màu đen, các chữ số to, rõ ràng, dễ đọc, - Kim giây thật nhanh nhẹn. Mỗi bước đi của cậu ta lại tạo ra âm thanh “tích, tắc, tích, tắc” nghe vui tai. - Kim phút chậm chạp hơn. Cậu Kim giây đi đúng một vòng thì kim phút bước đi được một bước. - Kim giờ là chậm chạp nhất, hình như anh ta cứ đứng nguyên chẳng muốn hoạt động chút nào. - Đến giờ báo thức chuông kêu “Reng!...Reng!...thúc giục em trở dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đi học. c)Kết luận : Đồng hồ rất có ích đối với em. Em yêu quý và giữ gìn cẩn thận. Bài tập 2 : Chọn một phần trong dàn ý ở bài 1 và viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Bài làm Ví dụ : Chọn đoạn mở bài. Em đã được thấy rất nhiều đồng hồ báo thức, nhưng chưa thấy cái nào đẹp và đặc biệt như cái đồng hồ chú em tặng em. Cuối năm lớp 4, em đạt danh hiệu học sinh giỏi, chú hứa tặng em một món quà. Thế là vào đầu năm học lớp 5, chú đã mua tặng em chiếc đồng hồ này. Vd: TB- Đồng hồ của em hình tròn màu xanh, đế hình bầu dục, mặt trắng, kim giây màu đỏ, kim phút, kim giờ màu đen, các chữ số to, rõ ràng, dễ đọc. Nhìn vào thật là thích, em cứ ngắm nghía mãi. Chiếc kim giây thật nhanh nhẹn,mỗi bước đi của cậu ta lại tạo ra âm thanh “tích, tắc, tích, tắc” nghe vui tai vô cùng.Còn chú Kim phút chậm chạp hơn. Cậu Kim giây đi đúng một vòng thì kim phút bước đi được một bước. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe và thực hiện. Toán:( Thực hành) LUYỆN TẬP I.Mục tiêu. - Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: - Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Hoạt động 1 : Ôn cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương - Cho HS nêu cách tính thể tích hình hộp CN, hình lập phương. - Cho HS lên bảng viết công thức Hoạt động 2 : Thực hành. - Cho HS làm bài tập. Gọi HS lên chữa bài - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng1,7m, chiều cao 2,2m. Trong bể đang chứa lượng nước. Hỏi bể đang chứa bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít) Bài tập2: Thể tích của 1 hình hộp chữ nhật là 60dm3 chiều dài là 4dm, chiều rộng 3dm. Tìm chiều cao. Bài tập 3: Thể tích của một hình lập phương là 64cm3. Tìm cạnh của hình đó. Bài tập 4: (HSKG) Một hộp nhựa hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm, chiều cao 25cm. a) Tính thể tích hộp đó? b) Trong bể đang chứa nước, mực nước là 18cm sau khi bỏ vào hộp 1 khối kim loại thì mực nước dâng lên là 21cm. Tính thể tích khối kim loại. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - HS lên bảng viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. V = a x b x c V = a x a x a - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải: Thể tích của bể nước là: 3 x 1,7 x 2,2 = 11,22 (m3) = 11220 dm3 Bể đó đang chứa số lít nước là: 11220 : 1 = 11220 (lít nước) Đáp số: 11220 lít nước. Lời giải: Chiều cao của hình hộp chữ nhật là: 60 : 4 : 3 = 5 (dm) Đáp số: 5 dm Lời giải: Vì 64 = 4 x 4 x 4 Vậy cạnh của hình đó là 4 cm Đáp số : 4 cm. Lời giải: a) Thể tích của hộp nhựa đó là: 20 x 10 x 25 = 5000 (cm3) b) Chiều cao của khối kim loại là: 21 – 18 = 3 (cm) Thể tích của khối kim loại đó là: 20 x 10 x 3 = 600 (cm3) Đáp số: 5000cm3; 600 cm3. - HS chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: Chiều thứ sáu: Toán:( Thực hành) LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu. - HS nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, tỉ số phần trăm - Vận dụng để giải được bài toán liên quan. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: - Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn định: 2. Kiểm tra: 3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. Hoạt động 1 : - HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - HS lên bảng ghi công thức tính? Hoạt động 2 : Thực hành. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Tìm thể tích hình hộp chữ nhật biết diện tích xung quanh là 600cm2, chiều cao 10cm, chiều dài hơn chiều rộng là 6cm. Bài tập 2: Tìm thể tích hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216cm2. Bài tập3: (HSKG) Một số nếu được tăng lên 25% thì được số mới. Hỏi phải giảm số mới đi bao nhiêu phần trăm để lại được số ban đầu. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. V = a x b x c V = a x a x a - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải : Nửa chu vi đáy là: 600 : 10 : 2 = 30 (cm) Chiều rộng của hình hộp là: (30 – 6 ) : 2 = 12 (cm) Chiều dài của hình hộp là: 30 – 12 = 18 (cm) Thể tích của hình hộp là: 18 x 12 x 10 = 2160 (cm3) Lời giải: Diện tích một mặt của hình lập phương là: 216 : 6 = 36 (cm2) Ta thấy: 36 = 6 x 6 Vậy cạnh của hình lập phương là 6 cm. Thể tích hình lập phương là: 6 x 6 x 6 = 216 (cm3) Đáp số: 216 cm3)) Lời giải: 25% = = Coi số ban đầu là 4 phần thì số mới là: 4 + 1 = 5 (phần) Để số mới bằng số ban đầu thì số mới phải giảm đi của nó. Mà = 0,2 = 20%. Vậy số mới phải giảm đi 20% để lại được số ban đầu. Đáp số: 20% - HS chuẩn bị bài sau. TẬP LÀM VĂN : ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. Yêu cầu: - Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý. II. Chuẩn bị: - Ảnh chụp một số vật dụng - 3 bảng phụ cho 3 học sinh lập dàn ý. III. Hoạt động dạy, học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Bài cũ: - Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi. - Gv nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. - Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài tập 1: a) Chọn đề bài: - Mời 1 học sinh đọc 5 đề bài trong SGK. Lập dàn ý: - Mời 1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK. YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. - YC học sinh làm bảng phụ dán lên bảng lớp. GVcùng học sinh nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. . - Mời vài học sinh đọc dàn ý của mình. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài và gợi ý 2. - YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình. - Gv nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày. - YC cả lớp chọn người trình bày hay nhất. Vd có cách trình bày thành câu hoàn chỉnh. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi hs có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe. - Dặn học sinh hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra. - HS đọc. Bài tập 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây: a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai. b) Cái đồng hồ báo thức. c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát. - học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK. -Học sinh nói đề bài mình chọn. - Vài học sinh đọc. Bài tập 2 Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập. - Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập: Ví dụ: a) Mở bài: - Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh nhật. b) Thân bài: - Chiếc đồng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc vòng nhỏ để cầm nhỏ màu vàng. - Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím. - Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ. - Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất dễ sử dụng. - Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn. c) Kết bài: - Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian
Tài liệu đính kèm: