Giáo án lớp 1 (trọn bộ)

Giáo án lớp 1 (trọn bộ)

I/ Mục tiêu:

Tạo không khí vui vẻ trong lớp,HS tự giới thiệu về mình.Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán,các hoạt động học tập trong giờ học toán .

II/ Đồ dùng:

 - SGK, vở bài tập, bộ đồ dùng học toán.

III/ Hoạt động dạy- học chủ yếu

1. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.

- Nhận xét, nhắc nhở HS.

 

doc 474 trang Người đăng huong21 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
	Thứ hai ngày 13 tháng 8 năm 2012
	Tiết 1: Chào cờ
	Tiết 2+3:Tiếng Việt
	Tiết 3 : Toán
 	 Tiết 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I/ Mục tiêu:
Tạo không khí vui vẻ trong lớp,HS tự giới thiệu về mình.Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán,các hoạt động học tập trong giờ học toán .
II/ Đồ dùng:
 - SGK, vở bài tập, bộ đồ dùng học toán.
III/ Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
- Nhận xét, nhắc nhở HS.
- HS : như GV.
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng sách.
- GV giới thiệu sách toán, vở bài tập, cách trình bày một tiết học toán trong SGK, các kí hiệu bài tập trong sách.
- Hướng dẫn HS cách mở, sử dụng sách.
Hoạt động 2: Làm quen một số hoạt động trong giờ toán 
GV giới thiệu một số các hoạt động trong giờ học toán.
Hoạt động 3: Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học toán.
- Giới thiệu các yêu cầu về: Số học, hình học, đo lường, giải toán.
Hoạt động4: Giới thiệu cách sử dụng bộ đồ dùng toán 1
- Giới thiệu cách sử dụng bộ đồ dùng học toán: có những vật gì, để làm gì, cách lấy sao cho nhanh
3 /Củng cố- dặn dò 
- Thi cất sách vở, đồ dùng nhanh
- Chuẩn bị giờ sau: Nhiều hơn, ít hơn.
- Nắm yêu cầu của bài.
- Hoạt động theo cá nhân.
- Theo dõi, quan sát SGK.
- Theo dõi và thực hành.
- Hoạt động cá nhân.
- Theo dõi.
- Hoạt động cá nhân.
- Theo dõi.
- Hoạt động cá nhân.
- Theo dõi.
	Tiết 5:Âm nhạc( GV chuyên soạn giảng)
 **********************************
 	Thứ ba ngày 14 tháng 8 năm 2012
	Tiết 1+2 : Tiếng việt
	Tiết 3 : Toán
 	Tiết 2: NHIỀU HƠN- ÍT HƠN
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật , biết sử dụng từ nhiều hơn,ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật .
II/ Đồ dùng:
- GV: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 4.
- HS: Bộ đồ dùng học toán .
III. Ho¹t ®éng d¹y- häc chñ yÕu:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS
2. Bài mới :Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
Hoạt động 1: So sánh số lượng thìa và cốc 
GV đặt 5 chiếc cốc lên bàn và nói:''Có một số cốc'', cầm 4 chiếc thìa trên tay và nói: ''Có một số thìa,bây giờ chúng ta sẽ so sánh số thìa và số cốc với nhau''
-GV gọi 1 HS lên bảng đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa
?Còn chiếc cốc nào không có thìa không?
GV : Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa. Ngược lại khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại,ta nói số thìa ít hơn số cốc .
Hoạt động 2: So sánh số lọ hoa và số bông hoa
GV đưa ra 3 lọ hoa và 4 bông hoa, yêu cầu 1 HS lên bảng cắm vào mỗi lọ hoa một bông hoa .
?Khi em cắm vaò mỗi lọ hoa một bông hoa thì chuyện gì xảy ra?(Vẫn còn một bông hoa chưa có lọ để cắm)
?Như vậy số lọ hoa so với số bông hoa ntn?
( Số lọ hoa ít hơn số bông hoa)
HS nhắc lại : CN,ĐT
Hoạt động 3: So sánh số chai và số nút chai
Hoạt động 4: So sánh số thỏ và số cà rốt
(Tương tự hoạt động 1,2 )
3.Củng cố - Dặn dò
GV hệ thống nội dung bài,nx giờ học.
- HS qs
- 1 HS lên bảng t/h
	Tiết 4: Đạo đức
	Bài 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT(T.1)
 A.MỤC TIÊU
 HS biết được:
 - Trẻ em có quền có họ tên,có quyền được đi học.
 - Vào lớp Một ,em sẽ có thêm nhiều bạn mới ,có thầy giáo ,cô giáo mới,trường lớp mới,em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.
 B.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 -VBT Đạo đức 1.
 -Các điều 7,28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
 C.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1. Hoạt động 1 : ''Vòng tròn giới thiệu tên'' (bài tập 1)
 a. Mục đích : Giup HS biết giới thiệu , tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên của các bạn trong lớp ; biết trẻ em có quyền có họ tên.
 b. Cách chơi : HS đứng thành vòng tròn ( 6-10 HS) và điểm danh từ 1 đến hết.Đầu tiên, em thứ nhất tự giới thiệu tên mình. Sau đó em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình.Đến em thứ ba lại giói thiệu tên bạn thứ nhất,bạn thứ hai và tên mình.Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều được giới thiệu tên.
 c . Thảo luận
 - Trò chơi giúp em điều gì?
 - Em có thấy sung sướng , tự hào khi giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không?
 * Kết luận:Mỗi người đều có một cái tên.Trẻ em cũng có quyền có họ tên. 
2. Hoạt động 2:HS tự giới thiệu về sở thích của mình(bài tập 2) 
 GV: Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích 
 HS tự giới thiệu trong nhóm hai người. 
 GV mời một số HS lên giới thiệu trước lớp.
 GV : Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không?
 * Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích .Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác.Chúng ta cần phải tôn trọng những sở tích riêng của người khác,bạn khác.
3. Hoạt động 3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
 GV: + Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em 
 + Em đã mong chờ ,chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học ntn ?
 + Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm,chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em ntn ?
 + Em có thấy vui khi đã là HS lớp Một không ? Em có thíc trường ,lớp mới của mình không ?
 + Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một ?
 HS kể chuyện trong nhóm nhỏ (2-4 em)
 GV mời vài HS kể trức lớp.
 * Kết luận :
 -Vào lớp Một ,em sẽ có thêm nhiều bạn mới,thầy giáo,cô giáo mới,em sẽ học được nhiều điều mới lạ,biết đọc,biết viết và làm toán nữa.
 - Được đi học là niềm vui,là quyền lợi của trẻ em.
 - Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp Một.
 - Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi,thật ngoan.
4. Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò
 GV hệ thống nội dung bài,nx giờ học. 
 	****************************
 Thứ tư ngày 15 tháng 8 năm 2012
Tiết 1-TOÁN 
Tiết 3 HÌNH VUÔNG-HÌNH TRÒN 
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình .
II/ Đồ dùng:
- GV: Một số vật có dạng hình vuông,hình tròn
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. Ho¹t ®éng d¹y- häc chñ yÕu: 
1/ Kiểm tra bài cũ 
- Cho2 nhóm đồ vật có số lượng khác nhau.
- HS so sánh nhiều hơn ,ít hơn
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Thi đọc tên hình nhanh 
- Đưa ra một loạt các hình bằng các chất liệu, màu sắc, kích thước khác nhau, yêu cầu hs đọc tên nhanh
Hoạt động 2: Thực hành lam bài tập xếp hình 
Bài 1,2,3
- Yêu cầu từ các hình tam giác, vuông, tròn các em hãy xếp thành các hình khác nhau và giới thiệu với các bạn.
Bài 4,5 HS khá giỏi yêu cầu các em xếp các hình do em tự nghĩ ra.
- Khen thưởng nhóm thực hiện tốt
Hoạt động 3: Chơi trò “Thi đua chọn nhanh các hình” 
- Cho HS chơi chọn nhanh các hình theo yêu cầu của giáo viên.
3. Củng cố- dặn dò 
- Tìm các vật có hình vuông, hình tròn, tam giác ở lớp, ở nhà
- Nắm yêu cầu của bài.
- Hoạt động cá nhân
- Thi đọc tên hình nhanh
- Hoạt động nhóm
- Tiến hành xếp và giới thiệu kết quả của nhóm
- Thi đua nhau xếp.
 Theo dõi.
 Chơi theo nhóm.
- Hăng hái tham gia chơi.
 Tiết 2,3 :Tiếng Việt
 Tiết 4: Mĩ thuật (GV chuyên soạn giảng )
 ****************************
 Thứ năm ngày 16 tháng 8 năm 2012
 Tiết 1,2 :Tiếng Việt
 Tiết 3 : Toán
 Tiết 4 : HÌNH TAM GIÁC 
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình .
II/ Đồ dùng: - GV: Một số vật có dạng hình tam giác
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. Ho¹t ®éng d¹y- häc chñ yÕu: 
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sách vở của học sinh
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
Hoạt động1:Giới thiệu hình tam giác 
- Yêu cầu HS lấy các hình trong bộ đồ dùng học toán, chia riêng thành ba nhóm: Hình vuông, tròn và một nhóm để riêng. Trao đổi xem hình còn lại là hình gì? Cho HS xem một số vật có hình tam giác.
Hoạt động 2: Thực hành xếp hình 
- Yêu cầu từ các hình tam giác, vuông, tròn các em hãy xếp thành các hình như SGK.
- Với HS khá giỏi yêu cầu các em xếp các hình do em tự nghĩ ra.
Chốt: Từ các hình đã học chúng ta có thể ghép thành rất nhiều các hình khác nhau
Hoạt động 3: Chơi trò “Thi đua chọn nhanh các hình” 
3. Củng cố- dặn dò 
- Tìm các vật có hình tam giác ở lớp, ở nhà
- Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.
- Thi đọc tên hình nhanh
- Thi đua nhau xếp.
- Hoạt động nhóm
- Tiến hành xếp và giới thiệu kết quả của nhóm
- Theo dõi.
- Chơi theo nhóm.
- Hăng hái tham gia chơi.
- HS chơi chọn nhanh các hình theo yêu cầu của giáo viên.
 Tiết 4: 
 Thủ công
BÀI 1:GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY,BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC 
 THỦ CÔNG
I/Mục tiêu:
- Hs biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ (thước kẻ,bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công
II/Đồ dùng dạy học:
-GV: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công.
-HS: Dụng cụ để học thủ công.
III/Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
- Nhận xét.
 HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
2.Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu giấy, bìa.
Cách tiến hành: Gv cho hs quan sát giấy, bìa.
+ Giới thiệu: Giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây: Tre, nứa, bồ đề...
+ Cho HS xem quyển vở mới, giới thiệu giấy bên trong, bìa ở ngoài.
+ Giấy màu để học thủ công, mặt trứơc là các màu: xanh, đỏ, tím, vàng... Mặt sau có kẻ ô.
*Dành cho học sinh khá giỏi
Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ để học thủ công.
Gv giới thiệu thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán . GV hỏi thước kẻ dùng làm gì khi học thủ công ? Kéo và hồ dán sử dụng khi nào ? – gọi hs trả lời nhận xét và giảng cần sử dụng kéo cẩn thận vì dễ bị đứt tay .
Gọi vài hS nêu tên các dụng cụ học thủ công 
3.Củng cố dặn dò : 
 Chuẩn bị giấy trắng , giấy màu , hồ dán để tuần sau học bài xé dán hình tam giác
- Hs quan sát.
- HS lấy vở ra quan sát bìa ,giấy vở )
Biết được một số vật liệu khác có thể thay thế giấy bìa để làm thủ công như:giấybáo, giấy vở học sinh...
- HS quan sát trả lời :thước dùng để kẻ ,kéo cắt giấy ,hồ để dán hình ,
- 2 HS nêu tên các đồ dùng ; Kéo , giấy màu , hồ dán , ...
 ******************************** 
 	 Thứ 6 ngày 17 tháng 8 năm 2012
 Tiết 1 : Thể dục ( GV chuyên soạn giảng)
 Tiết 2,3 : Tiếng Việt
 Tiết 4 :Tự nhiên và xã hội 
 Bài 1 : CƠ THỂ CHÚNG TA
I/ Mục tiêu: 
-HS nhận biết 3 phần chính của cơ thể : Đầu , mình , chân và tay và một số bộ phận bên ngoài của cơ thể như tóc , tai , mắt , mũi , miệng ,lưng, bụng
II/ Đồ dùng dạy - học: Các hình trong bài 1 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sách vở của HS.
 HOẠT ĐỘNG DAY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
2.Bài mới:Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu bài họ ... lên ,đơm bông ,kết trái .
- Trả lời được câu hỏi 1 (sgk )
- Rèn KNS: Theo dõi,lắng nghe ,phản hồi tích cực
II/ Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III/ Hoạt động dạy - học chủ yếu:
 HOẠT ĐỘNG DẠY	
TL
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc bài: Anh hùng biển cả .
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
2. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Đọc mẫu toàn bài.
- Luyện đọc tiếng, từ: quả na,trứng cuốc,uốn câu,con trâu GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GVgiải thích từ: trứng cuốc,uốn câu
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
Hoạt động 2: Ôn tập các vần cần ôn trong bài
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- Tìm tiếng có vần “oăt ”trong bài?
- Gạch chân và đọc tiếng đó?
- Nói câu chứa tiếng có vần cần ôn 
* NGHỈ CHUYỂN TIẾT
Tiết 2
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài 
- GV gọi HS đọc bài thơ
- Nêu câu hỏi 
- GV nói thêm: Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới đang đến,muôn vật đang lớn lên ,đơm bông ,kết trái 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
-Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố - dặn dò 
- Hôm nay ta học bài gì? Bài thơ đó nói về điều gì?
- Qua bài thơ hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài : Ôn tập
5’
15’
13’
5’
15’
15’
4’
- Đọc SGK.
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc đầu bài.
- Theo dõi.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyên đọc cá nhân, nhóm.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Đọc đồng thanh.
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- HS nêu.
- Cá nhân, tập thể.
- HS nêu nêu
- Các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 
- HS đọc
- 1 em đọc.
-Vài em trả lời,lớp nhận xét bổ sung.
- Hai em đọc
- Cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- Theo dõi.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- Thi đua học thuộc lòng bài thơ theo nhóm , tổ.
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu :
 Biết viết ,đọc đúng số dưới mỗi vạch của tia số;thực hiện được cộng ,trừ(không nhớ)các số trong phạm vi 100;đọc giờ đúng trên đồng hồ ;giải được bài toán có lời văn 
- Làm bài tập :1,2 ,3,4,5
- Rèn KNS: Theo dõi,lắng nghe ,giải quyết vấn đề 
II/Đồ dùng :
- Học sinh : Bộ đồ dùng toán 1.
III/Hoạt động dạy - học chủ yếu:
 HOẠT ĐỘNG DẠY	
TL
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- Tính 59-16= 82+13=
2. Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu bài học, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Luyện tập 
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu của đề ?
- GV nhận xét 
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu ?
- GV ghi đề
Bài 3:Gọi HS nêu yêu cầu ?
- GV hướng dẫn
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu ?
- GV hướng dẫn 
- GV nhận xét. 
Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu ?
- GV hướng dẫn 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài,Chuẩn bị :kiểm tra ĐK
5’
25’
3’
- HS làm bài 
- Nắm yêu cầu của bài
- HS tự nêu yêu cầu, điền số và đọc kết quả ; HS yếu, trung bình nhận xét.
- HS tự nêu yêu cầu.
- HS khoanh và nêu kết quả 
- HS tự nêu yêu cầu, HS làm bài , HS trung bình nhận xét
- HS lên bảng giải 
- HS lên nối đúng,phù hợp
TNXH:Bài 35: ÔN TẬP :TỰ NHIÊN 
 I/ Mục tiêu:
- Biết quan sát,đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời,cảnh vật tự nhiên xung quanh 
- Rèn KNS:Quan sát, lắng nghe ,phản hồi tích cực.
II/Đồ dùng:
- Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm về nội dung bài học.
III/ Hoạt động dạy - học chủ yếu:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
TL
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ 
- Nêu hiện tượng khi trời có gió ?
2.Bài mới: Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài Hoạt động 1: Tìm hiểu cảnh vật tự nhiên xung quanh
- Chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các em mang tranh ,ảnh đã sưu tầm ra và thảo luận về cảnh vật tự nhiên xung quanh. 
- Bầu trời sắp mưa thường có những hiện tượng gì?
- Trời nắng mây thường có màu gì?
Chốt: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cảnh vật ,mỗi cảnh vật mang một đặc điểm riêng 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm về cảnh vật tự nhiên 
- Cảnh vật tự nhiên mang lại cho con người điều gì ?
Chốt: Cảnh vật tự nhiên mang lại cho con người,loài vật,cây cối sức sống, 
3. Củng cố- dặn dò 
- Khi trời nắng, trời mưa có dấu hiệu gì? Em cần làm gì khi đi dưới trời nắng, trời mưa?
- Nhận xét giờ học.
5’
10’
10’
5’
- HS đọc đầu bài.
- hoạt động nhóm.
- thảo luận về mỗi bức tranh và giới thiệu cho cả lớp trên tranh ảnh của nhóm mình.
- Bầu trời sắp mưa thường có những
Đám mây màu đen,
- Trời nắng mây thường có màu trắng,xanh,
- theo dõi.
- hoạt động cá nhân.
- theo dõi.
 SINH HOẠT NK : Kể chuyện - ĐI TÌM BẠN 
I/Mục tiêu : 
- HS nghe ,hiểu và kể lại được nội dung câu chuyện “ đi tìm bạn ” 
- Rèn kĩ năng nghe ,nói .
- Giáo dục hs bạn bè phải biết đoàn kết thương yêu nhau .
- Rèn KNS:Quan sát, lắng nghe ,phản hồi tích cực.
II/Chuẩn bị : Tranh minh hoạ câu chuyện .
III/Các hoạt động dạy học : 
 HOẠT ĐỘNG DẠY
TL
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/Kiểm tra bài cũ:1Hs kể lại câu chuyện chia phần 
2/ Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Gv kể 
Gv kể lần 1 không kèm tranh .
Gv kể lần 2 có kèm tranh minh họa 
Gv hướng dẫn hs nắm nội dung từng tranh .
+Tranh 1: Thỏ và Nhím là đôi bạn như thế nào ?
+ Tranh 2: Khi gió lạnh về Thỏ thấy điều gì ? 
+Tranh 3 : Không thấy bạn Thỏ về Nhím đã làm gì ? 
+Tranh 4 : Mùa xuân trở lại ấm áp Thỏ và Nhím gặp nhau .Chúng đã làm gì khi gặp nhau ?
HS thảo luận theo nhóm 4 .Sau đó mỗi em kể theo 1tranh . Gv nhận xét tuyên dương .
Hoạt động 2 : HS kể 
GV tổ chức cho hs kể cá nhân . 
Gv tổ chức cho hs kể phân vai .
3/Củng cố : ý nghĩa câu chuyện 
Câu chuyện đó khuyên ta cần đối xử tốt với bạn bè .
Gv nhận xét chung tiết học .
5’
6’
20’
4’
- Hs lắng nghe 
-Thỏ và Nhím là đôi bạn chơi với nhau rất thân
- Khi gió lạnh về Thỏ thấy lạnh phải đi tránh rét 
- Không thấy bạn Thỏ về Nhím đã đi tìm khắp nơi
- Mùa xuân trở lại ấm áp Thỏ và Nhím gặp nhau .Chúng đã rất vui mừng khi gặp nhau
- HS thảo luận theo nhóm 4 .
- HS kể cá nhân xung phong .
- HS kể phân vai .
 Ngày soạn : 10 / 5 / 2011
 Ngày dạy : Thứ 5 / 11 / 5 / 2011
CHÍNH TẢ : ÒÓO
I/Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác13 dòng đầu bài thơ Òóo :30 chữ trong khoảng 10-15phút .
- Điền đúng vần oăt,oăc ;chữ ng,ngh vào chỗ trống
- Bài tập2,3 (SGK ).
- Rèn KNS: Theo dõi,lắng nghe ,giải quyết vấn đề
II/Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.
- Học sinh: Vở chính tả.
III/Hoạt động dạy- học chủ yếu:
 HOẠT ĐỘNG DẠY	
TL
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :
-Yêu cầu HS viết bảng: chiến công
2. Giới thiệu bài 
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép 
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
-GVchỉ các tiếng : “mắt,hoắt”. HS đọc , đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GVgọi HS nhận xét,sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn thơ, cách viết hoa đầu câu
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
GV chữa trên bảng những lỗi khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở..
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Điền vần “oăt” hoặc “oăc”
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
Điền chữ “ng” hoặc “ngh”
- Tiến hành tương tự trên.
Hoạt động 3: Chấm bài 
- Thu bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố - dặn dò 
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học. 
3’
10’
15’
5’
2’
-Hs viết bảng 
-Hs đọc đầu bài 
-HS nhìn bảng đọc lại đoạn thơ đó, cá nhân, tập thể
-Hs chép bài vào vở 
-Hs soát bài
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
TIẾNG VIỆT:ÔN TẬP
I/Mục tiêu :
- Đọc bài luyện tập 1 Lăng bác; đọc trơn cả bài. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ ,khổ thơ.
 +Hiểu nội dung bài :Đi trên Quảng trường Ba Đình đẹp nắng mùa thu ,bạn nhỏ bâng khuâng nhớ Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập. 
- Tập chép bài :Quả sồi ;tìm tiếng trong bài có vần ăm,ăng;điền chữ r,d,gi vào chỗ trống
- Rèn KNS: Theo dõi,lắng nghe ,phản hồi tích cực.
II/Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK.
III/Hoạt động dạy - học chủ yếu:
 HOẠT ĐỘNG DẠY	
TL
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS nắc tên cá bài tập đọc đã học từ tuần 27 đến tuần 35.
2. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Ôn luyện đọc
- GV hd đọc bài lăng bác .
- GV gọi hs đọc
- HD tìm hiểu bài :
- GV nêu câu hỏi trong SGK
-GV giảng thêm :Đi trên Quảng trường Ba Đình đẹp nắng mùa thu ,bạn nhỏ bâng khuâng nhớ Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập
Hoạt động 2: Luyện viết
- GV hướng dẫn HS chép lại bài :Quả Sồi 
- HD làm bài tập : tìm tiếng trong bài có vần ăm,ăng;điền chữ r,d,gi vào chỗ trống
3. Dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị cho KTĐK
5’
12’
13’
3’
- HS nêu tên đầu bài
- Đọc đầu bài.
- Theo dõi.
- HS đọc nối tiếp câu,đoạn 
- HS đọc cả bài :cá nhân-đồng thanh
- HS trả lời 
- Theo dõi
- HS chép bài vào vở
- HS làm bài tập, lên bảng điền
- Em khác theo dõi nhận xét bạn.
TOÁN : THI ĐỊNH KÌ
 (đề thi tập trung toàn trường ) 
 ******************************************************
 Ngày soạn : 11 /5 / 2011
 Ngày dạy : Thứ 6 / 12 / 5 / 2011
TIẾNG VIỆT: THI ĐỊNH KÌ
 (đề thi tập trung toàn trường ) 
 **************************************************
Sinh hoạt : Kiểm điểm tuần 35.
I/Nhận xét tuần qua:
- Thi đua học tập chào mừng ngày 19/5.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp.
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ 
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: 
 Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao.
- Còn nhiều bạn nghỉ học do ốm gây ảnh hưởng đến vấn đề học tập:
II/ Tổng kết: 
- Nhận xét kết quả, thái độ học tập trong năm học
- Tuyên dương những em có thành tích,ý thức học tập tốt 
- Dặn dò :
 *****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tron_bo.doc