Giáo án khối 5 - Tuần 6

Giáo án khối 5 - Tuần 6

I – YÊU CẦU :

Giúp học sinh củng cố về:

 -Các đơn vị đo diện tích đã học .

 -Giải các bài toán có liên quan đến diện tích .

 - Giáo dục ý thức sáng tạo trong học tập và lao động

II- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 6`
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
 Buổi sáng:
Tiết 1
 Hoạt động tập thể
 Chào cờ đầu tuần
 Tiết 2 
 Toán
 Luyện tập
I – Yêu cầu :
Giúp học sinh củng cố về:
	-Các đơn vị đo diện tích đã học .
	-Giải các bài toán có liên quan đến diện tích .
	- Giáo dục ý thức sáng tạo trong học tập và lao động
II- Hoạt động dạy- học chủ yếu : 
A. Kiểm tra :
Hai đơn vị DT liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? Mỗi hàng đơn vị đo DT ứng với mấy chữ số ?
B. Bài mới : 
 1.Giới thiệu bài
 2. Luyện tập
Bài 1: Viết các đơn vị đo dưới dạng số đo bằng mét vuông (theo mẫu)
GV chốt kiến thức: 
- Đổi đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ .
- Đổi đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn 
- Viết số đo diện tích dưới dạng phân số và hỗn số
- 1HS lên bảng TL câu hỏi : 
- HS- VG nhận xét, đánh giá 
2 HS lên bảng 
HS ở dưới vở nháp
HS ở dưới nhận xét, cả lớp chữa bài . 
- HS nhận xét sự khác nhau về yêu cầu đổi đơn vị đo của 3 phần
 Bài 2: 	Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng:
	3cm25mm2 =  mm2
	Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: 
	A. 35	B. 305
	C. 350 	D. 3500
Bài 3: So sánh và điền dấu :
GV làm mẫu 1 phần: 
	2dm2 7 cm2 = 207 cm2
	207cm2
 Bài 4: 
GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi giải 
C. Củng cố – dặn dò :
Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp (hoặc hơn kém nhau) 100 lần .
Mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số 
	GV tóm tắt nội dung chính 
	Nhận xét đánh giá giờ học 
HS làm việc cá nhân – thực hiện làm bài. 
- GV nhắc nhỏ HS muốn trả lới chính xác phải đổi chính xác đơn vị đo diện tích sao đó đối chiếu với đáp án để lựa chọn.
HS làm việc cả lớp làm bài tập.
SH đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài 
- 1 HS tóm tắt – giải trên bảng lớp 
-HS dưới lớp làm vào vở
Tiết 3	Đạo đức
Bài 3: Có chí thì nên (tiếp)
I. Mục tiêu:
 	Như tiết 1
II.Đồ dùng
-Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Kiểm tra
- Nêu một số biểu hiện của nguời có ý chí ?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
 B. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài mới:
 2.Thực hành	
Hoạt động 1 . Làm BT 3, sgk
 GV chia nhóm .
 GV ghi tóm tắt lên bảng theo mẫu:
Hoàn cảnh
Những tấm gương
Khó khăn của bản thân (sức khoẻ yếu , bị khuyết tật,...)
Khó khăn về gia đình (nhà nghèo, thiếu sự chăm sóc của cha hoặc mẹ..)
Khó khăn khác(Thiên tai, lũ lụt, đường đi học xa,...)
 Gv gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ngay trong lớp mình , trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó.
Hoạt động 2 
Tự liên hệ (BT4, sgk)
 Gọi HS nêu yêu cầu của BT4.
 GV chia lớp thành 4 nhóm.
ịGVKL: Lớp ta có một vài bạn có nhiều khó khăn như :bạn:... Bản thân các bạn đó cần nỗ lực cố gắng để tự mình vượt khó. Nhưng sự cảm thông chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên.
-1 HS nêu yêu cầu của BT3.
- HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
-1 em nêu yêu cầu của BT4.
- HS tự lập kế hoạch theo bảng mẫu .
- HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
-Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ bạn.
3.Củng cố, dăn dò
	-Nêu lại ghi nhớ .
	-Về nhà thực hiện theo bài học, đề ra những biện pháp khắc phục những khó khăn cho bản thân.
	- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 
Tập đọc
Sự sụp đổ của chế độ A - pác – thai
I. Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy toàn bài.
- Đọc đúng các tiếng phiên âm, các số liệu thống kê 
2. Hiểu: Vạch trần sự bất công của chế độ a – pác – thai. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a –pác –thai của những người dân da đen ở Nam Phi.
3. Giáo dục ý thức chống phân biệt chủng tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 A.Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng hai khổ thơ hoặc cả bài thơ 
	Ê - mi – li. con......
Trả lời các câu hỏi trong SGK
B - Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a.Luyện đọc:
Đọc cả bài.
Đọc từng đoạn. Chia bài thành 3 đoạn
+Đoạn 1: Từ đầu đến “..... cái tên a-pác-thai”.
+Đoạn 2: Tiếp theo đến “.... dân chủ nào”.
+Đoạn 3: Còn lại.
Từ ngữ: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la.
Đọc diễn cảm bài văn
 b.Tìm hiểu bài:
*.Đoạn 1:
Nam phi là nước như thế nào?
(rất giầu, nổi tiếng vì có nhiều vàng, kim cương; cũng nổi tiếng vì nạn phân biệt chủng tộc).
*. Đoạn 2:
Câu 1: Dưới chế độ a-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào?
(Gần hết đất đai, thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng..... trong tay người da trắng.
Người da đen và da mầu bị đối xử rất bất công: phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp (1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng), phải sống, chữa bệnh và làm việc ở khu riêng, không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào).
*. Đoạn 3:
Câu 2: Người dân Nam phi đã làm gì để xáo bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
Câu 3:Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
Câu 4: Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của đất nước Nam Phi?
c. Đọc diễn cảm:
GV đọc mẫu:
Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn bản có tính chính luận.
- Ba HS đọc thuộc bài.
- HS - GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- 2 HS giỏi đọc cả bàI
- Một nhóm 3 HS đọc nối nhau đến hết bài.
- HS cả lớp đọc thầm theo.
- HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
- GV hướng đẫn cách đọc từng đoạn.
- 3 HS khác luyện đọc đoạn.
- HS nêu từ khó đọc, GV ghi bảng.
GV đọc mẫu 
GV tổ chức cho h/s hoạt động tìm hiểu đoạn 1.
Một vài h/s trả lời câu hỏi.
HS tìm hiểu đoạn 2.
Một h/s đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm .
H/s trao đổi nhóm đôi.
2,3 h/s trả lời câu hỏi.
1 h/s đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo.
Một vài h/s trả lời câu hỏi 2.
2,3 h/s trả lời.
H/s rút ra ý đoạn 3
GV chốt lại và ghi bảng
GV đọc diễn cảm
GV yêu cầu h/s nêu cách đọc diễn cảm
H/s thi đọc diễn cảm
Từng nhóm 3 h/s nối nhau đọc cả bài
 C. Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
Buổi chiều
Tiết 1 
	 Tiếng Anh 
 GV chuyên soạn giảng
Tiết 2 
	 Tin Học 
 GV chuyên soạn giảng
Tiết 3 
	 Mĩ Thuật 
 GV chuyên soạn giảng
Thứ ba ngày 14tháng 10 năm 2008
Buổi sáng
Tiết 1 Thể dục
 GV chuyên soạn giảng
Tiết 2 
Chính tả (Nhớ – viết)
Bài viết: Ê - mi - li, con
 I.Mục tiêu
Nhớ – viết đúng, trình bày đúng khổ thơ 2,3 của bài Ê-mi-li, con....(từ ....Giôn-xơn! ... đến Cha đi, vui xin mẹ đừng buồn!).
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ ; nắm vững quy tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
Giáo dục ý thức viết chữ đẹp cho học sinh
 II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ
GV đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết trên nháp những từ có chứa nguyên âm đôi uô, ua. 
- HS viết
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
B . Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS nhớ – viết:
GV giao việc cho học sinh
GV nhắc nhở HS chý ý một số điều về cách trình bày một bài thơ, một đoạn thơ, những lỗi chính tả dễ mắc khi viết bài, vị trí của các dấu câu trong bài thơ...
GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết và cách cầm bút
 GV chấm, chữa từ 7 đến 10 bài.
 3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: ( Tìm những tiếng có ưa, ươ trong đoạn thơ. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy).
2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 2 và 3 của bài Ê-mi-li, con...
HS nhớ lại tự viết bài.
Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. Các em sửa những chữ viết sai bên lề vở.
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp làm bài và chữa bài
HS nêu quy tắc đánh dấu thanh tong các tiếng có chứa ưa, ươ ( như với những tiếng có âm chính là nguyên âm đôi khác)
Bài tập 3: 
GV nêu yêu cầu của bài tập.
Bài tập 4:
Cầu được ước thấy
Năm nắng mười mưa
Nước chảy đá mòn
	Lửa thử vàng gian nan thử sức
HS làm việc cá nhân. 
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Cách làm tương tự bài tập 3.
c- Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết 2 
Toán
Héc -ta
 I.Mục tiêu
Giúp HS: Biết tên gọi kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc- ta, quan hệ giữa mét vuông và héc - ta.
Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và vận dụng giải các bài toán có liên quan.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra vở bài tập của HS 
- GV đánh giá, nhận xét.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài mới:	
2.Giới thiệu đơn vị đo DT héc-ta:7'
-GV giới thiệu như SGK.1ha=1m2
Tổ chức để HS phát hiện được 1ha=10 000m2.
3. Thực hành:
 Bài 1: 
- GV tổ chức HS làm bài 1
? Hai đơn vị đo điện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm một số câu.
Bài 2
Tổ chức hs làm bài 2,củng cố cho HS 
Cách đổi đơn vị đo từ héc-ta sang km2.
-GV tổ chức chữa bài cho HS.
Bài 3: 
-Tổ chức cho HS làm bài, chấm ,chữa bài.
- Nắm chắc cách đổi hai đơn vị đo về một đơn vị đo và ngược lại.
Bài 4
? xác định đạng toán.
-Tổ chức HS làm bài .
	ĐS:3000m2
HS theo dõi.
HS thực hiện đổi1hm= ? m để tìm ra mối liên hệ.
- Hỏi đáp theo cặp về đổi các đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Nắm chắc cách đổi đơn vị đo từ lớn sang bé và từ bé sang lớn.
- HS làm bài cá nhân.
-HS làm bài cá nhân.
- Đổi vở KT chéo.
-HS làm bài vào vở.
-Đổi vở chấm đúng sai.
-HS xác định dạng toán.
-HS thảo luận cách làm theo cặp.
-HS làm bài cá nhân.
-Một HS lên bảng..
 C. Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết 3 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị-hợp tác
 I.Mục Đích yêu cầu
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người; giữa các quốc gia, dân tộc. Bước đầu làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác.
Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
Giáo dục tinh thần hữu nghị – hợp tác cho học sinh
 II. Đồ dùng dạy -học:
Từ điển 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu định nghĩa từ đồng âm.
Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm mà em biết.
Dạy bài mới:
 1.	Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn h/s làm bài tập:
Bài 1: Xếp những từ có tiếng “hữu” cho dưới đây thành hai nhóm a và b:
 hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.
“Hữu”: Có nghĩa là bạn bè.
“Hữu”: Có nghĩa là có.
Bài 2: Xếp các từ có tiếng “hợp” cho dưới đây thành hai nhóm a và b.
 hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất ...  dò.
6-10’
18-22’
10-12’
7-8’
4-6’
- Lớp tập hợp 4 hàng ngang cự li hẹp rồi chuyển sang cự li rộng.
- Lần 1-2 GV điều khiển lớp tập có nhận xét, sửa động tác sai.
-Chia tổ tập luyện (5-6l).
- Tập hợp lớp, các tổ thi đua trình diễn.
- Tập cả lớp do cán sự điều khiển 1-2 lần để củng cố.
- Tập hợp theo đội hình chơi.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 
Mĩ thuật
Bài 6: Vẽ trang trí
Vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục 
I. Mục tiêu: 
	- HS nhận biết được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
	- HS biết cách vẽ và vẽ được các hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
	- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí .
II.Đồ dùng dạy học:
	- Hình phóng to một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục.
	- Một số bài trang trí có hoạ tiết đối xứng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra:(2,)
	- Nêu cách nặn 1 con vật ?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1,)
	- GV đưa một số bài vẽ đẹp có hoạ tiết đối xứng.
b. Giảng bài:
Hoạt động 1:(4-5,) Quan sát, nhận xét
 - GV treo 1 số hoạ tiết trang trí đối xứng phóng to.
 - Hoạ tiết này giống hình gì ?
 - Hoạ tiết nằm trong khung hình nào ?
 - So sánh các phần của hoạ tiết được chia qua các đường trục.
ịGVKL: Các hoạ tiết này có cấu tạo đối xứng, có đối xứng theo trục dọc, ngang hay nhiều trục.
Hoạt động 2:(4-5,) Hướng dẫn cách vẽ
 - GV vẽ lên bảng các bước vẽ hoạ tiết đối xứng.
	- GV hướng dẫn từng bước về cách vẽ
 - Nêu lại cách vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục ? 
Hoạt động 3:(15-17,) Thực hành
 - Yêu cầu HS chọn một hoạ tiết ở trang 18 SGK để vẽ.
 - GV quan sát hướng dẫn, giúp đỡ HS .
Hoạt động 4:(3-4,)Nhận xét, đánh giá
 - GV cùng HS chọn 1 số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét và xếp loại.
 - GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu ở từng bài
 - Nhận xét chung tiết học và xếp loại.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS nêu.
- HS thực hành vẽ.
c- Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt nội dung chính 
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2006
Buổi sáng 
Tiết 1 
Thể dục
Bài 12 : đội hình đội ngũ 
 trò chơi “ lăn bóng bằng tay”.
I. Mục tiêu :
 - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải-trái đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, đi đều vòng phải-trái tới vị trí bẻ góc không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 - Trò chơi Lăn bóng bằng tay . Y/c bình tĩnh, khéo léo,lăn bóng theo đường dích dắc qua các bạn hoặc qua vật cản.
II. ĐĐịa điểm – phương tiện 
	1 còi , 4 quả bóng, kẻ sân chơi.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- ổn định tổ chức, phổ biến nội dung, y/c tiết học.
- Khởi động: 
* Trò chơi : Làm theo tín hiệu
* Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên 100-200m; đi thường, hít thở sâu; xoay các khớp.
 2. Phần cơ bản:
a, Ôn đội hình, đội ngũ: Ôn dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải-trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b, Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- 1 nhóm chơi thử- chơi chính thức.
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá cuộc chơi.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học , dặn dò.
6-10’
18-22’
10-12’
7-8’
4-6’
- Lớp tập trung 4 hàng ngang cự li hẹp rồi chuyển sang cự li rộng.
- GV điều khiển lớp tập 1-2’ có nhận xét, sửa động tác sai.
-Chia tổ tập luyện.
- Tập hợp lớp, các tổ thi đua trình diễn.
-Cả lớp tập củng cố.
- Tập hợp theo đội hình chơi. Mỗi lần 2 tổ chơi .
Tiết 4 
Khoa học
Phòng bệnh sốt rét
 I. Mục tiêu : 
	Sau bài học, HS có khả năng :
	- Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
	- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình mình bằng cách ngủ màn(màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
	-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. Đồ dùng dạy - học
	-Thông tin và hình trang 26, 27 SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
a. Kiểm tra bài cũ:3’
Vì sao phải dùng thuộc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ ?
- HS nêu 
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
Mở bài: GV nêu câu hỏi : Trong lớp ta có bạn nào đã nghe nói về bệnh sốt rét? Nếu có, hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này.
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: 	HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
	 -Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
GV chia nhóm (4 nhóm) .
1-Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
2- Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
3- Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
4- Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
Lưu ý : Các dấu hiệu SGV tr58
Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình1-2.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi của nhóm mình
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu: Giúp HS : 	- Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
	- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình mình bằng cách ngủ màn(đặc biệt là màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
	-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
 Chia 5 nhóm
1.Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà?
 2. Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
 3. Bạn có thể làm gì để tiêu diệt muỗi trưởng thành?
 4. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn muỗi sinh sản?
 5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn muỗi đốt người?
c- Củng cố dặn dò.
- Các nhóm nhận câu hỏi và thảo luận nội dung câu hỏi của nhóm mình.
- Thảo luận cả lớp. Từng đại diện nhóm trả lời, nếu tốt thì chỉ bất kì 1 bạn ở nhóm 2 trả lời câu hỏi tiếp theo. Nếu HS của nhóm nào trả lời chưa đầy đủ thì HS khác của nhóm đó phải bổ sung.
- Đọc phần :Bóng đèn toả sáng
(Lưu ý: Gợi ý các câu trả lời SGV tr60. GV cần phân biệt “tác nhân” và “nguyên nhân” gây bệnh)
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết 3 
Lịch sử 
Bài 6. Quyết chí tra đi tìm đường cứu nước
I - Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được:
- Sơ lược về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- Những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài.
- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân mong muốn tìm con đường cứu nước.
II - Đồ dùng Dạy - Học
- Chân dung Nguyễn Tất Thành.
- Truyện "Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng".
- HS hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Kiêm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1
Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu.
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nhận xét phần tìm hiểu các kết quả tìm hiểu của HS, sau đó nêu một số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
HS thảo luận nhóm 
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin dể viết vào phiếu thảo luận của nhóm.
Hoạt động 2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ "Nguyễn Tất Thành khâm phục....quyết định phải tìm con đường mới để cứu nớc cứu dân" và trả lời các câu hỏi sau.
+ Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
+ Nguyễn Tất Thành hương đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nớc như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh?
- GV Lần lượt nêu từng câu hỏi trên và gọi HS trả lời.
HS dựa vào SGK thảo luận cặp đôi 
Đại diện nhóm trình bày 
- GV giảng: Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Bác Hồ thân yêu của chúng ta đã quyết tâm đi về phương Tây. Bác đi gặp những khó khăn gì? Ngời đã lam thế nào để vượt qua những khó khăn đó? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
Hoạt động 3
ý chí quyết tâm ra đi tìm đờng cứu nớc của Nguyễn Tất Thành
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài?
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào?
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nớc của Người như thế nào? Theo em, vì sao Người có được quyết tâm đó?
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trớc lớp.
 HS thảo luận nhóm 
+ GV cử 1 HS làm chủ toạ, yêu cầu điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV theo dõi và làm trọng tài cho HS khi cần thiết.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV nêu kết luận: Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân Nguyễn Tất Thành đi từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nớc
c- Củng cố dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Bài 6: an toàn khi đi ô tô, xe buýt
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết nơi chờ xe buýt. Ghi nhớ những quy định lên xuống.
- Học sinh thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô xe buýt. 
- Giáo dục học sinh có thói quen thực hành các hành vi an toàn khi đi ô tô xe buýt.
II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2 Bài giảng.
a) Hoạt động 1: An toàn khi lên xuống xe buýt.
+ Mục tiêu: Học sinh biết nơi chờ xe buýt.
+ Hớng dẫn học sinh diễn lại cách lên xuống xe buýt.
- Giáo viên kết luận.
b) Hoạt động 2: Hành vi an toàn khi ngồi xe buýt.
+ Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ các quy định và thể hiện đợc hành vi an toàn khi ngồi xe buýt. Học sinh giải thích đợc tại sao phải thực hiện quy định đó.
+ Cho học sinh quan sát tranh, thảo luận.
- Giáo viên kết luận.
c) Hoạt động 3: Học sinh thực hành.
- Hớng dẫn học sinh liên hệ thực hành:
Giáo viên đa ra 1 số tình huống (Sách giáo khoa).
- Giáo viên kết luận chung.
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện.
- Nhắc lại.
- Học sinh tự liên hệ.
- Nhắc lại.
- Học sinh thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an t6.doc