Giáo án Lịch sử khối lớp 4

Giáo án Lịch sử khối lớp 4

Lịch sử

NHÀ TRẦN THÀNH LẬP (1075- 1077)

 I- MỤC TIÊU

Sau bài học, HS biết:

- Nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.

- Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật phâp quân đội thời Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước.

- Thấy được mối quan hệ gần gũi thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với đânưới thời Trần.

 - Giáo dục HS ham tìm hiểu lịch sử dân tộc.

 II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Hình minh hoạ trong SGK

 - Phiếu học tập cho HS.

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. KIỂM TRA BÀI CŨ

 - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài trước.

 - Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.

 2. GIỚI THIỆU BÀI

 - Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vạ của tiết học.

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử khối lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
Nhà trần thành lập (1075- 1077)
	I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
- Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật phâp quân đội thời Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước.
- Thấy được mối quan hệ gần gũi thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với đânưới thời Trần.
	- Giáo dục HS ham tìm hiểu lịch sử dân tộc.
	II- Đồ dùng dạy học
	-Hình minh hoạ trong SGK
	- Phiếu học tập cho HS.
	III- Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài trước. 
	- Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.
	2. Giới thiệu bài
	- Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vạ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
Hoàn cảnh ra đời của nhà trần
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài
+ Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào?
+ Nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân cực khổ. Giặc ngoại xâm lâm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần (Trần Thủ Độ) để giữ vững ngai vàng.
+ Trong hoàn cảnh đó nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?
+ Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên đã truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng nhà Trần được thành lập.
- GV kết luận.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2
Hoàn cảnh ra đời của nhà trần
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân để hoàn thành phiếu học tập sau:
- HS đọc sách và hoàn thành phiếu.
Phiếu học tập
Họ và tên.
Điền thông tin còn thiếu vào ô trống:
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời TRần từ trung ương đến địa phương.
Châu, huyện 
Đánh dấu nhân vào ô trống cho mỗi câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây.
a) Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội.
Tuyển tất cả các trai tráng từ 16 đến 30 tuổi vào quân đội.
Tất cả trai tráng khoẻ đều được tuyển sống chung trong doanh trại để tập luyện.
Trai tráng khoẻ mạnh thì được tuyển vào quân đội thời bình thì ở làng sản xuất, thời chiến thì tham gia chiến đấu.
b) Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp?
ăĐặt thêm chức quan Hà đê sứ để trông coi đê điều.
ăĐặt thêm chức quan Khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất.
ăĐặt thêm chức quan Đônd điền sứ để khuyến khích nông dân sản xuất.
ăTất cả các ý trên.
- Yêu cầu HS thảo luận báo cáo kết quả.
- 3 HS lần lượt báo cáo kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
+ Hãy tìm những sự việc dưới thời Trần , quan hệ giữa vua và quan, giữa vua và dân chưa quá cách xa?
+ Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan cùng nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
	4. Củng cố dặn dò
- Giáo viên tổng kết giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Nhà trần và việc đắp đê
	I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Nhà Trần coi trọng việc đắp đê, phòng lũ lụt.
- Do có hệ thống đê điều tốt, nên kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần phát triển nông dân no ấm.
- Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta.
	- Giáo dục HS ham tìm hiểu lịch sử dân tộc.
	II- Đồ dùng dạy học
	-Hình minh hoạ trong SGK
	- Phiếu học tập cho HS.
	III- Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài trước. 
	- Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.
	2. Giới thiệu bài
	- Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vạ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài.
+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì?
+ Nghề nông nghiệp là chủ yếu.
+ Sông ngòi ở nước ta nhe thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông?
+ Hệ thống sông ngòi của nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cỗu, sông Mã, sông cả,
+ Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân?
+ Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng, sản xuất và dời sống của nhân dân.
+ Em có biết câu chuyện anò kể về việc chống thiên tai đặc biệt là chuyện về chống lũ lụt không? Hãy kể tóm tắt câu chuyện đó.
- 1 vài HS kể trước lớp.
- GV kết luận.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2
nhà trần tổ chức đắp đê chống lụt
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời.
+ Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lũ lụt như thế nào?
- Yêu cầu 2 nhóm HS tiếp nối nhau lên bảng ghi lại những việc nhà Trần đã làm để đắp đê phòng chống lụt bão.
- 2 nhóm cùng viết lên bảng, mỗi thành viên chỉ viết một ý kiến, sau đó nhanh chóng chuyển phấn cho bạn cùng nhóm.
- Yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến, nếu phát hiện việc mà 2 nhóm trên chưa nêu.
- GV kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến việc phòng chống lụt bão.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3
Kết quả công việc đắp đê của nhà trần 
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
+ Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung Bộ.
+ Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho đời sống và nhân dân ta?
+ Đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển đời sống nhân dân no ấm, thiên tai, lụt lội giảm nhẹ.
Hoạt động 4
Liên hệ thực tế
+ Địa phương em có sông gì? Nhân dân địa phương đã cùng nhau đắp đê, bảo vệ đê như thế nào?
- 1 số em trả lời.
+ Theo em tại sao vẫn có lũ lụt gây ra hàng năm? Muốn hạn chế lũ lụt gây ra chúng ta phải làm gì?
+ Do sự phá hoại đê điều, phá hại rừng đầu nguồn,Muốn hạn chế lũ lụt cần cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.
	4. Củng cố dặn dò
- Giáo viên tổng kết giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Cuộc kháng chiến 
chống quân xâm lược mông nguyên
	I- Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Dưới thời Nhà Trần, quân Mông- Nguyên đã 3 lần sang xâm lược nước ta và cả 3 lần chúng đều bị đánh bại.
- Quân và dân nhà Trần đã 3 lần chiến thắng vẻ vang trước giặc Mông – Nguyên là do có lòng đoàn kết, quyết tâm đánh giặc, lại có kế sách đánh hay.
- Kể về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
- Tự hào về truyền thống đánh giặc vẻ vang của dân tộc.
	- Giáo dục HS ham tìm hiểu lịch sử dân tộc.
	II- Đồ dùng dạy học
	-Hình minh hoạ trong SGK
	- Phiếu học tập cho HS.
	- Sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Trần Quốc Toản.
	III- Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài trước. 
	- Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.
	2. Giới thiệu bài
	- Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vạ của tiết học.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà trần
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài.
+ Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm đánh giặc?
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời:” Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: “ Đánh!”.
+ Trần Hưng Đạo người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết Hịch tướng sĩ kêu gọi quân dân đấu tranh có câu:” Dộu cho trăm thân này phơi ngoại nội có, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.
+ Các chiến sĩ tự khắc vào tay mình 2 chữ:”Sát thát” (Giết giặc Mông Cổ). 
- GV kết luận.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2
Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà trần 
và kết quả của cuộc kháng chiến
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời.
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
+ Khi giặc mạnh vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cõi nước ta.
+ Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào?
+ Có tác dụng lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy có một bóng người, không một chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận
- HS lắng nghe.
+ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịc sử dân tộc ta?
+ 3 lần đều thất bại quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập được giữ vững.
+ Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này?
+ Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
Hoạt động 4
Tấm gương yêu nước trần quốc toản
- GV tổ chức cho HS cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
- 1 số em kể trước lớp.
- GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước Trần Quốc Toản.
- HS lắng nghe.
	4. Củng cố dặn dò
	- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Giáo viên tổng kết giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
ôn tập
I- mục tiêu
Giúp HS ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức lịch sử:
- Ba giai đoạn: Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần.
- Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
- Giáo dục HS biết tự hào về lịch sử dân tộc, biết giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc.
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập cho từng HS.
- Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19 (nếu có).
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu trả lời câu hỏi của bài tuần 16.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài
	Trong giờ học này các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức lịch sử đã học từ bài 7 đến bài 16.
	3. Hướng dẫn ôn tập
Hoạt động 1
các giai đoạn lịch sử và
sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến năm 1288
- GV phát phiếu học tập cho từng HS và yêu cầu HS hoàn thành phiếu.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- Nội dung phiếu học tập như sau:
Phiếu học tâp
Họ và tên
	1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 14 vào băng thời gian dưới đây:
Năm	938	1009	1226	1226 	 1288
Các giai đoạn lịch sử
	2. Hoàn thành bảng thống kê sau:
	a. Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến năm 1288
Thời gian
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
968 - 980
Nhà Đinh
Nhà Tiền Lê
Nhà Lý
Nhà Trần
	b. Các sự kiện tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến năm 1288
Thời gian
Tên sự kiện
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Kháng chiến chống quân Tống sâm lược lần thứ nhất
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Kháng chiến chống quân Tống sâm lược lần thứ hai
Nhà Trận thành lập
Kháng chiến chống quân sâm lược Mông - Nguyên
Chiến thắng Chi Lăng
- GV gọi HS báo cáo kết quả làm việc vào phiếu.
- 3 HS lên bảng nêu kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2
Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học
- GV giới thiệu chủ đề thi, sau đó cho HS xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử mà mình đã chọn.
- HS kể trước lớp theo tinh thần xung phong. Định hướng kể:
+ Kể về sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? Xảy ra lúc nào? Xảy ra ở đâu? Diễn biến chính của sự kiện? ý nghĩa của sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc ta?
+ Kể về nhân vật lịch sử: Tên nhân vật đó là gì? Nhân vật đó sống ở thời kì nào? Nhân vật đó có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà?
+ Khuyến khích dùng thêm tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ các tư liệu khác trong bài kể.
- GV tổng kết cuộc thi.
	4. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
	- Dặn HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong bốn giai đoạn lịch sử vừa học và chuẩn bị bài sau 

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 2.doc