Giáo án Lớp 2 - Tuần 1

Giáo án Lớp 2 - Tuần 1

. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài, hiểu các từ mới: kiên trì, nhẫn nại.

 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: nắn nót, mải miết, ôn tồn, nguệch ngoạc, tảng đá, sắt.

 - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết phân biệt lới kể với lời các nhân vật.

 3. Thái độ: - Rút ra được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công được.

 

doc 33 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN: 01
THỨ
MÔN
PP
CT
TÊN BÀI DẠY
ĐDDH
ĐC
CT
LỒNG GHÉP
HAI
CC
01
Tuần 01
TĐ
01
Có công mài sắt có ngày nên kim (1)
Tranh,sgk
TĐ
02
Có công mài sắt có ngày nên kim (2)
Tranh,sgk
T
01
Ôn tập các số đến 100
sgk
TV
01
Chữ hoa A
Mẫu chữ
BA
TD
01
Giới thiệu chương trình. TC: Diệt các con vật có hại
Sân, còi
T
02
Ôn tập các số đến 100 ( tt)
Bộ TH 
CT
01
TC:Có công mài sắt có ngày nên kim
Bảng phụ
KC
01
Có công mài sắt có ngày nên kim
Tranh,sgk
TLĐC
TC
01
Gấp tên lửa ( 1 )
ĐDBM
TƯ
TĐ
03
Tự thuật
Bảng phụ
T
03
Số hạng – Tổng
Bộ TH 
Tnxh
01
Cơ quan vận động
Tranh,sgk
Đ Đ
01
Học tập – sinh hoạt đúng giờ ( 1)
vbt
NĂM
TD
02
Tập hợp hàng dọc – dóng hàng – Đ. số
Sân, còi
T
04
Luyện tập
Bảng phụ
ÂN
01
Ôn tập các bài hát lớp 1. Nghe Q ca
ĐDBM
LTvC
01
Từ và câu
Tranh,sgk
SÁU
T
05
Đề – xi – mét
Bảng phụ
CT
02
NV: Ngày hôm qua đâu rồi?
Tranh,sgk
TV
01
Vễ đậm – vẽ nhạt
ĐDBM
TLV
01
Tự giới thiệu – Câu và bài
Tranh,sgk
SHL
01
Tuần 01
Duyệt của BGH
Nguyễn Thị Hiền
NGÀY SOẠN : 24/8/2007
NGÀY DẠY : 27/8/2007
Tập đọc (TIẾT 1 + 2 )
Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài, hiểu các từ mới: kiên trì, nhẫn nại. 
 2. Kỹ năng: 	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: nắn 	nót, mải miết, ôn tồn, nguệch ngoạc, tảng đá, sắt. 
	- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu 	biết phân biệt lới kể với lời các nhân vật.
 3. Thái độ: 	- Rút ra được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, 	nhẫn nại mới thành công được.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Tranh minh hoạ bài đọc như SGK. Bảng phụ viết sẵn câu dài cần luyện đọc.
 2. HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
	1. Ổn định: (1’)
	2. Bài cũ: (4’)
_ GV yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ học tập của HS. Ị Nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: Có công mài sắt, có ngày nên kim (t1) 
 Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Đọc mẫu (3’)
GV đọc mẫu toàn bài.
GV lưu ý giọng đọc: Giọng người kể chuyện: nhẹ nhàng, chậm rãi. Giọng bà cụ: ôn tồn, trìu mến. Giọng cậu bé: ngây thơ, hồn nhiên.
Yêu cầu 1 HS đọc lại.
Hoạt động 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa tư (20)
Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài.
Hãy nêu những từ khó đọc có trong bài?
Ị GV phân tích và ghi lên bảng: nắn nót, mải miết, ôn tồn, nguệch ngoạc, sắt.
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Từ mới: mải miết, kiên trì, nhẫn nại.
Luyện đọc câu dài:
Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.//
Bà ơi,/ bà làm gì thế?//
Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim được.//
Mỗi ngày mài/ thỏi sắt nhỏ đi một tí,/ sẽ có ngày nó thành kim.//
Giống như cháu đi học,/ mỗi ngày cháu học một ít,/ sẽ có ngày cháu thành tài.//
GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Các nhóm lên thi đọc.
Đọc đồng thanh.
Ị Nhận xét..
Hát.
Tổ trưởng kiểm tra rồi báo lại cho GV.
HS lắng nghe. (đóng sách)
1 HS đọc (lớp mở sách).
Lớp, cá nhân.
HS đọc nối tiếp từng câu.
HS nêu.
HS đọc.
HS nêu nghĩa.
HS đọc theo hướng dẫn của GV (cả lớp, cá nhân, lớp).
HS đọc trong nhóm.
Các nhóm bốc thăm thi đọc.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (16’)
	* Đoạn 1:
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1.
Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
Ị Cậu bé khi làm thường mau chán và hay bỏ dở công việc.
	* Đoạn 2:
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1.
GV treo tranh và hỏi:
Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
Những câu nói nào cho thấy cậu bé không tin?
Ị Cậu bé không tin khi thấy bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá.
	* Đoạn 3:
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3.
Bà cụ giảng giải thế nào?
Chi tiết nào chứng tỏ cậu bé tin lời?
Câu chuyện khuyên ta điều gì?
Kết luận: Công việc dù khó khăn đến đâu, nhưng nếu ta biết kiên trì nhẫn nại thì mọi việc sẽ thành công.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại (12’)
GV hướng dẫn HS cách đọc theo vai.
Yêu cầu HS đọc theo vai trong nhóm.
Các nhóm lên bốc thăm thi đọc theo vai.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
b. Kết luận: Cần đọc đúng giọng nhân vật.
	4. Củng cố – Dặn dò: (1’)
Em thích nhân vật nào? Vì sao?
Liên hệ thực tế Ị GDTT.
Nhận xét tiết học.
Luyện đọc thêm. Chuẩn bị: Tự thuật.
- Lớp.
HS đọc.
Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài. Những lúc tập viết, cậu chỉ nắn nót được vài dòng đã viết nguệch ngoạc.
HS đọc.
Mài thỏi sắt thành chiếc kim khâu để vá quần áo.
“Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được.”
HS đọc.
Mỗi ngày  thành tài.
Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
Phải chăm chỉ, cần cù, không ngại gian khổ khi làm việc.
Lớp, cá nhân.
HS đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc theo nhóm 3.
Nhóm bốc thăm thi đọc.
HS tự nêu.
Toán (TIẾT 1)
Ôn tập các số đến 100
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Củng cố về:
	+ Viết số từ 0 đến 100.
	+ Thứ tự các số.
	+ Số có 1 – 2 chữ số, số liền trước, số liền sau của các số.
 2. Kỹ năng: Viết đúng các số từ 0 đến 100 theo thứ tự, chân phương.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: 1 bảng các ô vuông, 1 bảng 10 ô vuông.
 2. HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
	1. Ổn định: (1’)
	2. Bài cũ: (4’)
_ GV yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ học tập của HS. Ị Nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: Ôn tập các số đến 100
* Ở lớp 1, các em đã học các số đến 100. Để giúp các em học tốt hơn ở lớp 2. hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập đặc điểm tính chất của các số này Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Ôn các số có 1 – 2 chữ số (12’)
a. Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành 
	* Bài 1:
Hãy nêu các số có 1 chữ số từ bé đến lớn?
Hãy nêu các số có 1 chữ số từ lớn đến bé?
Các số này hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
GV dán băng giấy 10 ô.
Ị GV nhận xét.
Hướng dẫn HS làm câu b, c. Trong các số vừa tìm, các em tìm số lớn nhất, số bé nhất?
Ị Nhận xét.
	* Bài 2:
GV hướng dẫn HS làm mẫu dòng 1.
Hãy nêu các số trong vòng 10 từ bé đến lớn?
GV dán băng giấy. Yêu cầu HS làm tiếp.
Câu b, c, GV hướng dẫn HS làm tương tự 1b, c.
b. Kết luận: Lưu ý kỹ dãy số tự nhiên có một chữ số.
Hoạt động 2: Số liền trước, số liền sau (10’)
a. Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành 
GV viết số 16 lên bảng.
Tìm số liền sau?
Số liền trước?
Số liền trước hơn hay kém số 16?
Ị Số liền trước của một số kém số đó 1 đơn vị.
Số liền sau hơn hay kém số 16?
Ị Để tìm số liền sau của một số thì ta lấy số đó cộng 1 đơn vị.
Yêu cầu 1 HS làm mẫu câu a.
Ị Nhận xét.
b. Kết luận: Số liền trước ít hơn số đã cho 1 đơn vị, số liền sau nhiều hơn số đã cho 1 đơn vị.
Hoạt động 3: Củng cố (4’)
a. Phương pháp: Trò chơi
GV tiến hành cho HS chơi truyền điện, đến lượt ai nhặt được chiếc nấm nào thì trả lời câu hỏi của chiếc nấm đó.
Ị GV nhận xét.
Trò chơi cứ tiếp tục cho đến hết nấm để nhặt.
Ị GV nhận xét, tổng kết tuyên dương.
	4. Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập các số đến 100 (tiếp theo).
Hát.
Tổ trưởng kiểm tra rồi báo lại cho GV.
Cá nhân.
HS đọc yêu cầu.
0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
9; 8; 7; 6; 5; 4; 3; 2; 1; 0.
1 đơn vị.
1 HS lên bảng sửa câu 1a, lớp làm vào vở.
HS làm miệng và nêu kết quả.
HS sửa bài.
HS đọc đề.
HS quan sát.
10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19.
HS làm bài, sau đó sửa bài: 1 HS làm 1 dòng. HS nêu miệng.
Cá nhân.
17.
15.
Kém 1 đơn vị so với số 16.
HS nhắc lại.
Hơn số 16 1 đơn vị.
HS nhắc lại.
1 HS khá làm. a) 40.
Lớp làm những câu còn lại.
 b) 89 c) 98 d) 100.
Lớp.
HS tham gia chơi.
HS nhận xét.
Tập viết (TIẾT 1)
Chữ hoa: A
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 	- Nắm cách viết chữ cái A hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
	- Biết cách nối nét từ chữ A hoa sang chữ cái viết thường.
 2. Kỹ năng:	- Rèn kỹ năng viết chữ.
	- Biết viết chữ cái A hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
	- Biết viết câu ứng dụng “Anh em thuận hoà” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng 	mẫu, đều nét và nối đúng quy định. 
 3. Thái độ: 	- Giáo dục HS tính cẩn thận, óc thẩm mỹ. Có ý thức rèn chữ.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Mẫu chữ A, bảng phụ ghi câu ứng dụng. Có ý thức rèn chữ giữ vở.
 2. HS: Bảng con, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
	1. Ổn định: (1’)
	2. Bài cũ: (4’)
GV yêu cầu tổ trưởng kiểm tra bảng con, vở tập viết. Ị Nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: Chữ hoa: A
* Hôm nay, chúng ta sẽ học cách viết chữ A và cụm từ ứng dụng Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ A hoa (5’)
a. Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải.
GV đính chữ mẫu.
Chữ này cao mấy ly?
Mấy đường kẻ ngang?
Có mấy nét?
Ị Chữ A có 3 nét, nét 1 giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng sang phải. Nét 2 là nét móc ngược trái. Nét 3 là nét lượn ngang.
Hướng dẫn cách viết:
Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên nghiêng về bên phải, lượn ở phía trên dừng bút ở đường kẻ 6.
Nét 2: từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải dừng ở đường kẻ 3.
Nét 3: lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang.
GV vừa nhắc lại vừa viết mẫu.
GV yêu cầu HS viết bảng con.
GV theo dõi, uốn nắn.
Ị Nhận xét.
b. Kết luận: Chữ A hoa có 3 nét.
Hoạ ... y nói trên tay em tờ giấy dài bao nhiêu dm ?
Vậy 1dm bằng bao nhiêu cm ?
GV ghi : 1 dm = 10 cm.
Yêu cầu HS chỉ ra trên thước mình đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
GV đưa băng giấy dài 20 cm, yêu cầu HS đo xe dài bao nhiêu cm ?
20 cm còn gọi là gì ?
Yêu cầu HS vẽ ra giấy đoạn thẳng có độ dài 30 cm.
Rút ra kết luận: 2 dm = 20 cm; 3 dm = 30 cm.
b. Kết luận: Đêximét được viết tắt là dm.
	10 cm = 1 dm.
	1 dm = 10 cm.
Hoạt động 2: Luyện tập (15’)
a. Phương pháp: Thực hành.
	* Bài 1:
Yêu cầu HS quan sát bằng mắt rồi làm.
Ị Nhận xét.
* Bài 2:
GV lưu ý: Ở bài tập này, các em sẽ thực hiện các phép tính cộng trừ với các số đo độ dài theo đơn vị là dm. Các em cần lưu ý là phải ghi tên đơn vị ở kết quả của mỗi phép tính.
Yêu cầu HS làm bài, rồi tiến hành sửa miệng.
Ị Nhận xét.
	* Bài 3:
GV yêu cầu HS không dùng sử dụng thước để đo. Các em tiến hành ước lượng đoạn thẳng đó với độ dài 1 dm.
Yêu cầu HS làm bài, HS nào làm bài xong thì lên bảng sửa bài.
Ị GV dùng thước để kiểm tra lại kết quả bài làm 
Ị Nhận xét.
	4. Củng cố – Dặn dò: (4’)
GV tổ chức cho HS chơi trò “Nhà đo dạt”. Luật chơi, mỗi đội cử ra 3 bạn, mỗi bạn chọn băng giấy để đo chiều dài. Sau đó dán băng giấy lên và ghi số đo dưới băng giấy đó với đơn vị là cm và dm. Đội nào làm đúng thì thắng.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Về tập đo độ dài.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát.
2 HS sửa, lớp sửa bài vào vở:
30 + 5 + 10 = 45
60 + 7 + 20 = 87
 32 	 36	 58 	 43	 32
+ 45	+ 21	+ 30 	 + 52 	+ 37 
	77	 57	88	 95	 69
Lớp.
HS đo.
10 cm.
HS nhắc lại.
HS nhắc lại.
1 dm.
1 dm = 10 cm.
HS nhắc lại.
HS chỉ.
HS tiến hành đo.
2 dm.
HS vẽ.
HS nhắc lại (5 – 7 HS).
HS nhắc lại theo hình thức nối tiếp (8 – 9 HS).
Cá nhân.
HS đọc đề.
HS làm bài rồi tiến hành sửa miệng.
AB > 1 dm ; CD < 1 dm.
AB > CD ; CD < AB.
- HS đọc đề.
6 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
a) 8 dm + 2 dm = 10 dm.
3 dm + 2 dm = 5 dm.
9 dm + 10 dm = 19 dm.
b) 10 dm – 9 dm = 1 dm
16 dm – 2 dm = 14 dm
35 dm – 3 dm = 32 dm
HS đọc đề.
AB = 9 cm.
CD = 12 cm.
HS tiến hành chơi theo hướng dẫn của GV.
Chính tả (TIẾT 2)
Ngày hôm qua đâu rồi ?
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 	- Nghe – viết lại chính xác một khổ thơ trong bài Ngày hôm qua đâu rồi ?
 	- Qua bài chính tả, HS hiểu cách trình bày một khổ thơ 5 tiếng: chữ đầu 	các dòng thơ viết hoa, bắt đầu viết từ ô thứ 3 tính từ lề đỏ.
	- Viết đúng những tiếng: vở hồng, chăm chỉ, vẫn còn.
 2. Kỹ năng: - Tiếp tục học bảng chữ cái:
Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ. 
Học thuộc 10 chữ cái tiếp theo 9 chữ cái đầu trong bảng.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, rèn chữ giữ vở.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3.
 2. HS: Vở, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
	1. Ổn định: (1’)
	2. Bài cũ: Có công mài sắt, có ngày nên kim (4’)
GV đọc cho HS viết từ khó: thỏi sắt, mỗi ngày, mài.
Yêu cầu HS đọc thuộc 9 chữ cái đầu.
Ị Nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới: Ngày hôm qua đâu rồi ? 
* Hôm nay, chúng ta sẽ ngh viết một khổ thơ trong bài Ngày hôm qua đâu rồi ? và học tiếp 10 chữ cái 
Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết (15’)
a. Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, trực quan, thực hành.
GV đọc đoạn chép.
Khổ thơ này là lời nói của ai với ai ?
Bố nói với con điều gì ?
Khổ thơ có mấy dòng ?
Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào ?
Ị Đối với loại thơ 5 chữ này ta sẽ viết từ ô thứ 3 tính từ lề đỏ và chữ cái đầu mỗi dòng ta phải viết hoa.
GV yêu cầu HS nêu những từ khó viết có trong bài.
GV phân tích từ khó và yêu cầu HS viết vào bảng con: vở hồng, chăm chỉ, vẫn còn.
Ị Nhận xét.
GV đọc cho HS viết: GV đọc thong thả, mỗi dòng đọc 3 lần.
GV theo dõi, kiểm tra, uốn nắn những HS nào viết còn lúng túng.
GV đọc toàn khổ.
GV đưa bảng phụ ghi bài viết.
GV thu từ 5 – 6 vở chấm.
Ị Nhận xét.
b. Kết luận: Chú ý cách trình bày, cách viết hoa.
Hoạt động 2: Luyện tập (6’)
a. Phương pháp: Thực hành, trực quan 
	* Bài 2: 
GV làm mẫu từ đầu.
GV yêu cầu lớp làm vào vở.
Tiến hành sửa bài bằng hình thức các tổ cử đại diện thi đua tiếp sức điền phần còn thiếu vào.
Ị Nhận xét.
	* Bài 3: 
Yêu cầu HS đọc tên chữ cái ở cột 3 điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương tự.
GV yêu cầu lớp viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng.
Yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau.
Ị Nhận xét.
b. Kết luận: Nhớ kỹ thứ tự những chữ cái có trong bảng.
	4. Củng cố – Dặn dò: (1’)
GV xóa bảng từng cột để HS đọc thuộc bảng chữ cái.
GV tổ chức cho HS thi đua đọc thuộc.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Chuẩn bị: Phần thưởng.
Hát.
2 HS lên bảng lớp viết vào bảng con.
5 – 6 HS đọc.
Lớp, cá nhân.
HS lắng nghe.
Bố nói với con.
Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi.
4 dòng.
Viết hoa.
HS nêu.
HS viết.
HS viết.
HS dò bài.
Lớp.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS theo dõi.
HS làm bài vào VBT:
Quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm.
Cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang.
HS tiến hành sửa bài.
HS đọc yêu cầu của bài.
HS lắng nghe.
HS làm vào vở, 10 HS lên bảng điền vào.
5 –10 HS đọc.
HS học theo hướng dẫn của GV.
HS bốc thăm thi đua đọc thuộc.
Mỹ thuật (TIẾT 1)
Vẽ đậm, vẽ nhạt
*********************************************
Tập làm văn (TIẾT 1)
Tự giới thiệu. Câu và bài
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 	- HS biết được dạng văn tự thuật.
 2. Kỹ năng: 	- Rèn kỹ năng nghe và nói: 
Biết nghe và trả lời một số câu hỏi về bản thân mình. 
Biết nghe và nói lại được những điều em biết về 1 bạn trong lớp.
	- Rèn kỹ năng viết: 
Bước đầu biết kể miệng một mẩu chuyện theo 4 tranh. 
Viết lại nội dung tranh 3 và tranh 4.
 3. Thái độ: Rèn ý thức bảo vệ của công.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi ở bài tập 1, tranh minh hoạ bài tập 3.
 2. HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
	1. Ổn định: (1’)
	2. Bài cũ: (4’)
_ GV yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ học tập của HS. Ị Nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: Tự giới thiệu. Câu và bài. 
* Hôm nay, các em sẽ tập giới thiệu về mình, bạn mình và qua đó kể lại nội dung của 4 tranh qua bài Tự giới thiệu. Câu và bài và học tên các chữ cái theo thứ tự
Ị Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm tập (25’)
a. Phương pháp: Trò chơi, thảo luận, trình bày, thực hành, giảng giải.
	* Bài 1: Trả lời câu hỏi
GV nêu yêu cầu và treo bảng phụ.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
GV mời từ 8 – 10 cặp.
Ị Nhận xét cách thể hiện của các cặp.
Ị Bản thân tự giới thiệu: tên tuổi, quê quán, học lớp nào, trường nào, sở thích.
	* Bài 2: Nói lại những điều em biết về một bạn
GV yêu cầu HS đứng lên nói lại những điều mình biết về một bạn trong lớp theo những câu hỏi. 
Ị Nhận xét.
Ị Biết giới thiệu về bạn chính xác, đầy đủ với thái độ tôn trọng
	* Bài 3: Kể lại nội dung mỗi tranh bằng 1 – 2 câu tạo thành một câu chuyện.
Với bài tập này, GV chỉ yêu cầu HS nhắc lại nội dung tranh 1 và 2 đã học. Còn tranh 3 và 4 thì ứng vói mỗi bức tranh thì yêu cầu HS dùng 1 – 2 câu để nêu lên nội dung của tranh.
Tranh 3: Nhìn bông hoa đẹp bạn gái đã có suy nghĩ gì ?
Tranh 4: Khi thấy bạn gái ngắt hoa, bạn nam đã làm gì ?
GV yêu cầu HS làm bài dựa vào nội dung tranh.
GV yêu cầu HS liên kết nội dung các bức tranh thành 1 đoạn văn.
Ị Nhận xét.
Ị Dùng các từ để đặt thành câu, kể một sự việc.
 Dùng một số câu để tạo thành bài, kể một câu chuyện.
b. Kết luận: Cần giới thiệu về mình và bạn mình đầy đủ. Khi liên kết các câu lại với nhau tạo thành một bài hoàn chỉnh.
	4. Củng cố – Dặn dò: (1’)
GV phát xcho mỗi nhóm một phiếu giao việc. Yêu cầu HS xác định những chỗ sai trong bản tự thuật.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
Chuẩn bị: Chào hỏi. Tự giới thiệu.
Hát.
Tổ trưởng kiểm tra rồi báo lại cho GV.
Nhóm đôi, cá nhân.
HS đọc yêu cầu.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm đôi câu 1 trong 2 phút. Sau đó từng cặp hỏi đáp nhau trước lớp (luân phiên nhau làm phóng viên giữa 2 bạn), một cặp làm mẫu trước.
HS đọc yêu cầu.
1 HS làm mẫu.
7 – 8 HS thực hiện.
HS được giới thiệu sẽ đứng lên nhận xét bạn mình nói về mình đúng hay sai hoặc còn thiếu chỗ nào.
HS đọc yêu cầu.
Tranh 1: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.
Tranh 2: Thấy những bông hoa hồng nở rất đẹp. Huệ thích lắm.
Tranh 3: Huệ giơ tay định hái một bông. Tuấn thấy thế ngăn lại.
Tranh 4: Tuấn khuyên Huệ không nên ngắt hoa trong vườn. Hoa này là của chung phài để mọi người cùng ngắm.
HS làm bài.
HS thực hiện.
HS làm việc theo nhóm, phát hiện những chỗ sai sót hoặc còn thiếu, sau đó trình bày trên bản.
Nhận xét bài của nhóm khác.
SINH HOẠT LỚP (TIẾT 1 )
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá được ưu tồn trong tuần
Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
Đánh giá các hoạt động của tuần:
GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
GV nhận xét chung.
Kế hoạch:
Duy trì nề nếp sẵn có
Xếp hàng ngay ngắn khi ra , vào lớp
Học bài và làm bài trước khi đến lớp
Truy bài đầu giờ, kiểm tra đồ dùng học tập
Phát huy phong trào tự học của lớp
Rèn chữ viết thường xuyên
Sinh hoạt văn nghệ
****************************************************************************
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NGUYỄN THỊ HIỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 1.doc