Giáo án khối 5 - Tuần 5 (buổi chiều)

Giáo án khối 5 - Tuần 5 (buổi chiều)

I/ MỤC TIÊU.

Sau bài học, HS có khả năng :

- Sử lý các thông tin về tác hại của rượi, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.

- Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thông tin và hình trang 20,21,22,23 SGK

- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượi bia thuốc lá ,ma tuý sưu tầm được.

- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượi, bia ,thuốc lá, ma tuý.

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 5 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 Khoa học 
Thực hành: Nói “không”
đối với các chất gây nghiện (tiết 1)
I/ Mục tiêu.
Sau bài học, HS có khả năng :
Sử lý các thông tin về tác hại của rượi, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
II/ Đồ dùng dạy học
Thông tin và hình trang 20,21,22,23 SGK
Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượi bia thuốc lá ,ma tuý sưu tầm được.
Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượi, bia ,thuốc lá, ma tuý.
III/ Hoạt động dạy học .
1 Kiểm tra bài cũ.
2 Bài mới.
2.1 Hoạt động 1: Thực hành sử lý thông tin.
+Mục tiêu. HS lập được bảng tác hại của rượi, bia,thuốc lá, ma tuý.
+ Cách tiến hành.
Bước1: HS làm việc cá nhân: Đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng:
 - Đối với người
 sử dụng
 - Đối với người
xung quanh
 Tác hại của
 thuốc lá
 Tác hại của
 rượi, bia
 Tác hại của
 Ma tuý
 -Bước 2: + GV gọi một số HS trình bày, mồi HS chỉ trình bày 1 ý.
 + HS khác bổ sung.
 -Bước 3: GV kết luận ( SGV- tr 47 )
2.2. Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”
+Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
+Cách tiến hành:
 -Bước 1:
 +GV chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu:
 . Hộp 1 đựng các câu hỏi lên quan đến tác hại của thuốc lá.
 . Hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia.
 . Hộp3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma tuý.
 +GV đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào BGK, 3 bạn tham gia chơi 1 chủ đề.
 +GV phát đáp án cho BGK và thống nhất cách cho điểm.
 -Bước 2: +Đại diện từng nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
 +GV và BGK cho điểm độc lập, sau đó cộng lại và lấy điểm TB.
 -Bước 3: tổng kết, đánh giá.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Tiết 2
Luyện toán
Luyện tập bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc bảng đơn vị đo độ dài 
- Làm một số bài tập có liên quan đến bảng đơn vị đo độ dài.
II. Các hoạt động dạy học:
- GV cho HS vài em nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ của chúng.
- GV cho HS mở vở bài tập tiết 23 làm bài tập.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
GV gọi HS lần lượt lên chữa bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS cùng GV nhận xét bổ sung.
- HS làm bài xong GV thu bài của HS chấm điểm.
- Tổ chức cho HS làm thêm các bài tập sau vào vở:
Bài 1: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm.
435 m = .dm 
45 000cm=.m 
 76 m = cm
16 km = .m 
74 200cm =m 
15 m =mm
 1dm =m 
 1m =..dam 
 1 m = km
* Bài 2: Quãng đường từ nhà Minh đến trường dài 1km 375 m. Hỏi một ngày đi học, Minh phải đi quãng đường( cả đi và về) dài bao nhiêu mét ? 
- HS chép bài vào vở và làm bài.
- HS làm bài xong. - HS khác nhận xét bổ sung chốt lại lời giải đúng.
Tiết 3
Luyện Tiếng Việt
LĐ: Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu:
Củng cố cho học sinh nắm chắc nội dung bài “ Một chuyên gia máy xúc”qua việc luyện đọc và trả lời câu hỏi, bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc bài cá nhân, nhóm đôi.
-GV theo dõi uốn nắn cho HS đọc còn sai.
GV gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng học sinh theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm nhất.
- GV cho HS làm các bài tập sau vào vở:
Câu 1: Buổi sáng đầu xuân trên công trường được miêu tả như thế nào ?
Câu 2: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả các nét giản dị, thân mật của A- lếch- xây ?
Câu 3: Anh Thuỷ gặp A- lếch – xây ở đâu ?
Câu 4: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
- GV theo dõi giúp học sinh còn lúng túng.
 HS luyện đọc bài. 
- HS luyện đọc bài 3 lượt.
Học sinh theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm nhất.
- HS đọc lại bài suy nghĩ làm bài vào vở.
- HS làm bài xong GV gọi HS chữa bài. HS cùng GV nhận xét bổ sung chốt lại ý đúng.
III. Cũng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
___________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 Lịch sử
Phan Bội Châu và phong trào đông du
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
	-Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XIX.
	-Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
II/ Đồ dùng dạy – học:
	-Tranh, ảnh trong SGK.
	-Bản đồ thế giới.
-Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Kiểm tra bài cũ:
-Nêu phần ghi nhớ ( SGK- tr.11 )?
Bài mới:
Giới thiệu bài.
Nội dung:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 5
-GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
+Kể lại những nét chính về phong trào Đông du?
+ý nghĩa của phong trào Đông du?
-Cho HS thảo luận.
-Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
-Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập.
-GV cho HS tìm hiểu về phong trào Đông du:
+Phong trào Đông du là phong trào gì?
+Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
+Tại sao Chính phủ Nhật Bản thoả thuận với Pháp chống lại phong trào Đông du, trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
+Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng gì tới phong trào CM ở nước ta đầu TK XX?
+Em có biết trường học, đường phố nào mang tên Phan Bội Châu?
-GV nhấn mạnh những nội dung chính cần nắm
+Gợi ý trả lời:
-Những người yêu nước được đào tạo ở nước Nhật bản tiên tiến để có kiến thức về khao học, kĩ thuật, sau đó đưa họ về nước để hoạt động.
- Sự hưởng ứng phong trào Đông du
-Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
-Tại vì ai cũng mong mau chóng học xong để trở về cứu nước.
-Là phong trào tổ chức đưa thanh niên VN...
-Pháp và Nhật câu kết, Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người yêu nước VN ra khỏi Nhật Bản.
- HS trả lời
-Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố-dặn dò: -Cho HS đọc phần ghi nhớ,
Tiết 2
Luyện toán
Luyện tập Bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc bảng đơn vị đo khối lượng, để áp dụng vào làm các bài tập cụ thể có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học:
- GV cho HS vài em nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng, mối quan hệ của chúng.
- HS cùng GV nhận xét bổ sung.
- GV cho HS mở vở bài tập tiết 23 làm bài tập.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS làm thêm các bài tập sau vào vở:
GV gọi HS lần lượt lên chữa bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng, mối quan hệ của chúng.
- HS mở vở bài tập tiết 23 làm bài tập.
Bài 1: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm.
15 kg =..g 75000g =..kg 
 7tấn =.kg
1kg =tạ 
 25kg =.tạ 
 219 kg = tấn
* Bài 2: Một cửa hàng có 83kg gạo nếp và gạo tẻ trong đó số gạo nếp bằng số gạo tẻ. hỏi cửa hàng đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp, gạo tẻ ? 
- HS chép bài vào vở và làm bài.
- HS làm bài xong.
- HS khác nhận xét bổ sung chốt lại lời giải đúng.
_________________________________
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Tiết 1
Địa lý
Vùng biển nước ta
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS:
	-Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
	-Chỉ được trên bản đồ(lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng.
	-Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất.
	-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam A.
	-Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
	-Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển.
	-Phiếu thảo luận hoạt động 2.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu phần bài học.
Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
2.2.Nội dunga) Vùng biển nước ta:
Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
-GV cho HS quan sát lược đồ trong SGK.
-Vùng biển nước ta thuộc biển nào?
-Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
+) GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
b) Đặc điểm của vùng biển nước ta:
Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm 2)
-GV phát phiếu.
-HS thảo luận theo nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. GV Mở rộng thêm (SGV- tr. 89)
c)Vai trò của biển:
Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm 8)
-GV phát bảng nhóm.
-HS thảo luận theo câu hỏi: Nêu vai trò của biển?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Mời các HS khác bổ sung.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
+) GV kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
. -Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
Củng cố – dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học.
- Thuộc Biển Đông.
- Phía đông và phía tây nam.
-HS thảo luận nhóm 2 theo nội dung phiếu 
-Đại diện một số nhóm trình bày.
*Trả lời: Vai trò của biển:
-Biển điều hoà khí hậu.
-Biển là nguồn tài nguyên lớn,cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá
-Biển là đường giao thông quan trọng.
-Ven biển có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp.
-HS đọc phần ghi nhớ.
Tiết 2
Luyện tiếng việt
Luyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I – Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II- đồ dùng:
 Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
GV gạch dưới những chữ cân lưu ý trong đề bài đã viết trên bảng lớp
- GV nhắc HS: SGK có một số câu chuyện các em đã học (Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy) về đề tài này. Em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK. Chỉ khi không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em mới kể những câu chuyện đó.
2. Hoạt động 2: HS thực hành KC và trao đổi về nội dung câu chuyện 
- Một HS đọc đề bài. : Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (VD: Tôi sẽ kể câu chuyện về ba nàng công chúa thông minh, tài giỏi, đã giúp vua đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước..)
- HS kể theo nhóm.
- HS kể chuyện theo cặp và thi KC trước lớp
3. Củng cố, dặn dò	
- GV nhận xét tiết học 
____________________________
Tiết 3 
 Hướng dẫn thực hành
Địa lí: Khí hậu- sông ngòi
I. Mục tiêu: 
 - Biết được sự khác biệt giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam.
 - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
-Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi VN.
- Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất.
-Hiểu và lập được mối quan hệ đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi.
 II. Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Cả lớp
 + Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?
 + Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
 + Thời gian gió mùa thổi và hướng gió chính?
Hoạt động 2(làm việc theo cặp).
GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là danh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam.
Hoạt động 3 . (Làm việc theo cặp)
- Nước ta nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
- Kể tên và chỉ trên hình một vị trí một số sông ở VN.
-Miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
Khí hậu và sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
- Có những ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
+GV gọi một số HS lên bảng chỉ hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7 trên bản đồ khí hậu Việt Nam.
* Kết luận: Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau.
+ HS thảo luận theo gợi ý : Tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, về sự chênh lệch giữa tháng 1 và tháng 7, về các mùa khí hậu?
- Nhận xét về số sông ngòi ở Miền Trung?
Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
HS thảo luận và trả lời các câu hỏi.
HS khác nhận xét.
III. củng cố – Dặn dò.
_______________________________
 Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2011
 Tiết 1 
Luyện Tiếng việt
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I – Mục tiêu:
 Biết thống kê theo hàng và thống kê thống kê bằng cách lập bảng để trình bày kết quả học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
II- Đồ dùng
- VBT.
- Một số bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. bài tập 1 
- GV lưu ý HS : Đây là thống kê đơn giản (kết quả học tập của một người trong một tháng) nên HS không cần lập bảng thống kê mà chỉ cần trình bày theo hàng, VD:
Điểm trong tháng 9 của Nguyễn Sinh Hoàng, tổ 1:
 	- Số điểm dưới 5: 0
- Số điểm từ 5 đến 6: 1
- Số điểm từ 7 đến 8: 4
- Số điểm từ 9 đến 10: 3
– GV chốt ý đúng
Hoạt động 1: Bài tập 2
+ Kẻ bảng thống kê có đủ số cột dọc (ghi điểm số như phân loại ở BT 1) và dòng ngang (ghi họ tên từng HS)
- HS làm cá nhân.
-
 2 HS ở 2 tổ trình bày trên bảng 
– HS khác nhận xét
.
- HS trao đổi cùng bạn lập bảng thống kê gồm 6 cột dọc và số hàng ngang phù hợp với số HS của tổ.
- Hai HS lên bảng thi kẻ bảng thống kê. Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng. 
Bảng thống kê kết quả học tập
(tổtháng.)
STT
Họ và tên
Số điểm
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
1
2
3
Tổng cộng
- Từng HS đọc thống kê kết quả học tập của mình để tổ trưởng hoặc thư ký điền nhanh vào bảng phụ.
- Đại diện các tổ trình bày bảng thống kê. GV đề nghị các em rút ra nhận xét: kết quả chung của tổ, HS có kết quả tốt nhất, HS tiến bộ nhất
3. Củng cố, dặn dò	
- GV hỏi HS về tác dụng của bảng thống kê (giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin: có điều kiện so sánh số liệu)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê
________________________
Tiết 2
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
I. mục tiêu:
- HS biết cách làm vệ sinh lớp học, vệ sinh khu vực trường học.
- HS biết trồng hoa, chăm sóc hoa để làm đẹp trường học
II. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Làm sạch đẹp lớp học.
GV hướng dẫn.
GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Làm sạch đẹp trường học.
GV hướng dẫn.
GV nhận xét.
HS hoạt động nhóm, thảo luận làm cách nào để lớp học sạch sẽ và đẹp hơn.
HS tổ chức làm vệ sinh và trang trí lớp học.
HS thảo luận đưa ra các cách làm sạch , đẹp trường học.
HS phân chia làm vệ sinh và trồng, chăm sóc hoa theo 3 nhóm.
HS làm việc và báo cáo kết quả.
III. củng cố dặn dò.
Thường xuyên giữ vệ sinh lớp học, và trường học.
Chăm sóc hoa.
_______________________________
Tiết 3 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. mục tiêu:
- Đánh giá tình hình học tập của lớp qua tuần học.
- Lớp trưởng đánh giá về công tác Đội, Vệ sinh trực nhật của lớp trong tuần.
II. Hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng đánh giá về công tác Đội, vệ sinh trực nhật của lớp.
2. GV đánh giá về tình hình học tập của lớp, đạo đức.
- Về học tập: Biểu dương những học sinh có tinh thần học tập tốt.
 Động viên, khuyến khích những học sinh học còn yếu, chưa tiến bộ.
- Về đạo đức: Biểu dương khen ngợi những học sinh ngoan ngoãn, lễ phép.
 Nhắc nhở những học sinh chưa ngoan.
III. Kế hoạch của tuần 6
- Trồng và chăm sóc hoa.
- Làm vệ sinh khu vực.
- Khác phục những tồn tại của tuần trước.
- Phát huy những mặt đã làm được.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 buoi chieu CKTKN.doc