I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
-Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Hiểu ND: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II. Chuẩn bị :
-GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc.
-HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
TUẦN 31 Thứ hai ngày 8 tháng 04 năm 2013 TẬP ĐỌC: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : -Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; đọc rõ lời nhân vật trong bài. -Hiểu ND: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy. II. Chuẩn bị : -GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng phụ ghi từ, câu cần luyện đọc. -HS: SGK. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cháu nhớ Bác Hồ. -Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. -Nội dung bài thơ nói gì? -Nhận xét ghi điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) -GV treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? -Muốn biết Bác Hồ và chú cần vụ nói chuyện gì về chiếc rễ đa, chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu -GV đọc mẫu toàn bài. Giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên. -Gọi HS đọc chú giải. GV có thể giải thích thêm nghĩa các từ này và những từ khác mà HS không hiểu. b) Luyện phát âm -Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ sau: + ngoằn ngoèo, rễ đa nhỏ, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn, khẽ cười, -Yêu cầu HS đọc từng đoạn. c) Luyện đọc đoạn -Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó đặt câu hỏi: Câu chuyện này có thể chia thành mấy đoạn. Từng đoạn từ đâu đến đâu? -Gọi 1 HS đọc đoạn 1. -Yêu cầu HS luyện ngắt giọng câu văn thứ 2 của đoạn. -Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1. -Yêu cầu HS đọc đoạn 2. -Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu văn dài. -Gọi HS đọc lại đoạn 2. -Yêu cầu HS đọc đoạn 3. -Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. -Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh *Tìm hiểu bài -Gọi 1 HS đọc toàn bài. -Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? -Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn? -Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn? -Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào? -Các bạn nhỏ thích chơi trògì bên cây đa? -Gọi HS đọc câu hỏi 5. -Các con hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh. -Nhận xét, sửa lỗi câu cho HS, nếu có. -Khen những HS nói tốt. 4. Củng cố – Dặn dò -Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ). Kết luận: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác. -Chuẩn bị bài sau: Cây và hoa bên lăng Bác. -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. -Bác Hồ và chú cần vụ đang nói chuyện về một cái rễ cây. -Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu. -Nghe GV đọc mẫu và đọc lại các từ bên. -Mỗi HS đọc 1 câu, đọc cả bài theo hình thức nối tiếp. -Câu chuyện có thể chia thành 3 đoạn. + Đoạn 1: Buổi sớm hôm ấy mọc tiếp nhé! + Đoạn 2: Theo lời Bác Rồi chú sẽ biết. + Đoạn 3: Phần còn lại. -1 HS khá đọc bài. -Luyện ngắt giọng câu: Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo/ nằm trên mặt đất.// -1 HS đọc bài. -1 HS khá đọc bài. -Luyện ngắt giọng câu văn: Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.// -1 HS đọc bài. -Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng) -Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. -Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp. -Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống. -Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. -Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng là tròn. -Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa. -Đọc bài trong SGK. -HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu: + Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi./ Bác rất quan tâm đến thiếu nhi/ + Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá./ Bác luôn nâng niu từng vật./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh./ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ======================================== TOÁN: (tiết 151) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1.Kiến thức : - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về nhiều hơn. - Biết tính chu vi hình tam giác. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng cộâng các số có ba chữ số, giải toán về chu vi đúng nhanh. 3.Thái độ : Ham thích học toán . II. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ. HS: Vở. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ (3’) Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000. -Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Đặt tính và tính: a) 456 + 123 ; 547 + 311 b) 234 + 644 ; 735 + 142 c) 568 + 421 ; 781 + 118 - Chữa bài và ghi điểm HS. 2. Bài mới Giới thiệu: (1’) -Luyện tập. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: -Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS đọc bài trước lớp. -Nhận xét và ghi điểm HS. Bài 2: -Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính. -Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: -Gọi 1 HS đọc đề bài. -Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ: + Con gấu nặng bao nhiêu kg? + Con sư tử nặng ntn so với con gấu?( Vì con sư tử nặng hơn con gấu nên đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của sư tử cần vẽ dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của gấu). + Để tính số cân nặng của sư tử, ta thực hiện phép tính gì? -Yêu cầu HS viết lời giải bài toán. -Chữa bài và ghi điểm HS. v Hoạt động 2: Thi đua. -Gọi 1 HS đọc đề bài toán. -Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác? -Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC. -Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm? -Nhận xét và ghi điểm HS. 3. Củng cố – Dặn dò (3’) -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. -3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. -1 HS đọc bài trước lớp. Bạn nhận xét. -HS đặt tính và thực hiện phép tính. Sửa bài, bạn nhận xét. -Con gấu nặng 210 kg, con sư tử nặng hơn con gấu 18 kg. Hỏi con sư tử nặng bao nhiêu kg? 210 kg Gấu: I I 18kg Sư tử: I I I ? kg -Thực hiện phép cộng: 210 + 18 -1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Sư tử nặng là: 210 + 18 = 228 ( kg ) Đáp số: 228 kg. -Tính chu vi hình của tam giác. -Chu vi của một hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. -Cạnh AB dài 300cm,cạnh BC dài 400cm, cạnh CA dài 200cm -Chu vi của hình tam giác ABC là: 300cm + 400cm + 200cm = 900cm. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ======================================== BUỔI CHIỀU TẬP ĐỌC: ÔN CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Đọc -Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý ; đọc rõ lời nhân vật trong bài. -Hiểu ND: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác , học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Chiếc rễ đa tròn. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ : PP kiểm tra : Gọi 3 em đọc bài và TLCH -Giải nghĩa từ thường lệ ? -Đặt câu với từ “thường lệ” ? -Nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . -Gọi 1 em đọc. -PP Trực quan :Tranh “Chiếc rễ đa tròn” -PP hỏi đáp :Thấy chiếc rễ đa nằm trên mắt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì ? -Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào ? -Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ? -Từ câu chuyện trên em hãy nói một câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi ? một câu về tình cảm thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh. -PP giảng giải : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống mặt đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. -Luyện đọc lại : -Nhận xét. 3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài. -Câu chuyện cho em biết điều gì ? -Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài. 3 em đọc bài và TLCH. -Thói quen quy định từ lâu. -Theo thường lệ sáng nào em cũng dây sớm tập thể dục. -Tiết 2. -1 em đọc đoạn 1. -Quan sát. -Đọc thầm đoạn 1 và trả lời . -Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành vòng tròn buộc tựa vào ai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. -Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn. - Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa. -Nhiều em phát biểu . -Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác luôn nghĩ đến thiếu nhi./Bác muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi./ -Bác thương chiếc rễ đa muốn trồng cho nó sống lại./Những vật bé nhỏ nhất cũng được Bác nâng niu./ Bác quan tâm đến mọi vật xung quanh. -2-3 nhóm thi đọc theo phân vai. -3-4 em thi đọc lại truyện . -1 em đọc bài. - Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Là học sinh em cần học tập và làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy. -Tập đọc bài. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ======================================== TẬP VIẾT: ÔN CÁC CHỮ HOA ĐÃ HỌC I/ MỤC TIÊU : - Kiến thức : Ôn tậ ... ở BT. 2. Tính: GV HD HS làm vào vở BT. 3. Tính nhẩm: GV HD HS làm vào vở BT. 4.Đặt tính rồi tính: GV HD HS làm vào vở BT. -Chấm phiếu, nhận xét. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- học phân tích các số. -Ôn : So sánh các số tròn trăm. -Làm phiếu bài tập. 1. Viết ( theo mẫu): HS làm VBT. 2. Nối ( theo mẫu): HS làm VBT. 3. HS nhẩm và ghi kết quả vào vở BT. 4. HS làm VBT. -Học phân tích các số. =========================================== Thứ sáu ngày 12 tháng 04 năm 2013 TOÁN: (tiết 155) TIỀN VIỆT NAM I. Mục tiêu: 1.Kiến thức : - Nhận biết được đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. - Nhận biết được một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. - Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản. - Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 2.Kĩ năng : Rèn làm tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng đúng, nhanh. 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II. Chuẩn bị : GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Các thẻ từ ghi 100đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. HS: Vở. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. -Sửa bài 4. -GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) -Trong bài học này, các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với 1 số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. -Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. -Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng. -Hỏi: Vì sao con biết là tờ giấy bạc 100 đồng? -Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: -Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng? -Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng? -Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán. -Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng? -Vì sao? -Tiến hành tương tự để HS rút ra: 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Bài 2: -Gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng. -Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? -Vì sao? -Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập. b) Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? c) Có 3 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? d) Có 4 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 2 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? Bài 4: -Yêu cầu HS tự làm bài. -Chữa bài và nhận xét. -Hỏi: Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) -Nhận xét tiết học. -Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền. -Chuẩn bị: Luyện tập. Hát -2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét. -HS quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. -Lấy tờ giấy bạc 100 đồng. -Vì có số 100 và dòng chữ “Một trăm đồng”. -Quan sát hình trong SGK và suy nghĩ, sau đó trả lời: Nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng. -Vì 100 đồng + 100 đồng = 200 đồng -200 đồng đổi được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng. -500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng. -Vì 100 đồng + 100 đồng +100 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 500 đồng. -2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. -Ta cần chú ý ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ======================================== TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI KHEN NGỢI. TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ. I. Mục tiêu: 1.Kiến thức : - Đáp lại được lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1) ; quan sát ảnh Bác hồ, trả lời được các CH về ảnh Bác (BT2). - Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ (BT3). 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp về nội dung câu chuyện. 3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ. II. Chuẩn bị : GV: Aûnh Bác Hồ. Các tình huống ở bài tập 1 viết vào giấy. HS: Vở. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Nghe – Trả lời câu hỏi. -Gọi 3 HS kể lại câu chuyện Qua suối. -Qua câu chuyện Qua suối con hiểu điều gì về Bác Hồ. -Nhận xét ghi điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) -Giờ Tập làm văn này, các con sẽ tập đáp lại lời khen ngợi của mọi người trong các tình huống giao tiếp và viết một đoạn văn ngắn tả vể ảnh Bác Hồ. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 -Gọi 1 HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS đọc lại tình huống 1. -Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em. Chẳng hạn: Con ngoan quá!/ Con quét nhà sạch lắm./ Hôm nay con giỏi lắm./ Khi đó em sẽ đáp lại lời khen của bố mẹ ntn? -Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng. -Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại. Bài 2 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ. -Aûnh Bác được treo ở đâu? -Trông Bác ntn? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt) -Con muốn hứa với Bác điều gì? -Chia nhóm và yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời. -Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày. -Chọn ra nhóm nói hay nhất. Bài 3 -Gọi HS đọc yêu cầu và tự viết bài. -Gọi HS trình bày (5 HS). -Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. -Chuẩn bị: Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc. -3 HS lên bảng kể chuyện. Cả lớp theo dõi nhận xét. -HS trả lời, bạn nhận xét. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. -Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen. -HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm được gì giúp bố mẹ đâu./ Có gì đâu ạ./ Từ hôm nay con sẽ quét nhà hằng ngày giúp bố mẹ./ Tình huống b -Bạn mặc áo đẹp thế!/ Bạn mặc bộ quần áo này trông dễ thương ghê!/ -Bạn khen mình rồi!/ Thế à, cảm ơn bạn! Tình huống c -Cháu ngoan quá! Cháu thật tốt bụng!/ -Không có gì đâu ạ, cảm ơn cụ!/ Cháu sợ những người sau vấp ngã./ -Đọc đề bài trong SGK. -Aûnh Bác được treo trên tường. -Râu tóc Bác trắng như cước. Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời -Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan học giỏi. -Các HS trong nhóm nhận xét, bổ sung cho bạn. Ví dụ: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ======================================== BUỔI CHIỀU TOÁN: ÔN TẬP TIỀN VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Ôn tập về phép tính với đơn vị tiền Việt Nam. 2.Kĩ năng : Làm được phép cộng, trừ có đơn vị đồng. 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Phiếu bài tập. 2.Học sinh : Vở làm bài, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. -Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. -PP luyện tập :Cho học sinh làm bài tập ôn. 1.Viết số thích hợp vào chỗ chấm( theo mẫu): GV HD HS làm vào vở BT. 2.Đánh dấu x vào chú lợn chứa ít tiền nhất: GV HD HS làm vào vở BT. 3.Tính: GV HD HS làm vào vở BT. 4.Nối theo mẫu để có tổng là 1000 đồng: -Chấm phiếu, nhận xét. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Làm các phép tính với tiền Việt Nam. -Ôn : So sánh các số tròn trăm. -Làm phiếu bài tập. 1. Tính : HS làm VBT. 2. Đặt tính rồi tính: HS làm VBT. 3. HS làm VBT. 4. HS nối. -Học làm các phép tính trong phạm vi 1000. ========================================= TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP ĐÁP LỜI KHEN NGỢI– TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Biết đáp lại lời khen ngợi và trả lời câu hỏi về ảnh Bác Hồ. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi . 3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Nội dung BT. 2.Học sinh : vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Bài 1 : GV HD HS làm BT vào vở BT. Bài 2 :HS viết câu trả lời vào vở BT. -Thu vở chấm bài. -Nhận xét. -1 HS kể lại câu chuyện Bài 3: HS viết đoạn văn về ảnh Bác Hồ vào vở. 3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- -Luyện tập trả lời câu hỏi. Bài 1 : HS viết câu đáp vào VBT. Bài 2 : HS làm VBT. -PP thực hành : HS vieát caâu traû lôøi vaøo vôû BT. 1 HS kể lại câu chuyện Bài 3: HS viết đoạn văn về ảnh Bác Hồ vào vở. Bài 3: HS viết đoạn văn về ảnh Bác Hồ vào vở. ======================================= SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: HS tự nhận xét tuần 31. Rèn kĩ năng tự quản. Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể. II. Thực hiện : 1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ Lớp tổng kết : Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần. Trật tự: Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng. Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc. Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân tốt Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. - Phong trào: Tham gia tốt các phong trào của trường, lớp. Công tác tuần tới: Khắc phục hạn chế tuần qua. Thực hiện thi đua giữa các tổ. Học bài và làm bài đầy đủ. Đảm bảo sĩ số chuyên cần. Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần. Văn nghệ, trò chơi:
Tài liệu đính kèm: