I. Mục tiêu:
- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
-Giáo dục ý thức chia sẻ, cảm thông với các nạn nhân của chiến tranh.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011 Buổi sáng Tiết 1 : Chào cờ Tiết 2 : Tập đọc SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A – PÁC - THAI I. Mục tiêu: - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. - Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) -Giáo dục ý thức chia sẻ, cảm thông với các nạn nhân của chiến tranh. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra: - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Ê-mi-li, convà trả lời câu hỏi 1&3. (SGK) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Luyện đọc: - HD cách đọc - 1 HS đọc toàn bài. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: nổi tiếng, vàng, kim cương, dũng cảm, bền bỉ - HS đọc đoạn nối tiếp( 2 lần). - GV chia đoạn: 3 đoạn. + HS dùng bút chì đánh dấu vào SGK. - Luyện đọc từ ngữ khó: A-pác-thai, Nen -xơn Man-đê-la. + Đọc từ khó. + Cho HS đọc chú giải, giải nghĩa từ. - Đọc theo nhóm2. - HS đọc cả bài. - GV đọc lại toàn bài 1 lần. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: - Dưới chế độ A-pac-thai,người da đen bị đối xử như thế nào? -Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? - Cho HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi *Người da đen bị đơi xử bất công... *Họ đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng giành được thắng lợi. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc văn bản có tính chính luận - GV hướng dẫn cách đọc. - GV đưa bảng phụ đã chép đoạn cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS luyện đọc. - HS luyện đọc đoạn văn. - Thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài tiếp. =======&====== Tiết 3 : Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: -Biết gọi tên kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích -Biết đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích. -Giáo dục HS yêu thích môn học . II. Chuẩn bị: Bảng phụ; Bộ đồ dạy toán 5. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ 2.Dạy bài mới a.Giới thiệu bài. b.Thực hành Gv hướng dẫn làm bài tập: 1, 2, 3,4 sgk Bài 1: a. 8m227 dm2= 8m2 + m2 = 8m2 16 m2 9 dm2 = 16 m2 + m2= 16m2 b. 4dm2 65 cm2 = 4dm2+dm2 95 cm2 = dm2 Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời B. 305 Bài 3: 2dm2 7cm2 = 207cm2 300mm2 > 2cm2 89mm2 3m2 48dm2 < 4m2 61km2 > 610hm2 Bài 4: Diện tích của một viên gạch lát nền là: 40 x 40 = 1600 ( cm2 ) Diện tích căn phòng là: 1600 x 150 = 240000 ( cm2 ) Đổi: 240 000cm2 = 24 m2 3.Củng cố, dặn dò Gv nhận xét tiết học Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 2Hs làm bảng 1 Hs lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào vở bài tập Cả lớp nhận xét 1 Hs lên bảng làm bài Hs cả lớp làm bài vào vở 2 Hs lên bảng làm Cả lớp làm vào vở Cả lớp sửa bài. Hs làm vào vở =======&====== Buổi chiều Tiết 4 : Khoa học Tiết 1 : Lịch sử Tiết 2 : Đạo đức Tiết 3 : Toán củng cố I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Củng cố về các đơn vị đo diện tích. - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. - Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học. - Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 6cm2 = .mm2 30km2 = hm2 8m2 = ..cm2 b) 200mm2 = cm2 4000dm2 = .m2 34 000hm2 = km2 c) 260cm2 = dm2 ..cm2 1086m2 =dam2.m2 Bài 2: Điền dấu > ; < ; = 71dam2 25m2 .. 7125m2 801cm2 .8dm2 10cm2 12km2 60hm2 .1206hm2 Bài 3 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : 1m2 25cm2 = .cm2 A.1250 B.125 C. 1025 D. 10025 Bài 4 : (HSKG) Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu Lời giải : a) 6cm2 = 600mm2 30km2 = 3 000hm2 8m2 = 80 000cm2 b) 200mm2 = 2cm2 4000dm2 = 40m2 34 000hm2 = 340km2 c) 260cm2 = 2dm2 60cm2 1086m2 = 10dam2 86m2 Lời giải: 71dam2 25m2 = 7125m2 (7125m2) 801cm2 < 8dm2 10cm2 (810cm2) 12km2 60hm2 > 1206hm2 (1260hm2) Bài giải: Khoanh vào D. Bài giải: Diện tích một mảnh gỗ là : 80 20 = 1600 (cm2) Căn phòng đó có diện tích là: 1600 800 = 1 280 000 (cm2) = 128m2 Đáp số : 128m2 - HS lắng nghe và thực hiện. =======&====== Ngày dạy thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011 Buổi sáng Tiết 1 : Chính tả ( Nhớ - Viết ) Ê – MI – LI , CON I. Mục tiêu: - Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do. - Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3. II. Chuẩn bị: - 3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài tập 3. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra: - GV đọc các từ ngữ cho HS viết. - GV nhận xét, cho điểm. 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: Nhớ- viết: a) Hướng dẫn chung. - GV cho HS đọc yêu cầu đề. - 1 HS đọc. - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết. - HS luyện viết một vài từ ngữ dễ viết sai: Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng lòa. b) HS nhớ- viết. - GV lưu ý HS cách trình bày bài thơ, những lỗi chính tả dễ mắc, vị trí của các dấu câu. - HS nhớ- viết. c) Chấm, chữa bài. - GV chấm 5-7 bài. - HS tự soát lỗi. - GV nhận xét chung. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: a) Hướng dẫn HS làm BT 2. . * HS đọc yêu cầu đề - Đọc 2 khổ thơ. Tìm tiếng có ưa, ươ trong 2 khổ thơ đó. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng tìm được? Các tiếng không có âm cuối nên dấu thanh nằm trên chữ cái đứng trước của nguyên âm đôi (nằm trên chữ ư) Các tiếng có âm cuối nên dấu thanh nằm trên hoặc dưới con chữ cái đứng sau của nguyên âm đôi đó (nằm trên chữ ơ) - HS làm bài cá nhân. - Cho HS trình bày kết quả. - 2 HS lên bảng. - Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. b) Hướng dẫn HS làm BT 3. * HS đọc yêu cầu đề, HS khá giỏi làm được đầy đủ BT3, hiếu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ. Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sao cho đúng. - Cho HS làm bài. GV dán 3 tờ phiếu đã phô tô lên bảng lớp. - 3 HS lên bảng làm bài. * Cầu được ước thấy. *Năm nắng mười mưa. *Nước chảy đá mòn. *Lửa thử vàng, gian nan thử sức. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. =======&====== Tiết 2 : Toán HÉC – TA I. Mục tiêu: Biết: - Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta; - Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông. - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta) III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ : 2.Bài mới: HĐ 1:Giới thiệu bài: HĐ 2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta: - 2HS lên làm BT3a, 3c - GV giới thiệu: “1 héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông” và kí hiệu của héc-ta (ha). Lắng nghe - Nhắc lại Tiếp đó, HD HS tự phát hiện được mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông: 1ha = 10000m2 1ha = 10000m2 HĐ 3. Thực hành: Bài 1: Nhằm rèn luyện cho HS cách đổi đơn vị đo. Bài 1:Nêu yêu cầu của đề - HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài. a) Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé. Phần a): 2 dòng đầu 4 ha = 400 00 m2 ha = 5000 m2 20ha = 20 00 00 m2 ; ha = 100 m2 b) Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn. b) ; HS chữa bài theo cột đầu. 60000 m2 = 6.ha ; 800 000 m2 = 80 ha Bài 2: Rèn luyện cho HS kĩ năng đổi đơnvị (có gắn với thực tế). GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. HS tự làm bài rồi chữa bài. Kết quả là : 22 000ha = 220km2 Kết quả là : 22 200ha = 222 km2 3. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà làm bài 3, 4 trang 30 Về nhà xem lại bài. =======&====== Tiết 3 : Kĩ thuật CHUẨN BỊ NẤU ĂN I.Mục tiêu : -Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn. -Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình -Biết liên hệ với việc CB nấu ăn ở gia đình -Yêu thích tự hào với sản phẩm làm được. II. Đồ dùng : Tranh ảnh một số loại Tphẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ quả thịt trứng,cá... III. Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định Hs 2.Dạy bài mới a.Giới thiệu bài. b.Hđ 1:Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn. Em hãy kể tên các dụng cụ dùng để nấu ăn trong gia đình em ? Gv kết luận Hđ 2:Tìm hiểu cách chọn thực phẩm, cách sơ chế thực phẩm. Hãy nêu cách chọn TP để đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn; Nêu m/đ của việc sơ chế thực phẩm. Hđ 3: Đánh giá kết quả học tập GV nhận xét đánh giá kết quả học tập . 3.Củng cố, dặn dò Gv nhận xét tiết học Chuẩn bị bài tiết sau HS kể tên các dụng cụ thường để nấu ăn trong gia đình HS thảo luận nhóm Cả lớp nhận xét, bổ sung Hs nhắc lại bài học =======&====== Tiết 4 : Tiếng việt củng cố LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM I . Mục tiêu: Giúp HS củng cố về từ đồng âm II. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học Bài 1: Đọc các cụm từ và câu sau đây, chú ý các từ in nghiêng: a, Đặt sách lên bàn. b, Trong hiệp 2, Rô-nan-đi-nhô ghi được một bàn. c, Cứ thế mà làm, không cần bàn nữa. Nghĩa của từ bàn được nói tới đưới đây phù hợp với nghĩa của từ bàn trong cụm từ nào, câu nào ở trên? -Lần tính được thua (Trong môn bóng đá). -Trao đổi ý kiến. -Đồ dùng có mặt phẳng, có chân, dùng để làm việc. Bài 2: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: a, Đậu tương, đất lành chim đậu, thi đậu. b, Bò kéo xe, hai bò gạo, cua bò lổm ngổm. c, Cái kim sợi chỉ, chiếu chỉ, chỉ đường, một chỉ vàng. Bài 3: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: Chiếu, kén, mọc, cuốc. 3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: HS đọc yêu cầu bài Thảo luận và tìm nghĩa của từng từ Đại diện nhóm trả lời GV chốt ý đúng: a -Đồ dùng có ... ương những HS, nhóm HS làm việc tốt. Tiết 4 : Toán củng cố LUYỆN TẬP I . Mục tiêu: Giúp HS củng cố về đơn vị đo diện tích II. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học Bài 1: Số: 3m265dm2 = ... m2 ; 2m2 34dm2 = ... m2 16 m2 7dm2 = ... m2 ; 49dm2 = .... m2 5dm2 67cm2 = dm2 53cm2 = ... dm2 Bài 2: Để lát một phòng học người ta đã dùng vừa hết 1200 viên gạch hình vuông có cạnh 20 cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể? Bài 3: Số: 20m2 3dm2 = .... dm2 1002 m2 = ... dam2 ... m2 6hm2 5m2 = ... m2 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: HS đọc yêu cầu bài Lần lượt một số HS lên bảng làm GV nhận xét chữa bài Bài 2: HS suy nghĩ và làm bài 2 HS nhắc lại cách làm GV chấm một số bài Nhận xét, chữa bài (Đáp số: 48 m2) Bài 3: 3HS làm bảng, cả lớp làm vào vở HS nhận xét, chữa bài 2003 dm2; 10dam2 2 m2; 6 00 05m2 3. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học =======&====== Buổi sáng Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2011 Tiết 1 : Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. Mục tiêu: - Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vộng rõ ràng. *KNS: - Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng). - Thể hiện sự cảm thông ( chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam) II. Chuẩn bị: - Một số mẫu đơn đã học ở lớp 3. - Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra: - GV chấm bảng thống kê về kết quả học tập trong tuần của tổ. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Hoạt động 2: HD viết đơn: a) Hướng dẫn xây dựng mẫu đơn. - HS đọc bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng. - Treo bảng phụ . Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy? Ta cần viết hoa những chữ nào? - GV lưu ý HS cách trình bày lá đơn: Thời gian,chữ ký,...Phần lí do viết đơn các em cần ghi ngắn gọn, rõ ràng thể hiện nguyện vọng cá nhân. - Đọc phần chú ý trong SGK. - QS mẫu đơn trên bảng phụ. *Ta viết ở giữa trang giấy; ta cần viết hoa các chữ: Cộng,Việt Nam, Độc, Tự, Hạnh. *KNS - Thể hiện sự cảm thông ( chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam) b) Hướng dẫn HS tập viết đơn. *KNS: - Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng). - Cho cả lớp đọc thầm lại bài văn. - Cả lớp đọc bài văn. - GV phát mẫu đơn cho HS. - HS điền vào mẫu đơn theo đúng yêu cầu của đơn. - Cho HS trình bày kết quả. - Một số HS đọc kết quả bài làm của mình. - GV nhận xét và chốt lại. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lá đơn viết lại vào vở. =======&====== Tiết 2 : Mĩ thuật Tiết 3 : Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Biết: - Tính diện tích các hình đã học. - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. - Cẩn thận, tự giác làm bài II.Chuẩn bị: III.Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ : 2.Bài mới : HĐ 1: Giới thiệu bài: HĐ 2: Thực hành: Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. 2HS lên làm BT1a,3 - Bài 1: HS đọc đề Bài giải Diện tích nền căn phòng là : 9 x 6 = 54 (m2) 54m2 = 540 000cm2 Diện tích một viên gạch là : 30 x 30 = 900 (cm2) Số viên gạch dùng để lát nền căn phòng đó là : 540000 : 900 = 600 (viên) Đáp số: 600 viên Bài 2: HS nêu cách làm và làm bài YC ở câu b, cần đổi đơn vị đo là tạ - Bài 2: HS đọc đề Bài giải a) Chiều rộng của thửa ruộng là : 80 : 2 = 40 (m) Diện tích của thửa ruộng là : 80 x 40 = 3200 (m2) b, Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là: 50 x (3200 : 100) = 1600(kg) 1600kg = 16 tạ. Đáp số: a) 3200m2; b) 16tạ. 3. Củng cố dặn dò : -Nhận xét tiết học -Dặn HS làm bài tập 3, 4 trang 31 HS lắng nghe và nghi nhớ =======&====== Tiết 4 : Tiếng việt củng cố LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH.. I. Mục tiêu: - Học sinh biét lập dàn ý cho đề văn tả cảnh trên. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập dàn ý. - Giáo dục cho học sinh có thói quan lập dàn ý trước khi làm bài viết. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. - Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. a).Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Giáo viên chép đề bài lên bảng, gọi một học sinh đọc lại đề bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài. * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài : H : Đề bài thuộc thể loại văn gì? H : Đề yêu cầu tả cảnh gì? H : Trọng tâm tả cảnh gì? - Giáo viên gạch chân các từ trọng tâm trong đề bài. * Hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề bài. - Cho 1 HS dựa vào dàn bài chung và những điều đã quan sát được để xây dựng một dàn bài chi tiết. * Gợi ý về dàn bài: a) Mở bài: giới thiệu chung về vườn cây vào buổi sáng. b) Thân bài : - Tả bao quát về vườn cây: + Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây. + Tả chi tiết (tả bộ phận). Những hình ảnh luống rau, luống hoa, màu sắc, nắng, gió c) Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về khu vườn. - Cho HS làm dàn ý. - Gọi học sinh trình bày dàn bài. - Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét ghi tóm tắt lên bảng. 4.Củng cố dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho hoàn chỉnh để tiết sau tập nói miệng. - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài - Văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh. - Vườn cây buổi sáng - Đề bài : Tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây ( hay trên một cánh đồng). - HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. - HS làm dàn ý. - HS trình bày dàn bài. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau =======&====== Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011 Tiết 1 : Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích ( BT1). - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2). -Yêu thích cảnh thiên nhiên. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Làm bài tập: a) Hướng dẫn HS làm BT 1. - HS đọc yêu cầu đề . Đọc 2 đoạn văn và trả lời các câu hỏi. Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?Câu văn nào trong đoạn văn nói rõ đặc điểm đó? -Để tả đặc điểm đó, tg đã QS những gì vào những thời điểm nào? Khi QS biển tg dã có những liên tưởng thú vị ntn? ( Cách làm tương tự như câu a) *Đoạn văn tả cảnh màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.Câu:Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. *Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: trời xanh thẳm, trời rải mây trắng nhạt, trời âm u mây mưa. *Từ sự thay đổi sắc màu của biển, tác giả liên tưởng đến tâm trạng của con người: buồn, vui, tẻ nhạt, lạnh lùng; có lúc sôi nổi, hả hê... b) Hướng dẫn HS làm BT 2. - HS đọc yêu cầu đề Dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về một cảnh sông nước, các em hãy lập thành một dàn ý. - Cho HS làm bài. - HS làm việc cá nhân. - 1 số HS trình bày dàn ý của mình. - GV nhận xét và chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước. =======&====== Tiết 2 : Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : Biết: - So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số. - Giải bài toán Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. Chuẩn bị: III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ: 2 .Bài mới: HĐ 1:Giới thiệu bài: HĐ 2: Thực hành: GV tổ chức, hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập rồi chữa bài. - 2HS lên làm BT 2 & 4. Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. - Bài 1:HS tự làm rồi chữa bài. Khi HS chữa bài, nên yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số. a) b) Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Bài 2: a) ; d) Bài 4: GV cho HS nêu bài toán rồi làm bài và chữa bài. Bài 4 : Bài giải: ? tuổi ? tuổi 30 tuổi Ta có sơ đồ: Tuổi bố: Tuổi con: Tuổi con là : 30 : (4 - 1) = 10 (tuổi) Tuổi bố là : 10 x 4 = 40 (tuổi) Đáp số : Bố : 40 tuổi; Con : 10 tuổi 3 . Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học -Dặn HS làm bài 2, 4 trang 32 =======&====== Tiết 3 : Thể dục Tiết 4 : Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ TRÁI NGHĨA I. Mục tiêu: - HS vận dụng kiến thức đã học về từ đồng nghĩa và trái nghĩa, làm đúng những bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa. - Phân loại các từ đã đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ đồng nghĩa. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau: a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau: a)Vui vẻ. b) Phấn khởi. c) Bao la. d) Bát ngát. g) Mênh mông. Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với các câu tục ngữ, thành ngữ sau: a) Gạn đục, khơi trong b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh. d) Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau - HS nêu Bài giải: a) Đất nước, non sông, quê hương, xứ sở, Tổ quốc. b) Dũng cảm, gan dạ, anh dũng. Bài giải: a) Cuối mỗi năm học, chúng em lại liên hoan rất vui vẻ. b) Em rất phấn khởi được nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. c) Biển rộng bao la. d) Cánh đồng rộng mênh mông. g) Cánh rừng bát ngát. Bài giải: a) Gạn đục, khơi trong b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh. d) Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau =======&======
Tài liệu đính kèm: